Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định ban hành Thể lệ cho vay và cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư

QUYẾT ĐỊNH

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 120-NH/QĐ NGÀY 20-10-1983
BAN HÀNH THỂ LỆ CHO VAY VÀ CẤP TẠM ỨNG ĐỂ CHUẨN BỊ
ĐẦU TƯ

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ Quy định nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;

Căn cứ quyết định số 163-CP ngày 16-6-1977 của Hội đồng Chính phủ Quy định về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước;

Căn cứ quyết định số 259-CP ngày 24-6-1981 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành theo nghị định số 232-CP ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ và thông tư liên Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước số 6-TT/LB ngày 14-7-1983 Quy định về việc cấp phát, cho vay và thanh toán trong đầu tư xây dựng cơ bản,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. – Ban hành kèm theo quyết định này Thể lệ cho vay và cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư.

Điều 2. – Bản thể lệ này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1984.

Điều 3. – Đồng chí giám đốc Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành thể lệ này.

Điều 4. – Các đồng chí Chánh văn phòng giám đốc các ngân hàng chuyên nghiệp, vụ trưởng vụ kinh tế kế hoạch, vụ kế toán quản lý ngân sách, giám đốc ngân hàng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương, giám đốc chi nhánh ngân hàng huyện, quận, thị xã, trong phạm vi chức trách chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thể lệ này.

THỂ LỆ

CHO VAY VÀ CẤP TẠM ỨNG ĐỂ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

(ban hành kèm theo quyết định số 120-NH/QĐ ngày 20-10-1983
của tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. – Chuẩn bị đầu tư là giai đoạn đầu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, bắt đầu từ lúc tiến hành điều tra khảo sát để lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và kết thúc khi luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt, có quyết định chủ trương đầu tư. Mọi công trình dự định đầu tư xây dựng cơ bản đều phải được chuẩn bị đầu tư chu đáo theo những nội dung của công tác chuẩn bị đầu tư được quy định trong Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản.

Điều 2. –

1. Công tác chuẩn bị đầu tư phải được kế hoạch hoá.

Chủ quản đầu tư căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn, dựa theo quy hoạch phát triển ngành và vùng lãnh thổ, xác định nhu cầu, lập phương án chuẩn bị đầu tư và lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư. Nội dung các công việc chuẩn bị đầu tư hàng năm phải được ghi trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư của Nhà nước.

2. Việc kế hoạch hoá vốn để cấp vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .

Điều 3. – Khi công trình được ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư của Nhà nước, chủ quản đầu tư phải cử ngay chủ đầu tư để tiến hành chuẩn bị đầu tư công trình. Chủ đầu tư là người có tư cách pháp nhân đầy đủ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn để chuẩn bị đầu tư công trình.

Trường hợp thay đổi chủ đầu tư thì người mới thay thế chịu trách nhiệm thừa kế về toàn bộ công việc chuẩn bị đầu tư và trong quan hệ tiền vốn với ngân hàng.

Điều 4. – Ngân hàng đầu tư và xây dựng tiến hành:

a) Cho vay vốn để chuẩn bị đầu tư theo kế hoạch Nhà nước đối với công trình sản xuất, kinh doanh.

b) Cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư theo kế hoạch Nhà nước đối với công trình không có tính chất sản xuất, kinh doanh.

Điều 5. –

1. Nguồn vốn để ngân hàng cấp tạm ứng và cho vay chuẩn bị đầu tư theo kế hoạch Nhà nước là vốn ngân sách do cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với công trình thuộc trung ương quản lý và Sở tài chính, đối với công trình thuộc địa phương quản lý) chuyển sang ngân hàng.

Vốn ngân sách trung ương chuyển sang ngân hàng được quản lý tập trung tại Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương; vốn ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng được quản lý tập trung tại các chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương.

2. Ngân hàng đầu tư và xây dựng tổ chức việc cho vay và cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư trong phạm vi số vốn cơ quan tài chính chuyển sang.

3. Ngân hàng đầu tư và xây dựng thực hiện việc thanh toán vốn hàng năm với cơ quan tài chính trên cơ sở;

– Số vốn cơ quan tài chính Nhà nước đã chuyển sang ngân hàng,

– Số vốn Ngân hàng đầu tư và xây dựng đã cho vay và cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư,

– Số thu hồi tạm ứng và thu nợ vay đã tạm ứng và cho vay trước đây,

– Số chi phí chuẩn bị đầu tư được Nhà nước cho duyệt bỏ.

Điều 6. – Đối với công trình do giám đốc xí nghiệp đề nghị và được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bằng vốn tự có thì chủ đầu phải gửi trước vốn tự có của mình vào ngân hàng đầu tư và xây dựng. Trong trường hợp này mọi chi phí về chuẩn bị đầu tư cho công trình được chi trả trực tiếp từ tài khoản tiền gửi vốn tự có của chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải bảo đảm đủ vốn tự có để thanh toán về chuẩn bị đầu tư.

Điều 7. –

1. Ngân hàng đầu tư và xây dựng chỉ bố trí vào kế hoạch vốn để cấp tạm ứng hoặc cho vay để tiến hành chuẩn bị đầu tư đối với những công trình có đủ điều kiện sau:

a) Có quyết định chuẩn bị đầu tư và được ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư của Nhà nước hàng năm.

b) Được cơ quan tài chính Nhà nước chuyển vốn để Ngân hàng đầu tư và xây dựng cho vay hoặc cấp tạm ứng;hoặc có vốn tự có của chủ đầu tư.

2. Các Bộ (đối với công trình thuộc trung ương quản lý) các cơ sở chủ quản (đối với công trình địa phương quản lý) phải gửi đến Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương, các chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương các tài liệu sau:

a) Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư.

b) Tổng dự toán toàn bộ công việc chuẩn bị đầu tư và tiến độ chuẩn bị đầu tư có chia ra từng năm do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Kế hoạch chuẩn bị đầu tư trong năm kế hoạch và kế hoạch tài chính chuẩn bị đầu tư của từng công trình.

d) Công trình chuẩn bị đầu tư hợp tác với nước ngoài phải có thêm đầu dự án đầu tư, các văn bản ký kết với nước ngoài liên quan đến chuẩn bị đầu tư.

3. Căn cứ các tài liệu trên, Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương hoặc chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố, đặc khu theo sự phân cấp, tiến hành:

a) Xác định và thông báo cho các chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở về:

– Tổng mức vốn cho vay hoặc cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư đối với từng công trình.

– Thời hạn cho vay hoặc cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư đối với mỗi công trình.

b) Tiếp chuyển thông báo cho các chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở kế hoạch chuẩn bị đầu tư hàng năm của từng công trình.

c) Thông báo cho các chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm.

Điều 8. – Toàn bộ chi phí cho công việc chuẩn bị đầu tư, kể cả lãi vay ngân hàng (đối với công trình được vay vốn) được tính vào vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công trình.

II. THỂ THỨC CHO VAY, THU NỢ VÀ LàI TIỀN VAY

Điều 9. – Để được vay vốn chủ đầu tư phải gửi đến chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở nơi chủ đầu tư đóng trụ sở các tài liệu sau:

a) Đơn xin vay kiêm khế ước vay vốn để chuẩn bị đầu tư.

b) Bản quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư công trình.

c) Bản kế hoạch chuẩn bị đầu tư năm được duyệt.

d) Bản tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền duyệt phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch chuẩn bị đầu tư năm.

đ) Tổng dự toán và dự toán chi phí cho từng loại công việc chuẩn bị đầu tư.

e) Các bản hợp đồng về giao nhận thầu các công việc chuẩn bị đầu tư do chủ đầu tư ký kết với tổ chức nhận thầu thực hiện đúng quy định của chế độ hợp đồng kinh tế.

g) Bản kế hoạch vay vốn của chủ đầu tư.

h) Các báo cáo thực hiện quyết toán vốn về công tác chuẩn bị năm trước (nếu là công trình chuyển tiếp).

i) Đối với công trình hợp tác với nước ngoài phải có thêm các tài liệu sau:

– Bản dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền thông qua.

– Các văn bản ký kết với nước ngoài liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư.

Điều 10. –

1. Tổng mức vốn cho vay đối với mỗi công trình không vượt quá tổng dự toán về chuẩn bị đầu tư được duyệt cho công trình đó.

2. Mức cho vay hàng năm được xác định cho từng công trình trên cơ sở kế hoạch chuẩn bị đầu tư trong năm kế hoạch được duyệt và các yếu tố tăng giảm theo chế độ và được ghi vào kế hoạch vốn cả năm của ngân hàng.

3. Tiến độ cho vay theo hạn mức vốn quý do Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương (đối với công trình thuộc trung ương quản lý) và do ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố (đối với công trình thuộc địa phương quản lý) thông báo.

Điều 11. –

1. Thời hạn vay tính từ khi giao món vay đầu tiên đến khi giai đoạn chuẩn bị đầu tư kết thúc, bao gồm:

– Thời gian kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư từ những việc bắt đầu đến khi luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt.

– Thời gian chờ theo kế hoạch để đưa công trình vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Nhà nước (đối với công trình được duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và có quyết định chủ trương đầu tư) hoặc thời gian chờ theo quy định để cấp có thẩm quyền duyệt bỏ chi phí về chuẩn bị đầu tư đã thực hiện (đối với công trình sau khi kết thúc công tác chuẩn bị đầu tư, nhưng cấp có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật kết luận công trình không được chấp nhận đầu tư xây dựng cơ bản).

– Thời gian chờ theo quy định để được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc vốn ngân sách khi chi phí chuẩn bị đầu tư được duyệt bỏ.

2. Khi hết thời hạn vay chủ đầu tư chưa trả được nợ vay ngân hàng thì dư nợ vay được chuyển sang nợ quá hạn.

Điều 12. – Lãi suất tiền vay chuẩn bị đầu tư theo biểu lãi suất hiện hành do tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Điều 13. –

1. Cho vay vốn để chuẩn bị đầu tư theo tài khoản vay đơn giản được mở cho từng công trình.

2. Ngân hàng giao vốn vay cho chủ đầu tư để:

a) Thanh toán trả thẳng cho người nhận thầu trên cơ sở:

– Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc người nhận thầu thực hiện.

– Phiếu giá thanh toán theo dự toán được duyệt và được ghi trong hợp đồng giao nhận thầu.

b) Chủ đầu tư trang trải các chi phí thuộc công việc chuẩn bị đầu tư do mình thực hiện theo kế hoạch và dự toán được duyệt.

3. Ngân hàng đầu tư và xây dựng kết thúc việc cho vay khi luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt.

4. Chủ đầu tư phải sử dụng vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, giá cả và tiết kiệm. Nếu chủ đầu tư không tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư đúng với kế hoạch chuẩn bị đầu tư, sử dụng vật tư, tiền vốn lãng phí sẽ không được vay phần vốn vượt dự toán được duyệt (dự toán được duyệt bao gồm cả số được duyệt bổ sung) và phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất do mình gây ra.

Chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán hàng năm và khi kết thúc công tác chuẩn bị đầu tư theo chế độ quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.

Điều 14. – Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả một lần toàn bộ nợ vay và lãi vay ngân hàng khi:

1. Luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt và công trình được ghi vào kế hoạch xây dựng cơ bản năm của Nhà nước. Nguồn để trả nợ vay và lãi vay là vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công trình.

Trong trường hợp này chủ đầu tư xin cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công trình theo những quy định trong thể lệ cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản để hoàn trả nợ vay và lãi vay ngân hàng.

2. Khi kết thúc công tác chuẩn bị đầu tư, nhưng cấp có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật kết luận công trình không được chấp nhận đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền duyệt bỏ.

Trong trường hợp này chủ đầu tư phải xin ngân sách Nhà nước cấp vốn để trả nợ vay và lãi vay ngân hàng. Việc cấp vốn được thực hiện thông qua việc thanh toán vốn hàng năm giữa cơ quan tài chính và ngân hàng.

3. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư nếu bị thiên tai, địch hoạ thì chủ đầu tư phải xin cơ quan có thẩm quyền và cơ quan tài chính cấp vốn duyệt bỏ.

4. Trường hợp công tác chuẩn bị đầu tư đã kết thúc hoặc chưa kết thúc nhưng phải đình hoãn theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì chủ đầu tư phải xin cơ quan tài chính cấp vốn đặc biệt về công trình đình, hoãn để trả nợ vay và lãi vay. Việc cấp vốn được thực hiện thông qua việc thanh toán vốn hàng năm giữa cơ quan tài chính và ngân hàng.

III. THỂ THỨC CẤP TẠM ỨNG, THU HỒI TẠM ỨNG

Điều 15. –

1. Để được cấp tạm ứng về chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư phải gửi đến chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở, nơi đơn vị chủ đầu tư đóng trụ sở các tài liệu quy định tại điều 9 (trừ điểm a) nói trên.

2. Mức vốn tạm ứng được xác định tương tự như mức vốn vay quy định tại điều 10 nói trên.

Điều 16. –

1. Vốn tạm ứng được hạch toán vào khoản cấp phát tạm ứng được mở riêng cho từng công trình và được sử dụng để thanh toán như quy định tại điều 13 về công tác chuẩn bị đầu tư.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tạm ứng bằng vốn đầu tư của công trình khi luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt và công trình được ghi vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc bằng vốn ngân sách cấp về chi phí chuẩn bị đầu tư được duyệt bỏ hoặc cấp vốn đặc biệt tương tự như trả nợ vay quy định tại điều 14 nói trên.

Điều 17. – Chủ đầu tư phải sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, đơn giá, giá cả và tiết kiệm. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng khối lượng và trong thời gian ghi trong kế hoạch, sử dụng vốn, vật tư lãng phí, chi vượt dự toán, v.v… chủ đầu tư không được tạm ứng tiếp và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những tổn thất do mình gây ra.

IV. KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG

Điều 18. – Ngân hàng đầu tư và xây dựng thực hiện việc kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất về hoạt động kinh tế, sử dụng vốn đối với các tổ chức tham gia vào quá trình chuẩn bị đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch chuẩn bị đầu tư, đúng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật và dự toán được duyệt.

Việc kiểm tra được tiến hành trên các mặt sau:

1. Kiểm tra tính hợp lệ, đúng đắn, đầy đủ các tài liệu chủ đầu tư gửi đến ngân hàng theo quy định, đặc biệt kiểm tra việc lập dự toán trên cơ sở định mức, đơn giá chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước và khối lượng công việc được duyệt.

2. Kiểm tra việc sử dụng vốn bảo đảm tiền vốn sử dụng đúng kế hoạch, đúng mục đích chế độ, thể lệ, điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đúng dự toán được duyệt và đã được thẩm tra.

3. Kiểm tra kết quả thực hiện các công tác về chuẩn bị đầu tư.

4. Kiểm tra vật tư bảo đảm dư nợ vay.

5. Kiểm tra việc hạch toán và quản lý tài chính.

Điều 19. – Qua kiểm tra Ngân hàng đầu tư và xây dựng có biện pháp tác động để đơn vị phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt yếu kém, thiếu sót. Các trường hợp vi phạm được xử lý theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Thuộc tính văn bản
Quyết định ban hành Thể lệ cho vay và cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 120-NH/QĐ Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Văn Thưởng
Ngày ban hành: 20/10/1983 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 120-NH/QĐ NGÀY 20-10-1983
BAN HÀNH THỂ LỆ CHO VAY VÀ CẤP TẠM ỨNG ĐỂ CHUẨN BỊ
ĐẦU TƯ

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ Quy định nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;

Căn cứ quyết định số 163-CP ngày 16-6-1977 của Hội đồng Chính phủ Quy định về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước;

Căn cứ quyết định số 259-CP ngày 24-6-1981 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành theo nghị định số 232-CP ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ và thông tư liên Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước số 6-TT/LB ngày 14-7-1983 Quy định về việc cấp phát, cho vay và thanh toán trong đầu tư xây dựng cơ bản,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. – Ban hành kèm theo quyết định này Thể lệ cho vay và cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư.

Điều 2. – Bản thể lệ này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1984.

Điều 3. – Đồng chí giám đốc Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành thể lệ này.

Điều 4. – Các đồng chí Chánh văn phòng giám đốc các ngân hàng chuyên nghiệp, vụ trưởng vụ kinh tế kế hoạch, vụ kế toán quản lý ngân sách, giám đốc ngân hàng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương, giám đốc chi nhánh ngân hàng huyện, quận, thị xã, trong phạm vi chức trách chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thể lệ này.

THỂ LỆ

CHO VAY VÀ CẤP TẠM ỨNG ĐỂ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

(ban hành kèm theo quyết định số 120-NH/QĐ ngày 20-10-1983
của tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. – Chuẩn bị đầu tư là giai đoạn đầu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, bắt đầu từ lúc tiến hành điều tra khảo sát để lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và kết thúc khi luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt, có quyết định chủ trương đầu tư. Mọi công trình dự định đầu tư xây dựng cơ bản đều phải được chuẩn bị đầu tư chu đáo theo những nội dung của công tác chuẩn bị đầu tư được quy định trong Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản.

Điều 2. –

1. Công tác chuẩn bị đầu tư phải được kế hoạch hoá.

Chủ quản đầu tư căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn, dựa theo quy hoạch phát triển ngành và vùng lãnh thổ, xác định nhu cầu, lập phương án chuẩn bị đầu tư và lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư. Nội dung các công việc chuẩn bị đầu tư hàng năm phải được ghi trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư của Nhà nước.

2. Việc kế hoạch hoá vốn để cấp vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .

Điều 3. – Khi công trình được ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư của Nhà nước, chủ quản đầu tư phải cử ngay chủ đầu tư để tiến hành chuẩn bị đầu tư công trình. Chủ đầu tư là người có tư cách pháp nhân đầy đủ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn để chuẩn bị đầu tư công trình.

Trường hợp thay đổi chủ đầu tư thì người mới thay thế chịu trách nhiệm thừa kế về toàn bộ công việc chuẩn bị đầu tư và trong quan hệ tiền vốn với ngân hàng.

Điều 4. – Ngân hàng đầu tư và xây dựng tiến hành:

a) Cho vay vốn để chuẩn bị đầu tư theo kế hoạch Nhà nước đối với công trình sản xuất, kinh doanh.

b) Cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư theo kế hoạch Nhà nước đối với công trình không có tính chất sản xuất, kinh doanh.

Điều 5. –

1. Nguồn vốn để ngân hàng cấp tạm ứng và cho vay chuẩn bị đầu tư theo kế hoạch Nhà nước là vốn ngân sách do cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với công trình thuộc trung ương quản lý và Sở tài chính, đối với công trình thuộc địa phương quản lý) chuyển sang ngân hàng.

Vốn ngân sách trung ương chuyển sang ngân hàng được quản lý tập trung tại Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương; vốn ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng được quản lý tập trung tại các chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương.

2. Ngân hàng đầu tư và xây dựng tổ chức việc cho vay và cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư trong phạm vi số vốn cơ quan tài chính chuyển sang.

3. Ngân hàng đầu tư và xây dựng thực hiện việc thanh toán vốn hàng năm với cơ quan tài chính trên cơ sở;

– Số vốn cơ quan tài chính Nhà nước đã chuyển sang ngân hàng,

– Số vốn Ngân hàng đầu tư và xây dựng đã cho vay và cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư,

– Số thu hồi tạm ứng và thu nợ vay đã tạm ứng và cho vay trước đây,

– Số chi phí chuẩn bị đầu tư được Nhà nước cho duyệt bỏ.

Điều 6. – Đối với công trình do giám đốc xí nghiệp đề nghị và được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bằng vốn tự có thì chủ đầu phải gửi trước vốn tự có của mình vào ngân hàng đầu tư và xây dựng. Trong trường hợp này mọi chi phí về chuẩn bị đầu tư cho công trình được chi trả trực tiếp từ tài khoản tiền gửi vốn tự có của chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải bảo đảm đủ vốn tự có để thanh toán về chuẩn bị đầu tư.

Điều 7. –

1. Ngân hàng đầu tư và xây dựng chỉ bố trí vào kế hoạch vốn để cấp tạm ứng hoặc cho vay để tiến hành chuẩn bị đầu tư đối với những công trình có đủ điều kiện sau:

a) Có quyết định chuẩn bị đầu tư và được ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư của Nhà nước hàng năm.

b) Được cơ quan tài chính Nhà nước chuyển vốn để Ngân hàng đầu tư và xây dựng cho vay hoặc cấp tạm ứng;hoặc có vốn tự có của chủ đầu tư.

2. Các Bộ (đối với công trình thuộc trung ương quản lý) các cơ sở chủ quản (đối với công trình địa phương quản lý) phải gửi đến Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương, các chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương các tài liệu sau:

a) Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư.

b) Tổng dự toán toàn bộ công việc chuẩn bị đầu tư và tiến độ chuẩn bị đầu tư có chia ra từng năm do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Kế hoạch chuẩn bị đầu tư trong năm kế hoạch và kế hoạch tài chính chuẩn bị đầu tư của từng công trình.

d) Công trình chuẩn bị đầu tư hợp tác với nước ngoài phải có thêm đầu dự án đầu tư, các văn bản ký kết với nước ngoài liên quan đến chuẩn bị đầu tư.

3. Căn cứ các tài liệu trên, Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương hoặc chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố, đặc khu theo sự phân cấp, tiến hành:

a) Xác định và thông báo cho các chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở về:

– Tổng mức vốn cho vay hoặc cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư đối với từng công trình.

– Thời hạn cho vay hoặc cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư đối với mỗi công trình.

b) Tiếp chuyển thông báo cho các chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở kế hoạch chuẩn bị đầu tư hàng năm của từng công trình.

c) Thông báo cho các chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm.

Điều 8. – Toàn bộ chi phí cho công việc chuẩn bị đầu tư, kể cả lãi vay ngân hàng (đối với công trình được vay vốn) được tính vào vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công trình.

II. THỂ THỨC CHO VAY, THU NỢ VÀ LàI TIỀN VAY

Điều 9. – Để được vay vốn chủ đầu tư phải gửi đến chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở nơi chủ đầu tư đóng trụ sở các tài liệu sau:

a) Đơn xin vay kiêm khế ước vay vốn để chuẩn bị đầu tư.

b) Bản quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư công trình.

c) Bản kế hoạch chuẩn bị đầu tư năm được duyệt.

d) Bản tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền duyệt phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch chuẩn bị đầu tư năm.

đ) Tổng dự toán và dự toán chi phí cho từng loại công việc chuẩn bị đầu tư.

e) Các bản hợp đồng về giao nhận thầu các công việc chuẩn bị đầu tư do chủ đầu tư ký kết với tổ chức nhận thầu thực hiện đúng quy định của chế độ hợp đồng kinh tế.

g) Bản kế hoạch vay vốn của chủ đầu tư.

h) Các báo cáo thực hiện quyết toán vốn về công tác chuẩn bị năm trước (nếu là công trình chuyển tiếp).

i) Đối với công trình hợp tác với nước ngoài phải có thêm các tài liệu sau:

– Bản dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền thông qua.

– Các văn bản ký kết với nước ngoài liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư.

Điều 10. –

1. Tổng mức vốn cho vay đối với mỗi công trình không vượt quá tổng dự toán về chuẩn bị đầu tư được duyệt cho công trình đó.

2. Mức cho vay hàng năm được xác định cho từng công trình trên cơ sở kế hoạch chuẩn bị đầu tư trong năm kế hoạch được duyệt và các yếu tố tăng giảm theo chế độ và được ghi vào kế hoạch vốn cả năm của ngân hàng.

3. Tiến độ cho vay theo hạn mức vốn quý do Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương (đối với công trình thuộc trung ương quản lý) và do ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố (đối với công trình thuộc địa phương quản lý) thông báo.

Điều 11. –

1. Thời hạn vay tính từ khi giao món vay đầu tiên đến khi giai đoạn chuẩn bị đầu tư kết thúc, bao gồm:

– Thời gian kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư từ những việc bắt đầu đến khi luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt.

– Thời gian chờ theo kế hoạch để đưa công trình vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Nhà nước (đối với công trình được duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và có quyết định chủ trương đầu tư) hoặc thời gian chờ theo quy định để cấp có thẩm quyền duyệt bỏ chi phí về chuẩn bị đầu tư đã thực hiện (đối với công trình sau khi kết thúc công tác chuẩn bị đầu tư, nhưng cấp có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật kết luận công trình không được chấp nhận đầu tư xây dựng cơ bản).

– Thời gian chờ theo quy định để được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc vốn ngân sách khi chi phí chuẩn bị đầu tư được duyệt bỏ.

2. Khi hết thời hạn vay chủ đầu tư chưa trả được nợ vay ngân hàng thì dư nợ vay được chuyển sang nợ quá hạn.

Điều 12. – Lãi suất tiền vay chuẩn bị đầu tư theo biểu lãi suất hiện hành do tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Điều 13. –

1. Cho vay vốn để chuẩn bị đầu tư theo tài khoản vay đơn giản được mở cho từng công trình.

2. Ngân hàng giao vốn vay cho chủ đầu tư để:

a) Thanh toán trả thẳng cho người nhận thầu trên cơ sở:

– Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc người nhận thầu thực hiện.

– Phiếu giá thanh toán theo dự toán được duyệt và được ghi trong hợp đồng giao nhận thầu.

b) Chủ đầu tư trang trải các chi phí thuộc công việc chuẩn bị đầu tư do mình thực hiện theo kế hoạch và dự toán được duyệt.

3. Ngân hàng đầu tư và xây dựng kết thúc việc cho vay khi luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt.

4. Chủ đầu tư phải sử dụng vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, giá cả và tiết kiệm. Nếu chủ đầu tư không tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư đúng với kế hoạch chuẩn bị đầu tư, sử dụng vật tư, tiền vốn lãng phí sẽ không được vay phần vốn vượt dự toán được duyệt (dự toán được duyệt bao gồm cả số được duyệt bổ sung) và phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất do mình gây ra.

Chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán hàng năm và khi kết thúc công tác chuẩn bị đầu tư theo chế độ quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.

Điều 14. – Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả một lần toàn bộ nợ vay và lãi vay ngân hàng khi:

1. Luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt và công trình được ghi vào kế hoạch xây dựng cơ bản năm của Nhà nước. Nguồn để trả nợ vay và lãi vay là vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công trình.

Trong trường hợp này chủ đầu tư xin cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công trình theo những quy định trong thể lệ cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản để hoàn trả nợ vay và lãi vay ngân hàng.

2. Khi kết thúc công tác chuẩn bị đầu tư, nhưng cấp có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật kết luận công trình không được chấp nhận đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền duyệt bỏ.

Trong trường hợp này chủ đầu tư phải xin ngân sách Nhà nước cấp vốn để trả nợ vay và lãi vay ngân hàng. Việc cấp vốn được thực hiện thông qua việc thanh toán vốn hàng năm giữa cơ quan tài chính và ngân hàng.

3. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư nếu bị thiên tai, địch hoạ thì chủ đầu tư phải xin cơ quan có thẩm quyền và cơ quan tài chính cấp vốn duyệt bỏ.

4. Trường hợp công tác chuẩn bị đầu tư đã kết thúc hoặc chưa kết thúc nhưng phải đình hoãn theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì chủ đầu tư phải xin cơ quan tài chính cấp vốn đặc biệt về công trình đình, hoãn để trả nợ vay và lãi vay. Việc cấp vốn được thực hiện thông qua việc thanh toán vốn hàng năm giữa cơ quan tài chính và ngân hàng.

III. THỂ THỨC CẤP TẠM ỨNG, THU HỒI TẠM ỨNG

Điều 15. –

1. Để được cấp tạm ứng về chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư phải gửi đến chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở, nơi đơn vị chủ đầu tư đóng trụ sở các tài liệu quy định tại điều 9 (trừ điểm a) nói trên.

2. Mức vốn tạm ứng được xác định tương tự như mức vốn vay quy định tại điều 10 nói trên.

Điều 16. –

1. Vốn tạm ứng được hạch toán vào khoản cấp phát tạm ứng được mở riêng cho từng công trình và được sử dụng để thanh toán như quy định tại điều 13 về công tác chuẩn bị đầu tư.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tạm ứng bằng vốn đầu tư của công trình khi luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt và công trình được ghi vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc bằng vốn ngân sách cấp về chi phí chuẩn bị đầu tư được duyệt bỏ hoặc cấp vốn đặc biệt tương tự như trả nợ vay quy định tại điều 14 nói trên.

Điều 17. – Chủ đầu tư phải sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, đơn giá, giá cả và tiết kiệm. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng khối lượng và trong thời gian ghi trong kế hoạch, sử dụng vốn, vật tư lãng phí, chi vượt dự toán, v.v… chủ đầu tư không được tạm ứng tiếp và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những tổn thất do mình gây ra.

IV. KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG

Điều 18. – Ngân hàng đầu tư và xây dựng thực hiện việc kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất về hoạt động kinh tế, sử dụng vốn đối với các tổ chức tham gia vào quá trình chuẩn bị đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch chuẩn bị đầu tư, đúng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật và dự toán được duyệt.

Việc kiểm tra được tiến hành trên các mặt sau:

1. Kiểm tra tính hợp lệ, đúng đắn, đầy đủ các tài liệu chủ đầu tư gửi đến ngân hàng theo quy định, đặc biệt kiểm tra việc lập dự toán trên cơ sở định mức, đơn giá chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước và khối lượng công việc được duyệt.

2. Kiểm tra việc sử dụng vốn bảo đảm tiền vốn sử dụng đúng kế hoạch, đúng mục đích chế độ, thể lệ, điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đúng dự toán được duyệt và đã được thẩm tra.

3. Kiểm tra kết quả thực hiện các công tác về chuẩn bị đầu tư.

4. Kiểm tra vật tư bảo đảm dư nợ vay.

5. Kiểm tra việc hạch toán và quản lý tài chính.

Điều 19. – Qua kiểm tra Ngân hàng đầu tư và xây dựng có biện pháp tác động để đơn vị phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt yếu kém, thiếu sót. Các trường hợp vi phạm được xử lý theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định ban hành Thể lệ cho vay và cấp tạm ứng để chuẩn bị đầu tư”