BỘ CÔNG THƯƠNG ——————–
Số: 8891/QĐ-BCT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————————
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ
TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA, NGHỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY
GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020″
———————————-
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện tại Tờ trình số 671/TTr-CĐNG ngày 30 tháng 10 năm 2013 về đề nghị phê duyệt Dự án đầu tư nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phát triển nguồn nhân lực,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề trọng điểm quốc gia, nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020″ với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Đổi mới và phát triển dạy nghề trọng điểm quốc gia, nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
2. Chủ đầu tư: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện.
3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện.
4. Mục tiêu đầu tư:
4.1. Mục tiêu tổng quát:
– Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy. Tạo điều kiện tốt nhất để giảng viên và sinh viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập và thực hành để nâng cao trình độ và tay nghề, thích ứng được sự phát triển mạnh mẽ của ngành Sản xuất giấy.
– Xây dựng mô hình đào tạo Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy từ hiệu quả, theo chuẩn quốc gia để các cơ sở đào tạo nghề này có thể học tập, góp phần thống nhất mô hình đào tạo nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trên toàn quốc.
4.2. Mục tiêu cụ thể:
– Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy theo tiêu chuẩn đào tạo Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trên thế giới;
– Xây dựng và hoàn thiện công cụ đào tạo, hướng dẫn trực quan và toàn diện trong việc học tập và giảng dạy nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy tại Trường với chi phí hợp lý, hiệu quả cao;
– Cập nhật các công cụ đào tạo mới, hiện đại trên thế giới và áp dụng tại Trường để giảng viên và sinh viên có thể giảng dạy và học tập thuận lợi, đạt được kết quả tốt nhất.
5. Nội dung và quy mô đầu tư:
– Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo dạy nghề ở trong nước và nước ngoài, tập trung vào kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học và quản lý;
– Đầu tư cơ sở vật chất: xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp một số phòng thực hành, thí nghiệm, phòng học… đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định;
– Đầu tư các thiết bị dạy nghề, thực hành nghề, thí nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia.
6. Địa điểm đầu tư: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện, địa chỉ: thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
7. Thiết kế sơ bộ:
7.1. Giải pháp thiết kế sơ bộ cần tuân thủ:
– Phần đầu tư xây dựng mới các phòng học chuyên môn, phòng thí nghiệm, thực hành phải đảm bảo cho việc dạy và học tích hợp; đảm bảo các khu chức năng cơ bản: phòng chuẩn bị, phòng thực hành nghề, kho chứa thiết bị, dụng cụ, sảnh chung. Việc bố trí kiến trúc và kết cấu chính của các phòng học, thực hành phải dựa trên tiêu chuẩn đại học và cao đẳng hiện hành. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, như: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, hệ thống chữa cháy – báo cháy – chống sét phải đảm bảo nghiêm ngặt theo quy định. Phải có đầy đủ phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
– Phần cải tạo, nâng cấp các nhà xưởng cấp 4 phải đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật, mỹ thuật, tính năng tác dụng…, hiệu quả và kinh tế.
7.2. Giải pháp thiết kế sơ bộ cho phép chủ đầu tư được thay đổi trong bước thiết kế tiếp theo.
8. Thiết bị chính, phụ đầu tư dạy nghề trang bị:
– Các phòng thí nghiệm: Hóa đại cương, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý;
– Các phòng thực hành: Hóa gỗ và xenlulozơ, sản xuất bột cơ, chuẩn bị bột và các hóa chất phụ gia, vận hành tráng phủ giấy, tái chế giấy loại…
Các thiết bị chính, phụ phải dựa trên danh mục thiết bị dạy nghề theo quy định; các thiết bị đầu tư phải đảm bảo công nghệ tiên tiến hiện nay và đảm bảo các thông số kỹ thuật…
9. Tổng múc đầu tư của Dự án:
9.1. Tổng mức đầu tư: 43.069.000.000 đồng (bốn ba tỷ, không trăm sáu chín triệu đồng). Trong đó:
a) Phần đầu tư cơ sở vật chất:
– Xây dựng mới: 6.273.000.000 đồng;
– Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà cấp 4: 1.554.000.000 đồng.
b) Phần đầu tư trang thiết bị dạy và học: 34.865.000.000 đồng.
c) Phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên: 557.000.000 đồng
9.2. Cấu trúc nguồn vốn đầu tư:
– Từ Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020: 40.000.000.000 đồng.
– Từ nguồn vốn thu sự nghiệp của Nhà trường, các nguồn vốn hợp pháp khác: 3.069.000.000 đồng.
10. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý.
11. Thời gian thực hiện dự án: 2014-2015 và định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và Cơ điện có trách nhiệm triển khai thực hiện các giai đoạn của Dự án theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Phát triển nguồn nhân lực, Kế hoạch, Tài chính và Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Bộ Lao động thương binh và xã hội; – Tổng cục Dạy nghề; – Kho bạc Nhà nước Trung ương; – Kho bạc Nhà nước huyện Phù Ninh, Phú Thọ; – Lưu: VT, PTNNL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
BỘ CÔNG THƯƠNG ——————–
Số: 8891/QĐ-BCT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————————
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ
TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA, NGHỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY
GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020″
———————————-
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện tại Tờ trình số 671/TTr-CĐNG ngày 30 tháng 10 năm 2013 về đề nghị phê duyệt Dự án đầu tư nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phát triển nguồn nhân lực,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề trọng điểm quốc gia, nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020″ với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Đổi mới và phát triển dạy nghề trọng điểm quốc gia, nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
2. Chủ đầu tư: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện.
3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện.
4. Mục tiêu đầu tư:
4.1. Mục tiêu tổng quát:
– Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy. Tạo điều kiện tốt nhất để giảng viên và sinh viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập và thực hành để nâng cao trình độ và tay nghề, thích ứng được sự phát triển mạnh mẽ của ngành Sản xuất giấy.
– Xây dựng mô hình đào tạo Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy từ hiệu quả, theo chuẩn quốc gia để các cơ sở đào tạo nghề này có thể học tập, góp phần thống nhất mô hình đào tạo nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trên toàn quốc.
4.2. Mục tiêu cụ thể:
– Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy theo tiêu chuẩn đào tạo Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trên thế giới;
– Xây dựng và hoàn thiện công cụ đào tạo, hướng dẫn trực quan và toàn diện trong việc học tập và giảng dạy nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy tại Trường với chi phí hợp lý, hiệu quả cao;
– Cập nhật các công cụ đào tạo mới, hiện đại trên thế giới và áp dụng tại Trường để giảng viên và sinh viên có thể giảng dạy và học tập thuận lợi, đạt được kết quả tốt nhất.
5. Nội dung và quy mô đầu tư:
– Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo dạy nghề ở trong nước và nước ngoài, tập trung vào kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học và quản lý;
– Đầu tư cơ sở vật chất: xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp một số phòng thực hành, thí nghiệm, phòng học… đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định;
– Đầu tư các thiết bị dạy nghề, thực hành nghề, thí nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia.
6. Địa điểm đầu tư: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện, địa chỉ: thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
7. Thiết kế sơ bộ:
7.1. Giải pháp thiết kế sơ bộ cần tuân thủ:
– Phần đầu tư xây dựng mới các phòng học chuyên môn, phòng thí nghiệm, thực hành phải đảm bảo cho việc dạy và học tích hợp; đảm bảo các khu chức năng cơ bản: phòng chuẩn bị, phòng thực hành nghề, kho chứa thiết bị, dụng cụ, sảnh chung. Việc bố trí kiến trúc và kết cấu chính của các phòng học, thực hành phải dựa trên tiêu chuẩn đại học và cao đẳng hiện hành. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, như: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, hệ thống chữa cháy – báo cháy – chống sét phải đảm bảo nghiêm ngặt theo quy định. Phải có đầy đủ phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
– Phần cải tạo, nâng cấp các nhà xưởng cấp 4 phải đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật, mỹ thuật, tính năng tác dụng…, hiệu quả và kinh tế.
7.2. Giải pháp thiết kế sơ bộ cho phép chủ đầu tư được thay đổi trong bước thiết kế tiếp theo.
8. Thiết bị chính, phụ đầu tư dạy nghề trang bị:
– Các phòng thí nghiệm: Hóa đại cương, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý;
– Các phòng thực hành: Hóa gỗ và xenlulozơ, sản xuất bột cơ, chuẩn bị bột và các hóa chất phụ gia, vận hành tráng phủ giấy, tái chế giấy loại…
Các thiết bị chính, phụ phải dựa trên danh mục thiết bị dạy nghề theo quy định; các thiết bị đầu tư phải đảm bảo công nghệ tiên tiến hiện nay và đảm bảo các thông số kỹ thuật…
9. Tổng múc đầu tư của Dự án:
9.1. Tổng mức đầu tư: 43.069.000.000 đồng (bốn ba tỷ, không trăm sáu chín triệu đồng). Trong đó:
a) Phần đầu tư cơ sở vật chất:
– Xây dựng mới: 6.273.000.000 đồng;
– Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà cấp 4: 1.554.000.000 đồng.
b) Phần đầu tư trang thiết bị dạy và học: 34.865.000.000 đồng.
c) Phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên: 557.000.000 đồng
9.2. Cấu trúc nguồn vốn đầu tư:
– Từ Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020: 40.000.000.000 đồng.
– Từ nguồn vốn thu sự nghiệp của Nhà trường, các nguồn vốn hợp pháp khác: 3.069.000.000 đồng.
10. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý.
11. Thời gian thực hiện dự án: 2014-2015 và định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và Cơ điện có trách nhiệm triển khai thực hiện các giai đoạn của Dự án theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Phát triển nguồn nhân lực, Kế hoạch, Tài chính và Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Bộ Lao động thương binh và xã hội; – Tổng cục Dạy nghề; – Kho bạc Nhà nước Trung ương; – Kho bạc Nhà nước huyện Phù Ninh, Phú Thọ; – Lưu: VT, PTNNL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
Reviews
There are no reviews yet.