Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp thành vườn quốc gia Tràm Chim và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 1999-2003

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 253/1998/QĐ-TTG
NGÀY 29THÁNG 12NĂM 1998 VỀ VIỆC CHUYỂN HẠNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TRÀM CHIM TỈNH ĐỒNG THÁP THÀNH VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM GIAI ĐOẠN 1999-2003

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công văn số 8646 BKH/VPTĐ ngày 12 tháng 12 năm 1998; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, công văn số 4262/ BNN-KL ngày 09 tháng 11 năm 1998; Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, công văn số 2898/BKHCNMT-MTg ngày 11 tháng 11 năm 1998; đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, công vănsố 1052/CV-UB ngày 30 tháng 10 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp thành Vườn quốc gia Tràm Chim trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam.

Điều 2. Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tràm Chim gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Tên Dự án: Vườn quốc gia Tràm Chim,

– Chủ đầu tư: Ban quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim.

I – QUY MÔ VÀ ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN:

Dự án Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có tổng diện tích tự nhiên là 7.588 ha bao gồm:

1- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là: 6.889 ha, bao gồm vùng A.1; A.2; A.3; và A.4 như quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ;

2- Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích là: 653 ha, bao gồm vùng A.5 như quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994 và vùng Nam A.1;

3- Phân khu hành chính và dịch vụ có diện tích là: 46 ha, giữ nguyên như quy hoạch tại quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994;

II . MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:

1- Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín Đồng Tháp Mười.

2- Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợp lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái chung của vùng Đông Nam á.

III . NỘI DUNG ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN:

1- Bảo tồn tài nguyên thực vật và động vật gồm:

a) Điều chỉnh mức ngập nước thích ứng với nhu cầu của các quần thểđộng vật và thực vật của vườn.

b) Nghiên cứu thử nghiệm việc đốt có kiểm soát các đồng cỏ.

c) Phục hồi, phát triển một số quần thể động thực vật đặc trưng tiêu biểu của Vườn quốc gia Tràm Chim và của vùng Đồng Tháp Mười, đồng thời trồng cây phân tán, tạo cảnh quan môi trường.

d) Quản lý tài nguyên rừng tràm.

đ) Quản lý đồng cỏ và sen súng.

e) Triển khai các công trình nghiên cứu và giám sát về đa dạng sinh học.

2- Quản lý phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm bảo tồn bền vững tính đa dạng sinh học của khu hệ thuỷ sinh vật và cá (số lượng giống, loài và các cá thể thủy sản đặc hữu) của Vườn quốc gia Tràm Chim, góp phần tái tạo và bảo tồn tính đa dạng sinh học và các giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười, gồm các nội dung:

a) Bổ sung tối đa nguồn giống thuỷ sản tự nhiên (đặc biệt là các loài cá) vào vùng lõi của Vườn nhằm tăng số lượng quần thể cá đặc trưng của Đồng Tháp Mười và của Vườn quốc gia Tràm Chim, đồng thời bảo tồn tính đa dạng sinh học, tạo điều kiện để tăng thêm nguồn thức ăn, thu hút các loài chim nước và một số loài động vật sống trên cạn sử dụng cá làm thức ăn, vào cư trú tại vùng lõi của Vườn;

b) Tạo nơi cư trú thích hợp cho loài cá đồng bên trong Vườn quốc gia Tràm Chim, nhằm lưu giữ cá bố mẹ, cá nhỏ (của nhóm cá đen) để bổ sung cho nguồn giống tự nhiên và tăng quần thể cá mùa mưa năm sau.

3- Quản lý tài nguyên nước:

Điều tiết chế độ thủy văn chất lượng nước trong vùng dự án cho phù hợp với điều kiện sinh sống của các loài thực vật và động vật. Duy trì, tái tạo những đặc điểm về địa mạo, thủy văn và cảnh quan thiên nhiên phù hợp với những đặc trưng cơ bản của Đồng Tháp Mười, làm cơ sở để bảo tồn và tái tạo các nguồn gien thực vật và động vật:

a) Trên cơ sở tính toán cân bằng nước Khu A.1, ngoài 4 cống hiện có, làm thêm 2 cống ở 2 góc kênh An Bình với quy cách cống bảo đảm điều chỉnh hợp lý chế độ thuỷ văn phù hợp với quy luật tự nhiên sinh thái của vùng.

b) Tạo một “Khu ngập” làm khu tích nước thường xuyên cho các loài chim nước và phòng chống cháy rừng tràm trong mùa khô. Khu này được bao bọc bởi kênh Mười Nhẹ và các bờ bao Phú Hiệp, Đồng Tiến.

c) Nâng cấp hệ thống đê bao (vượt mức lũ thiết kế năm 1996) để phục vụ giao thông.

Hạng mục trên cần phải được tiến hành xem xét kỹ khi thực hiện và gắn với quy hoạch chung về lũ của đồng bằng sông Cửu Long.

4- Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan:

a) Toàn khu: Phải được quy hoạch đồng bộ, các công trình thuỷ lợi, giao thông, trường học đến các nhà dân đều theo hướng làm nổi bật những nét độc đáo của Đồng Tháp Mười và thống nhất hài hoà với nhau. Tùy theo chức năng từng phân khu sẽ có các giải pháp quy hoạch kiến trúc phù hợp;

b) Khu C: Theo quy hoạch chung là phân khu hành chính dịch vụ gồm các công trình:

+ Nhà điều hành;

+ Khu bảo tàng, trưng bày và triển lãm;

+ Khu nghiên cứu khoa học, đào tạo và giáo dục;

+ Vườn theo dõi khí tượng, thuỷ văn;

+ Vườn sinh vật cảnh;

d) Các trung tâm tham quan được bố trí rải rác trong các phân khu A.1; A.2; và A.4. Tại các điểm này được xây dựng các chòi vọng cảnh, các cầu gỗ, các kênh rạch nối giữa các chòi vọng cảnh để thuận lợi cho việc quan sát bảo vệ, nghiên cứu khoa học kết hợp tham quan du lịch;

đ) Khu dân cư: Hiện có các kiến trúc truyền thống đã ổn định, kiến trúc tạm thời, kiến trúc mới, tự phát, cần có chương trình nghiên cứu để cải tạo lại các kiểu kiến trúc tạm thời và có mẫu hình định hướng kiến trúc mới;

e) Xây dựng hệ thống biển báo, bảng hướng dẫn tuyên truyền để gắn kết con người với thiên nhiên, phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim;

5- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim:

a) Quy hoạch, bố trí lại dân cư ven đê Phú Hiệp để các gia đình đều có đất thổ cư;

b) Giao khoán đất canh tác xây dựng các mô hình trang trại lâm – nông nghiệp ở ven bờ đê Phú Hiệp khu vực A.5, khu vực Nam A.1;

c) Xây dựng quy chế quản lý đất đai, nghiêm cấm sang nhượng đất canh tác đã được giao khoán, nghiêm cấm việc di cư và xây dựng trái phép vào khu vực xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim;

d) Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về các giá trị hệ sinh thái đất ngập nước và phương hướng sử dụng tài nguyên đất ngập nước.

6- Nghiên cứu và giám sát môi trường gồm:

a) Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, nhân văn vùng Đồng Tháp Mười;

b) Nghiên cứu, bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim;

c) Nghiên cứu quản lý bền vững tài nguyên của hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim;

d) Giám sát xu thế của động vật hoang dã, trong đó có các loài chim nước quý hiếm, đặc biệt là loài sếu cổ trụi (sarus crane), nghiên cứu sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng và những diễn biến của các yếu tố môi trường tác động đến khu hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim;

đ) Riêng nội dung về phát triển du lịch sinh thái được coi là một hạng mục đầu tư kinh doanh khai thác tiềm năng thiên nhiên môi trường của Vườn quốc gia, giao ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp lập dự án, lấy ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

IV . VỐN ĐẦU TƯ:

1. Tổng vốn đầu tư khoảng: ………….59.000 triệu đồng

Trong đó:

a) Vốn ngân sách:……………………..39.000 triệu đồng

b) Vốn huy động trong dân: ……………………..2.000 triệu đồng

c) Các nguồn vốn khác: ………………………18.000 triệu đồng

2- Vốn đầu tư cho Dự án từ các nguồn: Vốn của Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp khoa học và các nguồn vốn hợp pháp khác. Tổng vốn đầu tư sẽ được xác định chính thức trên cơ sở các quyết định phê duyệt các Dự án mục tiêu cụ thể của các cấp có thẩm quyền.

Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, chỉ đạo chủ đầu tư lập các dự án đầu tư cụ thể theo Mục III, Điều 2 Quyết định này, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 3. Tổ chức thực hiện:

I – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành lập Dự án đầu tư phát triển vùng đệm, trình các cấp có thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt theo quy định của Nhà nước vệ quản lý đầu tư và xây dựng.

II – Tổ chức và quản lý của Vườn quốc gia:

Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp chủ trì phối hợp với Ban tổchức – Cán bộ Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự của Vườn quốc gia Tràm Chim. Việc quản lý và điều hành Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý rừng đặc dụng.

III – Quản lý khai thác nguồn lợi cá di cư theo mùa nước:

Do đặc điểm sinh thái lâu đời, nhóm cá sông (cá di cư ) sau mùa mưa, sinh trưởng trong Vườn quốc gia, nếu không được khai thác thì cũng không thể tồn tại qua mùa khô ở trong Vườn.

Vì vậy để có thể khai thác tận thu nguồn lợi cá di cư này, giao Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chủ trì, phối hợp với Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lập phương án khai thác hợp lý, khoa học nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên này để tăng thu nhập cho Vườn quốc gia, trên cơ sở đó quản lý bền vững nguồn lợi thuỷ sản và bảo tồn được tính đa dạng sinh học theo mục tiêu của Vườn quốc gia.

Sau khi phương án khai thác nguồn lợi cá di cư được các cơ quan khoa học của Bộ Thuỷ sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt, giao Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim tổ chức thực hiện có sự giám sát của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp thành vườn quốc gia Tràm Chim và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 1999-2003
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 253/1998/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành: 29/12/1998 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 253/1998/QĐ-TTG
NGÀY 29THÁNG 12NĂM 1998 VỀ VIỆC CHUYỂN HẠNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TRÀM CHIM TỈNH ĐỒNG THÁP THÀNH VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM GIAI ĐOẠN 1999-2003

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công văn số 8646 BKH/VPTĐ ngày 12 tháng 12 năm 1998; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, công văn số 4262/ BNN-KL ngày 09 tháng 11 năm 1998; Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, công văn số 2898/BKHCNMT-MTg ngày 11 tháng 11 năm 1998; đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, công vănsố 1052/CV-UB ngày 30 tháng 10 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp thành Vườn quốc gia Tràm Chim trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam.

Điều 2. Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tràm Chim gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Tên Dự án: Vườn quốc gia Tràm Chim,

– Chủ đầu tư: Ban quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim.

I – QUY MÔ VÀ ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN:

Dự án Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có tổng diện tích tự nhiên là 7.588 ha bao gồm:

1- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là: 6.889 ha, bao gồm vùng A.1; A.2; A.3; và A.4 như quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ;

2- Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích là: 653 ha, bao gồm vùng A.5 như quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994 và vùng Nam A.1;

3- Phân khu hành chính và dịch vụ có diện tích là: 46 ha, giữ nguyên như quy hoạch tại quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994;

II . MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:

1- Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín Đồng Tháp Mười.

2- Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợp lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái chung của vùng Đông Nam á.

III . NỘI DUNG ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN:

1- Bảo tồn tài nguyên thực vật và động vật gồm:

a) Điều chỉnh mức ngập nước thích ứng với nhu cầu của các quần thểđộng vật và thực vật của vườn.

b) Nghiên cứu thử nghiệm việc đốt có kiểm soát các đồng cỏ.

c) Phục hồi, phát triển một số quần thể động thực vật đặc trưng tiêu biểu của Vườn quốc gia Tràm Chim và của vùng Đồng Tháp Mười, đồng thời trồng cây phân tán, tạo cảnh quan môi trường.

d) Quản lý tài nguyên rừng tràm.

đ) Quản lý đồng cỏ và sen súng.

e) Triển khai các công trình nghiên cứu và giám sát về đa dạng sinh học.

2- Quản lý phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm bảo tồn bền vững tính đa dạng sinh học của khu hệ thuỷ sinh vật và cá (số lượng giống, loài và các cá thể thủy sản đặc hữu) của Vườn quốc gia Tràm Chim, góp phần tái tạo và bảo tồn tính đa dạng sinh học và các giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười, gồm các nội dung:

a) Bổ sung tối đa nguồn giống thuỷ sản tự nhiên (đặc biệt là các loài cá) vào vùng lõi của Vườn nhằm tăng số lượng quần thể cá đặc trưng của Đồng Tháp Mười và của Vườn quốc gia Tràm Chim, đồng thời bảo tồn tính đa dạng sinh học, tạo điều kiện để tăng thêm nguồn thức ăn, thu hút các loài chim nước và một số loài động vật sống trên cạn sử dụng cá làm thức ăn, vào cư trú tại vùng lõi của Vườn;

b) Tạo nơi cư trú thích hợp cho loài cá đồng bên trong Vườn quốc gia Tràm Chim, nhằm lưu giữ cá bố mẹ, cá nhỏ (của nhóm cá đen) để bổ sung cho nguồn giống tự nhiên và tăng quần thể cá mùa mưa năm sau.

3- Quản lý tài nguyên nước:

Điều tiết chế độ thủy văn chất lượng nước trong vùng dự án cho phù hợp với điều kiện sinh sống của các loài thực vật và động vật. Duy trì, tái tạo những đặc điểm về địa mạo, thủy văn và cảnh quan thiên nhiên phù hợp với những đặc trưng cơ bản của Đồng Tháp Mười, làm cơ sở để bảo tồn và tái tạo các nguồn gien thực vật và động vật:

a) Trên cơ sở tính toán cân bằng nước Khu A.1, ngoài 4 cống hiện có, làm thêm 2 cống ở 2 góc kênh An Bình với quy cách cống bảo đảm điều chỉnh hợp lý chế độ thuỷ văn phù hợp với quy luật tự nhiên sinh thái của vùng.

b) Tạo một “Khu ngập” làm khu tích nước thường xuyên cho các loài chim nước và phòng chống cháy rừng tràm trong mùa khô. Khu này được bao bọc bởi kênh Mười Nhẹ và các bờ bao Phú Hiệp, Đồng Tiến.

c) Nâng cấp hệ thống đê bao (vượt mức lũ thiết kế năm 1996) để phục vụ giao thông.

Hạng mục trên cần phải được tiến hành xem xét kỹ khi thực hiện và gắn với quy hoạch chung về lũ của đồng bằng sông Cửu Long.

4- Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan:

a) Toàn khu: Phải được quy hoạch đồng bộ, các công trình thuỷ lợi, giao thông, trường học đến các nhà dân đều theo hướng làm nổi bật những nét độc đáo của Đồng Tháp Mười và thống nhất hài hoà với nhau. Tùy theo chức năng từng phân khu sẽ có các giải pháp quy hoạch kiến trúc phù hợp;

b) Khu C: Theo quy hoạch chung là phân khu hành chính dịch vụ gồm các công trình:

+ Nhà điều hành;

+ Khu bảo tàng, trưng bày và triển lãm;

+ Khu nghiên cứu khoa học, đào tạo và giáo dục;

+ Vườn theo dõi khí tượng, thuỷ văn;

+ Vườn sinh vật cảnh;

d) Các trung tâm tham quan được bố trí rải rác trong các phân khu A.1; A.2; và A.4. Tại các điểm này được xây dựng các chòi vọng cảnh, các cầu gỗ, các kênh rạch nối giữa các chòi vọng cảnh để thuận lợi cho việc quan sát bảo vệ, nghiên cứu khoa học kết hợp tham quan du lịch;

đ) Khu dân cư: Hiện có các kiến trúc truyền thống đã ổn định, kiến trúc tạm thời, kiến trúc mới, tự phát, cần có chương trình nghiên cứu để cải tạo lại các kiểu kiến trúc tạm thời và có mẫu hình định hướng kiến trúc mới;

e) Xây dựng hệ thống biển báo, bảng hướng dẫn tuyên truyền để gắn kết con người với thiên nhiên, phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim;

5- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim:

a) Quy hoạch, bố trí lại dân cư ven đê Phú Hiệp để các gia đình đều có đất thổ cư;

b) Giao khoán đất canh tác xây dựng các mô hình trang trại lâm – nông nghiệp ở ven bờ đê Phú Hiệp khu vực A.5, khu vực Nam A.1;

c) Xây dựng quy chế quản lý đất đai, nghiêm cấm sang nhượng đất canh tác đã được giao khoán, nghiêm cấm việc di cư và xây dựng trái phép vào khu vực xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim;

d) Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về các giá trị hệ sinh thái đất ngập nước và phương hướng sử dụng tài nguyên đất ngập nước.

6- Nghiên cứu và giám sát môi trường gồm:

a) Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, nhân văn vùng Đồng Tháp Mười;

b) Nghiên cứu, bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim;

c) Nghiên cứu quản lý bền vững tài nguyên của hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim;

d) Giám sát xu thế của động vật hoang dã, trong đó có các loài chim nước quý hiếm, đặc biệt là loài sếu cổ trụi (sarus crane), nghiên cứu sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng và những diễn biến của các yếu tố môi trường tác động đến khu hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim;

đ) Riêng nội dung về phát triển du lịch sinh thái được coi là một hạng mục đầu tư kinh doanh khai thác tiềm năng thiên nhiên môi trường của Vườn quốc gia, giao ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp lập dự án, lấy ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

IV . VỐN ĐẦU TƯ:

1. Tổng vốn đầu tư khoảng: ………….59.000 triệu đồng

Trong đó:

a) Vốn ngân sách:……………………..39.000 triệu đồng

b) Vốn huy động trong dân: ……………………..2.000 triệu đồng

c) Các nguồn vốn khác: ………………………18.000 triệu đồng

2- Vốn đầu tư cho Dự án từ các nguồn: Vốn của Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp khoa học và các nguồn vốn hợp pháp khác. Tổng vốn đầu tư sẽ được xác định chính thức trên cơ sở các quyết định phê duyệt các Dự án mục tiêu cụ thể của các cấp có thẩm quyền.

Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, chỉ đạo chủ đầu tư lập các dự án đầu tư cụ thể theo Mục III, Điều 2 Quyết định này, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 3. Tổ chức thực hiện:

I – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành lập Dự án đầu tư phát triển vùng đệm, trình các cấp có thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt theo quy định của Nhà nước vệ quản lý đầu tư và xây dựng.

II – Tổ chức và quản lý của Vườn quốc gia:

Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp chủ trì phối hợp với Ban tổchức – Cán bộ Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự của Vườn quốc gia Tràm Chim. Việc quản lý và điều hành Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý rừng đặc dụng.

III – Quản lý khai thác nguồn lợi cá di cư theo mùa nước:

Do đặc điểm sinh thái lâu đời, nhóm cá sông (cá di cư ) sau mùa mưa, sinh trưởng trong Vườn quốc gia, nếu không được khai thác thì cũng không thể tồn tại qua mùa khô ở trong Vườn.

Vì vậy để có thể khai thác tận thu nguồn lợi cá di cư này, giao Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chủ trì, phối hợp với Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lập phương án khai thác hợp lý, khoa học nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên này để tăng thu nhập cho Vườn quốc gia, trên cơ sở đó quản lý bền vững nguồn lợi thuỷ sản và bảo tồn được tính đa dạng sinh học theo mục tiêu của Vườn quốc gia.

Sau khi phương án khai thác nguồn lợi cá di cư được các cơ quan khoa học của Bộ Thuỷ sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt, giao Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim tổ chức thực hiện có sự giám sát của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp thành vườn quốc gia Tràm Chim và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 1999-2003”