QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 134-HĐBT
NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 1981 VỀ CÔNG TÁC TÍN DỤNG,
TIỀN TỆ, THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỂ
THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG SỬA ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ BÁN BUÔN
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Quyết định số 228-CP ngày 2-6-1981 của Hội đồng Chính phủ về sửa đổi hệ thống giá bán buôn.
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng giám đốc Ngân hàng Nhànước.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1- Tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, các Xí nghiệp công tư hợp doanh (dưới đây gọi tắt là Xí nghiệp) đều phải xây dựng, xét duyệt lại định mức vốn lưu động theo chế độ hiện hành cho phù hợp với hệ thống giá bán buôn mới.
Do thay đổi giá bán buôn, tại các Xí nghiệp phát sinh khoản chênh lệch giá hàng hoá vật tư, thiết bị tồn kho. Khoản chênh lệch giá này được dùng để bảo đảm vốn sản xuất, kinh doanh cho Xí nghiệp bằng cách:
Trích một phần theo tỷ lệ vốn ngân sách cấp phát trực tiếp để bổ sung vốn lưu động tự có của Xí nghiệp. Khi xác định lại định mức vốn lưu động, so sánh vốn tự có thực tế với vốn tự có kế hoạch, nếu thiếu thì được ngân sách Nhà nước cấp thêm, nếu thừa thì cơ quan chủ quản được sử dụng số thừa để điều hòa vốn cho đơn vị thiếu trong nội bộ ngành.
— Phần chênh lệch giá hàng hóa vật tư, thiết bị tồn kho theo tỷ lệ cho vay trong định mức (vay trong kế hoạch, vay luân chuyển hàng hóa vật tư) được dùng bổ sung nguồn vốn tín dụng để Ngân hàng Nhà nước cho Xí nghiệp vay, bảo đảm cho Xí nghiệp có vốn hoạt động bình thường.
– Trong khi chờ đợi xét duyệt lại định mức vốn lưu động mới, ngoài số vốn Xí nghiệp đã được ngân sách cấp và được bổ sung bằng số chênh lệch giá hàng tồn kho như đã nói trên, nếu Xí nghiệp nào còn thiếu vốn, thì Ngân hàng Nhà nước tạm thời cho vay để bảo đảm hoạt động bình thường.
Điều 2- Việc cho vay và thanh toán của Ngân hàng Nhà nước phải theo đúng các nguyên tắc quy định trong quyết định số 224-CP ngày 29-5-1981 của Hội đồng Chính phủ, đúng giá cả do các cơ quan có thẩm quyền quy định.
Các Ngân hàng quận, huyện, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh) phải cùng với các Xí nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể có vay vốn Ngân hàng định mức trả nợ và kỳ hạn nợ phù hợp với việc thi hành giá mới;đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ khê đọng các loại.
Điều 3- Các Xí nghiệp có tài khoản ở Ngân hàng phải thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản. Nghiêm cấm việc thanh toán bằng tiền mặt trên mức quy định.
Các tổ chức thu mua lương thực, thực phẩm, nông, lâm, thổ, hải sản bằng tiền mặt, kể cả các Xí nghiệp tự khai thác thu mua những loại vật tư không thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý phải lập kế hoạch tiền mặt gửi tới Ngân hàng theo đúng quy định; trường hợp thu mua vượt kế hoạch, đơn vị phải lập kế hoạch tiền mặt bổ sung. Ngân hàng có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các tổ chức nói trên để thu mua nắm nguồn hàng và chỉ phát tiền mặt để thu mua theo kế hoạch được duyệt, theo đúng giá hoặc khung giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Các Xí nghiệp phải nộp kịp thời và đầy đủ các khoản thu bằng tiền mặt vào Ngân hàng, không được mang tiền mặt từ Tỉnh này sang Tỉnh khác để mua hàng, mà phải chuyển tiền qua Ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát việc chi tiền lương ở các Xí nghiệp, theo mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xây dựng, đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt và phù hợp với việc thi hành giá mới.
Điều 4- Thủ trưởng các ngành, các cấp phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tín dụng, chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt mà Nhà nước đã quy đinh, không được tự đặt ra những quy định riêng. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thông qua các công tác tín dụng, thanh toán và quản lý tiền mặt để kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, Tài chính của Đảng và Nhà nước.
Điều 5- Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính để hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 6- Các Bộ, Tổng cục và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 134-HĐBT
NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 1981 VỀ CÔNG TÁC TÍN DỤNG,
TIỀN TỆ, THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỂ
THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG SỬA ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ BÁN BUÔN
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Quyết định số 228-CP ngày 2-6-1981 của Hội đồng Chính phủ về sửa đổi hệ thống giá bán buôn.
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng giám đốc Ngân hàng Nhànước.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1- Tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, các Xí nghiệp công tư hợp doanh (dưới đây gọi tắt là Xí nghiệp) đều phải xây dựng, xét duyệt lại định mức vốn lưu động theo chế độ hiện hành cho phù hợp với hệ thống giá bán buôn mới.
Do thay đổi giá bán buôn, tại các Xí nghiệp phát sinh khoản chênh lệch giá hàng hoá vật tư, thiết bị tồn kho. Khoản chênh lệch giá này được dùng để bảo đảm vốn sản xuất, kinh doanh cho Xí nghiệp bằng cách:
Trích một phần theo tỷ lệ vốn ngân sách cấp phát trực tiếp để bổ sung vốn lưu động tự có của Xí nghiệp. Khi xác định lại định mức vốn lưu động, so sánh vốn tự có thực tế với vốn tự có kế hoạch, nếu thiếu thì được ngân sách Nhà nước cấp thêm, nếu thừa thì cơ quan chủ quản được sử dụng số thừa để điều hòa vốn cho đơn vị thiếu trong nội bộ ngành.
— Phần chênh lệch giá hàng hóa vật tư, thiết bị tồn kho theo tỷ lệ cho vay trong định mức (vay trong kế hoạch, vay luân chuyển hàng hóa vật tư) được dùng bổ sung nguồn vốn tín dụng để Ngân hàng Nhà nước cho Xí nghiệp vay, bảo đảm cho Xí nghiệp có vốn hoạt động bình thường.
– Trong khi chờ đợi xét duyệt lại định mức vốn lưu động mới, ngoài số vốn Xí nghiệp đã được ngân sách cấp và được bổ sung bằng số chênh lệch giá hàng tồn kho như đã nói trên, nếu Xí nghiệp nào còn thiếu vốn, thì Ngân hàng Nhà nước tạm thời cho vay để bảo đảm hoạt động bình thường.
Điều 2- Việc cho vay và thanh toán của Ngân hàng Nhà nước phải theo đúng các nguyên tắc quy định trong quyết định số 224-CP ngày 29-5-1981 của Hội đồng Chính phủ, đúng giá cả do các cơ quan có thẩm quyền quy định.
Các Ngân hàng quận, huyện, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh) phải cùng với các Xí nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể có vay vốn Ngân hàng định mức trả nợ và kỳ hạn nợ phù hợp với việc thi hành giá mới;đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ khê đọng các loại.
Điều 3- Các Xí nghiệp có tài khoản ở Ngân hàng phải thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản. Nghiêm cấm việc thanh toán bằng tiền mặt trên mức quy định.
Các tổ chức thu mua lương thực, thực phẩm, nông, lâm, thổ, hải sản bằng tiền mặt, kể cả các Xí nghiệp tự khai thác thu mua những loại vật tư không thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý phải lập kế hoạch tiền mặt gửi tới Ngân hàng theo đúng quy định; trường hợp thu mua vượt kế hoạch, đơn vị phải lập kế hoạch tiền mặt bổ sung. Ngân hàng có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các tổ chức nói trên để thu mua nắm nguồn hàng và chỉ phát tiền mặt để thu mua theo kế hoạch được duyệt, theo đúng giá hoặc khung giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Các Xí nghiệp phải nộp kịp thời và đầy đủ các khoản thu bằng tiền mặt vào Ngân hàng, không được mang tiền mặt từ Tỉnh này sang Tỉnh khác để mua hàng, mà phải chuyển tiền qua Ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát việc chi tiền lương ở các Xí nghiệp, theo mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xây dựng, đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt và phù hợp với việc thi hành giá mới.
Điều 4- Thủ trưởng các ngành, các cấp phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tín dụng, chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt mà Nhà nước đã quy đinh, không được tự đặt ra những quy định riêng. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thông qua các công tác tín dụng, thanh toán và quản lý tiền mặt để kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, Tài chính của Đảng và Nhà nước.
Điều 5- Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính để hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 6- Các Bộ, Tổng cục và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.