QUYẾT ĐỊNH
SỐ 47-TTG NGÀY 9 THÁNG 2 NĂM 1980 VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN MIỀN XUÔI ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC Ở VÙNG NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG XA XÔI HẺO LÁNH KHÁC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960;
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh có vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác;
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bô Giáo dục.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 – Để phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp giáo dục ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác, Bộ Giáo dục và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có những vùng đó cần có kế hoạch và biện pháp tích cực để đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là người địa phương, người dân tộc thiểu số, nhằm sớm thoả mãn nhu cầu giáo viên của địa phương, giảm dần việc điều động giáo viên của các tỉnh khác đến.
Điều 2 – Trước mắt, trong khi các tỉnh nói trên chưa tự giải quyết đủ giáo viên, Bộ Giáo dục có trách nhiệm cải tiến công tác điều động giáo viên và phân phối học sinh tốt nghiệp các trường sư phạm ở miền xuôi, hàng năm cung cấp một tỷ lệ thoả đáng giáo viên mới ra trường và giáo viên có kinh nghiệm đến phục vụ sự nghiệp giáo dục ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác.
Điều 3 – Thời hạn phục vụ của những giáo viên được điều động đi công tác ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác là 5 năm (đối với nam) hoặc 4 năm (đối với nữ). Hết thời hạn này, nếu tình nguyện ở lại tiếp tục phục vụ, giáo viên sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ khuyến khích. Bộ Giáo dục và Bộ Lao động cần phối hợp nghiên cứu đề án về chế độ đó để trình Hội đồng Chính phủ quyết định.
Điều 4 – Bộ Giáo dục có trách nhiệm sắp xếp về các tỉnh miền xuôi những giáo viên đã hoàn thành tốt thời hạn phục vụ.
Các tỉnh miền xuôi nhất thiết phải thu nhận số giáo viên này và có trách nhiệm giải quyết tốt việc bố trí công tác bồi dưỡng chuyên môn, và thực hiện các chính sách đã ban hành. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương thì sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương.
Điều 5 – Bộ Giáo dục, các địa phương và các đơn vị cơ sở có trách nhiệm làm tốt công tác tư tưởng và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ đã ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh tốt nghiệp sư phạm được điều động đến vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các giáo viên và học sinh tốt nghiệp sư phạm được điều động đi công tác ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định điều động và phải ra sức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Điều 6 – Chế độ công tác này được bắt đầu thực hiện từ năm học 1979-1980.
Đối với những giáo viên được điều động đi công tác ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác từ năm học 1978-1979 trở về trước, Bộ Giáo dục có trách nhiệm giải quyết.
Điều 7 – Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Lao động, Trưởng ban Ban tổ chức của Chính phủ và chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
SỐ 47-TTG NGÀY 9 THÁNG 2 NĂM 1980 VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN MIỀN XUÔI ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC Ở VÙNG NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG XA XÔI HẺO LÁNH KHÁC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960;
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh có vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác;
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bô Giáo dục.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 – Để phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp giáo dục ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác, Bộ Giáo dục và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có những vùng đó cần có kế hoạch và biện pháp tích cực để đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là người địa phương, người dân tộc thiểu số, nhằm sớm thoả mãn nhu cầu giáo viên của địa phương, giảm dần việc điều động giáo viên của các tỉnh khác đến.
Điều 2 – Trước mắt, trong khi các tỉnh nói trên chưa tự giải quyết đủ giáo viên, Bộ Giáo dục có trách nhiệm cải tiến công tác điều động giáo viên và phân phối học sinh tốt nghiệp các trường sư phạm ở miền xuôi, hàng năm cung cấp một tỷ lệ thoả đáng giáo viên mới ra trường và giáo viên có kinh nghiệm đến phục vụ sự nghiệp giáo dục ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác.
Điều 3 – Thời hạn phục vụ của những giáo viên được điều động đi công tác ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác là 5 năm (đối với nam) hoặc 4 năm (đối với nữ). Hết thời hạn này, nếu tình nguyện ở lại tiếp tục phục vụ, giáo viên sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ khuyến khích. Bộ Giáo dục và Bộ Lao động cần phối hợp nghiên cứu đề án về chế độ đó để trình Hội đồng Chính phủ quyết định.
Điều 4 – Bộ Giáo dục có trách nhiệm sắp xếp về các tỉnh miền xuôi những giáo viên đã hoàn thành tốt thời hạn phục vụ.
Các tỉnh miền xuôi nhất thiết phải thu nhận số giáo viên này và có trách nhiệm giải quyết tốt việc bố trí công tác bồi dưỡng chuyên môn, và thực hiện các chính sách đã ban hành. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương thì sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương.
Điều 5 – Bộ Giáo dục, các địa phương và các đơn vị cơ sở có trách nhiệm làm tốt công tác tư tưởng và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ đã ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh tốt nghiệp sư phạm được điều động đến vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các giáo viên và học sinh tốt nghiệp sư phạm được điều động đi công tác ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định điều động và phải ra sức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Điều 6 – Chế độ công tác này được bắt đầu thực hiện từ năm học 1979-1980.
Đối với những giáo viên được điều động đi công tác ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác từ năm học 1978-1979 trở về trước, Bộ Giáo dục có trách nhiệm giải quyết.
Điều 7 – Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Lao động, Trưởng ban Ban tổ chức của Chính phủ và chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.