QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 51-HĐBT NGÀY 25-5-1989
VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẠI CÔNG TÁC TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để việc tiếp nhận và quản lý viện trợ của các tổ chức quốc tế phù hợp với cơ chế quản lý mới,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.– Giải thể Ban tiếp nhận viện trợ trực thuộc Bộ Tài chính (quy định ở điều 6 của Quyết định số 261-CP ngày 14-9-1977).
Điều 2.– Từ nay việc tiếp nhận và quản lý viện trợ của các tổ chức quốc tế được tổ chức theo nguyên tắc sau:
1. Ngành, địa phương, cơ sở nào đã được Nhà nước cho phép tiếp nhận viện trợ quốc tế thì được trực tiếp tiếp xúc, đàm phán, ký kết, tiếp nhận và sử dụng nguồn hàng viện trợ đó.
2. Đối với các tổ chức quốc tế xin vào viện trợ nhưng chưa xác định rõ viện trợ cho ngành, địa phương, cơ sở nào hoặc viện trợ của các tổ chức quốc tế liên quan đến nhiều ngành, địa phương và cơ sở thì giao cho các cơ quan sau đây làm đầu mối để hướng dẫn, giúp đỡ cho các tổ chức quốc tế liên hệ và làm việc với các ngành, địa phương và cơ sở trong nước:
– Đối với các tổ chức phi Chính phủ, cơ quan đầu mối là Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam. Cơ quan này chỉ làm đầu mối giao dịch lúc ban đầu, sau đó giao cho tổ chức hoặc đơn vị được nhận viện trợ trực tiếp quan hệ.
– Đối với các tổ chức Liên hợp quốc, đầu mối là Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
3. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tiền, hàng viện trợ, có nhiệm vụ theo dõi, thống kê, kiểm tra, việc thanh, quyết toán, tổng hợp và báo cáo định kỳ lên Hội đồng Bộ trưởng về tất cả các chương trình và dự án viện trợ (bao gồm các tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức phi Chính phủ). Các cơ quan, tổ chức nói ở điểm 2 trên đây có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính số lượng và việc sử dụng hàng viện trợ, Bộ Tài chính phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Liên hiệp các tổ chức hoà bình, hữu nghị, đoàn kết của Việt Nam xây dựng quy chế quản lý tiền, hàng viện trợ trình Chính phủ quyết định.
Điều 3.– Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện việc giải thể Ban tiếp nhận viện trợ, chuyển giao những công việc liên quan cho các cơ quan hữu quan; kiểm kê cơ sở vật chất hiện do Ban tiếp nhận viện trợ quản lý để báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định việc sử dụng.
Điều 4. – Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 51-HĐBT NGÀY 25-5-1989
VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẠI CÔNG TÁC TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để việc tiếp nhận và quản lý viện trợ của các tổ chức quốc tế phù hợp với cơ chế quản lý mới,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.– Giải thể Ban tiếp nhận viện trợ trực thuộc Bộ Tài chính (quy định ở điều 6 của Quyết định số 261-CP ngày 14-9-1977).
Điều 2.– Từ nay việc tiếp nhận và quản lý viện trợ của các tổ chức quốc tế được tổ chức theo nguyên tắc sau:
1. Ngành, địa phương, cơ sở nào đã được Nhà nước cho phép tiếp nhận viện trợ quốc tế thì được trực tiếp tiếp xúc, đàm phán, ký kết, tiếp nhận và sử dụng nguồn hàng viện trợ đó.
2. Đối với các tổ chức quốc tế xin vào viện trợ nhưng chưa xác định rõ viện trợ cho ngành, địa phương, cơ sở nào hoặc viện trợ của các tổ chức quốc tế liên quan đến nhiều ngành, địa phương và cơ sở thì giao cho các cơ quan sau đây làm đầu mối để hướng dẫn, giúp đỡ cho các tổ chức quốc tế liên hệ và làm việc với các ngành, địa phương và cơ sở trong nước:
– Đối với các tổ chức phi Chính phủ, cơ quan đầu mối là Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam. Cơ quan này chỉ làm đầu mối giao dịch lúc ban đầu, sau đó giao cho tổ chức hoặc đơn vị được nhận viện trợ trực tiếp quan hệ.
– Đối với các tổ chức Liên hợp quốc, đầu mối là Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
3. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tiền, hàng viện trợ, có nhiệm vụ theo dõi, thống kê, kiểm tra, việc thanh, quyết toán, tổng hợp và báo cáo định kỳ lên Hội đồng Bộ trưởng về tất cả các chương trình và dự án viện trợ (bao gồm các tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức phi Chính phủ). Các cơ quan, tổ chức nói ở điểm 2 trên đây có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính số lượng và việc sử dụng hàng viện trợ, Bộ Tài chính phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Liên hiệp các tổ chức hoà bình, hữu nghị, đoàn kết của Việt Nam xây dựng quy chế quản lý tiền, hàng viện trợ trình Chính phủ quyết định.
Điều 3.– Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện việc giải thể Ban tiếp nhận viện trợ, chuyển giao những công việc liên quan cho các cơ quan hữu quan; kiểm kê cơ sở vật chất hiện do Ban tiếp nhận viện trợ quản lý để báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định việc sử dụng.
Điều 4. – Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.