QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 96-HĐBT NGÀY 30-5-1988
VỀ VIỆC PHÂN VẠCH LẠI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
HUYỆN AN KHÊ VÀ MỘT SỐ Xà, THỊ TRẤN THUỘC
TỈNH GIA LAI-KON TUM
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Quyết định số 64B-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12-9-1981;
Xét đề nghị của Uỷ ban Nhân tỉnh Gia Lai – Kon Tum và Ban tổ chức của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay phân vạch lại địa giới hành chính huyện An Khê và một số xã, thị trấn của các huyện Đắk Tô, Chư Prông, Chư sê, Kong Chro và Măng Yang thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum như sau:
A. Huyện An Khê:
Chia huyện An Khê thành 2 huyện lấy tên là huyện An Khê và huyện Kong Chro:
– Huyện An Khê (mới) có thị trấn An Khê và 9 xã Cửu An, Hà Tam, Phú An, Song An, Tân An, Tú An, Ya Hội, Yang Bắc, Yang Cư với 77.805 hécta diện tích tự nhiên và 54.986 nhân khẩu.
Địa giới huyện An Khê (mới) ở phía đông giáp huyện Tây Sơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình; phía tây giáp huyện Măng Yang; phía nam giáp huyện Kong Chro; phía bắc giáp huyện KBang.
– Huyện Kong Chro có 8 xã An Trung, Chư Long, Chơ Krey, Đắck Song, Sro, Ya Ma, Yang Nam và Yang Trung với 151.035 hécta diện tích tự nhiên và 17.783 nhân khẩu.
Địa giới huyện Kong Chro ở phía đông giáp huyện Vân Canh thuộc tỉnh Nghĩa Bình và huyện Đồng Xuân thuộc tỉnh Phú Khánh; phía tây giáp huyện Măng Yang; phía nam giáp huyện Đồng Xuân thuộc tỉnh Phú Khánh và huyện A Yum Pa; phía bắc giáp huyện An Khê (mới).
B. Huyện Đắk Tô:
Tách các thôn 2,3 và 4 của xã Tân Cảnh để thành lập thị trấn Đắk Tô (thị trấn huyện lỵ).
– Thị trấn Đắk Tô có 2.530 hécta diện tích tự nhiên và 4.818 nhân khẩu.
Địa giới thị trấn Đắk Tô ở phía đông giáp xã Đắk Pxi; phía tây giáp xã Tân Cảnh; phía nam giáp các xã Diên Bình và Pô Kô; phía bắc giáp xã Kon Đào.
– Sau khi điều chỉnh địa giới, xã Tân Cảnh có thôn 1 và xóm Mới với 3.875 hécta diện tích tự nhiên và 1.252 nhân khẩu.
Địa giới xã Tân Cảnh ở phía đông giáp thị trấn Đắk Tô; phía tây giáp xã Đắk Xú của huyện Sa Thầy; phía nam giáp xã Pô Kô; phía bắc giáp các xã Ngọc Tụ và Kon Đào.
C. Huyện Chư Prông:
1. Chia xã Ia Pnôn thành 2 xã lấy tên là xã Ia Pnôn và xã Ia Nan.
Xã Ia pnôn (mới) có 4 làng là Ba, Bò, Chan, và Tren với 9.080 hécta diện tích tự nhiên và 1.944 nhân khẩu.
Địa giới xã Ia Pnôn (mới) ở phía đông giáp xã Ia Kriêng; phía tây giáp xã Ia Nan; phía nam giáp xã Ia Púch; phía bắc giáp xã Ia Kla của huyện Chư Păh.
– Xã Ia Nan có 3 làng là Nũ, Mók và Tung với 11.354 hécta diện tích tự nhiên và 1.604 nhân khẩu.
Địa giới xã Ia Nan ở phía đông giáp xã Ia Pnôn; phía tây giáp nước Căm-pu-chia; phía nam giáp các xã Puch và Ia Pnôn; phía bắc giáp xã Ia Kla của huyện Chư Păn.
2. Tách các làng Sung O, Tung, Grainga của xã Ia Bồng và các làng Krol, Ia, Glang của xã Ia Púch để thành lập xã Ia ó.
– Xã Ia ó có 3.728 héc ta diện tích tự nhiên và 1.102 nhân khẩu.
Địa giới xã Ia ó ở phía đông giáp xã Ia Bồng; phía tây giáp xã Ia Púch; phía nam giáp các xã Ia Bồng và Ia Púch; phía bắc giáp các xã Bình Giáo, Ia Lang và Ia Kriêng.
Sau khi điều chỉnh địa giới:
– Xã Ia Bồng có 11 làng là Briêng, Đoàn kết, Khê, Klă, Gà, Griông, Sung, Beng, Sung, Quoeng, Sor, Trao, và Xét với 5.834 hécta diện tích tự nhiên và 2.197 nhân khẩu.
Địa giới xã Ia Bồng ở phía đông giáp xã Ia Me và thị trấn Chư Prông; phía tây giáp xã Ia ó và Ia Púch; phía nam giáp các xã Ia Mơ và Ia Púch; phía bắc giáp các xã Bình Giáo và Thăng Hưng.
– Xã Ia Púch có 3 làng là Grun, Ia Púch và Ly với 23.586 hécta diện tích tự nhiện và 994 nhân khẩu.
Địa giới xã Ia Púch ở phía đông giáp các xã Ia Bồng và Ia ‘e3 phía tây giáp nước Căm-pu-chia; phía nam giáp xã Ia Mơ; phía bắc giáp các xã Ia Pnôn và Ia Kriêng.
D. Huyện Chư Sê:
– Tách các làng Tiền Phong 1, Tiền Phong 2, Tiền Phong 3, Glan, Kê, Ngo, Ser của xã Ia Blang và các làng Mỹ Thạch 1, Mỹ Thạch 2, Quốc lộ 25, Tốt Hangring, Tốt Dun Pêu của xã Dun để thành lập thị trấn Chư Sê (thị trấn huyện lỵ).
Thị trấn Chư Sê có 2.510 hécta diện tích tự nhiên và 5.579 nhân khẩu.
Địa giới thị trấn Chư Sê ở phía đông giáp xã Dun; phía tây giáp các xã Ia Glai và Ia Hlốp; phía nam giáp các xã Ia Blang và Dun; phía bắc giáp các xã Ia Glai và Ia Tiêm.
Sau điều chỉnh địa giới:
– Xã Ia Blang có 6 làng là Kung Rol, Kueng Tóc, Kueng Hú, Kuãi, Mai và Nhà với 2.369 hécta diện tích tự nhiên và 3.655 nhân khẩu.
Địa giới xã Ia Blang ở phía đông giáp xã Dun; phía tây giáp xã Ia Hlốp; phía nam giáp xã Ia Ko; phía bắc giáp thị trấn Chư Sê.
– Xã Dun có 12 làng là Dun, Grai Xét, Grai Pết, Ia Săm, Kueng O, Kueng Thua, Kueng Mếp, Rưng Răng, Pieo, Tâu –n, Tâu Cúc và Tâu Ló với 4.738 hécta diện tích tự nhiên và 2.820 nhân khẩu.
Địa giới xã Dun ở phía đông giáp các xã Ia Bă và HBông; phía tây giáp các xã Ia Blang và thị trấn Chư Sê; phía nam giáp xã Ia Hrú; phía bắc giáp xã Ia Tiêm.
E. Huyện Kong Chro:
Tách các làng Đe Nghe Lớn và Đe Nghe Nhỏ của xã Ya Ma và các làng Hlektu, Tong và Pyang của xã Yang Trung để thành lập thị trấn Kong Chro (thị trấn huyện lỵ).
Thị trấn Kong Chro có 1.797 héc ta diện tích tự nhiên và 2.361 nhân khẩu.
Địa giới thị trấn Kong Chro ở phía đông giáp xã Ya Ma; phía tây giáp xã Yang trung; phía nam giáp các xã Ya Ma, Yang Nam và Yang Trung; phía bắc giáp các xã Ya Ma và Yang Trung.
Sau khi điều chỉnh địa giới:
– Xã Ya Ma có 9 làng là Bong, Grơk 1, Grơk 2, Kơ Toh, Pơ Bắh, Lẫy, Tơ Nung 1, Tơ Nung 2 và Toong với 21.903 héc ta và 1.700 nhân khẩu.
Địa giới xã Ya Ma ở phía đông giáp các xã Sro và Ya Hội; phía tây giáp xã An Trung và thị trấn Kong Chro; phía nam giáp các xã Sro và Yang Nam; phía bắc giáp xã Yang Bắc.
– Xã Yang Trung có 6 làng là Cho Lico, Đong, Hle, Kũk, Pơ Yang và Tơ Pông với 10.157 héc ta diện tích tự nhiên và 1.348 nhân khẩu.
Địa giới xã Yang Trung ở phía đông giáp xã Ya Ma và thị trấn Kong Chro; phía tây giáp xã Kon Chiêng của huyện Măng Yang; phía nam giáp các xã Chơ Lông và Yang nam; phía bắc giáp các xã Chơ Krey và An Trung.
G. Huyện Măng Yang:
Chia xã Kon Dong thành 2 xã lấy tên là xã Kon Dong và xã Hải Yang:
– Xã Kon Dong (mới) có 9 làng là Châu Khê, Dê Duol 1, Dê Duol 2, Đắk Gà, Đắk Trôk, Đê Hrel, Đe Kơtu, Đê Kốp và Đê Rơn với 8.676 héc ta diện tích tự nhiên và 3.513 nhân khẩu.
Địa giới xã Kon Dong (mới) ở phía đông giáp các xã A Yun và Hà Rá; phía tây giáp các xã Kon Gang và Kơ Dang; phía nam giáp xã Lơ Pang; bắc giáp xã Hải Yang.
– Xã Hải Yang có 2 làng là Bong Hiot và Hải Ang với 5.060 héc ta diện tích tự nhiên và 2.205 nhân khẩu.
Địa giới xã Hải Yang ở phía đông giáp xã A Yun; phía tây giáp xã Kon Gang; phía nam giáp các xã Kon Dong và Kơ Dang; phía bắc giáp xã Đắk Đoa.
Điều 2. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai – Kon Tum và Ban tổ chức của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Reviews
There are no reviews yet.