QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 296/TTg NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐOÀN ĐÀM PHÁN CHÍNH PHỦ GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại (Công văn số 1414-TM/ĐB ngày 03 tháng 4 năm 1997) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Công văn số 462/NG-KT ngày 14 tháng 4 năm 1997),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO (gọi tắt là Đoàn đàm phán) để chuẩn bị và thực hiện các cuộc đàm phán của Việt Nam trong tiến trình tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO.
Điều 2.- Đoàn đàm phán có nhiệm vụ:
1. Làm đầu mối tổng hợp và soạn thảo các chiến lược và phương án đàm phán gia nhập WTO, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành đàm phán chính thức.
2. Tổ chức các cuộc đàm phán ở các cấp độ, phạm vi khác nhau trong khuôn khổ WTO trên cơ sở các chiến lược và phương án đàm phán đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Điều phối các hoạt động liên quan đến WTO của các Bộ, ngành liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đàm phán; phối hợp với các cơ quan này triển khai kết quả đàm phán theo thẩm quyền; trình Thủ tướng quyết định những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 3.-
1. Thành phần Đoàn đàm phán gồm: Trưởng đoàn, một số Phó Trưởng đoàn và các thành viên.
– Trưởng đoàn là một Thứ trưởng Bộ Thương mại, do Bộ trưởng Bộ Thương mại đề nghị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Các Phó Trưởng đoàn là đại diện cấp Vụ của Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao, do Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Trưởng đoàn.
– Các thành viên thường trực gồm đại diện của: Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ.
– Căn cứ vào nhiệm vụ công tác và nội dung đàm phán cụ thể trong từng thời kỳ, Trưởng Đoàn đàm phán yêu cầu các Bộ, ngành liên quan cử đại diện tham gia Đoàn.
2. Bộ máy giúp việc Đoàn đàm phán là Vụ chức năng của Bộ Thương mại; chịu trách nhiệm phối hợp với Tổ công tác liên Bộ, phục vụ cho các hoạt động của Đoàn.
3. Các Bộ, ngành liên quan có bộ phận chuyên trách về WTO; cử cán bộ có năng lực tham gia Đoàn đàm phán.
Điều 4.- Kinh phí hoạt động của Đoàn đàm phán do ngân sách Nhà nước cấp qua kinh phí hoạt động hàng năm của Bộ Thương mại và được hạch toán riêng.
Điều 5.- Quy chế hoạt động của Đoàn đàm phán do Trưởng Đoàn quyết định trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan.
Điều 6.- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Trưởng ban – Tổ chức – Cán bộ Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 296/TTg NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐOÀN ĐÀM PHÁN CHÍNH PHỦ GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại (Công văn số 1414-TM/ĐB ngày 03 tháng 4 năm 1997) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Công văn số 462/NG-KT ngày 14 tháng 4 năm 1997),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO (gọi tắt là Đoàn đàm phán) để chuẩn bị và thực hiện các cuộc đàm phán của Việt Nam trong tiến trình tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO.
Điều 2.- Đoàn đàm phán có nhiệm vụ:
1. Làm đầu mối tổng hợp và soạn thảo các chiến lược và phương án đàm phán gia nhập WTO, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành đàm phán chính thức.
2. Tổ chức các cuộc đàm phán ở các cấp độ, phạm vi khác nhau trong khuôn khổ WTO trên cơ sở các chiến lược và phương án đàm phán đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Điều phối các hoạt động liên quan đến WTO của các Bộ, ngành liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đàm phán; phối hợp với các cơ quan này triển khai kết quả đàm phán theo thẩm quyền; trình Thủ tướng quyết định những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 3.-
1. Thành phần Đoàn đàm phán gồm: Trưởng đoàn, một số Phó Trưởng đoàn và các thành viên.
– Trưởng đoàn là một Thứ trưởng Bộ Thương mại, do Bộ trưởng Bộ Thương mại đề nghị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Các Phó Trưởng đoàn là đại diện cấp Vụ của Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao, do Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Trưởng đoàn.
– Các thành viên thường trực gồm đại diện của: Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ.
– Căn cứ vào nhiệm vụ công tác và nội dung đàm phán cụ thể trong từng thời kỳ, Trưởng Đoàn đàm phán yêu cầu các Bộ, ngành liên quan cử đại diện tham gia Đoàn.
2. Bộ máy giúp việc Đoàn đàm phán là Vụ chức năng của Bộ Thương mại; chịu trách nhiệm phối hợp với Tổ công tác liên Bộ, phục vụ cho các hoạt động của Đoàn.
3. Các Bộ, ngành liên quan có bộ phận chuyên trách về WTO; cử cán bộ có năng lực tham gia Đoàn đàm phán.
Điều 4.- Kinh phí hoạt động của Đoàn đàm phán do ngân sách Nhà nước cấp qua kinh phí hoạt động hàng năm của Bộ Thương mại và được hạch toán riêng.
Điều 5.- Quy chế hoạt động của Đoàn đàm phán do Trưởng Đoàn quyết định trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan.
Điều 6.- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Trưởng ban – Tổ chức – Cán bộ Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.