QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 413-CT NGÀY 29-11-1990
VỀ THANH TRA HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính Nhà nước, xây dựng và củng cố ngành Tài chính từ Trung ương đến địa phương vững mạnh đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế; để góp phần thực hiện Quyết định số 240-HĐBT ngày 26-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng ở ngành Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Giao cho Tổng Thanh tra Nhà nước tổ chức thực hiện cuộc thanh tra các hoạt động của ngành Tài chính từ trung ương đến địa phương nhằm:
1. Làm rõ các ưu điểm, khuyết điểm của ngành tài chính trong nhiệm vụ quản lý tài chính về các mặt:
– Tổ chức điều hành Ngân sách Nhà nước theo yêu cầu phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội; tổ chức các mặt công tác thu, phân phối vốn và giám đốc sử dụng vốn ngân sách bao gồm cả nguồn thu từ vay nợ và viện trợ của nước ngoài.
– Tình hình chấp hành pháp luật Nhà nước, các chế độ quản lý kinh tế – tài chính trong nội bộ ngành Tài chính.
Qua hai mặt trên mà làm rõ việc thể chế hoá, hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tài chính; việc thực hiện chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm của các Bộ và Uỷ ban Nhân dân các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ tài chính và ngân sách theo chức trách, quyền hạn của mình.
2. Xử lý và chấn chỉnh ngay các sai phạm về chế độ tài chính, thu hồi ngay vào Ngân sách Nhà nước các khoản phải thu; bãi bỏ ngay các quy định thu chi tài chính trái với pháp luật Nhà nước; góp phần kiến nghị, bổ sung sửa đổi, xây dựng cơ chế, chính sách tài chính đáp ứng công cuộc đổi mới quản lý kinh tế.
Điều 2.
Thời kỳ thanh tra chủ yếu là hai năm 1989-1990. Trường hợp cần thiết có thể xem xét cả thời gian trước đó.
Điều 3.
Tổng Thanh tra Nhà nước tổ chức tiến hành trực tiếp thanh tra các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính và các cơ quan đơn vị thuộc hệ thống tài chính ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ Tĩnh, Quảng Nam – Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp và An Giang; đồng thời giao cho chác Chánh Thanh tra tỉnh còn lại khác tiến hành thanh tra các cơ quan thuộc hệ thống tài chính ở địa phương mình.
Thanh tra làm rõ các vấn đề về điều hành, quản lý ngân sách, tài chính ở các cơ quan tài chính thì đồng thời cũng thanh tra xem xét các tài liệu, tình hình chứng cứ ở cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế các ngành, các cấp có liên quan.
Thời điểm bắt đầu thanh tra là 1-1-1991 và kết thúc ngày 31-5-1991. Một số địa phương triển khai chậm thì cũng không muộn quá một tháng sau thời hạn này.
Điều 4.
– Về việc huy động cán bộ các ngành tham gia đoàn do Tổng Thanh tra Nhà nước tổ chức trực tiếp đi thanh tra:
– Uỷ ban Vật giá Nhà nước và Tổng cục Thống kê mỗi cơ quan cử một đồng chí lãnh đạo và một số chuyên viên.
– Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác cử các chuyên viên theo kế hoạch của Tổng Thanh tra Nhà nước.
– Tổng Thanh tra Nhà nước được huy động một số cán bộ hưu trí có điều kiện tham gia thanh tra.
Bộ Tài chính có trách nhiệm cử một lực lượng cán bộ của Bộ theo yêu cầu của Thanh tra Nhà nước để Thanh tra Nhà nước bố trí tham gia các đoàn thanh tra ở các tỉnh, do Chánh Thanh tra tỉnh chỉ đạo.
Điều 5.
Chi phí và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho cuộc thanh tra do Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo yêu cầu của Tổng Thanh tra Nhà nước phù hợp với các chế độ chi tiêu hiện hành và ghi vào dự toán chi năm 1991 của Thanh tra Nhà nước.
Điều 6.
Tổng Thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan nói ở điều 4, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Cần rút kinh nghiệm các cuộc thanh tra Ngân hàng và Dự trữ Quốc gia đã tiến hành trong năm 1990 để tiến hành tốt cuộc thanh tra này, nhất là về mặt phối hợp giữa các ngành, các cấp trong khi thanh tra và việc sử lý sao cho nhanh, kịp thời phát huy tác dụng.
Tổng Thanh tra Nhà nước cần định kỳ báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về kết quả thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 413-CT NGÀY 29-11-1990
VỀ THANH TRA HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính Nhà nước, xây dựng và củng cố ngành Tài chính từ Trung ương đến địa phương vững mạnh đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế; để góp phần thực hiện Quyết định số 240-HĐBT ngày 26-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng ở ngành Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Giao cho Tổng Thanh tra Nhà nước tổ chức thực hiện cuộc thanh tra các hoạt động của ngành Tài chính từ trung ương đến địa phương nhằm:
1. Làm rõ các ưu điểm, khuyết điểm của ngành tài chính trong nhiệm vụ quản lý tài chính về các mặt:
– Tổ chức điều hành Ngân sách Nhà nước theo yêu cầu phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội; tổ chức các mặt công tác thu, phân phối vốn và giám đốc sử dụng vốn ngân sách bao gồm cả nguồn thu từ vay nợ và viện trợ của nước ngoài.
– Tình hình chấp hành pháp luật Nhà nước, các chế độ quản lý kinh tế – tài chính trong nội bộ ngành Tài chính.
Qua hai mặt trên mà làm rõ việc thể chế hoá, hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tài chính; việc thực hiện chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm của các Bộ và Uỷ ban Nhân dân các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ tài chính và ngân sách theo chức trách, quyền hạn của mình.
2. Xử lý và chấn chỉnh ngay các sai phạm về chế độ tài chính, thu hồi ngay vào Ngân sách Nhà nước các khoản phải thu; bãi bỏ ngay các quy định thu chi tài chính trái với pháp luật Nhà nước; góp phần kiến nghị, bổ sung sửa đổi, xây dựng cơ chế, chính sách tài chính đáp ứng công cuộc đổi mới quản lý kinh tế.
Điều 2.
Thời kỳ thanh tra chủ yếu là hai năm 1989-1990. Trường hợp cần thiết có thể xem xét cả thời gian trước đó.
Điều 3.
Tổng Thanh tra Nhà nước tổ chức tiến hành trực tiếp thanh tra các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính và các cơ quan đơn vị thuộc hệ thống tài chính ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ Tĩnh, Quảng Nam – Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp và An Giang; đồng thời giao cho chác Chánh Thanh tra tỉnh còn lại khác tiến hành thanh tra các cơ quan thuộc hệ thống tài chính ở địa phương mình.
Thanh tra làm rõ các vấn đề về điều hành, quản lý ngân sách, tài chính ở các cơ quan tài chính thì đồng thời cũng thanh tra xem xét các tài liệu, tình hình chứng cứ ở cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế các ngành, các cấp có liên quan.
Thời điểm bắt đầu thanh tra là 1-1-1991 và kết thúc ngày 31-5-1991. Một số địa phương triển khai chậm thì cũng không muộn quá một tháng sau thời hạn này.
Điều 4.
– Về việc huy động cán bộ các ngành tham gia đoàn do Tổng Thanh tra Nhà nước tổ chức trực tiếp đi thanh tra:
– Uỷ ban Vật giá Nhà nước và Tổng cục Thống kê mỗi cơ quan cử một đồng chí lãnh đạo và một số chuyên viên.
– Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác cử các chuyên viên theo kế hoạch của Tổng Thanh tra Nhà nước.
– Tổng Thanh tra Nhà nước được huy động một số cán bộ hưu trí có điều kiện tham gia thanh tra.
Bộ Tài chính có trách nhiệm cử một lực lượng cán bộ của Bộ theo yêu cầu của Thanh tra Nhà nước để Thanh tra Nhà nước bố trí tham gia các đoàn thanh tra ở các tỉnh, do Chánh Thanh tra tỉnh chỉ đạo.
Điều 5.
Chi phí và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho cuộc thanh tra do Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo yêu cầu của Tổng Thanh tra Nhà nước phù hợp với các chế độ chi tiêu hiện hành và ghi vào dự toán chi năm 1991 của Thanh tra Nhà nước.
Điều 6.
Tổng Thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan nói ở điều 4, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Cần rút kinh nghiệm các cuộc thanh tra Ngân hàng và Dự trữ Quốc gia đã tiến hành trong năm 1990 để tiến hành tốt cuộc thanh tra này, nhất là về mặt phối hợp giữa các ngành, các cấp trong khi thanh tra và việc sử lý sao cho nhanh, kịp thời phát huy tác dụng.
Tổng Thanh tra Nhà nước cần định kỳ báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về kết quả thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.