Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định về việc tăng cường trật tự an toàn giao thông

QUYẾT ĐỊNH

LIÊN BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI – NỘI VỤ SỐ 213-QĐ/LB NGÀY 27-1-1984 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG.

Từ trước đến nay Nhà nước đã ban hành nhiều luật lệ về trật tự an toàn giao thông. Các ngành, các địa phương đã có những cố gắng trong việc thực hiện. Nhưng do việc tổ chức chỉ đạo chưa tốt, ý thức tự giác tuân thủ luật lệ giao thông chưa được đề cao nên tình hình trật tự giao thông còn rất lộn xộn, tai nạn xảy ra còn nhiều và nghiêm trọng.

Để đẩy mạnh thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, nhanh chóng khôi phục lại trật tự an toàn giao thông, liên Bộ Giao thông vận tải – Nội vụ quyết định:

I. TẬP TRUNG THỰC HIỆN NGHIÊM CHỈNH NHỮNG QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG.

1. Tất cả mọi người và các loại xe cộ, tầu, thuyền cơ giới hay thô sơ bất cứ của ngành nào cũng đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ về bảo vệ trật tự an toàn giao thông. Mọi hành vi vi phạm đều phải kịp thời xử lý nghiêm minh.

a) Ô tô, mô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ phải đi đúng vào phần đường quy định, không được đi vào đường cấm, đường ngược chiều. Cấm phóng nhanh, vượt ẩu, giành đường để vào cầu, phà trước.

b) Xe bánh xích, xe có kích thước, trọng tải vượt quá quy định chạy trên đường phải có giấy phép của cơ quan giao thông vận tải và phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng vệ đã quy định.

c) Xe ô-tô vận tải của các đơn vị, xí nghiệp vận tải cần được tổ chức chạy xe theo đoàn, theo tổ có người chỉ huy phụ trách, đỗ nghỉ theo cung, trạm quy định.

d) Xe đạp và các xe thô sơ khác phải đi vào đường dành riêng không được đi vào phần đường của ô-tô. Nơi không có đường giành riêng thì phải đi sát lề đường bên phải, không đi ra phần đường giành cho xe cơ giới.

Xe súc vật kéo vào thành phố phải đi theo đường và giờ quy định, người điều khiển phải dắt súc vật không được ngồi, nằm trên xe.

e) Người đi bộ phải đi trên vỉa hè, lề đường. Khi tầu xe đang chạy cấm nhảy lên, nhảy xuống hoặc bám vào thành xe, thành tàu, nằm ngồi trên nóc toa, nóc xe.

g) Xe lửa, tàu thuỷ phải thực hiện nghiêm quy chế chạy tầu an toàn, đi đến đúng giờ quy định.

Nghiêm cấm xe lửa tuỳ tiện dừng đỗ ở dọc đường, tầu thuỷ, sà lan ghé đậu ở các địa điểm khác ngoài bến cảng đã quy định hoặc cho thuyền bè áp mạn vào tầu, sà lan để trao đổi buôn bán, lấy cắp hàng hoá vận chuyển.

2. Các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ phải bảo đảm an toàn thông suốt liên tục. Hệ thống báo hiệu, tín hiệu giao thông phải đầy đủ, rõ ràng.

a) Trên dọc các tuyến đường ô-tô, các đường phố nghiêm cấm:

– Làm nhà cửa lấn ra vỉa hè, lề đường, dựng lều quán bán hàng, họp chợ, thả rông súc vật ra đường.

– Phơi thóc lúa, rơm rạ hoặc để các chướng ngại vật khác trên mặt đường gây cản trở giao thông.

– Tuỳ tiện chiếm dụng vỉa hè, lề đường làm nơi để xe, để nguyên vật liệu, bốc dỡ hàng hoá, sửa chữa, sản xuất…

– Tuỳ tiện đào xẻ đường, ngăn đường. Trường hợp có giấy phép của cơ quan quản lý đường thì sau khi xong việc phải hoàn trả lại mặt đường như cũ.

b) Trên các tuyến đường sắt phải bảo đảm duy trì nghiêm ngặt chế độ tuần đường, tuần hầm, kịp thời phát hiện ngăn chặn mọi hiện tượng xâm phạm giới hạn an toàn đường sắt và những hành động khác gây trở ngại và đe doạ an toàn chạy tầu.

c) Đối với luồng lạch giao thông đường thuỷ nếu không được phép của cơ quan giao thông vận tải thì không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được tuỳ tiện xây dựng công trình, cắm đăng đáy cá hoặc làm bất cứ việc gì gây trở ngại đến an toàn giao thông đường thuỷ. Nghiêm trị bọn phá hoại, trộm cắp các phao đèn báo hiệu giao thông đặt trên các luồng lạch.

3. Các loại phương tiện vận tải khi hoạt động đều phải bảo đảm điều kiện kỹ thuật, các trang thiết bị an toàn theo quy định. Người điều khiển các loại phương tiện vận tải phải có bằng cấp hợp lệ và bảo đảm các điều kiện đã quy định.

a) Xe cơ giới đường bộ phải có hệ thống hãm tốt, có đủ đèn, còi gương nhìn phía sau theo quy định, biển số rõ ràng.

b) Các đoàn tàu hoả phải bảo đảm cả hai hệ thống hãm (hãm hơi và hãm tay), có đủ tiêu chuẩn quy định. Có đèn pha ở đầu máy và đèn chiếu sáng trong các toa xe khách khi chạy đêm. Các thiết bị hãm khẩn cấp, các khoá mỏ vịt của hệ thống hãm hơi trên đoàn tầu phải được bảo vệ, kiểm tra chu đáo đúng quy chế.

c) Các tàu thuỷ, sà lan, phà, thuyền đều phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra kỹ thuật định kỳ và phải có đủ phao cứu sinh, phương tiện dụng cụ cứu đắm, cứu hoả, đèn tín hiệu theo quy định.

d) Các loại xe súc vật kéo, xe xích lô cũng phải có phanh hãm tốt, có đèn khi đi đêm.

e) Các phương tiện vận tải kể cả đò dọc, đò ngang đều không được chở quá trọng tải quy định.

4. Tại các cảng, nhà ga, bến xe phải có nội quy niêm yết rõ ràng, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc mọi người thực hiện.

– Các ga xe lửa phải có tường rào chắc chắn.

– Trật tự trên tầu xe, dưới ga, bến, cảng phải được củng cố và giữ vững.

5. Phát hiện và nghiêm trị bọn lưu manh trộm cắp, đầu cơ vé xe, vé tầu và những kẻ gây rối trật tự công cộng.

Xoá bỏ những tụ điểm buôn bán trái phép trên dọc các tuyến đường giao thông và trong khu vực ga, bến, cảng.

6. Việc đặt các trạm kiểm soát trên đường giao thông phải theo đúng Quy định số 65-NV/QĐ ngày 24-9-1980 của Bộ Nội vụ. Cấm tuỳ tiện đặt các trạm kiểm soát gây cản trở giao thông vận tải và phiền hà cho nhân dân.

Việc kiểm soát xe, tầu phải làm đúng theo pháp luật.

7. Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân và cán bộ, nhân viên ngành giao thông vận tải phải đề cao trách nhiệm trong khi thừa hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng chức quyền để sách nhiễu, đòi hối lộ hoặc gây phiền hà cho nhân dân.

II. XỬ LÝ VI PHẠM

Việc xử phạt các vi phạm sẽ tuỳ theo từng trường hợp mà áp dụng theo các hình thức sau đây:

1. Phạt vi cảnh theo Nghị định số 143-CP ngày 27-5-1977 của Hội đồng Chính phủ:

– Cảnh cáo,

– Phạt tiền,

– Phạt lao động công ích,

– Phạt giam.

Riêng hình thức phạt vi cảnh bằng tiền, trong khi chờ đợi Hội đồng Bộ trưởng có văn bản chính thức sửa đổi mức phạt tiền, liên Bộ Giao thông vận tải – Nội vụ tạm thời quy định:

a) Đối với người đi bộ và đi xe đạp nếu vi phạm phạt từ 10 đồng đến 20 đồng, đối với các loại xe thô sơ khác phạt từ 20 đồng đến 50 đồng.

b) Đối với các phương tiện vận tải thô sơ đường thuỷ và tất cả các loại phương tiện vận tải cơ giới khác nếu vi phạm phạt từ 30 đồng đến 50 đồng.

Cả hai trường hợp a và b trên đây nếu tái phạm sẽ tuỳ từng trường hợp mà áp dụng các hình thức phạt lao động công ích, phạt giam vi cảnh.

2. Các hình thức phạt hành chính:

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các hình thức:

a) Xử phạt hành chính theo các thể lệ về vận tải hàng hoá, hành khách, về quản lý đăng ký kinh doanh vận tải và theo Thông tư số 51-CP ngày 10-3-1983 của Bộ Giao thông vận tải về việc hạn chế xe ô-tô chạy đường dài. b) Đối với các vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lề đường, mặt đường để làm nhà cửa, lều quán, để nguyên vật liệu, để xe, sản xuất… phạt hành chính bằng tiền tính theo m2 hè, đường bị lấn chiếm, mỗi m2 là 50 đồng. Từ ngày thứ 3 nếu tổ chức hoặc cá nhân vi phạm không thu dọn, sửa chữa sẽ bị phạt tiền gấp đôi. Đồng thời cơ quan công an hoặc giao thông sẽ cho thu dọn và bên vi phạm sẽ phải chịu mọi phí tổn về di chuyển, bảo quản.

3. Truy tố trước pháp luật:

Đối với các vụ vi phạm nghiêm trọng như gây tai nạn giao thông làm bị thương hoặc chết người, lấy cắp vật liệu, thiết bị của cầu đường, của phương tiện vận tải, v.v… thì phải truy tố trước pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các luật lệ về trật tự an toàn giao thông và quyết định này, liên Bộ Giao thông vận tải, Nội vụ chủ trương mở một cuộc vận động lập lại trật tự, an toàn giao thông trong cả nước.

Liên Bộ Giao thông vận tải – Nội vụ đề nghị các địa phương, quân đội, các ngành và các đoàn thể tiến hành những việc sau đây:

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương chỉ đạo hai ngành giao thông vận tải và công an địa phương, phối hợp với các ngành liên quan và các đoàn thể quần chúng mở cuộc vận động ở địa phương lập lại trật tự an toàn giao thông và đưa vào nền nếp.

Đối với Thủ đô Hà Nội liên Bộ Giao thông vận tải và Nội vụ cùng với Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và công an thành phố lập một phương án riêng về cuộc vận động này.

2. Bộ Quốc phòng mở cuộc vận động này trong Quân đội nhân dân, giáo dục cán bộ và chiến sĩ nhất là trong các đơn vị vận tải quân sự gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Quân đội phối hợp với giao thông và công an trong việc kiểm soát giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở các đầu mối quan trọng, các bến phà, cầu phao và trên các tuyến có nhiều phương tiện vận tải quân sự qua lại.

3. Các Bộ, các ngành, Tổng công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức phổ biến cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, công nhân viên chức nắm vững luật lệ giao thông và chấp hành nghiêm chỉnh nhất là những điều đã nêu trong quyết định này. Các Bộ, các xí nghiệp công, nông, lâm trường có nhiều phương tiện vận tải cần có kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt quy định này.

4. Các cơ quan thông tin, báo chí, đài phát thanh và truyền hình tuyên truyền phổ biến nội dung quyết định này và thường xuyên nhận xét biểu dương và phê bình về trật tự an toàn giao thông.

5. Để tiến hành cuộc vận động đạt kết quả tốt, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân, các ngành giao thông vận tải và công an địa phương là lực lượng nòng cốt cần kết hợp chặt chẽ, có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đầy đủ cán bộ, phương tiện, v.v… để phát động cuộc vận động từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 7 năm 1984 để sau đó đi vào nếp thường xuyên. Từng quý có sơ kết rút kinh nghiệm, biểu dương và khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích.

6. Cuộc vận động lập lại trật tự an toàn giao thông là một cuộc vận động rộng lớn có liên quan đến toàn xã hội. Vì vậy quyết định này cần được phổ biến sâu rộng từ trong ra ngoài và đến các đơn vị cơ sở. Việc tuyên truyền phổ biến cần chú ý cả hai mặt giáo dục chấp hành luật lệ và nghiêm khắc xử phạt các vi phạm. Những quy định trọng yếu về trật tự an toàn giao thông nêu ở phần I của quyết định này cần được niêm yết rộng rãi ở mọi nơi công cộng. Cuộc vận động này phải đạt cho được yêu cầu là tạo ra một chuyển biến mạnh mẽ và thật sự đề cao được ý thức làm chủ tập thể của toàn dân, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để bảo đảm giao thông thông suốt liên tục, trật tự an toàn, giảm tai nạn giao thông xuống mức thấp nhất.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thuộc tính văn bản
Quyết định về việc tăng cường trật tự an toàn giao thông
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Nội vụ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 213-QĐ/LB Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Đình Doãn; Trần Quyết
Ngày ban hành: 27/01/1984 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

LIÊN BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI – NỘI VỤ SỐ 213-QĐ/LB NGÀY 27-1-1984 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG.

Từ trước đến nay Nhà nước đã ban hành nhiều luật lệ về trật tự an toàn giao thông. Các ngành, các địa phương đã có những cố gắng trong việc thực hiện. Nhưng do việc tổ chức chỉ đạo chưa tốt, ý thức tự giác tuân thủ luật lệ giao thông chưa được đề cao nên tình hình trật tự giao thông còn rất lộn xộn, tai nạn xảy ra còn nhiều và nghiêm trọng.

Để đẩy mạnh thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, nhanh chóng khôi phục lại trật tự an toàn giao thông, liên Bộ Giao thông vận tải – Nội vụ quyết định:

I. TẬP TRUNG THỰC HIỆN NGHIÊM CHỈNH NHỮNG QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG.

1. Tất cả mọi người và các loại xe cộ, tầu, thuyền cơ giới hay thô sơ bất cứ của ngành nào cũng đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ về bảo vệ trật tự an toàn giao thông. Mọi hành vi vi phạm đều phải kịp thời xử lý nghiêm minh.

a) Ô tô, mô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ phải đi đúng vào phần đường quy định, không được đi vào đường cấm, đường ngược chiều. Cấm phóng nhanh, vượt ẩu, giành đường để vào cầu, phà trước.

b) Xe bánh xích, xe có kích thước, trọng tải vượt quá quy định chạy trên đường phải có giấy phép của cơ quan giao thông vận tải và phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng vệ đã quy định.

c) Xe ô-tô vận tải của các đơn vị, xí nghiệp vận tải cần được tổ chức chạy xe theo đoàn, theo tổ có người chỉ huy phụ trách, đỗ nghỉ theo cung, trạm quy định.

d) Xe đạp và các xe thô sơ khác phải đi vào đường dành riêng không được đi vào phần đường của ô-tô. Nơi không có đường giành riêng thì phải đi sát lề đường bên phải, không đi ra phần đường giành cho xe cơ giới.

Xe súc vật kéo vào thành phố phải đi theo đường và giờ quy định, người điều khiển phải dắt súc vật không được ngồi, nằm trên xe.

e) Người đi bộ phải đi trên vỉa hè, lề đường. Khi tầu xe đang chạy cấm nhảy lên, nhảy xuống hoặc bám vào thành xe, thành tàu, nằm ngồi trên nóc toa, nóc xe.

g) Xe lửa, tàu thuỷ phải thực hiện nghiêm quy chế chạy tầu an toàn, đi đến đúng giờ quy định.

Nghiêm cấm xe lửa tuỳ tiện dừng đỗ ở dọc đường, tầu thuỷ, sà lan ghé đậu ở các địa điểm khác ngoài bến cảng đã quy định hoặc cho thuyền bè áp mạn vào tầu, sà lan để trao đổi buôn bán, lấy cắp hàng hoá vận chuyển.

2. Các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ phải bảo đảm an toàn thông suốt liên tục. Hệ thống báo hiệu, tín hiệu giao thông phải đầy đủ, rõ ràng.

a) Trên dọc các tuyến đường ô-tô, các đường phố nghiêm cấm:

– Làm nhà cửa lấn ra vỉa hè, lề đường, dựng lều quán bán hàng, họp chợ, thả rông súc vật ra đường.

– Phơi thóc lúa, rơm rạ hoặc để các chướng ngại vật khác trên mặt đường gây cản trở giao thông.

– Tuỳ tiện chiếm dụng vỉa hè, lề đường làm nơi để xe, để nguyên vật liệu, bốc dỡ hàng hoá, sửa chữa, sản xuất…

– Tuỳ tiện đào xẻ đường, ngăn đường. Trường hợp có giấy phép của cơ quan quản lý đường thì sau khi xong việc phải hoàn trả lại mặt đường như cũ.

b) Trên các tuyến đường sắt phải bảo đảm duy trì nghiêm ngặt chế độ tuần đường, tuần hầm, kịp thời phát hiện ngăn chặn mọi hiện tượng xâm phạm giới hạn an toàn đường sắt và những hành động khác gây trở ngại và đe doạ an toàn chạy tầu.

c) Đối với luồng lạch giao thông đường thuỷ nếu không được phép của cơ quan giao thông vận tải thì không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được tuỳ tiện xây dựng công trình, cắm đăng đáy cá hoặc làm bất cứ việc gì gây trở ngại đến an toàn giao thông đường thuỷ. Nghiêm trị bọn phá hoại, trộm cắp các phao đèn báo hiệu giao thông đặt trên các luồng lạch.

3. Các loại phương tiện vận tải khi hoạt động đều phải bảo đảm điều kiện kỹ thuật, các trang thiết bị an toàn theo quy định. Người điều khiển các loại phương tiện vận tải phải có bằng cấp hợp lệ và bảo đảm các điều kiện đã quy định.

a) Xe cơ giới đường bộ phải có hệ thống hãm tốt, có đủ đèn, còi gương nhìn phía sau theo quy định, biển số rõ ràng.

b) Các đoàn tàu hoả phải bảo đảm cả hai hệ thống hãm (hãm hơi và hãm tay), có đủ tiêu chuẩn quy định. Có đèn pha ở đầu máy và đèn chiếu sáng trong các toa xe khách khi chạy đêm. Các thiết bị hãm khẩn cấp, các khoá mỏ vịt của hệ thống hãm hơi trên đoàn tầu phải được bảo vệ, kiểm tra chu đáo đúng quy chế.

c) Các tàu thuỷ, sà lan, phà, thuyền đều phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra kỹ thuật định kỳ và phải có đủ phao cứu sinh, phương tiện dụng cụ cứu đắm, cứu hoả, đèn tín hiệu theo quy định.

d) Các loại xe súc vật kéo, xe xích lô cũng phải có phanh hãm tốt, có đèn khi đi đêm.

e) Các phương tiện vận tải kể cả đò dọc, đò ngang đều không được chở quá trọng tải quy định.

4. Tại các cảng, nhà ga, bến xe phải có nội quy niêm yết rõ ràng, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc mọi người thực hiện.

– Các ga xe lửa phải có tường rào chắc chắn.

– Trật tự trên tầu xe, dưới ga, bến, cảng phải được củng cố và giữ vững.

5. Phát hiện và nghiêm trị bọn lưu manh trộm cắp, đầu cơ vé xe, vé tầu và những kẻ gây rối trật tự công cộng.

Xoá bỏ những tụ điểm buôn bán trái phép trên dọc các tuyến đường giao thông và trong khu vực ga, bến, cảng.

6. Việc đặt các trạm kiểm soát trên đường giao thông phải theo đúng Quy định số 65-NV/QĐ ngày 24-9-1980 của Bộ Nội vụ. Cấm tuỳ tiện đặt các trạm kiểm soát gây cản trở giao thông vận tải và phiền hà cho nhân dân.

Việc kiểm soát xe, tầu phải làm đúng theo pháp luật.

7. Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân và cán bộ, nhân viên ngành giao thông vận tải phải đề cao trách nhiệm trong khi thừa hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng chức quyền để sách nhiễu, đòi hối lộ hoặc gây phiền hà cho nhân dân.

II. XỬ LÝ VI PHẠM

Việc xử phạt các vi phạm sẽ tuỳ theo từng trường hợp mà áp dụng theo các hình thức sau đây:

1. Phạt vi cảnh theo Nghị định số 143-CP ngày 27-5-1977 của Hội đồng Chính phủ:

– Cảnh cáo,

– Phạt tiền,

– Phạt lao động công ích,

– Phạt giam.

Riêng hình thức phạt vi cảnh bằng tiền, trong khi chờ đợi Hội đồng Bộ trưởng có văn bản chính thức sửa đổi mức phạt tiền, liên Bộ Giao thông vận tải – Nội vụ tạm thời quy định:

a) Đối với người đi bộ và đi xe đạp nếu vi phạm phạt từ 10 đồng đến 20 đồng, đối với các loại xe thô sơ khác phạt từ 20 đồng đến 50 đồng.

b) Đối với các phương tiện vận tải thô sơ đường thuỷ và tất cả các loại phương tiện vận tải cơ giới khác nếu vi phạm phạt từ 30 đồng đến 50 đồng.

Cả hai trường hợp a và b trên đây nếu tái phạm sẽ tuỳ từng trường hợp mà áp dụng các hình thức phạt lao động công ích, phạt giam vi cảnh.

2. Các hình thức phạt hành chính:

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các hình thức:

a) Xử phạt hành chính theo các thể lệ về vận tải hàng hoá, hành khách, về quản lý đăng ký kinh doanh vận tải và theo Thông tư số 51-CP ngày 10-3-1983 của Bộ Giao thông vận tải về việc hạn chế xe ô-tô chạy đường dài. b) Đối với các vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lề đường, mặt đường để làm nhà cửa, lều quán, để nguyên vật liệu, để xe, sản xuất… phạt hành chính bằng tiền tính theo m2 hè, đường bị lấn chiếm, mỗi m2 là 50 đồng. Từ ngày thứ 3 nếu tổ chức hoặc cá nhân vi phạm không thu dọn, sửa chữa sẽ bị phạt tiền gấp đôi. Đồng thời cơ quan công an hoặc giao thông sẽ cho thu dọn và bên vi phạm sẽ phải chịu mọi phí tổn về di chuyển, bảo quản.

3. Truy tố trước pháp luật:

Đối với các vụ vi phạm nghiêm trọng như gây tai nạn giao thông làm bị thương hoặc chết người, lấy cắp vật liệu, thiết bị của cầu đường, của phương tiện vận tải, v.v… thì phải truy tố trước pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các luật lệ về trật tự an toàn giao thông và quyết định này, liên Bộ Giao thông vận tải, Nội vụ chủ trương mở một cuộc vận động lập lại trật tự, an toàn giao thông trong cả nước.

Liên Bộ Giao thông vận tải – Nội vụ đề nghị các địa phương, quân đội, các ngành và các đoàn thể tiến hành những việc sau đây:

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương chỉ đạo hai ngành giao thông vận tải và công an địa phương, phối hợp với các ngành liên quan và các đoàn thể quần chúng mở cuộc vận động ở địa phương lập lại trật tự an toàn giao thông và đưa vào nền nếp.

Đối với Thủ đô Hà Nội liên Bộ Giao thông vận tải và Nội vụ cùng với Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và công an thành phố lập một phương án riêng về cuộc vận động này.

2. Bộ Quốc phòng mở cuộc vận động này trong Quân đội nhân dân, giáo dục cán bộ và chiến sĩ nhất là trong các đơn vị vận tải quân sự gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Quân đội phối hợp với giao thông và công an trong việc kiểm soát giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở các đầu mối quan trọng, các bến phà, cầu phao và trên các tuyến có nhiều phương tiện vận tải quân sự qua lại.

3. Các Bộ, các ngành, Tổng công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức phổ biến cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, công nhân viên chức nắm vững luật lệ giao thông và chấp hành nghiêm chỉnh nhất là những điều đã nêu trong quyết định này. Các Bộ, các xí nghiệp công, nông, lâm trường có nhiều phương tiện vận tải cần có kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt quy định này.

4. Các cơ quan thông tin, báo chí, đài phát thanh và truyền hình tuyên truyền phổ biến nội dung quyết định này và thường xuyên nhận xét biểu dương và phê bình về trật tự an toàn giao thông.

5. Để tiến hành cuộc vận động đạt kết quả tốt, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân, các ngành giao thông vận tải và công an địa phương là lực lượng nòng cốt cần kết hợp chặt chẽ, có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đầy đủ cán bộ, phương tiện, v.v… để phát động cuộc vận động từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 7 năm 1984 để sau đó đi vào nếp thường xuyên. Từng quý có sơ kết rút kinh nghiệm, biểu dương và khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích.

6. Cuộc vận động lập lại trật tự an toàn giao thông là một cuộc vận động rộng lớn có liên quan đến toàn xã hội. Vì vậy quyết định này cần được phổ biến sâu rộng từ trong ra ngoài và đến các đơn vị cơ sở. Việc tuyên truyền phổ biến cần chú ý cả hai mặt giáo dục chấp hành luật lệ và nghiêm khắc xử phạt các vi phạm. Những quy định trọng yếu về trật tự an toàn giao thông nêu ở phần I của quyết định này cần được niêm yết rộng rãi ở mọi nơi công cộng. Cuộc vận động này phải đạt cho được yêu cầu là tạo ra một chuyển biến mạnh mẽ và thật sự đề cao được ý thức làm chủ tập thể của toàn dân, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để bảo đảm giao thông thông suốt liên tục, trật tự an toàn, giảm tai nạn giao thông xuống mức thấp nhất.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định về việc tăng cường trật tự an toàn giao thông”