Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định phê duyệt Dự án tổng thể ổn định và phát triển kinh tê – xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng 20 xã biên giới Việt – Lào thuộc tỉnh Sơn La

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 104/1998/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 6 NĂM 1998 PHÊ DUYỆT "DỰ ÁN TỔNG THỂ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Xà HỘI, TĂNG CƯỜNG AN NINH QUỐC PHÒNG 20 Xà
BIÊN GIỚI VIỆT – LÀO THUỘC TỈNH SƠN LA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La tại Tờ trình số 528/TT-KH ngày 6 tháng 9 năm 1997 và ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2966 BKH/VPTĐ ngày 6 tháng 5 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Phê duyệt “Dự án tổng thể ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường an ninh, quốc phòng 20 xã biên giới Việt – Lào thuộc tỉnh Sơn La” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi địa giới hành chính thực hiện Dự án tổng thể gồm 20 xã:

– 3 xã: Xuân Nha, Lóng Sập, Chiềng Khừa thuộc huyện Mộc Châu.

– 4 xã: Chiềng Tương, Lóng Phiêng, Phiên Khoài, Chiềng On thuộc huyện Yên Châu.

– 1 xã Phiêng Phằn thuộc huyện Mai Sơn.

– 12 xã: Mường Sai, Chiềng Khương, Mường Hung, Mường Cai, Mường Lạn, Sốp Cộp, Mường Và, Nởm Lạnh, Dồm Cang, Mường Lèo, Púng

Bánh, Sam Kha thuộc huyện Sông Mã.

2. Mục tiêu của Dự án:

a. Phát triển kinh tế – xã hội:

– Về kinh tế:

+ Lựa chọn ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội theo hướng tập trung xây dựng các xã khó khăn nhất, các xã có rừng phòng hộ đầu nguồn sông Mã, quy hoạch điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư, phấn đấu hoàn thành định canh định cư vào năm 2000; bố trí sử dụng đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở địa phương, xây dựng thuỷ lợi nhỏ và thâm canh tăng năng suất cây lương thực, phát triển chăn nuôi gia súc, ổn định đời sống, phấn đấu đến năm 2000 không còn hộ đói và đến năm 2005 giảm hộ nghèo còn 10%.

+ Xác định diện tích rừng hiện có để khoanh nuôi, bảo vệ; diện tích đất trống, đồi núi trọc để có kế hoạch tái sinh, trồng mới; thực hiện việc giao đất, giao và khoán rừng đến các hộ gia đình, thực hiện chương trình trồng rừng được Nhà nước giao. Phấn đấu nâng độ che phủ lên 51,6% vào năm 2005 và 69,3% vào năm 2010.

+ Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi… đồng thời có biện pháp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mở mang trao đổi hàng hoá trong khu vực giáp ranh biên giới Việt – Lào.

– Xây dựng cơ sở hạ tầng:

+ Ưu tiên đầu tư nâng cấp cải tạo và xây dựng mới hệ thống đường giao thông từ huyện đến trung tâm cụm xã và đường dân sinh giữa các xã và thôn bản.

+ Tiếp tục xây dựng các trường học, trạm xá, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, thuỷ điện nhỏ và các loại cung cấp điện thích hợp (pin mặt trời, điện bằng sức gió…).

– Về xã hội:

Giải quyết những vấn đề bức xúc về giáo dục, y tế nhằm nâng cao trình độ dân trí đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào các dân tộc, xoá xã trắng về y tế, xoá trường học bằng tranh, tre, xoá dần mù chữ tiến tới phổ cập cấp I cho thanh niên, chăm sóc sức khoẻ tốt cho đồng bào. Đến năm 2000 giảm số trẻ em suy dinh dưỡng và giảm tỷ lệ bướu cổ xuống còn khoảng 10-15%. Ưu tiên xây dựng các trường bán trú dân nuôi ở trung tâm xã hoặc cụm xã.

b. Bảo đảm an ninh, quốc phòng:

Trước mắt hoàn thành xây dựng và trang bị cho các đồn biên phòng, các trạm tuần tra, quan sát, đường tuần tra biên giới, các trạm hải quan, thuế vụ cửa khẩu biên giới, xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt đảm bảo điều kiện cần thiết cho bộ đội biên phòng cải thiện đời sống và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, củng cố mối quan hệ hữu nghị Việt – Lào.

3. Tổ chức thực hiện:

– Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La lập Ban Chỉ đạo dự án do một đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, đại diện lãnh đạo các ngành chức năng liên quan của tỉnh và các huyện là thành viên; Sở Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ Thường trực giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương thực hiện việc lồng ghép các chương trình, dự án của Nhà nước trên địa bàn vùng thực hiện dự án.

– Nguồn vốn thực hiện dự án: Ngoài nguồn vốn ngân sách, tỉnh được huy động các nguồn vốn khác theo quy định hiện hành (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động trong dân…).

– Các mục tiêu cụ thể đề ra trong dự án tổng thể cần được thể hiện trong các dự án thành phần, có bước đi thích hợp phù hợp với thứ tự ưu tiên và khả năng huy động vốn.

Điều 2.-

– Việc thẩm định, phê duyệt dự án phải tuân thủ các quy định hiện hành.

– Căn cứ những nội dung chính nêu trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La lựa chọn nội dung ưu tiên cấp bách khác nhau đối với mỗi xã, chỉ đạo lập các dự án đầu tư các công trình cụ thể. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm giúp đỡ tỉnh đảm bảo tính đồng bộ của dự án trên cùng một địa bàn.

Điều 3.- Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La vận dụng các chính sách, chế độ đã có đề ra những biện pháp cụ thể trong việc thực hiện dự án tổng thể này, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những chính sách mang tính đặc thù của vùng dự án nhằm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, phòng thủ vùng biên giới gắn với chiến lược phát triển của tỉnh.

Điều 4.- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định phê duyệt “Dự án tổng thể ổn định và phát triển kinh tê – xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng 20 xã biên giới Việt – Lào thuộc tỉnh Sơn La
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 104/1998/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 08/06/1998 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 104/1998/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 6 NĂM 1998 PHÊ DUYỆT "DỰ ÁN TỔNG THỂ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Xà HỘI, TĂNG CƯỜNG AN NINH QUỐC PHÒNG 20 Xà
BIÊN GIỚI VIỆT – LÀO THUỘC TỈNH SƠN LA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La tại Tờ trình số 528/TT-KH ngày 6 tháng 9 năm 1997 và ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2966 BKH/VPTĐ ngày 6 tháng 5 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Phê duyệt “Dự án tổng thể ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường an ninh, quốc phòng 20 xã biên giới Việt – Lào thuộc tỉnh Sơn La” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi địa giới hành chính thực hiện Dự án tổng thể gồm 20 xã:

– 3 xã: Xuân Nha, Lóng Sập, Chiềng Khừa thuộc huyện Mộc Châu.

– 4 xã: Chiềng Tương, Lóng Phiêng, Phiên Khoài, Chiềng On thuộc huyện Yên Châu.

– 1 xã Phiêng Phằn thuộc huyện Mai Sơn.

– 12 xã: Mường Sai, Chiềng Khương, Mường Hung, Mường Cai, Mường Lạn, Sốp Cộp, Mường Và, Nởm Lạnh, Dồm Cang, Mường Lèo, Púng

Bánh, Sam Kha thuộc huyện Sông Mã.

2. Mục tiêu của Dự án:

a. Phát triển kinh tế – xã hội:

– Về kinh tế:

+ Lựa chọn ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội theo hướng tập trung xây dựng các xã khó khăn nhất, các xã có rừng phòng hộ đầu nguồn sông Mã, quy hoạch điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư, phấn đấu hoàn thành định canh định cư vào năm 2000; bố trí sử dụng đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở địa phương, xây dựng thuỷ lợi nhỏ và thâm canh tăng năng suất cây lương thực, phát triển chăn nuôi gia súc, ổn định đời sống, phấn đấu đến năm 2000 không còn hộ đói và đến năm 2005 giảm hộ nghèo còn 10%.

+ Xác định diện tích rừng hiện có để khoanh nuôi, bảo vệ; diện tích đất trống, đồi núi trọc để có kế hoạch tái sinh, trồng mới; thực hiện việc giao đất, giao và khoán rừng đến các hộ gia đình, thực hiện chương trình trồng rừng được Nhà nước giao. Phấn đấu nâng độ che phủ lên 51,6% vào năm 2005 và 69,3% vào năm 2010.

+ Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi… đồng thời có biện pháp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mở mang trao đổi hàng hoá trong khu vực giáp ranh biên giới Việt – Lào.

– Xây dựng cơ sở hạ tầng:

+ Ưu tiên đầu tư nâng cấp cải tạo và xây dựng mới hệ thống đường giao thông từ huyện đến trung tâm cụm xã và đường dân sinh giữa các xã và thôn bản.

+ Tiếp tục xây dựng các trường học, trạm xá, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, thuỷ điện nhỏ và các loại cung cấp điện thích hợp (pin mặt trời, điện bằng sức gió…).

– Về xã hội:

Giải quyết những vấn đề bức xúc về giáo dục, y tế nhằm nâng cao trình độ dân trí đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào các dân tộc, xoá xã trắng về y tế, xoá trường học bằng tranh, tre, xoá dần mù chữ tiến tới phổ cập cấp I cho thanh niên, chăm sóc sức khoẻ tốt cho đồng bào. Đến năm 2000 giảm số trẻ em suy dinh dưỡng và giảm tỷ lệ bướu cổ xuống còn khoảng 10-15%. Ưu tiên xây dựng các trường bán trú dân nuôi ở trung tâm xã hoặc cụm xã.

b. Bảo đảm an ninh, quốc phòng:

Trước mắt hoàn thành xây dựng và trang bị cho các đồn biên phòng, các trạm tuần tra, quan sát, đường tuần tra biên giới, các trạm hải quan, thuế vụ cửa khẩu biên giới, xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt đảm bảo điều kiện cần thiết cho bộ đội biên phòng cải thiện đời sống và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, củng cố mối quan hệ hữu nghị Việt – Lào.

3. Tổ chức thực hiện:

– Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La lập Ban Chỉ đạo dự án do một đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, đại diện lãnh đạo các ngành chức năng liên quan của tỉnh và các huyện là thành viên; Sở Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ Thường trực giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương thực hiện việc lồng ghép các chương trình, dự án của Nhà nước trên địa bàn vùng thực hiện dự án.

– Nguồn vốn thực hiện dự án: Ngoài nguồn vốn ngân sách, tỉnh được huy động các nguồn vốn khác theo quy định hiện hành (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động trong dân…).

– Các mục tiêu cụ thể đề ra trong dự án tổng thể cần được thể hiện trong các dự án thành phần, có bước đi thích hợp phù hợp với thứ tự ưu tiên và khả năng huy động vốn.

Điều 2.-

– Việc thẩm định, phê duyệt dự án phải tuân thủ các quy định hiện hành.

– Căn cứ những nội dung chính nêu trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La lựa chọn nội dung ưu tiên cấp bách khác nhau đối với mỗi xã, chỉ đạo lập các dự án đầu tư các công trình cụ thể. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm giúp đỡ tỉnh đảm bảo tính đồng bộ của dự án trên cùng một địa bàn.

Điều 3.- Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La vận dụng các chính sách, chế độ đã có đề ra những biện pháp cụ thể trong việc thực hiện dự án tổng thể này, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những chính sách mang tính đặc thù của vùng dự án nhằm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, phòng thủ vùng biên giới gắn với chiến lược phát triển của tỉnh.

Điều 4.- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định phê duyệt Dự án tổng thể ổn định và phát triển kinh tê – xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng 20 xã biên giới Việt – Lào thuộc tỉnh Sơn La”