Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định về việc tiến hành kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất – kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 101-HĐBT NGÀY 1-8-1989

VỀ VIỆC TIẾN HÀNH KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI VỐN SẢN XUẤT –

KINH DOANH CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Kể từ khi thực hiện tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định ngày 1 tháng 10 năm 1985 đến nay, tình hình vốn sản xuất (vốn cố định và vốn lưu động) có những biến động lớn cả về mặt số lượng, cơ cấu, chất lượng cũng như về giá trị. Vốn sản xuất trong các đơn vị kinh tế quốc doanh cần được xác định lại để làm cơ sở cho việc thực hiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn thống nhất trong nền kinh tế quốc dân;

Sau khi xác định đúng vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, sẽ tiến hành trao quyền sử dụng tài sản cho đơn vị cơ sở theo nguyên tắc đơn vị cơ sở phải chịu trách nhiệm bảo toàn vốn cho Nhà nước và thực hiện các chính sách tài chính khá đối với vốn sản xuất, tạo điều kiện cho các xí nghiệp thực hiện quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, hạch toán một cách đầy đủ, theo yêu cầu đó.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.– Tổ chức kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất – kinh doanh trong các đơn vị, xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh trong cả nước vào thời điểm 0 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1989 (bao gồm cả các xí nghiệp công tư hợp doanh, các tổ chức làm kinh tế của các lực lượng vũ trang).

Mỗi ngành tiến hành làm thử ngay ở một số đơn vị cơ sở, có đối chiếu với lần tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định trước để rút kinh nghiệm. Vốn sản xuất được quy ra giá trị theo thời giá để tính toán chung.

. Điều 2.– Thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đánh giá lại vốn sản xuất – kinh doanh ở Trung ương. Thành phần gồm:

Trưởng ban: Đồng chí Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Phó ban thường trực:

– Đồng chí Hoàng Quy, Bộ trưởng Bộ Tài chính,

– Đồng chí Lê Văn Toàn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

ủy viên:

– Đồng chí Phan Văn Khải, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,

– Đồng chí Hoàng Đức Nghi, Bộ trưởng Bộ Vật tư,

– Đồng chí Phan Văn Tiệm, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước,

– Đồng chí Đặng Hữu, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

ở Trung ương thành lập một tổ công tác gồm một số chuyên viên các ngành là thành viên của Ban chỉ đạo do đồng chí Hồ Tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính và Nguyễn Lực, Tổng cục Phó Tổng cục Thống kê phụ trách.

Ban chỉ đạo trung ương có nhiệm vụ xây dựng phương án, tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết và chỉ đạo các ngành, các cấp tiến hành tốt cuộc kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất theo mục đích, yêu cầu đã nêu ở trên.

Điều 3. – Các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành mình tiến hành khẩn trương các việc sau đây:

– Uỷ ban Vật giá Nhà nước phối hợp với các Bộ, Tổng cục và Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương để công bố bảng giá tài sản cố định và bảng giá vật tư hàng hoá chủ yếu (hoặc hệ số tăng giá so với lần kiểm kê tháng 10 năm 1985).

– Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê cùng Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể các thông tư hướng dẫn về kiểm kê đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh và các công việc phải làm sau kiểm kê, chuẩn bị trưng tập cán bộ, kinh phí, địa điểm và phương tiện làm việc.

– Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính cùng ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương hướng dẫn chỉ tiêu, biểu mẫu kiểm kê, phân loại và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm kê đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh.

– Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cùng Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương hướng dẫn phương pháp xác định về tình trạng phẩm chất kỹ thuật để làm căn cứ đánh giá lại tài sản.

– Bộ Tài chính cùng với các Bộ, Tổng cục và Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương hướng dẫn việc xử lý, giải quyết tài sản cố định, vật tư hàng hoá lạc hậu kỹ thuật, hư hỏng, không cần dùng, phải thanh lý, ứ đọng, kém mất phẩm chất… quy định chứng từ, thủ tục tổ chức giao nhận vốn sản xuất kinh doanh do ngân sách cấp cho đơn vị hoặc đơn vị nhận bảo quản hộ ngân sách.

Điều 4.– Các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương được thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh của ngành và địa phương (do thủ trưởng ngành hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu làm Trưởng ban), để hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc ngành và địa phương quản lý thực hiện kiểm kê đánh giá lại vốn sản xuất.

Điều 5.- Tại các xí nghiệp, đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh, Thủ trưởng và kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh trong đơn vị theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan.

Điều 6.– Thủ trưởng các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước và các đồng chí có tên ở điều 2, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương; Giám đốc các xí nghiệp, đơn vị kinh tế quốc doanh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định về việc tiến hành kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất – kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 101-HĐBT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Đỗ Mười
Ngày ban hành: 01/08/1989 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 101-HĐBT NGÀY 1-8-1989

VỀ VIỆC TIẾN HÀNH KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI VỐN SẢN XUẤT –

KINH DOANH CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Kể từ khi thực hiện tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định ngày 1 tháng 10 năm 1985 đến nay, tình hình vốn sản xuất (vốn cố định và vốn lưu động) có những biến động lớn cả về mặt số lượng, cơ cấu, chất lượng cũng như về giá trị. Vốn sản xuất trong các đơn vị kinh tế quốc doanh cần được xác định lại để làm cơ sở cho việc thực hiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn thống nhất trong nền kinh tế quốc dân;

Sau khi xác định đúng vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, sẽ tiến hành trao quyền sử dụng tài sản cho đơn vị cơ sở theo nguyên tắc đơn vị cơ sở phải chịu trách nhiệm bảo toàn vốn cho Nhà nước và thực hiện các chính sách tài chính khá đối với vốn sản xuất, tạo điều kiện cho các xí nghiệp thực hiện quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, hạch toán một cách đầy đủ, theo yêu cầu đó.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.– Tổ chức kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất – kinh doanh trong các đơn vị, xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh trong cả nước vào thời điểm 0 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1989 (bao gồm cả các xí nghiệp công tư hợp doanh, các tổ chức làm kinh tế của các lực lượng vũ trang).

Mỗi ngành tiến hành làm thử ngay ở một số đơn vị cơ sở, có đối chiếu với lần tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định trước để rút kinh nghiệm. Vốn sản xuất được quy ra giá trị theo thời giá để tính toán chung.

. Điều 2.– Thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đánh giá lại vốn sản xuất – kinh doanh ở Trung ương. Thành phần gồm:

Trưởng ban: Đồng chí Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Phó ban thường trực:

– Đồng chí Hoàng Quy, Bộ trưởng Bộ Tài chính,

– Đồng chí Lê Văn Toàn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

ủy viên:

– Đồng chí Phan Văn Khải, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,

– Đồng chí Hoàng Đức Nghi, Bộ trưởng Bộ Vật tư,

– Đồng chí Phan Văn Tiệm, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước,

– Đồng chí Đặng Hữu, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

ở Trung ương thành lập một tổ công tác gồm một số chuyên viên các ngành là thành viên của Ban chỉ đạo do đồng chí Hồ Tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính và Nguyễn Lực, Tổng cục Phó Tổng cục Thống kê phụ trách.

Ban chỉ đạo trung ương có nhiệm vụ xây dựng phương án, tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết và chỉ đạo các ngành, các cấp tiến hành tốt cuộc kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất theo mục đích, yêu cầu đã nêu ở trên.

Điều 3. – Các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành mình tiến hành khẩn trương các việc sau đây:

– Uỷ ban Vật giá Nhà nước phối hợp với các Bộ, Tổng cục và Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương để công bố bảng giá tài sản cố định và bảng giá vật tư hàng hoá chủ yếu (hoặc hệ số tăng giá so với lần kiểm kê tháng 10 năm 1985).

– Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê cùng Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể các thông tư hướng dẫn về kiểm kê đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh và các công việc phải làm sau kiểm kê, chuẩn bị trưng tập cán bộ, kinh phí, địa điểm và phương tiện làm việc.

– Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính cùng ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương hướng dẫn chỉ tiêu, biểu mẫu kiểm kê, phân loại và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm kê đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh.

– Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cùng Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương hướng dẫn phương pháp xác định về tình trạng phẩm chất kỹ thuật để làm căn cứ đánh giá lại tài sản.

– Bộ Tài chính cùng với các Bộ, Tổng cục và Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương hướng dẫn việc xử lý, giải quyết tài sản cố định, vật tư hàng hoá lạc hậu kỹ thuật, hư hỏng, không cần dùng, phải thanh lý, ứ đọng, kém mất phẩm chất… quy định chứng từ, thủ tục tổ chức giao nhận vốn sản xuất kinh doanh do ngân sách cấp cho đơn vị hoặc đơn vị nhận bảo quản hộ ngân sách.

Điều 4.– Các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương được thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh của ngành và địa phương (do thủ trưởng ngành hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu làm Trưởng ban), để hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc ngành và địa phương quản lý thực hiện kiểm kê đánh giá lại vốn sản xuất.

Điều 5.- Tại các xí nghiệp, đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh, Thủ trưởng và kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh trong đơn vị theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan.

Điều 6.– Thủ trưởng các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước và các đồng chí có tên ở điều 2, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương; Giám đốc các xí nghiệp, đơn vị kinh tế quốc doanh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định về việc tiến hành kiểm kê và đánh giá lại vốn sản xuất – kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh”