QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 79-CT NGÀY 27-2-1984
VỀ VIỆC NHẬN GỬI BƯU PHẨM, BƯU KIỆN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Nghị quyết số 188-HĐBT ngày 23-11-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường;
Nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng việc gửi bưu phẩm, bưu kiện để buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh trái phép;
Theo đề nghị của Ban chỉ đạo quản lý thị trường Trung ương và Tổng cục Bưu điện,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. – Ban chỉ đạo quản lý thị trường trung ương thông báo cho Tổng cục Bưu điện danh mục những mặt hàng cấm lưu thông và danh mục những mặt hàng được phép lưu thông nhưng phải theo một số điều kiện nhất định. Căn cứ vào những danh mục này, cơ quan bưu điện thông báo cho khách hàng biết mặt hàng nào bưu điện không nhận gửi (những mặt hàng mà nhà nước cấm lưu thông), mặt hàng nào bưu điện nhận gửi theo những điều kiện nhất định.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương thông báo cho cơ quan bưu điện thuộc quyền biết những quy định của địa phương về quản lý thị trường đối với những sản phẩm sản xuất tại địa phương thuộc diện Nhà nước thống nhất thu mua để bưu điện thông báo cho khách hàng biết khi gửi những sản phẩm này qua bưu điện.
Mỗi khi có thay đổi chính sách về quản lý thị trường đối với mặt hàng nào thì Ban chỉ đạo quản lý thị trường trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu cần thông báo ngay cho cơ quan bưu điện biết để thông báo cho khách hàng.
Điều 2. –Ở nơi nhận gửi các bưu phẩm, bưu kiện, cơ quan bưu điện phải yêu cầu người gửi có bản kê khai cụ thể mặt hàng, số lượng hàng và nếu cần thì yêu cầu người gửi mở gói bưu phẩm, bưu kiện ra để nhân viên bưu điện kiểm tra trước khi nhận gửi.
Ở nơi trả bưu phẩm, bưu kiện cho người nhận, nói chung không làm thủ tục mở gói bưu phẩm, bưu kiện ra để kiểm soát nữa, trừ trường hợp có nghi vấn phạm pháp hoặc có dấu hiệu phạm pháp.
Khi cần mở gói để kiểm soát ở nơi trả bưu phẩm, bưu kiện, cơ quan bưu điện phải mời người nhận hàng cùng đại diện các cơ quan công an, thuế vụ (hoặc một trong hai cơ quan đó) đến chứng kiến. Nếu người nhận hàng không đến thì bưu điện cùng các cơ quan nói trên vẫn tiến hành kiểm tra và lập biên bản.
Qua kiểm tra, nếu thấy không phải là hàng lưu thông trái phép thì bưu điện giao trả người nhận, kèm theo biên bản khám xét. Nếu là hàng lưu thông trái phép thì chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của thông tư liên Bộ Tư pháp – Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10-5-1983 của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 3 – Nếu các cơ quan chức năng (thuế vụ, công an, hải quan…) phát hiện có dấu hiệu phạm pháp trong khi bưu phẩm, bưu kiện đang trên đường vận chuyển thì bưu điện có trách nhiệm cùng các cơ quan này tổ chức việc khám xét tại bưu cục thuận tiện nhất. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, có lệnh viết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Giám đốc các cơ quan công an, thuế vụ, hải quan cấp tỉnh trở lên thì mới tiến hành khám xét ngay tại dọc đường. Việc khám xét phải tiến hành với sự có mặt của cán bộ được uỷ quyền của cơ quan có chức năng kiểm soát, nhân viên áp tải của bưu điện và chủ phương tiện vận tải. Sau khi khám xét phải lập biên bản.
Điều 4 – Các bưu phẩm bưu kiện từ trong nước gửi ra nước ngoài và từ nước ngoài gửi vào trong nước không thuộc phạm vi thi hành quyết định này. Đối với loại bưu phẩm bưu kiện này, vẫn thi hành những quy định hiện hành của Nhà nước về hải quan.
Điều 5 – Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố. Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thi hành chi tiết quyết định này và ấn định ngày thi hành đối với khách hàng.
Điều 6 – Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 79-CT NGÀY 27-2-1984
VỀ VIỆC NHẬN GỬI BƯU PHẨM, BƯU KIỆN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Nghị quyết số 188-HĐBT ngày 23-11-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường;
Nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng việc gửi bưu phẩm, bưu kiện để buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh trái phép;
Theo đề nghị của Ban chỉ đạo quản lý thị trường Trung ương và Tổng cục Bưu điện,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. – Ban chỉ đạo quản lý thị trường trung ương thông báo cho Tổng cục Bưu điện danh mục những mặt hàng cấm lưu thông và danh mục những mặt hàng được phép lưu thông nhưng phải theo một số điều kiện nhất định. Căn cứ vào những danh mục này, cơ quan bưu điện thông báo cho khách hàng biết mặt hàng nào bưu điện không nhận gửi (những mặt hàng mà nhà nước cấm lưu thông), mặt hàng nào bưu điện nhận gửi theo những điều kiện nhất định.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương thông báo cho cơ quan bưu điện thuộc quyền biết những quy định của địa phương về quản lý thị trường đối với những sản phẩm sản xuất tại địa phương thuộc diện Nhà nước thống nhất thu mua để bưu điện thông báo cho khách hàng biết khi gửi những sản phẩm này qua bưu điện.
Mỗi khi có thay đổi chính sách về quản lý thị trường đối với mặt hàng nào thì Ban chỉ đạo quản lý thị trường trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu cần thông báo ngay cho cơ quan bưu điện biết để thông báo cho khách hàng.
Điều 2. –Ở nơi nhận gửi các bưu phẩm, bưu kiện, cơ quan bưu điện phải yêu cầu người gửi có bản kê khai cụ thể mặt hàng, số lượng hàng và nếu cần thì yêu cầu người gửi mở gói bưu phẩm, bưu kiện ra để nhân viên bưu điện kiểm tra trước khi nhận gửi.
Ở nơi trả bưu phẩm, bưu kiện cho người nhận, nói chung không làm thủ tục mở gói bưu phẩm, bưu kiện ra để kiểm soát nữa, trừ trường hợp có nghi vấn phạm pháp hoặc có dấu hiệu phạm pháp.
Khi cần mở gói để kiểm soát ở nơi trả bưu phẩm, bưu kiện, cơ quan bưu điện phải mời người nhận hàng cùng đại diện các cơ quan công an, thuế vụ (hoặc một trong hai cơ quan đó) đến chứng kiến. Nếu người nhận hàng không đến thì bưu điện cùng các cơ quan nói trên vẫn tiến hành kiểm tra và lập biên bản.
Qua kiểm tra, nếu thấy không phải là hàng lưu thông trái phép thì bưu điện giao trả người nhận, kèm theo biên bản khám xét. Nếu là hàng lưu thông trái phép thì chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của thông tư liên Bộ Tư pháp – Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10-5-1983 của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 3 – Nếu các cơ quan chức năng (thuế vụ, công an, hải quan…) phát hiện có dấu hiệu phạm pháp trong khi bưu phẩm, bưu kiện đang trên đường vận chuyển thì bưu điện có trách nhiệm cùng các cơ quan này tổ chức việc khám xét tại bưu cục thuận tiện nhất. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, có lệnh viết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Giám đốc các cơ quan công an, thuế vụ, hải quan cấp tỉnh trở lên thì mới tiến hành khám xét ngay tại dọc đường. Việc khám xét phải tiến hành với sự có mặt của cán bộ được uỷ quyền của cơ quan có chức năng kiểm soát, nhân viên áp tải của bưu điện và chủ phương tiện vận tải. Sau khi khám xét phải lập biên bản.
Điều 4 – Các bưu phẩm bưu kiện từ trong nước gửi ra nước ngoài và từ nước ngoài gửi vào trong nước không thuộc phạm vi thi hành quyết định này. Đối với loại bưu phẩm bưu kiện này, vẫn thi hành những quy định hiện hành của Nhà nước về hải quan.
Điều 5 – Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố. Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thi hành chi tiết quyết định này và ấn định ngày thi hành đối với khách hàng.
Điều 6 – Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.