QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 92/2004/QĐ-BTC
NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG
CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
Điều 2. Các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu giám sát và gửi kết quả cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và thời điểm nộp báo cáo tài chính hàng năm theo qui định.
Trường hợp có những biến động bất thường, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải báo cáo, giải trình và phân tích rõ nguyên nhân với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời.
Điều 3. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ thông qua Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ và tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát theo qui định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và được áp dụng cho năm tài chính 2004.
Điều 5. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
(Ban hành theo Quyết định số 92/2004/QĐ-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2004
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I. QUI ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích
Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là công cụ hỗ trợ cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh và việc chấp hành các chính sách pháp luật nhà nước của các công ty, nhằm:
– Giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ để nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động, phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tình hình giao dịch chứng khoán và rủi ro của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán; giúp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh.
– Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nhằm phân loại và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém.
– Giúp các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tự theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm có giải pháp khắc phục và phát triển.
– Phân tích, dự báo được tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường để giúp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong công tác quản lý và hoạch định chính sách phát triển thị trường chứng khoán.
2. Đối tượng áp dụng
Hệ thống chỉ tiêu giám sát công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được áp dụng đối với tất cả các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động quản lý quỹ.
II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hoạt động chung
Mức độ thay đổi về nguồn vốn giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng để xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của công ty chứng khoán trong năm.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Chênh lệch nguồn vốn giữa năm hiện tại và năm trước Tỷ lệ % thay đổi=—————————————————————-x 100 về nguồn vốnNguồn vốn năm trước
|
Nguồn vốn của một công ty chứng khoán có vai trò tạo ra nguồn dự trữ để bù đắp cho các khoản tổn thất lớn hơn mức trung bình và vượt quá khả năng chi trả của mức dự phòng giảm giá chứng khoán. Chỉ tiêu về số trích dự phòng giảm giá chứng khoán trên nguồn vốn đánh giá mức độ đầy đủ các nguồn dự trữ này.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ % số tríchSố trích dự phòng giảm giá CK dự phòng giảm giá=——————————————x 100 CK trên nguồn vốnNguồn vốn
|
Chỉ tiêu thay đổi doanh thu của công ty chứng khoán đánh giá mức độ tăng trưởng về doanh thu của năm nay so với năm trước.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ % thay đổiChênh lệch doanh thu năm trước và năm nay doanh thu năm nay=———————————————————x 100 so với năm trướcDoanh thu năm trước |
Chỉ tiêu này có thể được tính cho từng loại hoạt động: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn, quản lý danh mục đầu tư và các hoạt động khác của công ty chứng khoán.
Tỷ lệ chi phí là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán, thông qua việc khống chế các chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ chi phí có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ % chi phí hoạt độngChi phí cho hoạt động kinh doanh CK kinh doanh CK trên=———————————————–x 100 doanh thu thuần kinh doanh CKDoanh thu thuần kinh doanh CK |
2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về lợi nhuận
Các chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của công ty chứng khoán trong một thời kỳ nhất định; là căn cứ để xây dựng kế hoạch tài chính trong tương lai. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu mà công ty chứng khoán thực hiện trong kỳ đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận tăng trưởng trên doanh thu=———————————x 100 Doanh thu thuần |
2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn.
Chỉ tiêu này được týnh như sau:
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh=————————————–x 100 Vốn kinh doanh |
Chỉ tiêu chất lượng đầu tư tự doanh đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tự doanh của công ty chứng khoán, một yếu tố quan trọng đóng góp vào lợi nhuận chung của công ty. Chỉ tiêu này cũng cho biết chất lượng chung trong danh mục đầu tư tự doanh của công ty chứng khoán.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ % thu nhậpThu nhập từ hoạt động đầu tư tự doanh từ đầu tưtự doanh trên tài sản=—————————————————–x 100 đầu tư tự doanh năm hiện tạiTài sản đầu tư tự doanh năm hiện tại |
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đánh giá mức độ thực hiện lợi nhuận ròng của công ty chứng khoán trong hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đem vào sử dụng sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này được týnh như sau:
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất % lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu=————————————-x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân |
Trong đó:
(Vốn chủ sở hữu đầu kỳ+Vốn chủ sở hữu cuối kỳ)
Vốn chủ sở hữu bình quân = ————————————————————
2
3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tính thanh khoản
Đây là nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của công ty chứng khoán tại các thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản là thước đo khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài chính của công ty chứng khoán. Chỉ tiêu này cũng xác định khả năng chi trả cho người đầu tư chứng khoán trong trường hợp cần thiết. Trong các loại tài sản của công ty chứng khoán khi được phân loại, đánh giá lại giá trị theo kỳ hạn phải thanh toán, loại trừ các loại cổ phiếu và tài sản khác không có khả năng chuyển hoá thành tiền mặt thì có thể dẫn đến tình trạng công ty chứng khoán mất khả năng thanh toán tạm thời tại các thời điểm nhất định.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ % tổng côngTổng công nợ (phân theo kỳ hạn nợ phải thanh toán) nợ trên tài sản có=—————————————————————–x 100 tính thanh khoảnTài sản có tính thanh khoản (phân theo kỳ hạn TS có khả năng chuyển hoá thành tiền mặt) |
Chỉ tiêu nợ trong thanh toán giao dịch chứng khoán trên nguồn vốn cho biết mức độ phụ thuộc của khả năng thanh toán của công ty chứng khoán vào một loại tài sản thường không thể chuyển đổi thành tiền (phải thu của người đầu tư chứng khoán) trong trường hợp công ty chứng khoán bị giải thể. Chỉ tiêu này cũng để phân biệt công ty chứng khoán hoạt động lành mạnh với công ty chứng khoán có khó khăn về tài chính.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ % nợPhải thu từ nhà đầu tư CK phải thu từ nhà đầu tư=—————————————x 100 trên nguồn vốnNguồn vốn |
III. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
1. Nhóm chỉ tiêu hoạt động chung
Mức độ thay đổi về nguồn vốn quản lý giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của công ty quản lý quỹ.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Chênh lệch giữa nguồn vốn quản lý các quỹ Tỷ lệ% thay đổinăm hiện tại và năm trước về nguồn vốn= ———————————————————- x100 quản lý các quỹNguồn vốn năm trước |
Chỉ tiêu tổng doanh thu trên nguồn vốnquản lý các quỹ đánh giá mức độ đầy đủ của nguồn dự trữ tài chính của công ty quản lý quỹ.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ % tổngTổng doanh thu doanh thu trên nguồn vốn=————————————— x 100 quản lý các quỹNguồn vốnquản lý các quỹ |
Chỉ tiêu thay đổi doanh thu của công ty quản lý quỹ đánh giá mức độ tăng hay giảm về doanh thu của năm nay so với năm trước.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ %Chênh lệch doanh thu năm trước & năm nay thay đổi doanh thu năm nay =——————————————————-x 100 so với năm trướcDoanh thu năm trước |
2. Chỉ tiêu về lợi nhuận
Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu mà công ty quản lý quỹ thực hiện trong kỳ đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty quản lý quỹ.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệLợi nhuận trước thuế năm nay tăng trưởng lợi nhuận=——————————————x 100 trên doanh thuDoanh thu thuần |
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tổng lợi nhuận trước thuế Tỷ suất % lợi nhuận trên vốn=————————————————-x 100 Tổng nguồn vốn tự có cuối kỳ |
3. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản:
Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản là thước đo khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài chính của công ty quản lý quỹ, chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ % tổngTổng công nợ công nợ trên tài sản=———————————-x 100 có tính thanh khoảnTài sản có tính thanh khoản |
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Hệ thống chỉ tiêu giám sát này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính (qua Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) để xem xét giải quyết.
Reviews
There are no reviews yet.