QUYếT địNH
CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 31-HĐBT NGàY 25-1-1992
Về VIệC THI HàNH Hệ THốNG CHỉ TIêU Kế HOạCH NHà NướC
NăM 1992
HộI đồNG Bộ TRưởNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để hệ thống chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao năm 1992 phù hợp với đặc điểm của tình hình mới, bảo đảm tính hiện thực và khắc phục những buông lỏng trong quản lý;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,
QUYếT địNH:
Điều 1. – Năm 1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao cho các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương những chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước có ý nghĩa quyết định đến những cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. – Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao tại điều 1, các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính toán, cân đối ra quyết định giao lại các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước cho những đơn vị trực thuộc. Các ngành, các cấp không được tự ý thay đổi những chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao. Trường hợp có yêu cầu cần thay đổi phải trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét và quyết định.
Điều 3. – Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có thể giao thêm một số chỉ tiêu hướng dẫn và cung cấp những thông tin cần thiết khác cho các Bộ, địa phương, liên hiệp xí nghiệp, Công ty quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng phương hướng, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước.
Điều 4. – Ngoài hệ thống chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và cơ chế quản lý mới.
Điều 5. – Uỷ ban kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, theo dõi việc thực hiện những chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, đề xuất những biện pháp giúp Hội đồng Bộ trưởng xử lý các cân đối lớn và điều hành thực hiện.
Điều 6. – Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 7. – Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Hệ THốNG
CHỉ TIêU Kế HOạCH NHà NướC NăM 1992
(ban hành kèm theo quyết định số 31-HĐBT ngày 25 tháng 1 năm 1992
của Hội đồng Bộ trưởng)
I. GIAO CHO CáC Bộ
1. Nhiệm vụ sản xuất: điện thương phẩm.
2. Xuất, nhập khẩu:
– Xuất khẩu: gạo, dầu thô.
– Nhập khẩu: xăng dầu, phân đạm, thép.
3. Kinh doanh vật tư hàng hoá:
– Vật tư nhập khẩu: xăng dầu, phân đạm, thép.
– Hàng hoá, vật tư bổ sung cho dự trữ quốc gia: thóc, xăng dầu, thép, thuốc y tế, hàng đặc chủng cho quốc phòng và an ninh.
4. Đầu tư xây dựng cơ bản:
– Tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư, trong đó vốn ngân sách, kể cả vốn khấu hao cơ bản để lại (nếu có).
– Danh mục và vốn các công trình quan trọng được đầu tư bằng vốn ngân sách (kể cả vốn đầu tư cơ bản để lại, nếu có).
– Năng lực mới huy động của một số công trình quan trọng.
5. Tài chính, tín dụng:
a) Giao cho các Bộ trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp:
+ Các khoản nộp ngân sách, trong đó ghi rõ một số khoản thu chủ yếu, kể cả thu lệ phí.
+ Các khoản chi ngân sách, trong đó ghi rõ một số khoản chi chủ yếu.
b) Giao cho Bộ Tài chính:
+ Tổng thu, trong đó:
Từ kinh tế quốc dân.
Từ kinh tế ngoài quốc doanh
Vay nước ngoài.
Vay dân.
Các khoản lệ phí.
+ Tổng chi, trong đó:
Chi thường xuyên (trong đó có khoa học; giáo dục; y tế; dân số và kế hoạch hoá gia đình; văn hoá, thông tin, thể thao; quốc phòng; an ninh).
Chi phát triển (trong đó xây dựng cơ bản).
Chi trả nợ (trong đó chi trả nợ nước ngoài).
Chi dự trữ (trong đó có dự trữ quốc gia).
6. Đào tạo.
– Số tuyển mới nghiên cứu sinh trong nước (giao cho Uỷ ban Khoa học Nhà nước).
– Số tuyển mới đào tạo cao học (giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo).
– Số học sinh tuyển mới đại học, cao đẳng; trong đó hệ dài hạn tập trung và lớp riêng cho miền núi.
II. GIAO CHO CáC TỉNH, THàNH PHố
1. Xuất khẩu: gạo.
2. Nhập khẩu: xăng dầu, phân đạm.
3. Đầu tư xây dựng cơ bản:
– Tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư, trong đó vốn ngân sách, kể cả vốn khấu hao cơ bản để lại (nếu có).
– Danh mục và vốn các công trình quan trọng được đầu tư bằng vốn ngân sách (kể cả vốn khấu hao cơ bản để lại, nếu có).
– Năng lực mới huy động của một số công trình quan trọng.
4. Tài chính:
– Tổng số thu ngân sách Nhà nước, trong đó ghi rõ một số khoản thu chủ yếu, kể cả thu lệ phí.
– Tổng số chi ngân sách địa phương, trong đó ghi rõ một số khoản chi chủ yếu.
– Trợ cấp từ ngân sách trung ương (nếu có).
Reviews
There are no reviews yet.