Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định về chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 95-CP NGÀY 27-3-1980 VỀ CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG CÁC VÙNG KINH TẾ MỚI

Mở rộng diện tích nông, lâm nghiệp, xây dựng các vùng kinh tế mới là nhiệm vụ kinh tế cực kỳ quan trọng nhằm phát triển sản xuất, phân bố lại lực lượng lao động, góp phần củng cố quốc phòng và tạo điều kiện đẩy mạnh hợp tác kinh tế với nước ngoài.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nói trên, theo tinh thần nghị quyết hội nghị trung ương Đảng lần thứ sáu, Hội đồng Chính phủ quyết định các chính sách sau đây.

I. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ

1. Việc đầu tư mở mang diện tích nông, lâm nghiệp, xây dựng vác vùng kinh tế mới phải theo các nguyên tắc sau đây:

a. Đầu tư đồng bộ và tập trung, dứt điểm, trước hết là đầu tư chiều sâu để củng cố và phát huy hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản xuất đã và đang xây dựng, đầu tư cho các vùng sản xuất lương thực với khối lượng lớn, vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây con xuất khẩu.

b. Chỉ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị sản xuất, hoặc các công trình chung cho từng vùng kinh tế mới sau khi đã tiến hành điều tra khảo sát, lập quy hoạch, có tài liệu thiết kế được cấp có thẩm quyền xét duyệt.

Trong trường hợp cần thiết phải vừa thiết kế vừa xây dựng thì phải tuân theo đúng những thủ tục do liên Bộ Nông nghiệp – Tài chính – Ngân hàng – Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước quy định.

c. Đơn vị được đầu tư có trách nhiệm sử dụng đất đai, tài nguyên, tiền vốn, vật tư theo đúng quy hoạch thiết kế và định mức kinh tế – kỹ thuật; đưa các công trình vào sử dụng đúng thời hạn, có hiệu quả nhanh, vững chắc; tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hiệu quả vốn đầu tư, giao nộp hoặc bán sản phẩm cho Nhà nước theo kế hoạch.

2. Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, các loại công trình sau đây được ngân sách Nhà nước cấp vốn:

– Các công trình phục vụ sản xuất, đời sống chung cho toàn vùng kinh tế mới;

– Các công trình mà tài sản cố định tạo thành không phải trích nộp khấu hao (như đê, đập, cầu, âu kè, cống, đường sá, khai hoang, xây dựng đồng ruộng, cải tạo đất lần đầu…);

– Các công trình có tính chất hành chính, sự nghiệp, nghiên cứu thí nghiệm;

– Các công trình phúc lợi công cộng của đơn vị sản xuất kinh doanh.

Ngoài các loại công trình nói trên, đối với các loại công trình khác có tính chất sản xuất kinh doanh tính toán được hiệu quả kinh tế và xác định được nguồn vốn để trả nợ thì được Nhà nước đầu tư bằng vốn tín dụng.

3. Đối với khu vực kinh tế tập thể, ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cho các hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất để xây dựng các loại công trình và đài thọ các chi phí sau đây:

– Các công trình khai hoang xây dựng đồng ruộng; cải tạo đất lần đầu ; xây dựng cải tạo đồng cỏ; khai hoang trồng rừng; chăm sóc và tu bổ rừng tự nhiên;

– Các công trình phúc lợi công cộng: nhà trẻ, lớp mẫu giáo, một số phòng học trường phổ thông cơ sở, trạm y tế (gồm cả thiết bị bên trong), cửa hàng hợp tác xã mua bán;

– Trụ sở làm việc, nhà hội họp…;

– Các trạm tập kết và đón tiếp người lao động;

– Chi phí về tuyên truyền vận động người đi vùng kinh tế mới; chi phí mua sắm cho sinh hoạt tập thể của số người đi chuẩn bị trước; chi phí quản lý năm đầu theo mức do liên Bộ Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Tài chính quy định.

Những hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất đã có ở vùng còn đất hoang hoá, nếu nhận bổ sung thêm lao động và dân để mở rộng sản xuất, cũng được ngân sách Nhà nước cấp vốn hỗ trợ để khai hoang, xây dựng đồng ruộng, cải tạo đất lần đầu và xây dựng thêm các công trình phúc lợi công cộng.

Riêng đối với các cơ sở của đồng bào định canh định cư, còn được trợ cấp thêm một lần các chi phí trồng cây dài ngày, cây đặc sản (có một phần chi phí trong thời kỳ chăm sóc); chi phí lần đầu về giống và phân bón hoá học để trồng cây ngắn ngày; chi phí xây dựng chuồng trại chăn nuôi tập thể.

Vốn xây dựng các loại công trình phục vụ sản xuất kinh doanh khác và vốn chi phí sản xuất được Nhà nước đầu tư bằng vốn tín dụng.

Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải cố gắng tự giải quyết việc thanh lý tài sản của người đi xây dựng vùng kinh tế mới. Trường hợp không đủ vốn để trả cho người đi thì Ngân hàng Nhà nước cho vay dài hạn với lãi suất nhẹ phần còn thiếu.

4. Phương thức quản lý vốn đầu tư xây dựng vùng kinh tế mới được quy định như sau:

a. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, căn cứ số kiểm tra về vốn đầu tư và vật tư, lương thực cho vùng kinh tế mới, lập kế hoạch phân bổ cho các vùng, các địa phương và cơ sở trực thuộc để đề nghị Hội đồng Chính phủ thông qua, đồng thời quản lý việc thực hiện vốn đầu tư và quyết toán kế hoạch đầu tư theo chế độ Nhà nước quy định.

b. Tất cả các nguồn vốn đầu tư xây dựng các vùng kinh tế mới, đều do Ngân hàng Nhà nước phụ trách cấp phát theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định thủ tục chuyển vốn ngân sách và thanh toán giữa hai bên; trong khi chưa thực hiện chuyển vốn ngân sách sang ngân hàng, không được làm gián đoạn việc thực hiện các khoản đầu tư đã được bố trí trong kế hoạch.

c. Các Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước quy định các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá để làm căn cứ lập dự toán cho từng loại công trình xây dựng ở các vùng khác nhau, đảm bảo cho vốn đầu tư được quản lý chặt chẽ và đem lại hiệu quả kinh tế.

II. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIA ĐÌNH
ĐI XÂY DỰNG VÙNG KINH TẾ MỚI

1. Nhà nước khuyến khích mọi người lao động và gia đình chuyển đến làm ăn các vùng kinh tế mới, trước hết là lao động những vùng nông thôn có mức bình quân ruộng đất thấp và không có điều kiện phát triển ngành nghề, lao động ở thành thị thiếu việc làm hoặc không có điều kiện để được sử dụng hợp lý.

Không đưa những gia đình neo đơn lên vùng kinh tế mới khi sản xuất và đời sống chưa ổn định. Đối với những phần tử xấu thuộc đối tượng cải tạo chỉ được đưa đến các cơ sở của ngành an ninh, nhất thiết không được đưa vào các nông trường, các hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất.

2. Các cơ sở quốc doanh ở vùng kinh tế mới được tuyển lao động theo độ tuổi tối đa 40 đối với nam và 35 đối với nữ. Đối với người có nghề chuyên môn, dân tộc ít người, hoặc trường hợp cần tuyển cả vợ chồng thì có thể tuyển với độ tuổi cao hơn (nam 45, nữ 40). Người được tuyển được hưởng các quyền lợi và có các nghĩa vụ do Nhà nước quy định.

Gia đình công nhân, viên chức, kể cả người được điều động và người mới tuyển nếu di chuyển đến vùng kinh tế mới cũng được hưởng các quyền lợi như gia đình xã viên các hợp tác xã chuyển đến các vùng kinh tế mới.

3. Lao động đi xây dựng hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và người trong gia đình chuyển đến các vùng kinh tế mới được hưởng quyền lợi sau đây:

a. nơi đi:

– Được cấp tiền vé cho người đi và cước vận chuyển mỗi hộ từ 500 đến 800 kg hành lý đến cơ sở mới; trợ cấp tiền ăn đường cho mỗi người 1 đồng 1 ngày, trong những ngày đi đường;

– Trang bị cho mỗi lao động hai công cụ sản xuất thích hợp (cấp bằng hiện vật và với mức bình quân 30 đồng/lao động).

– Người đi trước để chuẩn bị cơ sở cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được cấp 50 đồng/ 1 lao động để mua sắm đồ dùng sinh hoạt cần thiết;

– Các gia đình có nhiều khó khăn được trợ cấp từ 100 đến 150 đồng/hộ để mua sắm một số đồ dùng sinh hoạt cần thiết. Uỷ ban nhân dân tỉnh có người đi xét việc trợ cấp này.

b. nơi đến:

– Trợ cấp cho mỗi hộ từ 700 đồng đến 900 đồng để làm từ 20 đến 30 m2 nhà ở, ở những vùng có nhiều khó khăn về vật liệu xây dựng có thể nâng thêm mức trợ cấp cho thích hợp với tình hình thực tế;

– Trợ cấp chi phí để đào giếng hoặc mua sắm dụng cụ chứa nước… với mức tối đa 100 đồng/hộ. Nơi phải khoan giếng thì được cấp theo thiết kế và dự toán;

– Trợ cấp tiền mua lương thực theo tiêu chuẩn trong 6 tháng cho các nhân khẩu đi theo (trừ lao động chính) đến các vùng hải đảo, Tây Nguyên, cho đồng bào định canh định cư và cho các hộ phi nông nghiệp không phải là công nhân, viên chức đi xây dựng vùng kinh tế mới;

đồng bằng sông Cửu Long, những nơi xét cần thiết được trợ cấp để trang bị thuyền đi lại với mức bình quân 100 đồng/ hộ.

c. Về bảo vệ sức khoẻ:

Trợ cấp thuốc chữa bệnh khi đi đường với mức bình quân 0,30 đ/người nếu đi trong phạm vi các tỉnh miền Bắc hoặc miền Nam, và 0,50 đ/người nếu đi từ Bắc vào Nam.

Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh trong 3 năm đầu theo tiêu chuẩn 0,50 đ/người/tháng (ngoài số thuốc đặc trị các bệnh xã hội thuộc kế hoạch riêng của ngành y tế).

Lao động đi trước, trong khi chưa có gia đình tới, nếu bị ốm đau hoặc tai nạn phải nghỉ việc được trợ cấp 1 đồng/ ngày.

Trong 3 năm đầu nếu phải nằm bệnh viện thì được miễn viện phí (kể cả tiền thuốc và tiền ăn); nếu bị chết được trợ cấp 150 đồng chi phí mai táng.

d. Về cung cấp hàng hoá trước khi lên vùng kinh tế mới:

– Được mua hết các mặt hàng theo tem phiếu đã cấp. Trường hợp đặc biệt nơi đi không có đủ hàng bán hết tem phiếu, thì Bộ Nội thương phải chỉ đạo hai tỉnh bàn giao cụ thể và điều chỉnh chỉ tiêu hàng hoá để nhân dân được mua đầy đủ ở nơi đến;

– Được mua theo giá cung cấp và không phải nộp tem phiếu một số mặt hàng như chăn bông, áo bông (nếu đi miền núi phía Bắc, hải đảo), chăn sợi, áo sợi (nếu đi các nơi khác), màn, chiếu, đồ dùng vệ sinh cho phụ nữ, ni-lông che mưa… và mỗi lao động 4 mét vải để may quần áo lao động;

– Các cụ già, cháu bé được mua thêm hàng chống rét tuỳ theo khả năng hàng hoá của địa phương (không phải nộp tem phiếu) như khăn quàng, tất, quần áo vệ sinh….

đ. Khi tới vùng kinh tế mới được mua ngay các hàng hoá thông thường như nhân dân địa phương (dầu thắp, muối, giấy bút học tập…) và được hưởng các chế độ phân phối hàng hoá theo quy định hiện hành.

e. Về nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ dân công:

Trong 3 năm đầu, nếu không xảy ra tình hình khẩn cấp, không có lệnh động viên, thì người đi vùng kinh tế mới được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và được sử dụng số ngày công trong nghĩa vụ dân công vào việc xây dựng hợp tác xã và xã sở tại.

4. Khuyến khích làm kinh tế gia đình.

Nhà nước khuyến khích xã viên hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, cán bộ, công nhân, viên chức làm kinh tế gia đình theo sự hướng dẫn và giúp đỡ của địa phương và cơ sở.

Tuỳ theo khả năng đất đai của từng vùng và quy hoạch của từng đơn vị cơ sở, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất hoặc nông trường, lâm trường giao cho mỗi gia đình xã viên 1500 m2, mỗi gia đình công nhân viên nông, lâm trường từ 300 đến 1000 m2 đất để làm chỗ ở và trồng trọt, chăn nuôi ở gia đình.

Đối với một số vùng có nhiều khó khăn, phải tốn nhiều công cải tạo đất, các gia đình được hợp tác xã, tập đoàn sản xuất hoặc nông trường, lâm trường hỗ trợ về sức kéo, cải tạo đất, giếng … tuỳ theo khả năng của từng cơ sở.

Gia đình xã viên và công nhân, viên chức ở vùng kinh tế mới được Ngân hàng Nhà nước cho vay vốn mua giống, công cụ, máy chế biến nhỏ, phương tiện vận chuyển và các phương tiện cần thiết khác để làm kinh tế gia đình.

III. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ LƯƠNG THỰC

1. Xã viên các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất đi xây dựng vùng kinh tế mới được Nhà nước bán trong năm đầu lương thực quy gạo theo các mức sau đây:

– Lao động chính: 18 kg/tháng (lao động chuyên trách thì theo tiêu chuẩn của từng ngành nghề đã quy định);

– Lao động phụ: 16 kg/tháng;

– Người ăn theo khác: bình quân mỗi người 9 kg/tháng.

2. Từ năm thứ hai trở đi, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nào có nhiệm vụ sản xuất chính là lương thực, phải tự giải quyết đủ lương thực cho đơn vị mình và có phần đóng góp vào cân đối lương thực cho vùng; nếu bị thiên tai, mà chưa đủ ăn, Nhà nước sẽ xét hỗ trợ lương thực. Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nào có nhiệm vụ sản xuất chính là cây công nghiệp, chăn nuôi hay nghề rừng, ngoài việc làm nhiệm vụ sản xuất chính, còn phải tận dụng đất đai để sản xuất lương thực với mức cao nhất; Nhà nước sẽ bán thêm cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phần lương thực còn thiếu trong những năm cây công nghiệp chưa vào thời kỳ kinh doanh, theo mức bình quân đầu người 13 kilôgam lương thực quy gạo một tháng; kể từ khi cây công nghiệp đã vào thời kỳ kinh doanh thì Nhà nước sẽ bán lương thực theo hợp đồng hai chiều. Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất sử dụng hai nguồn lương thực nói trên để phân phối trong nội bộ hợp tác xã, tập đoàn sản xuất theo nguyên tắc phân phối theo lao động.

3. Lao động đi làm công việc chuẩn bị trước và lao động ở nơi khác được điều đến hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho vùng kinh tế mới được mua lương thực 21 kg/tháng trong thời gian làm các công việc nói trên.

4. Cán bộ, công nhân viên nông trường, lâm trường được mua lương thực theo tiêu chuẩn đã quy định.

5. Nhân khẩu thuộc gia đình cán bộ, công nhân nông, lâm trường, nếu chưa thuộc diện Nhà nước cung cấp lương thực, thì được mua lương thực như sau:

a. Người trong độ tuổi lao động được mua lương thực một năm đầu theo mức 13,5 kg/tháng.

b. Người quá tuổi lao động hoặc mất sức lao động, được mua lương thực theo tiêu chuẩn như nhân khẩu phi nông nghiệp; người chưa đến tuổi lao động được mua lương thực theo tiêu chuẩn cho đến khi đủ tuổi lao động.

6. nơi nào Nhà nước đồng ý để hợp tác xã, tập đoàn sản xuất tự tổ chức mua lấy lương thực, thì Nhà nước sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn lương thực được mua để trợ cấp tiền chênh lệch theo giá thoả thuận Nhà nước mua trong vùng.

IV. CHÍNH SÁCH CÁN BỘ

Các Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và các tỉnh cần quy hoạch, kế hoạch xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân cho các vùng kinh tế mới cả trước mắt và lâu dài.

Ngoài các chính sách, chế độ hiện hành, nay bổ sung một số chế độ đối với cán bộ ở các vùng kinh tế mới như sau.

1. Đối với các hợp tác xã có quy mô định hình 200 hécta đất canh tác, trong 3 năm đầu mới thành lập, ngân sách Nhà nước trợ cấp hàng tháng cho một số cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt, cán bộ y tế, giáo viên mẫu giáo và cô nuôi trẻ. Số lượng cán bộ được trợ cấp là 7 người, mức trợ cấp bình quân 50 đồng/tháng/người do hợp tác xã phân phối cụ thể (đối với các tập đoàn sản xuất, trợ cấp hai người).

2. Cán bộ xã đang hưởng phụ cấp định suất hàng tháng theo quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ được điều động lên vùng kinh tế mới, nếu được giao nhiệm vụ từ đội phó đội sản xuất trở lên và nếu không hưởng trợ cấp như điểm 1 nói trên, thì được tiếp tục hưởng trợ cấp cán bộ xã như cũ, trong hai năm kể từ ngày đến cơ sở mới.

3. Các xã có nhiệm vụ chuyển một bộ phận lao động và dân đi mở mang xây dựng các vùng kinh tế mới được cử một cán bộ chuyên trách việc tổ chức đưa người đi. Cán bộ chuyên trách này, nếu không phải là đối tượng được hưởng phụ cấp định suất hàng tháng theo mức quy định trong quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, thì được trợ cấp bằng mức định suất đó trong thời gian làm nhiệm vụ chuyên trách.

4. Các khoản trợ cấp nói trên và kinh phí đào tạo, huấn luyện cán bộ, công nhân, được ngân sách cấp phát và tính vào kinh phí sự nghiệp về vùng kinh tế mới.

V. CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH SẢN XUẤT

Ngoài các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đã ban hành, nay bổ sung đối với các vùng kinh tế mới như sau:

1. Miễn thuế nông nghiệp và chưa giao mức nghĩa vụ bán lương thực hoặc nông sản trong hai năm, nếu là đất phục hoá, trong ba năm, nếu là đất khai hoang trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Sau đó Nhà nước sẽ ổn định nghĩa vụ bán lương thực hoặc nông sản cho từng thời kỳ 5 năm .

Đất trồng cây công nghiệp dài ngày, được miễn thuế trong hai năm (nếu là đất phục hoá)hoặc ba năm (nếu là đất khai hoang) kể từ khi có sản phẩm thu hoạch.

2. Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nuôi lợn tập thể và nhân dân nuôi lợn gia đình được miễn làm nghĩa vụ bán thịt trong ba năm kể từ khi tới vùng kinh tế mới, sau đó Nhà nước sẽ ổn định mức bán thịt theo quy định chung.

3. Các cơ sở quốc doanh, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất sau khi hoàn thành các chỉ tiêu kết hoạch sản xuất, thu mua do Nhà nước giao, được tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển ngành nghề ngoài kế hoạch để tăng thu nhập, tăng tích luỹ.

4. Các cơ sở sản xuất quốc doanh và tập thể cũng như các xã viên và công nhân, viên chức được quyền tự do sử dụng các sản phẩm sau đây:

– Các sản phẩm của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất còn lại sau khi đã làm đầy đủ nghĩa vụ và hợp đồng hai chiều với Nhà nước;

– Sản phẩm cơ sở quốc doanh sản xuất ngoài kế hoạch;

– Sản phẩm thu hoạch trên đất được giao hoặc đất mượn thêm để làm kinh tế gia đình.

Đối với những sản phẩm nói trên, nếu Nhà nước mua thì trả theo giá thoả thuận.

5. Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất có người đi xây dựng vùng kinh tế mới không phải điều chỉnh lại mức ổn định nghĩa vụ bán lương thực và nông sản đã được xác định trước đó; hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được dùng trong thời hạn từ 3 đến 5 năm số lượng thực và nông sản dôi ra (do không phải bán thêm theo nghĩa vụ cho Nhà nước để giúp đỡ cho người đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc bán số dôi ấy cho Nhà nước theo giá thoả thuận để trả nợ tiền vay ngân hàng.

6. Nông trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất có trách nhiệm tận thu, bảo quản gỗ và lâm sản khác trên phần đất khai hoang và đất rừng được giao kinh doanh; mặt khác được ưu tiên phân phối gỗ và lâm sản này cho nhu cầu xây dựng theo kế hoạch. Phần giao cho Nhà nước được trả theo giá cả khuyến khích, bảo đảm cho đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi.

Đối với sản lượng gỗ và lâm sản thực hiện vượt mức quy định, đơn vị kinh doanh đất rừng được sử dụng thêm một phần; phần còn lại được bán cho Nhà nước theo giá khuyến khích.

VI. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC, Y TẾ
VÀ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG Xà HỘI

1. Con em nhân dân các dân tộc địa phương và con em nhân dân đến xây dựng vùng kinh tế mới đều được Nhà nước đảm bảo có đủ trường lớp để học tập văn hoá. Học sinh phổ thông phải đi học xa được chính quyền địa phương hết sức giúp đỡ học tập.

Học sinh theo gia đình chuyển hẳn lên vùng kinh tế mới được tuyển vào các trường đào tạo theo chính sách như con em dân tộc ít người ở địa phương.

2. Để bảo đảm phục vụ đời sống của nhân dân các vùng kinh tế mới, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có vùng kinh tế mới phải tuỳ theo nhu cầu phát triển hàng năm mà có kế hoạch đồng bộ về các mặt sau đây:

– Tổ chức các đơn vị hành chính (xã, ấp, thôn xóm…) để chăm lo cho nhân dân mới đến các yêu cầu về bảo vệ trật tự an ninh, về quản lý dân chính và các vấn đề xã hội khác;

– Lập các bệnh viện, bệnh xã, trạm y tế (có giường bệnh, có đủ cán bộ y tế, dành thuốc men đầy đủ), làm vệ sinh môi trường;

– Tổ chức các trường, lớp học phổ thông và bổ túc văn hoá;

– Tổ chức mạng lưới thương nghiệp, dành quỹ hàng hoá cho vùng kinh tế mới và tổ chức các hoạt động dịch vụ sát cơ sở sản xuất;

– Tổ chức trang bị vũ khí, huấn luyện cho các cơ sở kinh tế mới có đủ khả năng tự bảo vệ, thích hợp với đặc điểm ở mỗi vùng kinh tế mới; nơi nào nhân dân phải tham gia nhiều vào công việc tuần tra, canh gác, có ảnh hưởng nhiều đến thu nhập bình thường, thì chính quyền địa phương cùng hợp tác xã, tập đoàn sản xuất xét từng trường hợp cụ thể mà giúp đỡ hoặc trợ cấp, tuỳ khả năng của địa phương;

– Triển khai các hoạt động giao thông vận tải, bưu điện, văn hoá, thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục, thể thao, truyền thanh … ở các vùng kinh tế mới với tinh thần ưu tiên cho các vùng đó.

Căn cứ vào quyết định này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuỳ theo chức năng, quyền hạn quản lý của mình, ban hành ngay các quy định cụ thể và phổ biến, hướng dẫn đầy đủ cho các địa phương, các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc ngành và cấp mình thực hiện.

Các Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn việc chuyển tiếp chế độ đầu tư theo chính sách cũ sang chính sách mới, bảo đảm cho công việc xây dựng, sản xuất, tổ chức đời sống ở các vùng kinh tế mới được tiến hành tốt, không bị gián đoạn.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định đã ban hành trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Thuộc tính văn bản
Quyết định về chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới
Cơ quan ban hành: Hội đồng Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 95-CP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 27/03/1980 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 95-CP NGÀY 27-3-1980 VỀ CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG CÁC VÙNG KINH TẾ MỚI

Mở rộng diện tích nông, lâm nghiệp, xây dựng các vùng kinh tế mới là nhiệm vụ kinh tế cực kỳ quan trọng nhằm phát triển sản xuất, phân bố lại lực lượng lao động, góp phần củng cố quốc phòng và tạo điều kiện đẩy mạnh hợp tác kinh tế với nước ngoài.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nói trên, theo tinh thần nghị quyết hội nghị trung ương Đảng lần thứ sáu, Hội đồng Chính phủ quyết định các chính sách sau đây.

I. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ

1. Việc đầu tư mở mang diện tích nông, lâm nghiệp, xây dựng vác vùng kinh tế mới phải theo các nguyên tắc sau đây:

a. Đầu tư đồng bộ và tập trung, dứt điểm, trước hết là đầu tư chiều sâu để củng cố và phát huy hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản xuất đã và đang xây dựng, đầu tư cho các vùng sản xuất lương thực với khối lượng lớn, vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây con xuất khẩu.

b. Chỉ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị sản xuất, hoặc các công trình chung cho từng vùng kinh tế mới sau khi đã tiến hành điều tra khảo sát, lập quy hoạch, có tài liệu thiết kế được cấp có thẩm quyền xét duyệt.

Trong trường hợp cần thiết phải vừa thiết kế vừa xây dựng thì phải tuân theo đúng những thủ tục do liên Bộ Nông nghiệp – Tài chính – Ngân hàng – Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước quy định.

c. Đơn vị được đầu tư có trách nhiệm sử dụng đất đai, tài nguyên, tiền vốn, vật tư theo đúng quy hoạch thiết kế và định mức kinh tế – kỹ thuật; đưa các công trình vào sử dụng đúng thời hạn, có hiệu quả nhanh, vững chắc; tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hiệu quả vốn đầu tư, giao nộp hoặc bán sản phẩm cho Nhà nước theo kế hoạch.

2. Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, các loại công trình sau đây được ngân sách Nhà nước cấp vốn:

– Các công trình phục vụ sản xuất, đời sống chung cho toàn vùng kinh tế mới;

– Các công trình mà tài sản cố định tạo thành không phải trích nộp khấu hao (như đê, đập, cầu, âu kè, cống, đường sá, khai hoang, xây dựng đồng ruộng, cải tạo đất lần đầu…);

– Các công trình có tính chất hành chính, sự nghiệp, nghiên cứu thí nghiệm;

– Các công trình phúc lợi công cộng của đơn vị sản xuất kinh doanh.

Ngoài các loại công trình nói trên, đối với các loại công trình khác có tính chất sản xuất kinh doanh tính toán được hiệu quả kinh tế và xác định được nguồn vốn để trả nợ thì được Nhà nước đầu tư bằng vốn tín dụng.

3. Đối với khu vực kinh tế tập thể, ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cho các hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất để xây dựng các loại công trình và đài thọ các chi phí sau đây:

– Các công trình khai hoang xây dựng đồng ruộng; cải tạo đất lần đầu ; xây dựng cải tạo đồng cỏ; khai hoang trồng rừng; chăm sóc và tu bổ rừng tự nhiên;

– Các công trình phúc lợi công cộng: nhà trẻ, lớp mẫu giáo, một số phòng học trường phổ thông cơ sở, trạm y tế (gồm cả thiết bị bên trong), cửa hàng hợp tác xã mua bán;

– Trụ sở làm việc, nhà hội họp…;

– Các trạm tập kết và đón tiếp người lao động;

– Chi phí về tuyên truyền vận động người đi vùng kinh tế mới; chi phí mua sắm cho sinh hoạt tập thể của số người đi chuẩn bị trước; chi phí quản lý năm đầu theo mức do liên Bộ Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Tài chính quy định.

Những hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất đã có ở vùng còn đất hoang hoá, nếu nhận bổ sung thêm lao động và dân để mở rộng sản xuất, cũng được ngân sách Nhà nước cấp vốn hỗ trợ để khai hoang, xây dựng đồng ruộng, cải tạo đất lần đầu và xây dựng thêm các công trình phúc lợi công cộng.

Riêng đối với các cơ sở của đồng bào định canh định cư, còn được trợ cấp thêm một lần các chi phí trồng cây dài ngày, cây đặc sản (có một phần chi phí trong thời kỳ chăm sóc); chi phí lần đầu về giống và phân bón hoá học để trồng cây ngắn ngày; chi phí xây dựng chuồng trại chăn nuôi tập thể.

Vốn xây dựng các loại công trình phục vụ sản xuất kinh doanh khác và vốn chi phí sản xuất được Nhà nước đầu tư bằng vốn tín dụng.

Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải cố gắng tự giải quyết việc thanh lý tài sản của người đi xây dựng vùng kinh tế mới. Trường hợp không đủ vốn để trả cho người đi thì Ngân hàng Nhà nước cho vay dài hạn với lãi suất nhẹ phần còn thiếu.

4. Phương thức quản lý vốn đầu tư xây dựng vùng kinh tế mới được quy định như sau:

a. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, căn cứ số kiểm tra về vốn đầu tư và vật tư, lương thực cho vùng kinh tế mới, lập kế hoạch phân bổ cho các vùng, các địa phương và cơ sở trực thuộc để đề nghị Hội đồng Chính phủ thông qua, đồng thời quản lý việc thực hiện vốn đầu tư và quyết toán kế hoạch đầu tư theo chế độ Nhà nước quy định.

b. Tất cả các nguồn vốn đầu tư xây dựng các vùng kinh tế mới, đều do Ngân hàng Nhà nước phụ trách cấp phát theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định thủ tục chuyển vốn ngân sách và thanh toán giữa hai bên; trong khi chưa thực hiện chuyển vốn ngân sách sang ngân hàng, không được làm gián đoạn việc thực hiện các khoản đầu tư đã được bố trí trong kế hoạch.

c. Các Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước quy định các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá để làm căn cứ lập dự toán cho từng loại công trình xây dựng ở các vùng khác nhau, đảm bảo cho vốn đầu tư được quản lý chặt chẽ và đem lại hiệu quả kinh tế.

II. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIA ĐÌNH
ĐI XÂY DỰNG VÙNG KINH TẾ MỚI

1. Nhà nước khuyến khích mọi người lao động và gia đình chuyển đến làm ăn các vùng kinh tế mới, trước hết là lao động những vùng nông thôn có mức bình quân ruộng đất thấp và không có điều kiện phát triển ngành nghề, lao động ở thành thị thiếu việc làm hoặc không có điều kiện để được sử dụng hợp lý.

Không đưa những gia đình neo đơn lên vùng kinh tế mới khi sản xuất và đời sống chưa ổn định. Đối với những phần tử xấu thuộc đối tượng cải tạo chỉ được đưa đến các cơ sở của ngành an ninh, nhất thiết không được đưa vào các nông trường, các hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất.

2. Các cơ sở quốc doanh ở vùng kinh tế mới được tuyển lao động theo độ tuổi tối đa 40 đối với nam và 35 đối với nữ. Đối với người có nghề chuyên môn, dân tộc ít người, hoặc trường hợp cần tuyển cả vợ chồng thì có thể tuyển với độ tuổi cao hơn (nam 45, nữ 40). Người được tuyển được hưởng các quyền lợi và có các nghĩa vụ do Nhà nước quy định.

Gia đình công nhân, viên chức, kể cả người được điều động và người mới tuyển nếu di chuyển đến vùng kinh tế mới cũng được hưởng các quyền lợi như gia đình xã viên các hợp tác xã chuyển đến các vùng kinh tế mới.

3. Lao động đi xây dựng hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và người trong gia đình chuyển đến các vùng kinh tế mới được hưởng quyền lợi sau đây:

a. nơi đi:

– Được cấp tiền vé cho người đi và cước vận chuyển mỗi hộ từ 500 đến 800 kg hành lý đến cơ sở mới; trợ cấp tiền ăn đường cho mỗi người 1 đồng 1 ngày, trong những ngày đi đường;

– Trang bị cho mỗi lao động hai công cụ sản xuất thích hợp (cấp bằng hiện vật và với mức bình quân 30 đồng/lao động).

– Người đi trước để chuẩn bị cơ sở cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được cấp 50 đồng/ 1 lao động để mua sắm đồ dùng sinh hoạt cần thiết;

– Các gia đình có nhiều khó khăn được trợ cấp từ 100 đến 150 đồng/hộ để mua sắm một số đồ dùng sinh hoạt cần thiết. Uỷ ban nhân dân tỉnh có người đi xét việc trợ cấp này.

b. nơi đến:

– Trợ cấp cho mỗi hộ từ 700 đồng đến 900 đồng để làm từ 20 đến 30 m2 nhà ở, ở những vùng có nhiều khó khăn về vật liệu xây dựng có thể nâng thêm mức trợ cấp cho thích hợp với tình hình thực tế;

– Trợ cấp chi phí để đào giếng hoặc mua sắm dụng cụ chứa nước… với mức tối đa 100 đồng/hộ. Nơi phải khoan giếng thì được cấp theo thiết kế và dự toán;

– Trợ cấp tiền mua lương thực theo tiêu chuẩn trong 6 tháng cho các nhân khẩu đi theo (trừ lao động chính) đến các vùng hải đảo, Tây Nguyên, cho đồng bào định canh định cư và cho các hộ phi nông nghiệp không phải là công nhân, viên chức đi xây dựng vùng kinh tế mới;

đồng bằng sông Cửu Long, những nơi xét cần thiết được trợ cấp để trang bị thuyền đi lại với mức bình quân 100 đồng/ hộ.

c. Về bảo vệ sức khoẻ:

Trợ cấp thuốc chữa bệnh khi đi đường với mức bình quân 0,30 đ/người nếu đi trong phạm vi các tỉnh miền Bắc hoặc miền Nam, và 0,50 đ/người nếu đi từ Bắc vào Nam.

Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh trong 3 năm đầu theo tiêu chuẩn 0,50 đ/người/tháng (ngoài số thuốc đặc trị các bệnh xã hội thuộc kế hoạch riêng của ngành y tế).

Lao động đi trước, trong khi chưa có gia đình tới, nếu bị ốm đau hoặc tai nạn phải nghỉ việc được trợ cấp 1 đồng/ ngày.

Trong 3 năm đầu nếu phải nằm bệnh viện thì được miễn viện phí (kể cả tiền thuốc và tiền ăn); nếu bị chết được trợ cấp 150 đồng chi phí mai táng.

d. Về cung cấp hàng hoá trước khi lên vùng kinh tế mới:

– Được mua hết các mặt hàng theo tem phiếu đã cấp. Trường hợp đặc biệt nơi đi không có đủ hàng bán hết tem phiếu, thì Bộ Nội thương phải chỉ đạo hai tỉnh bàn giao cụ thể và điều chỉnh chỉ tiêu hàng hoá để nhân dân được mua đầy đủ ở nơi đến;

– Được mua theo giá cung cấp và không phải nộp tem phiếu một số mặt hàng như chăn bông, áo bông (nếu đi miền núi phía Bắc, hải đảo), chăn sợi, áo sợi (nếu đi các nơi khác), màn, chiếu, đồ dùng vệ sinh cho phụ nữ, ni-lông che mưa… và mỗi lao động 4 mét vải để may quần áo lao động;

– Các cụ già, cháu bé được mua thêm hàng chống rét tuỳ theo khả năng hàng hoá của địa phương (không phải nộp tem phiếu) như khăn quàng, tất, quần áo vệ sinh….

đ. Khi tới vùng kinh tế mới được mua ngay các hàng hoá thông thường như nhân dân địa phương (dầu thắp, muối, giấy bút học tập…) và được hưởng các chế độ phân phối hàng hoá theo quy định hiện hành.

e. Về nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ dân công:

Trong 3 năm đầu, nếu không xảy ra tình hình khẩn cấp, không có lệnh động viên, thì người đi vùng kinh tế mới được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và được sử dụng số ngày công trong nghĩa vụ dân công vào việc xây dựng hợp tác xã và xã sở tại.

4. Khuyến khích làm kinh tế gia đình.

Nhà nước khuyến khích xã viên hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, cán bộ, công nhân, viên chức làm kinh tế gia đình theo sự hướng dẫn và giúp đỡ của địa phương và cơ sở.

Tuỳ theo khả năng đất đai của từng vùng và quy hoạch của từng đơn vị cơ sở, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất hoặc nông trường, lâm trường giao cho mỗi gia đình xã viên 1500 m2, mỗi gia đình công nhân viên nông, lâm trường từ 300 đến 1000 m2 đất để làm chỗ ở và trồng trọt, chăn nuôi ở gia đình.

Đối với một số vùng có nhiều khó khăn, phải tốn nhiều công cải tạo đất, các gia đình được hợp tác xã, tập đoàn sản xuất hoặc nông trường, lâm trường hỗ trợ về sức kéo, cải tạo đất, giếng … tuỳ theo khả năng của từng cơ sở.

Gia đình xã viên và công nhân, viên chức ở vùng kinh tế mới được Ngân hàng Nhà nước cho vay vốn mua giống, công cụ, máy chế biến nhỏ, phương tiện vận chuyển và các phương tiện cần thiết khác để làm kinh tế gia đình.

III. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ LƯƠNG THỰC

1. Xã viên các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất đi xây dựng vùng kinh tế mới được Nhà nước bán trong năm đầu lương thực quy gạo theo các mức sau đây:

– Lao động chính: 18 kg/tháng (lao động chuyên trách thì theo tiêu chuẩn của từng ngành nghề đã quy định);

– Lao động phụ: 16 kg/tháng;

– Người ăn theo khác: bình quân mỗi người 9 kg/tháng.

2. Từ năm thứ hai trở đi, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nào có nhiệm vụ sản xuất chính là lương thực, phải tự giải quyết đủ lương thực cho đơn vị mình và có phần đóng góp vào cân đối lương thực cho vùng; nếu bị thiên tai, mà chưa đủ ăn, Nhà nước sẽ xét hỗ trợ lương thực. Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nào có nhiệm vụ sản xuất chính là cây công nghiệp, chăn nuôi hay nghề rừng, ngoài việc làm nhiệm vụ sản xuất chính, còn phải tận dụng đất đai để sản xuất lương thực với mức cao nhất; Nhà nước sẽ bán thêm cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phần lương thực còn thiếu trong những năm cây công nghiệp chưa vào thời kỳ kinh doanh, theo mức bình quân đầu người 13 kilôgam lương thực quy gạo một tháng; kể từ khi cây công nghiệp đã vào thời kỳ kinh doanh thì Nhà nước sẽ bán lương thực theo hợp đồng hai chiều. Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất sử dụng hai nguồn lương thực nói trên để phân phối trong nội bộ hợp tác xã, tập đoàn sản xuất theo nguyên tắc phân phối theo lao động.

3. Lao động đi làm công việc chuẩn bị trước và lao động ở nơi khác được điều đến hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho vùng kinh tế mới được mua lương thực 21 kg/tháng trong thời gian làm các công việc nói trên.

4. Cán bộ, công nhân viên nông trường, lâm trường được mua lương thực theo tiêu chuẩn đã quy định.

5. Nhân khẩu thuộc gia đình cán bộ, công nhân nông, lâm trường, nếu chưa thuộc diện Nhà nước cung cấp lương thực, thì được mua lương thực như sau:

a. Người trong độ tuổi lao động được mua lương thực một năm đầu theo mức 13,5 kg/tháng.

b. Người quá tuổi lao động hoặc mất sức lao động, được mua lương thực theo tiêu chuẩn như nhân khẩu phi nông nghiệp; người chưa đến tuổi lao động được mua lương thực theo tiêu chuẩn cho đến khi đủ tuổi lao động.

6. nơi nào Nhà nước đồng ý để hợp tác xã, tập đoàn sản xuất tự tổ chức mua lấy lương thực, thì Nhà nước sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn lương thực được mua để trợ cấp tiền chênh lệch theo giá thoả thuận Nhà nước mua trong vùng.

IV. CHÍNH SÁCH CÁN BỘ

Các Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và các tỉnh cần quy hoạch, kế hoạch xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân cho các vùng kinh tế mới cả trước mắt và lâu dài.

Ngoài các chính sách, chế độ hiện hành, nay bổ sung một số chế độ đối với cán bộ ở các vùng kinh tế mới như sau.

1. Đối với các hợp tác xã có quy mô định hình 200 hécta đất canh tác, trong 3 năm đầu mới thành lập, ngân sách Nhà nước trợ cấp hàng tháng cho một số cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt, cán bộ y tế, giáo viên mẫu giáo và cô nuôi trẻ. Số lượng cán bộ được trợ cấp là 7 người, mức trợ cấp bình quân 50 đồng/tháng/người do hợp tác xã phân phối cụ thể (đối với các tập đoàn sản xuất, trợ cấp hai người).

2. Cán bộ xã đang hưởng phụ cấp định suất hàng tháng theo quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ được điều động lên vùng kinh tế mới, nếu được giao nhiệm vụ từ đội phó đội sản xuất trở lên và nếu không hưởng trợ cấp như điểm 1 nói trên, thì được tiếp tục hưởng trợ cấp cán bộ xã như cũ, trong hai năm kể từ ngày đến cơ sở mới.

3. Các xã có nhiệm vụ chuyển một bộ phận lao động và dân đi mở mang xây dựng các vùng kinh tế mới được cử một cán bộ chuyên trách việc tổ chức đưa người đi. Cán bộ chuyên trách này, nếu không phải là đối tượng được hưởng phụ cấp định suất hàng tháng theo mức quy định trong quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, thì được trợ cấp bằng mức định suất đó trong thời gian làm nhiệm vụ chuyên trách.

4. Các khoản trợ cấp nói trên và kinh phí đào tạo, huấn luyện cán bộ, công nhân, được ngân sách cấp phát và tính vào kinh phí sự nghiệp về vùng kinh tế mới.

V. CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH SẢN XUẤT

Ngoài các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đã ban hành, nay bổ sung đối với các vùng kinh tế mới như sau:

1. Miễn thuế nông nghiệp và chưa giao mức nghĩa vụ bán lương thực hoặc nông sản trong hai năm, nếu là đất phục hoá, trong ba năm, nếu là đất khai hoang trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Sau đó Nhà nước sẽ ổn định nghĩa vụ bán lương thực hoặc nông sản cho từng thời kỳ 5 năm .

Đất trồng cây công nghiệp dài ngày, được miễn thuế trong hai năm (nếu là đất phục hoá)hoặc ba năm (nếu là đất khai hoang) kể từ khi có sản phẩm thu hoạch.

2. Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nuôi lợn tập thể và nhân dân nuôi lợn gia đình được miễn làm nghĩa vụ bán thịt trong ba năm kể từ khi tới vùng kinh tế mới, sau đó Nhà nước sẽ ổn định mức bán thịt theo quy định chung.

3. Các cơ sở quốc doanh, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất sau khi hoàn thành các chỉ tiêu kết hoạch sản xuất, thu mua do Nhà nước giao, được tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển ngành nghề ngoài kế hoạch để tăng thu nhập, tăng tích luỹ.

4. Các cơ sở sản xuất quốc doanh và tập thể cũng như các xã viên và công nhân, viên chức được quyền tự do sử dụng các sản phẩm sau đây:

– Các sản phẩm của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất còn lại sau khi đã làm đầy đủ nghĩa vụ và hợp đồng hai chiều với Nhà nước;

– Sản phẩm cơ sở quốc doanh sản xuất ngoài kế hoạch;

– Sản phẩm thu hoạch trên đất được giao hoặc đất mượn thêm để làm kinh tế gia đình.

Đối với những sản phẩm nói trên, nếu Nhà nước mua thì trả theo giá thoả thuận.

5. Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất có người đi xây dựng vùng kinh tế mới không phải điều chỉnh lại mức ổn định nghĩa vụ bán lương thực và nông sản đã được xác định trước đó; hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được dùng trong thời hạn từ 3 đến 5 năm số lượng thực và nông sản dôi ra (do không phải bán thêm theo nghĩa vụ cho Nhà nước để giúp đỡ cho người đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc bán số dôi ấy cho Nhà nước theo giá thoả thuận để trả nợ tiền vay ngân hàng.

6. Nông trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất có trách nhiệm tận thu, bảo quản gỗ và lâm sản khác trên phần đất khai hoang và đất rừng được giao kinh doanh; mặt khác được ưu tiên phân phối gỗ và lâm sản này cho nhu cầu xây dựng theo kế hoạch. Phần giao cho Nhà nước được trả theo giá cả khuyến khích, bảo đảm cho đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi.

Đối với sản lượng gỗ và lâm sản thực hiện vượt mức quy định, đơn vị kinh doanh đất rừng được sử dụng thêm một phần; phần còn lại được bán cho Nhà nước theo giá khuyến khích.

VI. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC, Y TẾ
VÀ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG Xà HỘI

1. Con em nhân dân các dân tộc địa phương và con em nhân dân đến xây dựng vùng kinh tế mới đều được Nhà nước đảm bảo có đủ trường lớp để học tập văn hoá. Học sinh phổ thông phải đi học xa được chính quyền địa phương hết sức giúp đỡ học tập.

Học sinh theo gia đình chuyển hẳn lên vùng kinh tế mới được tuyển vào các trường đào tạo theo chính sách như con em dân tộc ít người ở địa phương.

2. Để bảo đảm phục vụ đời sống của nhân dân các vùng kinh tế mới, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có vùng kinh tế mới phải tuỳ theo nhu cầu phát triển hàng năm mà có kế hoạch đồng bộ về các mặt sau đây:

– Tổ chức các đơn vị hành chính (xã, ấp, thôn xóm…) để chăm lo cho nhân dân mới đến các yêu cầu về bảo vệ trật tự an ninh, về quản lý dân chính và các vấn đề xã hội khác;

– Lập các bệnh viện, bệnh xã, trạm y tế (có giường bệnh, có đủ cán bộ y tế, dành thuốc men đầy đủ), làm vệ sinh môi trường;

– Tổ chức các trường, lớp học phổ thông và bổ túc văn hoá;

– Tổ chức mạng lưới thương nghiệp, dành quỹ hàng hoá cho vùng kinh tế mới và tổ chức các hoạt động dịch vụ sát cơ sở sản xuất;

– Tổ chức trang bị vũ khí, huấn luyện cho các cơ sở kinh tế mới có đủ khả năng tự bảo vệ, thích hợp với đặc điểm ở mỗi vùng kinh tế mới; nơi nào nhân dân phải tham gia nhiều vào công việc tuần tra, canh gác, có ảnh hưởng nhiều đến thu nhập bình thường, thì chính quyền địa phương cùng hợp tác xã, tập đoàn sản xuất xét từng trường hợp cụ thể mà giúp đỡ hoặc trợ cấp, tuỳ khả năng của địa phương;

– Triển khai các hoạt động giao thông vận tải, bưu điện, văn hoá, thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục, thể thao, truyền thanh … ở các vùng kinh tế mới với tinh thần ưu tiên cho các vùng đó.

Căn cứ vào quyết định này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuỳ theo chức năng, quyền hạn quản lý của mình, ban hành ngay các quy định cụ thể và phổ biến, hướng dẫn đầy đủ cho các địa phương, các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc ngành và cấp mình thực hiện.

Các Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn việc chuyển tiếp chế độ đầu tư theo chính sách cũ sang chính sách mới, bảo đảm cho công việc xây dựng, sản xuất, tổ chức đời sống ở các vùng kinh tế mới được tiến hành tốt, không bị gián đoạn.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định đã ban hành trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định về chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới”