QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 142-HĐBT NGÀY 10-5-1990
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ VÀ TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Nghị định số 155-HĐBT ngày 15-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước về củng cố và tăng cường quản lý các nguồn viện trợ quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Nay thành lập Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ quốc tế (gồm viện trợ của các Chính phủ, các tổ chức Liên Chính phủ, các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ và các khoản viện trợ khác) trực thuộc Bộ Tài chính.
Điều 2
Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ có những nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
1- Quản lý tài chính Nhà nước đối với các nguồn tiền, hàng viện trợ quốc tế, từ khâu lập kế hoạch, thanh toán, quyết toán đến tổng hợp báo cáo trình cấp trên; giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính tham gia cùng Uỷ ban kế hoạch NHà nước trong việc phân bổ các chương trình và dự án viện trợ quốc tế; nghiên cứu, đề xuất các chính sách và quy chế quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ; kiểm tra và giúp đỡ các ngành, địa phương, cơ sở trong việc quản lý vốn viện trợ.
2- Liên hệ, giao dịch với đại diện của các tổ chức viện trợ quốc tế và các Đại sự quán nước ngoài tại Hà Nội theo sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính để kiểm điểm kết quả chuyển giao hàng viện trợ theo các cam kết; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh trong quá trình giao nhận viện trợ.
3- Làm thủ tục giao, nhận tiền, hàng thuộc mọi nguồn viện trợ quốc tế và giải quyết những vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình giao nhận với các bên trong nước; giúp đỡ và hướng dẫn các đơn vị giao nhận hàng nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí và mất mát đến mức thấp nhất.
4- Tham gia với Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam trong việc vận động viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (ONG); thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nguồn viện trợ này.
Điều 3
Tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động cụ thể của Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Điều 4
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 6 năm 1990. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 5
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 142-HĐBT NGÀY 10-5-1990
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ VÀ TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ
TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Nghị định số 155-HĐBT ngày 15-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước về củng cố và tăng cường quản lý các nguồn viện trợ quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Nay thành lập Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ quốc tế (gồm viện trợ của các Chính phủ, các tổ chức Liên Chính phủ, các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ và các khoản viện trợ khác) trực thuộc Bộ Tài chính.
Điều 2
Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ có những nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
1- Quản lý tài chính Nhà nước đối với các nguồn tiền, hàng viện trợ quốc tế, từ khâu lập kế hoạch, thanh toán, quyết toán đến tổng hợp báo cáo trình cấp trên; giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính tham gia cùng Uỷ ban kế hoạch NHà nước trong việc phân bổ các chương trình và dự án viện trợ quốc tế; nghiên cứu, đề xuất các chính sách và quy chế quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ; kiểm tra và giúp đỡ các ngành, địa phương, cơ sở trong việc quản lý vốn viện trợ.
2- Liên hệ, giao dịch với đại diện của các tổ chức viện trợ quốc tế và các Đại sự quán nước ngoài tại Hà Nội theo sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính để kiểm điểm kết quả chuyển giao hàng viện trợ theo các cam kết; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh trong quá trình giao nhận viện trợ.
3- Làm thủ tục giao, nhận tiền, hàng thuộc mọi nguồn viện trợ quốc tế và giải quyết những vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình giao nhận với các bên trong nước; giúp đỡ và hướng dẫn các đơn vị giao nhận hàng nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí và mất mát đến mức thấp nhất.
4- Tham gia với Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam trong việc vận động viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (ONG); thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nguồn viện trợ này.
Điều 3
Tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động cụ thể của Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Điều 4
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 6 năm 1990. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 5
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.