THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ———————
Số: 909/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ LONG THÀNH
—————————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ, về Quy hoạch xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 8 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải Hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch vị trí, quy mô và phân khu chức năng Cảng hàng không quốc tế Long Thành;
Xét tờ trình số 947/TTr-BGTVT ngày 24 tháng 02 năm 2011 và Báo cáo thẩm định số 875/BC-BGTVT ngày 21 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc trình phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành với các nội dung sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
2. Chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.
3. Đơn vị tư vấn: Công ty Tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC).
4. Địa điểm: Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
5. Mục tiêu:
Quy hoạch để đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
6. Cấp sân bay: Cấp 4F (theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế – ICAO).
7. Vai trò trong mạng Cảng hàng không, sân bay dân dụng toàn quốc: Là Cảng hàng không quốc tế.
8. Phương án quy hoạch tổng thể: Chọn phương án 1 trong đồ án.
9. Quy hoạch khu bay:
a) Giai đoạn 1 (đến năm 2020):
– Gồm 02 đường hạ cất cánh song song, kích thước 4.000 m x 60 m, đáp ứng khai thác máy bay A380 hoặc tương đương.
– Hệ thống đường lăn: Đáp ứng yêu cầu.
– Hệ thống sân đậu máy bay: Đáp ứng 34 vị trí đậu gần (08 vị trí Code C, 23 vị trí Code E, 03 vị trí Code F) và 25 vị trí đậu xa (08 vị trí Code C, 17 vị trí Code E), 01 vị trí đậu cách ly, 03 vị trí đậu cho tàu bay chuyên cơ (01 Code D, 02 Code E), 05 vị trí đậu ga hàng hóa (Code E).
b) Giai đoạn 2 (đến năm 2030): Gồm 03 đường hạ cất cánh song song, kích thước 4.000 m x 60 m, đáp ứng khai thác máy bay A380 hoặc tương đương. Hệ thống đường lăn, sân đậu máy bay đáp ứng yêu cầu.
c) Giai đoạn 3 (sau năm 2030): Gồm 04 đường hạ cất cánh song song, kích thước 4.000 m x 60 m, đáp ứng khai thác máy bay A380 hoặc tương đương. Hệ thống đường lăn, sân đậu máy bay đáp ứng yêu cầu.
10. Quy hoạch khu hàng không dân dụng:
– Nhà ga hành khách: Tính chất là nhà ga quốc tế và quốc nội, 02 cao trình. Đến năm 2020 nhà ga có công suất 25 triệu HK/năm. Đến năm 2030 gồm 02 nhà ga có tổng công suất 50 triệu HK/năm. Giai đoạn sau 2030, gồm 04 nhà ga có tổng công suất 100 triệu HK/năm.
Quy hoạch vị trí nhà ga: Lựa chọn phương án 1 trong đồ án.
Mô hình nhà ga: Lựa chọn phương án 7 trong đồ án.
– Nhà ga hàng hóa: Đến năm 2020 nhà ga có công suất 1,2 triệu tấn HH/năm. Đến năm 2030 nhà ga có công suất 1,5 triệu tấn HH/năm. Giai đoạn sau 2030 nhà ga có công suất 5 triệu tấn HH/năm.
– Quy hoạch các khu kỹ thuật, văn phòng, điều hành khai thác sân bay, bảo trì bảo dưỡng máy bay, quản lý điều hành bay, cấp nhiên liệu: Đáp ứng đồng bộ.
– Trạm cứu nguy, cứu hỏa: Cấp 10 (theo phân cấp của ICAO).
– Quy hoạch cấp điện: Nguồn điện được lấy từ trạm điện của Cảng hàng không (2 nguồn 2 x 40 MVA) và trạm điện Lộc An – Bình Sơn (1 x 40 MVA). Nhu cầu cấp điện cho đến năm 2020 là 40 MVA.
– Quy hoạch cấp nước: Nguồn nước lấy từ nhà máy nước Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai. Hệ thống cấp nước có công suất 4500 m3/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu đến năm 2030.
– Quy hoạch thoát nước: Thoát nước khu bay vào hệ thống thoát nước chung của địa phương. Nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp được qua xử lý.
– Trạm xử lý chất thải: Công suất 3,150 tấn/ngày đến năm 2030.
– Quy hoạch khu quản lý điều hành bay: Đáp ứng yêu cầu. Đài chỉ huy cao khoảng 100 m, hệ thống tiếp cận chính xác đạt tối thiểu CAT II (theo tiêu chuẩn của ICAO).
– Tường rào bảo vệ quanh Cảng hàng không: Xây dựng hoàn chỉnh trong giai đoạn 1.
11. Quy hoạch giao thông đường bộ, đường sắt kết nối với Cảng hàng không:
– Đường trục ra vào Cảng: Phía đầu Tây Nam được nối trực tiếp vào đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi về đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, phía đầu Đông Bắc nối với đường vành đai 4.
– Tuyến đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang và tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm – Long Thành kết nối ngầm với Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phía trục chính trước mặt nhà ga hành khách.
12. Quy hoạch các công trình Quốc phòng: Doanh trại, hang ga, sân đỗ máy bay… bố trí trong khu đất dự trữ tại khu vực Đông Bắc của Cảng.
13. Quy hoạch sử dụng đất đai: Tổng diện tích đất toàn Cảng: 5.000 ha.
14. Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng: Triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng toàn bộ 5.000 ha đất ngay sau khi Quy hoạch được duyệt.
15. Kế hoạch đầu tư:
Giai đoạn 1: (Từ 2015 đến 2020)
Đầu tư xây dựng 02 đường hạ cất cánh, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu phụ trợ, nhà ga hành khách công suất 25 triệu HK/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn HH/năm, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay phát triển theo nhu cầu.
Giai đoạn 2: (Từ 2020 đến 2030)
Đầu tư xây dựng 03 đường hạ cất cánh, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu phụ trợ, nhà ga hành khách tổng công suất 50 triệu HK/năm, nhà ga hàng hóa tổng công suất 1,5 triệu tấn HH/năm, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay phát triển theo nhu cầu.
Giai đoạn 3: (Từ 2030 đến 2035 và sau 2035)
Sẽ xem xét việc duy trì hoạt động của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với tính chất, quy mô hợp lý. Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành dần theo nhu cầu đạt tổng công suất 100 triệu HK/năm và 05 triệu tấn HH/năm với 04 đường hạ cất cánh.
16. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (đến năm 2020): 6.744,7 triệu USD
Trong đó:
– Tổng chi phí xây dựng: 6.048,2 triệu USD
– Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: 13.930.282.236.721 VND ≈ 696,5 triệu USD (Giá trị chuyển đổi: 1 USD = 20.000 VNĐ)
17. Nguồn vốn:
Căn cứ vào quy hoạch được duyệt và thực tiễn triển khai, vốn đầu tư thực hiện của quy hoạch sẽ được cân đối gắn với các dự án đầu tư cụ thể, theo nguyên tắc Nhà nước chỉ đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư phần kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn đầu tư; khuyến khích thực hiện đầu tư vào các danh mục công trình dịch vụ khai thác, có khả năng thu hồi vốn từ các nguồn vốn ngoài ngân sách như:
– Khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ), đường trục vào Cảng hàng không: Vốn nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, ODA.
– Đền bù, giải phóng mặt bằng, hệ thống cấp điện, cấp nước; trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước: Vốn nhà nước, Trái phiếu Chính phủ.
– Nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, bãi đậu xe, khu sửa chữa bảo dưỡng tàu bay, trụ sở cơ quan quản lý, khai thác Cảng hàng không, các Hãng hàng không, hệ thống cấp nhiên liệu tàu bay, chế biến suất ăn và các công trình thương mại khác: Vốn doanh nghiệp, cổ phần, liên doanh liên kết, hợp tác công tư (PPP).
18. Tiến độ thực hiện:
– Chuẩn bị đầu tư, thu xếp tài chính: Năm 2011 – 2014.
– Thực hiện đầu tư: Năm 2015 – 2020.
– Hoàn thành và đưa giai đoạn 1 vào khai thác: Năm 2020.
19. Tổ chức thực hiện:
– Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức, thực hiện Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành và triển khai các bước tiếp theo; đồng thời xây dựng cơ chế quản lý đặc thù, áp dụng cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Ưu tiên và tạo điều kiện để Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tham gia đầu tư, khai thác để phát triển Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành căn cứ chính của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng TW và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, KTN (5b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ———————
Số: 909/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ LONG THÀNH
—————————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ, về Quy hoạch xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 8 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải Hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch vị trí, quy mô và phân khu chức năng Cảng hàng không quốc tế Long Thành;
Xét tờ trình số 947/TTr-BGTVT ngày 24 tháng 02 năm 2011 và Báo cáo thẩm định số 875/BC-BGTVT ngày 21 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc trình phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành với các nội dung sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
2. Chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.
3. Đơn vị tư vấn: Công ty Tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC).
4. Địa điểm: Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
5. Mục tiêu:
Quy hoạch để đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
6. Cấp sân bay: Cấp 4F (theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế – ICAO).
7. Vai trò trong mạng Cảng hàng không, sân bay dân dụng toàn quốc: Là Cảng hàng không quốc tế.
8. Phương án quy hoạch tổng thể: Chọn phương án 1 trong đồ án.
9. Quy hoạch khu bay:
a) Giai đoạn 1 (đến năm 2020):
– Gồm 02 đường hạ cất cánh song song, kích thước 4.000 m x 60 m, đáp ứng khai thác máy bay A380 hoặc tương đương.
– Hệ thống đường lăn: Đáp ứng yêu cầu.
– Hệ thống sân đậu máy bay: Đáp ứng 34 vị trí đậu gần (08 vị trí Code C, 23 vị trí Code E, 03 vị trí Code F) và 25 vị trí đậu xa (08 vị trí Code C, 17 vị trí Code E), 01 vị trí đậu cách ly, 03 vị trí đậu cho tàu bay chuyên cơ (01 Code D, 02 Code E), 05 vị trí đậu ga hàng hóa (Code E).
b) Giai đoạn 2 (đến năm 2030): Gồm 03 đường hạ cất cánh song song, kích thước 4.000 m x 60 m, đáp ứng khai thác máy bay A380 hoặc tương đương. Hệ thống đường lăn, sân đậu máy bay đáp ứng yêu cầu.
c) Giai đoạn 3 (sau năm 2030): Gồm 04 đường hạ cất cánh song song, kích thước 4.000 m x 60 m, đáp ứng khai thác máy bay A380 hoặc tương đương. Hệ thống đường lăn, sân đậu máy bay đáp ứng yêu cầu.
10. Quy hoạch khu hàng không dân dụng:
– Nhà ga hành khách: Tính chất là nhà ga quốc tế và quốc nội, 02 cao trình. Đến năm 2020 nhà ga có công suất 25 triệu HK/năm. Đến năm 2030 gồm 02 nhà ga có tổng công suất 50 triệu HK/năm. Giai đoạn sau 2030, gồm 04 nhà ga có tổng công suất 100 triệu HK/năm.
Quy hoạch vị trí nhà ga: Lựa chọn phương án 1 trong đồ án.
Mô hình nhà ga: Lựa chọn phương án 7 trong đồ án.
– Nhà ga hàng hóa: Đến năm 2020 nhà ga có công suất 1,2 triệu tấn HH/năm. Đến năm 2030 nhà ga có công suất 1,5 triệu tấn HH/năm. Giai đoạn sau 2030 nhà ga có công suất 5 triệu tấn HH/năm.
– Quy hoạch các khu kỹ thuật, văn phòng, điều hành khai thác sân bay, bảo trì bảo dưỡng máy bay, quản lý điều hành bay, cấp nhiên liệu: Đáp ứng đồng bộ.
– Trạm cứu nguy, cứu hỏa: Cấp 10 (theo phân cấp của ICAO).
– Quy hoạch cấp điện: Nguồn điện được lấy từ trạm điện của Cảng hàng không (2 nguồn 2 x 40 MVA) và trạm điện Lộc An – Bình Sơn (1 x 40 MVA). Nhu cầu cấp điện cho đến năm 2020 là 40 MVA.
– Quy hoạch cấp nước: Nguồn nước lấy từ nhà máy nước Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai. Hệ thống cấp nước có công suất 4500 m3/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu đến năm 2030.
– Quy hoạch thoát nước: Thoát nước khu bay vào hệ thống thoát nước chung của địa phương. Nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp được qua xử lý.
– Trạm xử lý chất thải: Công suất 3,150 tấn/ngày đến năm 2030.
– Quy hoạch khu quản lý điều hành bay: Đáp ứng yêu cầu. Đài chỉ huy cao khoảng 100 m, hệ thống tiếp cận chính xác đạt tối thiểu CAT II (theo tiêu chuẩn của ICAO).
– Tường rào bảo vệ quanh Cảng hàng không: Xây dựng hoàn chỉnh trong giai đoạn 1.
11. Quy hoạch giao thông đường bộ, đường sắt kết nối với Cảng hàng không:
– Đường trục ra vào Cảng: Phía đầu Tây Nam được nối trực tiếp vào đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi về đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, phía đầu Đông Bắc nối với đường vành đai 4.
– Tuyến đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang và tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm – Long Thành kết nối ngầm với Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phía trục chính trước mặt nhà ga hành khách.
12. Quy hoạch các công trình Quốc phòng: Doanh trại, hang ga, sân đỗ máy bay… bố trí trong khu đất dự trữ tại khu vực Đông Bắc của Cảng.
13. Quy hoạch sử dụng đất đai: Tổng diện tích đất toàn Cảng: 5.000 ha.
14. Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng: Triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng toàn bộ 5.000 ha đất ngay sau khi Quy hoạch được duyệt.
15. Kế hoạch đầu tư:
Giai đoạn 1: (Từ 2015 đến 2020)
Đầu tư xây dựng 02 đường hạ cất cánh, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu phụ trợ, nhà ga hành khách công suất 25 triệu HK/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn HH/năm, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay phát triển theo nhu cầu.
Giai đoạn 2: (Từ 2020 đến 2030)
Đầu tư xây dựng 03 đường hạ cất cánh, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu phụ trợ, nhà ga hành khách tổng công suất 50 triệu HK/năm, nhà ga hàng hóa tổng công suất 1,5 triệu tấn HH/năm, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay phát triển theo nhu cầu.
Giai đoạn 3: (Từ 2030 đến 2035 và sau 2035)
Sẽ xem xét việc duy trì hoạt động của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với tính chất, quy mô hợp lý. Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành dần theo nhu cầu đạt tổng công suất 100 triệu HK/năm và 05 triệu tấn HH/năm với 04 đường hạ cất cánh.
16. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (đến năm 2020): 6.744,7 triệu USD
Trong đó:
– Tổng chi phí xây dựng: 6.048,2 triệu USD
– Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: 13.930.282.236.721 VND ≈ 696,5 triệu USD (Giá trị chuyển đổi: 1 USD = 20.000 VNĐ)
17. Nguồn vốn:
Căn cứ vào quy hoạch được duyệt và thực tiễn triển khai, vốn đầu tư thực hiện của quy hoạch sẽ được cân đối gắn với các dự án đầu tư cụ thể, theo nguyên tắc Nhà nước chỉ đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư phần kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn đầu tư; khuyến khích thực hiện đầu tư vào các danh mục công trình dịch vụ khai thác, có khả năng thu hồi vốn từ các nguồn vốn ngoài ngân sách như:
– Khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ), đường trục vào Cảng hàng không: Vốn nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, ODA.
– Đền bù, giải phóng mặt bằng, hệ thống cấp điện, cấp nước; trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước: Vốn nhà nước, Trái phiếu Chính phủ.
– Nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, bãi đậu xe, khu sửa chữa bảo dưỡng tàu bay, trụ sở cơ quan quản lý, khai thác Cảng hàng không, các Hãng hàng không, hệ thống cấp nhiên liệu tàu bay, chế biến suất ăn và các công trình thương mại khác: Vốn doanh nghiệp, cổ phần, liên doanh liên kết, hợp tác công tư (PPP).
18. Tiến độ thực hiện:
– Chuẩn bị đầu tư, thu xếp tài chính: Năm 2011 – 2014.
– Thực hiện đầu tư: Năm 2015 – 2020.
– Hoàn thành và đưa giai đoạn 1 vào khai thác: Năm 2020.
19. Tổ chức thực hiện:
– Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức, thực hiện Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành và triển khai các bước tiếp theo; đồng thời xây dựng cơ chế quản lý đặc thù, áp dụng cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Ưu tiên và tạo điều kiện để Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tham gia đầu tư, khai thác để phát triển Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành căn cứ chính của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng TW và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, KTN (5b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.