Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 839/QĐ-UBND 2021 Hà Nội phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm 2021-2022

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

_____

Số: 839/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 – 2022

_____________

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14/6/2019;

Căn cứ Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông; Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BGDĐT ngày 30/5/2014 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường trung học phổ thông chuyên; Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông;

Căn cứ các văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố: Quyết định số 3464/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 về việc Phê duyệt Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (Chứng chỉ A-level) tại Trường trung học phổ thông Chu Văn An”; Quyết định số 2831/QĐ-UBND ngày 08/6/2018 về việc Phê duyệt Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-Level) tại Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam”; Quyết định số 3635/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 142/TTr-SGDĐT ngày 13/01/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 – 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội (có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 – 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết nhằm thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 – 2022.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Bí thư Thành ủy Hà Nội;

– Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Thường trực Thành ủy;

– Thường trực HĐND Thành phố;

– Chủ tịch UBND Thành phố;

– Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;

– Ban VHXH – HĐND Thành phố;

– VPUB: Các Phó Chánh Văn phòng;

Các phòng: KGVX, NC, TKBT, HCTC;

– Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Chử Xuân Dũng

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________

KẾ HOẠCH

Tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 – 2022

(Ban hành kèm theo Quyết định số 839/QĐ-UBND ngày 19/02/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

_________________

Căn cứ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học; Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT (sau đây gọi tắt là Quy chế tuyển sinh); Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BGDĐT ngày 30/5/2014 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường THPT chuyên; Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT (sau đây gọi tắt là Quy chế thi); Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ các văn bản của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố: Quyết định số 3464/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 về việc Phê duyệt Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (Chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An”; Quyết định số 2831/QĐ-UBND ngày 08/6/2018 về việc Phê duyệt Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-Level) tại Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam”; Quyết định số 3635/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020 – 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội;

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan. Đảm bảo 100% học sinh đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS.

2. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3. Hướng dẫn tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng, công khai, tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh.

4. Phân công nhiệm vụ cụ thể, cá nhân chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trước cấp trên trực tiếp; Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm cuối cùng.

B. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

I. Số lượng dự kiến

Năm học 2020 – 2021, dự kiến toàn Thành phố có khoảng 110.759 học sinh dự xét tốt nghiệp THCS (tăng khoảng 6.220 học sinh so với năm học 2019- 2020). Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, dự kiến 62% số học sinh tuyển vào trường THPT công lập, 22% số học sinh tuyển vào trường THPT ngoài công lập và trường THPT công lập tự chủ tài chính, 8% số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN-GDTX và khoảng 8% số học sinh tham gia học nghề. Dự kiến số lượng học sinh tuyển vào lớp 10 THPT và chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) năm học 2021 – 2022 như sau:

– Tuyển vào trường THPT: khoảng 90.730 học sinh.

Trong đó các trường công lập tuyển 68.670 học sinh, các trường ngoài công lập và công lập tự chủ tài chính tuyển khoảng 24.370 học sinh.

– Tuyển vào trung tâm GDNN-GDTX: khoảng 8.860 học viên.

– Tuyển vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: khoảng 8.860 học sinh.

II. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên

1. Đối tượng tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình GDTX có độ tuổi theo quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Điều kiện dự tuyển: học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

3. Phương thức tuyển sinh: thi tuyển

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho tất cả các trường THPT công lập.

a) Bài thi

– Tổ chức thi 04 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư, trong đó bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí.

– Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường THCS).

– Sở Giáo dục và Đào tạo công bố chọn bài thi môn thứ tư vào tháng 3/2021.

b) Hình thức thi

Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn thứ tư thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 02 thí sinh liền kề không trùng mã đề; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

c) Đề thi

Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS. Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao; đề thi môn Ngoại ngữ và môn thứ tư chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.

d) Nguyên tắc tuyển sinh

Điểm xét tuyển (ĐXT) = (Điểm bài thi môn Toán + Điểm bài thi môn Ngữ văn)x2

+ (Điểm bài thi môn Ngoại ngữ + Điểm bài thi môn thứ tư) + Điểm ưu tiên

Trong đó:

– Điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0.

– Căn cứ vào diện ưu tiên của học sinh theo Quy chế tuyển sinh để xác định điểm ưu tiên.

– Tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo ĐXT từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.

– Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, không có bài thi bị điểm 0 (không).

đ) Dự kiến ngày thi

Ngày

Buổi

Bài thi

Thời gian làm bài

29/5/2021

SÁNG

Ngữ văn

120 phút

CHIỀU

Toán

120 phút

30/5/2021

SÁNG

Ngoại ngữ

60 phút

Môn thứ tư

60 phút

4. Khu vực tuyển sinh

a) Đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh được chia theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã; toàn Thành phố có 12 khu vực tuyển sinh.

b) Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây được tuyển học sinh vào lớp 10 không chuyên trên toàn Thành phố (không phân biệt khu vực tuyển sinh).

5. Đăng ký nguyện vọng dự tuyển

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào ba trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3, trong đó NV1, NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú, NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký.

6. Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên

Thực hiện theo Điều 7 của Quy chế tuyển sinh.

7. Nguyên tắc xét tuyển

– Học sinh trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2, NV3. Học sinh không trúng tuyển NV 1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm.

– Học sinh không trúng tuyển NV1, NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2,0 điểm.

– Khi hạ điểm chuẩn cho phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển.

8. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học

Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 19/6/2021 đến ngày 21/6/2021; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 23/6/2021 đến ngày 01/7/2021.

9. Phân ban

Học sinh được học một trong ba ban: Ban khoa học tự nhiên, Ban khoa học xã hội và nhân văn, Ban cơ bản. Việc sắp xếp học sinh đã trúng tuyển vào các ban trong trường được thực hiện đúng theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Chuyển trường

Học sinh đã trúng tuyển vào trường THPT công lập phải học ổn định hết cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần chuyển trường, phải được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép.

III. Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây

1. Điều kiện dự tuyển

a) Học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

b) Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên.

c) xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.

* Học sinh các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hoá trở ra, có kết quả học tập năm học lớp 9 THCS xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên Trường THPT Chu Văn An.

2. Phương thức tuyển sinh

a) Vòng 1: tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ dự tuyển hợp lệ.

b) Vòng 2: tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển ở Vòng 1.

3. Đăng ký nguyện vọng

a) Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của hai trong bốn trường: THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.

b) Học sinh có thể đăng ký NV vào cùng một môn chuyên của hai trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường NV1 và trường NV2.

c) Học sinh có thể đăng ký NV vào các môn chuyên khác nhau của hai trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.

4. Tổ chức tuyển sinh

a) Vòng 1: sơ tuyển, căn cứ vào các tiêu chí và được đánh giá bằng điểm số như sau:

– Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của tỉnh, toàn quốc, khu vực và quốc tế; điểm cho mỗi giải được tính như sau: giải nhất được 5,0 điểm, giải nhì được 4,0 điểm, giải ba được 3,0 điểm, giải khuyến khích được 2,0 điểm.

– Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: mỗi năm xếp loại học lực giỏi được 3,0 điểm, học lực khá được 2,0 điểm.

– Kết quả tốt nghiệp THCS: tốt nghiệp loại giỏi được 3,0 điểm, loại khá được 2,0 điểm.

Điểm sơ tuyển = Điểm thi học sinh giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS.

Chọn vào thi tuyển vòng 2 những học sinh đạt điểm sơ tuyển từ 10,0 điểm trở lên.

b) Vòng 2: thi tuyển

– Môn thi và đề thi:

+ Môn thi: thí sinh dự thi 03 bài thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và bài thi môn chuyên theo NV; các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tính hệ số 1, bài thi môn chuyên tính hệ số 2.

+ Đề thi môn chuyên: đề thi được áp dụng hình thức tự luận, gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9, đảm bảo các cấp độ nhận thức: thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Riêng môn Ngoại ngữ (thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ) được áp dụng kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan để đánh giá các kỹ năng nghe, đọc, viết.

– Dự kiến ngày thi:

Ngày

Buổi

Bài thi

Thời gian làm bài

29/5/2021

SÁNG

Ngữ văn

120 phút

CHIỀU

Toán

120 phút

30/5/2021

SÁNG

Ngoại ngữ

Môn thứ tư (*)

60 phút

60 phút

CHIỀU

– Môn chuyên: Ngữ văn, Toán, Tin, Sinh học

– Môn chuyên: Tiếng Pháp

– Môn thi thay thế: Tiếng Nhật, Tiếng Đức, Tiếng Hàn.

150 phút

120 phút

120 phút

31/5/2021

SÁNG

– Môn chuyên: Vật lí, Lịch sử, Địa lí

– Môn chuyên: Hoá học, Tiếng Anh

150 phút

120 phút

(*) Thí sinh chỉ có NV thi chuyên (không có NV đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên) không phải dự thi môn thứ tư vào sáng ngày 30/5/2021.

5. Nguyên tắc tuyển sinh

ĐXT= Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)

Trong đó:

– Điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0.

– Tuyển những thí sinh có NV đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo ĐXT từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.

– Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0.

6. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học

Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 19/6/2021 đến ngày 21/6/2021; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 23/6/2021 đến ngày 01/7/2021.

7. Tuyển bổ sung vào lớp chuyên và chuyển trường đối với học sinh các trường chuyên

Học sinh đã trúng tuyển vào lớp chuyên tại trường THPT nào phải học ổn định hết cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần chuyển trường, chuyển lớp chuyên phải được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép.

a) Tuyển bổ sung vào lớp chuyên:

– Hàng năm, trường chuyên có thể tổ chức thi tuyển bổ sung vào các lớp chuyên.

– Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc tuyển bổ sung vào các lớp chuyên, quy định đối tượng, điều kiện dự tuyển bổ sung, môn thi tuyển bổ sung và tổ chức thực hiện việc tuyển bổ sung vào lớp chuyên.

b) Chuyển học sinh chuyên sang trường chuyên khác:

– Nếu trường chuyển đi và trường chuyển đến đã tiến hành tuyển sinh bằng kỳ thi chung (chung đề thi, sử dụng cùng một hướng dẫn chấm thi) thì điều kiện chuyển trường của học sinh chuyên là phải đạt đủ tiêu chuẩn trúng tuyển chuyên và không thuộc diện phải chuyển ra khỏi lớp chuyên các năm học tương ứng của trường chuyển đi và trường chuyển đến.

– Nếu trường chuyển đi và trường chuyển đến không tuyển sinh bằng kỳ thi chung (không chung đề thi, không sử dụng cùng một hướng dẫn chấm thi) thì học sinh chuyên phải tham dự thi tuyển bổ sung do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc ủy quyền cho trường chuyên tổ chức.

IV. Tuyển sinh vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A- level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

1. Đối tượng dự tuyển: học sinh đã tốt nghiệp THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2021 – 2022.

2. Điều kiện dự tuyển

– Học sinh hoặc cha (mẹ) học sinh có Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đúng độ tuổi, đã tốt nghiệp THCS, có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn Toán, Vật lý, Hóa học từ 8,0 trở lên, điểm trung bình cả năm lớp 9 môn Tiếng Anh từ 8,5 trở lên, điểm trung bình cả năm lớp 9 môn Ngữ văn từ 6,5 trở lên.

– Học sinh có đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2021 – 2022.

3. Đăng ký nguyện vọng

– Học sinh có thể đăng ký NV vào hai trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường NV1 và trường NV2.

– NV của thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam là NV độc lập, không ảnh hưởng đến NV đăng ký tuyển sinh vào các trường THPT chuyên và THPT không chuyên.

4. Phương thức tuyển sinh

a) Vòng 1: thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT quốc gia Việt Nam.

b) Vòng 2: thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc.

5. Dự kiến ngày thi:

a) Vòng 1: thí sinh dự thi các bài thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên.

b) Vòng 2:

– Ngày 01/6/2021: buổi sáng thi môn Toán bằng tiếng Anh và môn Vật lý bằng tiếng Anh; buổi chiều thi viết luận môn tiếng Anh và môn Hóa học bằng tiếng Anh.

– Ngày 02/6/2021: buổi chiều thi nói môn tiếng Anh.

6. Đề thi Vòng 2

– Đề thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học bằng tiếng Anh theo chuẩn CAIE, thời gian làm bài: 60 phút/môn.

– Môn thi Tiếng Anh, học sinh phải dự thi 2 bài thi:

+ Viết luận bằng Tiếng Anh, thời gian: 60 phút.

+ Thi nói Tiếng Anh theo chủ đề được bắt thăm ngẫu nhiên.

7. Nguyên tắc tuyển sinh

– Quy đổi điểm bài thi Vòng 2 của từng môn thi về thang điểm 10,0.

– Tính điểm Vòng 2 của mỗi thí sinh là tổng điểm các bài thi Vòng 2.

– Tuyển những thí sinh có điểm Vòng 2 từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu và đảm bảo các điều kiện sau:

+ ĐXT Vòng 1 phải đạt ít nhất 50% số điểm tối đa.

+ Các bài thi Vòng 1 đều đạt điểm lớn hơn 3,0.

Không cần xét điều kiện điểm thi Vòng 1 đối với những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập không chuyên.

8. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học

Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 19/6/2021 đến ngày 21/6/2021; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 23/6/2021 đến ngày 01/7/2021.

V. Tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập tự chủ tài chính, lớp 10 trường THPT ngoài công lập và lớp 10 chương trình GDTX

1. Đối với các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập

– Áp dụng phương thức “Xét tuyển” để tuyển sinh vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập. Hội đồng tuyển sinh nhà trường xây dựng phương án tuyển sinh năm học 2021 – 2022 căn cứ vào: ĐXT của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 – 2022; kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó và các quy định khác của Quy chế tuyển sinh.

– Các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập được tuyển học sinh vào lớp 10 là những học sinh cư trú tại Hà Nội (có xác nhận cư trú tại địa bàn của công an cấp phường, xã, thị trấn) không phân biệt khu vực tuyển sinh.

– Dự kiến thời gian tuyển sinh:

+ Học sinh nộp đơn đăng ký dự tuyển tại trường THPT từ ngày 20/4/2021 đến ngày 16/6/2021.

+ Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT từ ngày 17/6/2021 đến ngày 12/7/2021.

2. Đối với các trung tâm GDNN-GDTX

– Thực hiện tuyển sinh theo phương thức “Xét tuyển” dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Các trung tâm GDNN-GDTX được tuyển học sinh vào lớp 10 không phân biệt khu vực tuyển sinh.

– Dự kiến thời gian tuyển sinh:

+ Học sinh nộp đơn đăng ký dự tuyển tại trung tâm GDNN-GDTX từ ngày 20/4/2021 đến ngày 16/6/2021.

+ Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trung tâm GDNN-GDTX từ ngày 17/6/2021 đến ngày 12/7/2021.

VI. Tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao Hà Nội

– Thực hiện theo Quyết định số 383/QĐ-VHTTDL ngày 18/5/2009 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Trường Phổ thông năng khiếu Thể dục, thể thao Hà Nội.

– Dự kiến thời gian tuyển sinh:

+ Thi tuyển năng khiếu: từ 01/6/2021 đến 30/6/2021.

+ Thu hồ sơ và xét tuyển văn hóa: từ ngày 17/6/2021 đến 12/7/2021.

VII. Tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông dân tộc nội trú

1. Tuyển thẳng: cho các đối tượng là học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS.

2. Thi tuyển: thí sinh dự thi các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên. Tổ chức thi tuyển cho những học sinh có hộ khẩu thường trú thuộc 14 xã miền núi trong địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm:

– Huyện Ba Vì có 07 xã: Tản Lĩnh, Ba Trại, Minh Quang, Ba Vì, Vân Hoà, Yên Bài, Khánh Thượng.

– Huyện Thạch Thất có 03 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân.

– Huyện Quốc Oai có 02 xã: Phú Mãn, Đông Xuân.

– Huyện Mỹ Đức có 01 xã: An Phú.

– Huyện Chương Mỹ có 01 xã: Trần Phú.

3. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học

Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 19/6/2021 đến ngày 21/6/2021; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 23/6/2021 đến ngày 01/7/2021.

VIII. Tuyển sinh vào lớp 10 học Tiếng Nhật ngoại ngữ 1

1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển

Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2021 – 2022; học đủ 4 năm ngoại ngữ Tiếng Nhật (được thể hiện trong học bạ cấp THCS) tại các trường THCS.

2. Đăng ký dự tuyển

– Học sinh được đăng ký ba NV vào ba trường THPT công lập theo thứ tự NV1, NV2, NV3, trong đó NV1 phải thuộc một trong ba trường: THPT Chu Văn An, THPT Kim Liên, THPT Việt Đức; NV2 và NV3 phải thuộc khu vực tuyển sinh của học sinh.

– Học sinh không trúng tuyển lớp Tiếng Nhật ngoại ngữ 1 được xét tuyển vào lớp Tiếng Anh tại các NV đã đăng ký theo quy định.

– Trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022”, học sinh phải chọn ngoại ngữ là Tiếng Nhật trong mục “Ngoại ngữ đăng ký học tại THPT”. Tuy nhiên, học sinh có thể chọn một ngoại ngữ bất kỳ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Tiếng Đức, Tiếng Hàn) để làm bài thi môn ngoại ngữ.

IX. Tuyển sinh vào lớp 10 học tiếng Pháp Song ngữ và lớp 10 tiếng Pháp tăng cường

1. Tuyển sinh vào lớp 10 học tiếng Pháp song ngữ

a) Điều kiện dự tuyển:

Học sinh đủ điều kiện dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 – 2022, được dự tuyển vào lớp 10 song ngữ tiếng Pháp tại một trong hai trường THPT: chuyên Hà Nội-Amsterdam và Chu Văn An khi đảm bảo các yêu cầu sau:

– xếp loại học lực, hạnh kiểm cả năm của các lớp cấp THCS đặt loại Khá trở lên.

– xếp loại tốt nghiệp THCS đạt loại Khá trở lên.

– xếp loại tốt nghiệp Chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS khóa thi ngày 22/5/2021 từ loại Khá trở lên.

– Có tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 – 2022.

b) Phương thức tuyển sinh:

Tổ chức xét tuyển căn cứ vào kết quả bài thi 04 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn thứ tư khóa ngày 29/5/2021 (Điểm thi), kết quả kỳ thi tốt nghiệp chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS khóa ngày 22/5/2021 (Điểm Pháp ngữ) và Điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh.

Kết quả trúng tuyển lấy theo ĐXT vào lớp tiếng Pháp song ngữ từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường. Điểm thấp nhất cho học sinh trúng tuyển vào trường gọi là điểm chuẩn của trường. ĐXT được tính như sau:

ĐXT = Điểm thi + Điểm Pháp ngữ + Điểm ưu tiên

Trong đó:

– Điểm thi: là tổng điểm của bốn bài thi Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn thứ tư (kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021- 2022) chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến hai chữ số thập phân.

Chỉ đưa vào diện xét tuyển những học sinh không vi phạm Quy chế thi đến mức đình chỉ thi và không có bài thi nào bị điểm 0 (không).

– Điểm Pháp ngữ: là tổng của điểm thi môn Tiếng Pháp (hệ số 2) và môn Toán bằng Tiếng Pháp (hệ số 1) của học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS năm học 2020 – 2021.

– Điểm ưu tiên: thực hiện theo Điều 7 của Quy chế tuyển sinh.

2. Tuyển sinh lớp 10 tiếng Pháp tăng cường

a) Điều kiện tuyển sinh: học sinh đủ điều kiện dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 – 2022; xếp loại tốt nghiệp Chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS từ loại Trung bình trở lên; có tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 – 2022; có đăng ký NV dự tuyển vào lớp 10 tiếng Pháp tăng cường tại Trường THPT Việt Đức (không học các môn khoa học bằng tiếng Pháp).

b) Chỉ tiêu tuyển sinh: tuyển 01 lớp (khoảng 45 học sinh) vào học lớp 10 tiếng Pháp tăng cường tại Trường THPT Việt Đức.

C. TỔ CHỨC THI

I. Công tác ra đề thi, in sao đề thi và bàn giao đề thi

1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định thành lập Hội đồng ra đề và in sao đề thi, Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi;

Đề thi và hướng dẫn chấm thi khi chưa được công bố là bí mật Nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thành phần Hội đồng ra đề và in sao đề thi gồm:

– Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Phó Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo các phòng của Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; lãnh đạo các trường THCS, THPT.

– Ủy viên, thư ký: cán bộ, công chức, viên chức các phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; giáo viên, nhân viên các trường THCS, THPT.

– Các cán bộ soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là giáo viên các trường THCS, THPT. Mỗi môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Trưởng môn đề thi và các cán bộ soạn thảo đề thi.

– Lực lượng bảo vệ: do Công an thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo điều động.

– Thanh tra: do Thanh tra Sở điều động, trường hợp cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

3. Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi thực hiện nhiệm vụ nhận đề thi từ Ban In sao đề thi, bảo quản, vận chuyển, phân phối đề thi đến các Điểm thi.

II. Công tác coi thi

1. Điểm thi

a) Mỗi trường THPT công lập là một đơn vị tuyển sinh. Căn cứ vào số học sinh đăng ký dự tuyển vào trường và cơ sở vật chất của trường, nhà trường chủ động đề xuất tổ chức một hay nhiều Điểm coi thi (gọi tắt là Điểm thi). Sở Giáo dục và Đào tạo duyệt và ra quyết định thành lập các Điểm thi.

b) Mỗi Điểm thi phải đảm bảo yêu cầu quy định về an ninh và cơ sở vật chất. Phòng bảo quản đề thi và bài thi tại Điểm thi phải có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày và đảm bảo các điều kiện khác theo đúng Quy chế thi.

2. Thành phần Điểm thi

a) Điểm thi được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, mọi thành viên làm việc tại Điểm thi đều phải có tên trong Quyết định.

b) Trưởng Điểm thi là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng trường THPT.

c) Mỗi Điểm thi có từ 2 đến 3 Phó Trưởng Điểm thi, 2 đến 3 Thư ký; trong đó có 1 Phó Trưởng Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng tại nơi đặt Điểm thi.

d) Cán bộ coi thi: khoảng 50% là giáo viên THCS và 50% là giáo viên THPT.

đ) Cán bộ giám sát: là cán bộ, giáo viên trường THPT, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi, có trách nhiệm cao và nắm vững Quy chế thi.

e) Thanh tra: do Thanh tra Sở điều động, trường hợp cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

Ngoài ra tại mỗi Điểm thi còn có trật tự viên, công an, nhân viên y tế, phục vụ làm nhiệm vụ theo Quyết định.

3. Nhiệm vụ: vận dụng theo Quy chế thi.

III. Công tác chấm thi

1. Ban chấm thi

a) Toàn Thành phố thành lập một Ban chấm thi (trong đó có Ban chấm thi trắc nghiệm khách quan và các Ban chấm thi bộ môn hoặc nhóm môn), một Ban Làm phách.

b) Địa điểm đặt Ban chấm thi phải đảm bảo yêu cầu quy định về an ninh và cơ sở vật chất. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận tại Ban chấm thi phải có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày và đảm bảo các điều kiện khác theo đúng Quy chế thi.

2. Thành phần Ban chấm thi

a) Ban chấm thi được thành lập theo Quyết định của Sở Giáo dục và Đào tạo, mọi thành viên làm việc tại Ban chấm thi đều phải có tên trong Quyết định.

b) Cán bộ chấm thi: khoảng 50% là giáo viên THCS, 50% là giáo viên THPT. Các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT phải cử đúng thành phần và số lượng giáo viên tham gia chấm thi theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo.

c) Thanh tra: do Thanh tra Sở điều động, trường hợp cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

Ngoài ra tại mỗi Ban chấm thi theo môn hoặc nhóm môn còn có trật tự viên, công an, nhân viên y tế, phục vụ làm nhiệm vụ theo Quyết định.

3. Nhiệm vụ: vận dụng theo Quy chế thi.

IV. Giải quyết khiếu nại

1. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ thi:

a) Khi nhận được phản ánh vi phạm Quy chế thi thì Hội đồng thi hướng dẫn, xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.

b) Trường hợp khiếu nại về công tác tổ chức thi, hồ sơ và điểm bài thi: Giải quyết theo Quy chế thi.

c) Trường hợp tố cáo vi phạm quy chế thi: Hội đồng thi tổ chức xác minh hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý theo Quy chế thi và quy định của Luật tố cáo.

2. Việc xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về kỳ thi sau khi Hội đồng thi giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

V. Công tác đảm bảo về phòng, chổng dịch Covid-19

Căn cứ diễn biến của dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong trường hợp đến thời điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hội đồng thi, tuyển sinh cần phải thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố (chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và xây dựng các phương án cụ thể…) đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và các thí sinh.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022.

2. Tổ chức hướng dẫn Quy chế thi, Quy chế tuyển sinh và văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 tới các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT và các trung tâm GDNN-GDTX.

3. Trực tiếp tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông và lớp 10 chương trình GDTX.

4. Chỉ đạo và kiểm tra công tác tuyển sinh trên địa bàn Thành phố.

5. Tổ chức công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai.

6. Ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh của các trường THPT; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường THPT. Tiếp nhận hồ sơ của các Hội đồng tuyển sinh, Điểm coi thi, Ban chấm thi.

7. Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố (trong trường hợp đến thời điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19).

8. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với UBND Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. Các sở, ban, ngành có liên quan

1. Sở Y tế

Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan:

– Trong trường hợp đến thời điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, phải triển khai nghiêm túc các biện pháp đảm bảo về phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

– Theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 theo quy định.

2. Các cơ quan: Công an Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hoá và Thể thao, Bưu điện thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, các ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 theo quy định.

III. UBND các quận, huyện, thị xã

1. Phối hợp, chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các phường, xã, thị trấn và các trường tổ chức công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai.

2. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường trên địa bàn tổ chức công tác thi tuyển sinh theo đúng yêu cầu.

3. Chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố (trong trường hợp đến thời điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19).

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo, giải quyết./.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 839/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 839/QĐ-UBND Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 19/02/2021 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

_____

Số: 839/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 – 2022

_____________

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14/6/2019;

Căn cứ Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông; Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BGDĐT ngày 30/5/2014 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường trung học phổ thông chuyên; Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông;

Căn cứ các văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố: Quyết định số 3464/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 về việc Phê duyệt Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (Chứng chỉ A-level) tại Trường trung học phổ thông Chu Văn An”; Quyết định số 2831/QĐ-UBND ngày 08/6/2018 về việc Phê duyệt Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-Level) tại Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam”; Quyết định số 3635/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 142/TTr-SGDĐT ngày 13/01/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 – 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội (có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 – 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết nhằm thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 – 2022.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Bí thư Thành ủy Hà Nội;

– Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Thường trực Thành ủy;

– Thường trực HĐND Thành phố;

– Chủ tịch UBND Thành phố;

– Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;

– Ban VHXH – HĐND Thành phố;

– VPUB: Các Phó Chánh Văn phòng;

Các phòng: KGVX, NC, TKBT, HCTC;

– Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Chử Xuân Dũng

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________

KẾ HOẠCH

Tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 – 2022

(Ban hành kèm theo Quyết định số 839/QĐ-UBND ngày 19/02/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

_________________

Căn cứ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học; Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT (sau đây gọi tắt là Quy chế tuyển sinh); Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BGDĐT ngày 30/5/2014 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường THPT chuyên; Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT (sau đây gọi tắt là Quy chế thi); Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ các văn bản của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố: Quyết định số 3464/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 về việc Phê duyệt Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (Chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An”; Quyết định số 2831/QĐ-UBND ngày 08/6/2018 về việc Phê duyệt Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-Level) tại Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam”; Quyết định số 3635/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020 – 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội;

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan. Đảm bảo 100% học sinh đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS.

2. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3. Hướng dẫn tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng, công khai, tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh.

4. Phân công nhiệm vụ cụ thể, cá nhân chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trước cấp trên trực tiếp; Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm cuối cùng.

B. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

I. Số lượng dự kiến

Năm học 2020 – 2021, dự kiến toàn Thành phố có khoảng 110.759 học sinh dự xét tốt nghiệp THCS (tăng khoảng 6.220 học sinh so với năm học 2019- 2020). Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, dự kiến 62% số học sinh tuyển vào trường THPT công lập, 22% số học sinh tuyển vào trường THPT ngoài công lập và trường THPT công lập tự chủ tài chính, 8% số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN-GDTX và khoảng 8% số học sinh tham gia học nghề. Dự kiến số lượng học sinh tuyển vào lớp 10 THPT và chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) năm học 2021 – 2022 như sau:

– Tuyển vào trường THPT: khoảng 90.730 học sinh.

Trong đó các trường công lập tuyển 68.670 học sinh, các trường ngoài công lập và công lập tự chủ tài chính tuyển khoảng 24.370 học sinh.

– Tuyển vào trung tâm GDNN-GDTX: khoảng 8.860 học viên.

– Tuyển vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: khoảng 8.860 học sinh.

II. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên

1. Đối tượng tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình GDTX có độ tuổi theo quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Điều kiện dự tuyển: học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

3. Phương thức tuyển sinh: thi tuyển

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho tất cả các trường THPT công lập.

a) Bài thi

– Tổ chức thi 04 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư, trong đó bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí.

– Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường THCS).

– Sở Giáo dục và Đào tạo công bố chọn bài thi môn thứ tư vào tháng 3/2021.

b) Hình thức thi

Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn thứ tư thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 02 thí sinh liền kề không trùng mã đề; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

c) Đề thi

Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS. Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao; đề thi môn Ngoại ngữ và môn thứ tư chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.

d) Nguyên tắc tuyển sinh

Điểm xét tuyển (ĐXT) = (Điểm bài thi môn Toán + Điểm bài thi môn Ngữ văn)x2

+ (Điểm bài thi môn Ngoại ngữ + Điểm bài thi môn thứ tư) + Điểm ưu tiên

Trong đó:

– Điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0.

– Căn cứ vào diện ưu tiên của học sinh theo Quy chế tuyển sinh để xác định điểm ưu tiên.

– Tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo ĐXT từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.

– Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, không có bài thi bị điểm 0 (không).

đ) Dự kiến ngày thi

Ngày

Buổi

Bài thi

Thời gian làm bài

29/5/2021

SÁNG

Ngữ văn

120 phút

CHIỀU

Toán

120 phút

30/5/2021

SÁNG

Ngoại ngữ

60 phút

Môn thứ tư

60 phút

4. Khu vực tuyển sinh

a) Đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh được chia theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã; toàn Thành phố có 12 khu vực tuyển sinh.

b) Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây được tuyển học sinh vào lớp 10 không chuyên trên toàn Thành phố (không phân biệt khu vực tuyển sinh).

5. Đăng ký nguyện vọng dự tuyển

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào ba trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3, trong đó NV1, NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú, NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký.

6. Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên

Thực hiện theo Điều 7 của Quy chế tuyển sinh.

7. Nguyên tắc xét tuyển

– Học sinh trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2, NV3. Học sinh không trúng tuyển NV 1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm.

– Học sinh không trúng tuyển NV1, NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2,0 điểm.

– Khi hạ điểm chuẩn cho phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển.

8. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học

Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 19/6/2021 đến ngày 21/6/2021; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 23/6/2021 đến ngày 01/7/2021.

9. Phân ban

Học sinh được học một trong ba ban: Ban khoa học tự nhiên, Ban khoa học xã hội và nhân văn, Ban cơ bản. Việc sắp xếp học sinh đã trúng tuyển vào các ban trong trường được thực hiện đúng theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Chuyển trường

Học sinh đã trúng tuyển vào trường THPT công lập phải học ổn định hết cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần chuyển trường, phải được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép.

III. Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây

1. Điều kiện dự tuyển

a) Học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

b) Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên.

c) xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.

* Học sinh các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hoá trở ra, có kết quả học tập năm học lớp 9 THCS xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên Trường THPT Chu Văn An.

2. Phương thức tuyển sinh

a) Vòng 1: tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ dự tuyển hợp lệ.

b) Vòng 2: tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển ở Vòng 1.

3. Đăng ký nguyện vọng

a) Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của hai trong bốn trường: THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.

b) Học sinh có thể đăng ký NV vào cùng một môn chuyên của hai trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường NV1 và trường NV2.

c) Học sinh có thể đăng ký NV vào các môn chuyên khác nhau của hai trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.

4. Tổ chức tuyển sinh

a) Vòng 1: sơ tuyển, căn cứ vào các tiêu chí và được đánh giá bằng điểm số như sau:

– Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của tỉnh, toàn quốc, khu vực và quốc tế; điểm cho mỗi giải được tính như sau: giải nhất được 5,0 điểm, giải nhì được 4,0 điểm, giải ba được 3,0 điểm, giải khuyến khích được 2,0 điểm.

– Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: mỗi năm xếp loại học lực giỏi được 3,0 điểm, học lực khá được 2,0 điểm.

– Kết quả tốt nghiệp THCS: tốt nghiệp loại giỏi được 3,0 điểm, loại khá được 2,0 điểm.

Điểm sơ tuyển = Điểm thi học sinh giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS.

Chọn vào thi tuyển vòng 2 những học sinh đạt điểm sơ tuyển từ 10,0 điểm trở lên.

b) Vòng 2: thi tuyển

– Môn thi và đề thi:

+ Môn thi: thí sinh dự thi 03 bài thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và bài thi môn chuyên theo NV; các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tính hệ số 1, bài thi môn chuyên tính hệ số 2.

+ Đề thi môn chuyên: đề thi được áp dụng hình thức tự luận, gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9, đảm bảo các cấp độ nhận thức: thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Riêng môn Ngoại ngữ (thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ) được áp dụng kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan để đánh giá các kỹ năng nghe, đọc, viết.

– Dự kiến ngày thi:

Ngày

Buổi

Bài thi

Thời gian làm bài

29/5/2021

SÁNG

Ngữ văn

120 phút

CHIỀU

Toán

120 phút

30/5/2021

SÁNG

Ngoại ngữ

Môn thứ tư (*)

60 phút

60 phút

CHIỀU

– Môn chuyên: Ngữ văn, Toán, Tin, Sinh học

– Môn chuyên: Tiếng Pháp

– Môn thi thay thế: Tiếng Nhật, Tiếng Đức, Tiếng Hàn.

150 phút

120 phút

120 phút

31/5/2021

SÁNG

– Môn chuyên: Vật lí, Lịch sử, Địa lí

– Môn chuyên: Hoá học, Tiếng Anh

150 phút

120 phút

(*) Thí sinh chỉ có NV thi chuyên (không có NV đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên) không phải dự thi môn thứ tư vào sáng ngày 30/5/2021.

5. Nguyên tắc tuyển sinh

ĐXT= Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)

Trong đó:

– Điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0.

– Tuyển những thí sinh có NV đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo ĐXT từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.

– Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0.

6. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học

Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 19/6/2021 đến ngày 21/6/2021; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 23/6/2021 đến ngày 01/7/2021.

7. Tuyển bổ sung vào lớp chuyên và chuyển trường đối với học sinh các trường chuyên

Học sinh đã trúng tuyển vào lớp chuyên tại trường THPT nào phải học ổn định hết cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần chuyển trường, chuyển lớp chuyên phải được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép.

a) Tuyển bổ sung vào lớp chuyên:

– Hàng năm, trường chuyên có thể tổ chức thi tuyển bổ sung vào các lớp chuyên.

– Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc tuyển bổ sung vào các lớp chuyên, quy định đối tượng, điều kiện dự tuyển bổ sung, môn thi tuyển bổ sung và tổ chức thực hiện việc tuyển bổ sung vào lớp chuyên.

b) Chuyển học sinh chuyên sang trường chuyên khác:

– Nếu trường chuyển đi và trường chuyển đến đã tiến hành tuyển sinh bằng kỳ thi chung (chung đề thi, sử dụng cùng một hướng dẫn chấm thi) thì điều kiện chuyển trường của học sinh chuyên là phải đạt đủ tiêu chuẩn trúng tuyển chuyên và không thuộc diện phải chuyển ra khỏi lớp chuyên các năm học tương ứng của trường chuyển đi và trường chuyển đến.

– Nếu trường chuyển đi và trường chuyển đến không tuyển sinh bằng kỳ thi chung (không chung đề thi, không sử dụng cùng một hướng dẫn chấm thi) thì học sinh chuyên phải tham dự thi tuyển bổ sung do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc ủy quyền cho trường chuyên tổ chức.

IV. Tuyển sinh vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A- level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

1. Đối tượng dự tuyển: học sinh đã tốt nghiệp THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2021 – 2022.

2. Điều kiện dự tuyển

– Học sinh hoặc cha (mẹ) học sinh có Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đúng độ tuổi, đã tốt nghiệp THCS, có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn Toán, Vật lý, Hóa học từ 8,0 trở lên, điểm trung bình cả năm lớp 9 môn Tiếng Anh từ 8,5 trở lên, điểm trung bình cả năm lớp 9 môn Ngữ văn từ 6,5 trở lên.

– Học sinh có đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2021 – 2022.

3. Đăng ký nguyện vọng

– Học sinh có thể đăng ký NV vào hai trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường NV1 và trường NV2.

– NV của thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam là NV độc lập, không ảnh hưởng đến NV đăng ký tuyển sinh vào các trường THPT chuyên và THPT không chuyên.

4. Phương thức tuyển sinh

a) Vòng 1: thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT quốc gia Việt Nam.

b) Vòng 2: thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc.

5. Dự kiến ngày thi:

a) Vòng 1: thí sinh dự thi các bài thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên.

b) Vòng 2:

– Ngày 01/6/2021: buổi sáng thi môn Toán bằng tiếng Anh và môn Vật lý bằng tiếng Anh; buổi chiều thi viết luận môn tiếng Anh và môn Hóa học bằng tiếng Anh.

– Ngày 02/6/2021: buổi chiều thi nói môn tiếng Anh.

6. Đề thi Vòng 2

– Đề thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học bằng tiếng Anh theo chuẩn CAIE, thời gian làm bài: 60 phút/môn.

– Môn thi Tiếng Anh, học sinh phải dự thi 2 bài thi:

+ Viết luận bằng Tiếng Anh, thời gian: 60 phút.

+ Thi nói Tiếng Anh theo chủ đề được bắt thăm ngẫu nhiên.

7. Nguyên tắc tuyển sinh

– Quy đổi điểm bài thi Vòng 2 của từng môn thi về thang điểm 10,0.

– Tính điểm Vòng 2 của mỗi thí sinh là tổng điểm các bài thi Vòng 2.

– Tuyển những thí sinh có điểm Vòng 2 từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu và đảm bảo các điều kiện sau:

+ ĐXT Vòng 1 phải đạt ít nhất 50% số điểm tối đa.

+ Các bài thi Vòng 1 đều đạt điểm lớn hơn 3,0.

Không cần xét điều kiện điểm thi Vòng 1 đối với những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập không chuyên.

8. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học

Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 19/6/2021 đến ngày 21/6/2021; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 23/6/2021 đến ngày 01/7/2021.

V. Tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập tự chủ tài chính, lớp 10 trường THPT ngoài công lập và lớp 10 chương trình GDTX

1. Đối với các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập

– Áp dụng phương thức “Xét tuyển” để tuyển sinh vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập. Hội đồng tuyển sinh nhà trường xây dựng phương án tuyển sinh năm học 2021 – 2022 căn cứ vào: ĐXT của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 – 2022; kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó và các quy định khác của Quy chế tuyển sinh.

– Các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập được tuyển học sinh vào lớp 10 là những học sinh cư trú tại Hà Nội (có xác nhận cư trú tại địa bàn của công an cấp phường, xã, thị trấn) không phân biệt khu vực tuyển sinh.

– Dự kiến thời gian tuyển sinh:

+ Học sinh nộp đơn đăng ký dự tuyển tại trường THPT từ ngày 20/4/2021 đến ngày 16/6/2021.

+ Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT từ ngày 17/6/2021 đến ngày 12/7/2021.

2. Đối với các trung tâm GDNN-GDTX

– Thực hiện tuyển sinh theo phương thức “Xét tuyển” dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Các trung tâm GDNN-GDTX được tuyển học sinh vào lớp 10 không phân biệt khu vực tuyển sinh.

– Dự kiến thời gian tuyển sinh:

+ Học sinh nộp đơn đăng ký dự tuyển tại trung tâm GDNN-GDTX từ ngày 20/4/2021 đến ngày 16/6/2021.

+ Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trung tâm GDNN-GDTX từ ngày 17/6/2021 đến ngày 12/7/2021.

VI. Tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao Hà Nội

– Thực hiện theo Quyết định số 383/QĐ-VHTTDL ngày 18/5/2009 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Trường Phổ thông năng khiếu Thể dục, thể thao Hà Nội.

– Dự kiến thời gian tuyển sinh:

+ Thi tuyển năng khiếu: từ 01/6/2021 đến 30/6/2021.

+ Thu hồ sơ và xét tuyển văn hóa: từ ngày 17/6/2021 đến 12/7/2021.

VII. Tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông dân tộc nội trú

1. Tuyển thẳng: cho các đối tượng là học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS.

2. Thi tuyển: thí sinh dự thi các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên. Tổ chức thi tuyển cho những học sinh có hộ khẩu thường trú thuộc 14 xã miền núi trong địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm:

– Huyện Ba Vì có 07 xã: Tản Lĩnh, Ba Trại, Minh Quang, Ba Vì, Vân Hoà, Yên Bài, Khánh Thượng.

– Huyện Thạch Thất có 03 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân.

– Huyện Quốc Oai có 02 xã: Phú Mãn, Đông Xuân.

– Huyện Mỹ Đức có 01 xã: An Phú.

– Huyện Chương Mỹ có 01 xã: Trần Phú.

3. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học

Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 19/6/2021 đến ngày 21/6/2021; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 23/6/2021 đến ngày 01/7/2021.

VIII. Tuyển sinh vào lớp 10 học Tiếng Nhật ngoại ngữ 1

1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển

Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2021 – 2022; học đủ 4 năm ngoại ngữ Tiếng Nhật (được thể hiện trong học bạ cấp THCS) tại các trường THCS.

2. Đăng ký dự tuyển

– Học sinh được đăng ký ba NV vào ba trường THPT công lập theo thứ tự NV1, NV2, NV3, trong đó NV1 phải thuộc một trong ba trường: THPT Chu Văn An, THPT Kim Liên, THPT Việt Đức; NV2 và NV3 phải thuộc khu vực tuyển sinh của học sinh.

– Học sinh không trúng tuyển lớp Tiếng Nhật ngoại ngữ 1 được xét tuyển vào lớp Tiếng Anh tại các NV đã đăng ký theo quy định.

– Trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022”, học sinh phải chọn ngoại ngữ là Tiếng Nhật trong mục “Ngoại ngữ đăng ký học tại THPT”. Tuy nhiên, học sinh có thể chọn một ngoại ngữ bất kỳ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Tiếng Đức, Tiếng Hàn) để làm bài thi môn ngoại ngữ.

IX. Tuyển sinh vào lớp 10 học tiếng Pháp Song ngữ và lớp 10 tiếng Pháp tăng cường

1. Tuyển sinh vào lớp 10 học tiếng Pháp song ngữ

a) Điều kiện dự tuyển:

Học sinh đủ điều kiện dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 – 2022, được dự tuyển vào lớp 10 song ngữ tiếng Pháp tại một trong hai trường THPT: chuyên Hà Nội-Amsterdam và Chu Văn An khi đảm bảo các yêu cầu sau:

– xếp loại học lực, hạnh kiểm cả năm của các lớp cấp THCS đặt loại Khá trở lên.

– xếp loại tốt nghiệp THCS đạt loại Khá trở lên.

– xếp loại tốt nghiệp Chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS khóa thi ngày 22/5/2021 từ loại Khá trở lên.

– Có tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 – 2022.

b) Phương thức tuyển sinh:

Tổ chức xét tuyển căn cứ vào kết quả bài thi 04 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn thứ tư khóa ngày 29/5/2021 (Điểm thi), kết quả kỳ thi tốt nghiệp chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS khóa ngày 22/5/2021 (Điểm Pháp ngữ) và Điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh.

Kết quả trúng tuyển lấy theo ĐXT vào lớp tiếng Pháp song ngữ từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường. Điểm thấp nhất cho học sinh trúng tuyển vào trường gọi là điểm chuẩn của trường. ĐXT được tính như sau:

ĐXT = Điểm thi + Điểm Pháp ngữ + Điểm ưu tiên

Trong đó:

– Điểm thi: là tổng điểm của bốn bài thi Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn thứ tư (kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021- 2022) chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến hai chữ số thập phân.

Chỉ đưa vào diện xét tuyển những học sinh không vi phạm Quy chế thi đến mức đình chỉ thi và không có bài thi nào bị điểm 0 (không).

– Điểm Pháp ngữ: là tổng của điểm thi môn Tiếng Pháp (hệ số 2) và môn Toán bằng Tiếng Pháp (hệ số 1) của học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS năm học 2020 – 2021.

– Điểm ưu tiên: thực hiện theo Điều 7 của Quy chế tuyển sinh.

2. Tuyển sinh lớp 10 tiếng Pháp tăng cường

a) Điều kiện tuyển sinh: học sinh đủ điều kiện dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 – 2022; xếp loại tốt nghiệp Chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS từ loại Trung bình trở lên; có tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 – 2022; có đăng ký NV dự tuyển vào lớp 10 tiếng Pháp tăng cường tại Trường THPT Việt Đức (không học các môn khoa học bằng tiếng Pháp).

b) Chỉ tiêu tuyển sinh: tuyển 01 lớp (khoảng 45 học sinh) vào học lớp 10 tiếng Pháp tăng cường tại Trường THPT Việt Đức.

C. TỔ CHỨC THI

I. Công tác ra đề thi, in sao đề thi và bàn giao đề thi

1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định thành lập Hội đồng ra đề và in sao đề thi, Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi;

Đề thi và hướng dẫn chấm thi khi chưa được công bố là bí mật Nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thành phần Hội đồng ra đề và in sao đề thi gồm:

– Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Phó Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo các phòng của Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; lãnh đạo các trường THCS, THPT.

– Ủy viên, thư ký: cán bộ, công chức, viên chức các phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; giáo viên, nhân viên các trường THCS, THPT.

– Các cán bộ soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là giáo viên các trường THCS, THPT. Mỗi môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Trưởng môn đề thi và các cán bộ soạn thảo đề thi.

– Lực lượng bảo vệ: do Công an thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo điều động.

– Thanh tra: do Thanh tra Sở điều động, trường hợp cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

3. Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi thực hiện nhiệm vụ nhận đề thi từ Ban In sao đề thi, bảo quản, vận chuyển, phân phối đề thi đến các Điểm thi.

II. Công tác coi thi

1. Điểm thi

a) Mỗi trường THPT công lập là một đơn vị tuyển sinh. Căn cứ vào số học sinh đăng ký dự tuyển vào trường và cơ sở vật chất của trường, nhà trường chủ động đề xuất tổ chức một hay nhiều Điểm coi thi (gọi tắt là Điểm thi). Sở Giáo dục và Đào tạo duyệt và ra quyết định thành lập các Điểm thi.

b) Mỗi Điểm thi phải đảm bảo yêu cầu quy định về an ninh và cơ sở vật chất. Phòng bảo quản đề thi và bài thi tại Điểm thi phải có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày và đảm bảo các điều kiện khác theo đúng Quy chế thi.

2. Thành phần Điểm thi

a) Điểm thi được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, mọi thành viên làm việc tại Điểm thi đều phải có tên trong Quyết định.

b) Trưởng Điểm thi là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng trường THPT.

c) Mỗi Điểm thi có từ 2 đến 3 Phó Trưởng Điểm thi, 2 đến 3 Thư ký; trong đó có 1 Phó Trưởng Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng tại nơi đặt Điểm thi.

d) Cán bộ coi thi: khoảng 50% là giáo viên THCS và 50% là giáo viên THPT.

đ) Cán bộ giám sát: là cán bộ, giáo viên trường THPT, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi, có trách nhiệm cao và nắm vững Quy chế thi.

e) Thanh tra: do Thanh tra Sở điều động, trường hợp cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

Ngoài ra tại mỗi Điểm thi còn có trật tự viên, công an, nhân viên y tế, phục vụ làm nhiệm vụ theo Quyết định.

3. Nhiệm vụ: vận dụng theo Quy chế thi.

III. Công tác chấm thi

1. Ban chấm thi

a) Toàn Thành phố thành lập một Ban chấm thi (trong đó có Ban chấm thi trắc nghiệm khách quan và các Ban chấm thi bộ môn hoặc nhóm môn), một Ban Làm phách.

b) Địa điểm đặt Ban chấm thi phải đảm bảo yêu cầu quy định về an ninh và cơ sở vật chất. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận tại Ban chấm thi phải có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày và đảm bảo các điều kiện khác theo đúng Quy chế thi.

2. Thành phần Ban chấm thi

a) Ban chấm thi được thành lập theo Quyết định của Sở Giáo dục và Đào tạo, mọi thành viên làm việc tại Ban chấm thi đều phải có tên trong Quyết định.

b) Cán bộ chấm thi: khoảng 50% là giáo viên THCS, 50% là giáo viên THPT. Các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT phải cử đúng thành phần và số lượng giáo viên tham gia chấm thi theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo.

c) Thanh tra: do Thanh tra Sở điều động, trường hợp cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

Ngoài ra tại mỗi Ban chấm thi theo môn hoặc nhóm môn còn có trật tự viên, công an, nhân viên y tế, phục vụ làm nhiệm vụ theo Quyết định.

3. Nhiệm vụ: vận dụng theo Quy chế thi.

IV. Giải quyết khiếu nại

1. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ thi:

a) Khi nhận được phản ánh vi phạm Quy chế thi thì Hội đồng thi hướng dẫn, xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.

b) Trường hợp khiếu nại về công tác tổ chức thi, hồ sơ và điểm bài thi: Giải quyết theo Quy chế thi.

c) Trường hợp tố cáo vi phạm quy chế thi: Hội đồng thi tổ chức xác minh hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý theo Quy chế thi và quy định của Luật tố cáo.

2. Việc xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về kỳ thi sau khi Hội đồng thi giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

V. Công tác đảm bảo về phòng, chổng dịch Covid-19

Căn cứ diễn biến của dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong trường hợp đến thời điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hội đồng thi, tuyển sinh cần phải thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố (chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và xây dựng các phương án cụ thể…) đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và các thí sinh.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022.

2. Tổ chức hướng dẫn Quy chế thi, Quy chế tuyển sinh và văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 tới các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT và các trung tâm GDNN-GDTX.

3. Trực tiếp tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông và lớp 10 chương trình GDTX.

4. Chỉ đạo và kiểm tra công tác tuyển sinh trên địa bàn Thành phố.

5. Tổ chức công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai.

6. Ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh của các trường THPT; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường THPT. Tiếp nhận hồ sơ của các Hội đồng tuyển sinh, Điểm coi thi, Ban chấm thi.

7. Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố (trong trường hợp đến thời điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19).

8. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với UBND Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. Các sở, ban, ngành có liên quan

1. Sở Y tế

Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan:

– Trong trường hợp đến thời điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, phải triển khai nghiêm túc các biện pháp đảm bảo về phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

– Theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 theo quy định.

2. Các cơ quan: Công an Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hoá và Thể thao, Bưu điện thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, các ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 theo quy định.

III. UBND các quận, huyện, thị xã

1. Phối hợp, chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các phường, xã, thị trấn và các trường tổ chức công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai.

2. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường trên địa bàn tổ chức công tác thi tuyển sinh theo đúng yêu cầu.

3. Chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố (trong trường hợp đến thời điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19).

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo, giải quyết./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 839/QĐ-UBND 2021 Hà Nội phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm 2021-2022”