THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-
Số: 837/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRỤ SỞ
LÀM VIỆC CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, CƠ QUAN
TRUNG ƯƠNG CỦA CÁC ĐOÀN THỂ TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
—————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 với nội dung chủ yếu như sau:
1. Đối tượng và vị trí lập quy hoạch
a) Đối tượng lập quy hoạch
Đối tượng quy hoạch bao gồm trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội (gọi tắt là Trụ sở các Bộ, ngành). Không bao gồm các đơn vị sự nghiệp, đơn vị đặc thù của các Bộ, ngành trung ương.
b) Vị trí lập quy hoạch
– Vị trí lập Quy hoạch xây dựng hệ thống Trụ sở các Bộ, ngành trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.
– Vị trí lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở tập trung tại khu vực Tây Hồ Tây và khu Mễ Trì. Ranh giới cụ thể được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch.
2. Mục tiêu lập quy hoạch
– Hình thành hệ thống công sở hành chính đồng bộ đáp ứng nhu cầu về sử dụng, phù hợp với định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội.
– Làm cơ sở pháp lý cho công tác triển khai các dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo quy hoạch.
3. Các yêu cầu nội dung lập quy hoạch
a) Rà soát đánh giá thực trạng: Thực hiện rà soát đánh giá thực trạng hệ thống trụ sở các Bộ, ngành, xác định trụ sở các Bộ, ngành cần phải di dời.
b) Lập quy hoạch hệ thống trụ sở các Bộ, ngành
– Dự báo nhu cầu phát triển trong giai đoạn trước mắt, cũng như lâu dài; đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu quy hoạch.
– Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch hệ thống trụ sở các Bộ, ngành. Từ đó đề xuất phương án chọn, đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, xã hội và môi trường bảo đảm hiện đại và đồng bộ.
– Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xác định các yêu cầu về cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác.
d) Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
4. Yêu cầu về hồ sơ sản phẩm
Thành phần hồ sơ sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 ngày 4 tháng 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và các văn bản pháp luật liên quan.
5. Tổ chức thực hiện:
– Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
– Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Bộ Xây dựng.
Điều 2. Giao Bộ Xây dựng
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ chức lập đồ án Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và trình duyệt theo đúng quy định.
– Bố trí nguồn vốn, phê duyệt tổng dự toán chi phí lập Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và các hoạt động khác có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng, các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NC, V.III, KGVX; – Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-
Số: 837/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRỤ SỞ
LÀM VIỆC CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, CƠ QUAN
TRUNG ƯƠNG CỦA CÁC ĐOÀN THỂ TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
—————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 với nội dung chủ yếu như sau:
1. Đối tượng và vị trí lập quy hoạch
a) Đối tượng lập quy hoạch
Đối tượng quy hoạch bao gồm trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội (gọi tắt là Trụ sở các Bộ, ngành). Không bao gồm các đơn vị sự nghiệp, đơn vị đặc thù của các Bộ, ngành trung ương.
b) Vị trí lập quy hoạch
– Vị trí lập Quy hoạch xây dựng hệ thống Trụ sở các Bộ, ngành trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.
– Vị trí lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở tập trung tại khu vực Tây Hồ Tây và khu Mễ Trì. Ranh giới cụ thể được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch.
2. Mục tiêu lập quy hoạch
– Hình thành hệ thống công sở hành chính đồng bộ đáp ứng nhu cầu về sử dụng, phù hợp với định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội.
– Làm cơ sở pháp lý cho công tác triển khai các dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo quy hoạch.
3. Các yêu cầu nội dung lập quy hoạch
a) Rà soát đánh giá thực trạng: Thực hiện rà soát đánh giá thực trạng hệ thống trụ sở các Bộ, ngành, xác định trụ sở các Bộ, ngành cần phải di dời.
b) Lập quy hoạch hệ thống trụ sở các Bộ, ngành
– Dự báo nhu cầu phát triển trong giai đoạn trước mắt, cũng như lâu dài; đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu quy hoạch.
– Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch hệ thống trụ sở các Bộ, ngành. Từ đó đề xuất phương án chọn, đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, xã hội và môi trường bảo đảm hiện đại và đồng bộ.
– Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xác định các yêu cầu về cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác.
d) Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
4. Yêu cầu về hồ sơ sản phẩm
Thành phần hồ sơ sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 ngày 4 tháng 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và các văn bản pháp luật liên quan.
5. Tổ chức thực hiện:
– Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
– Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Bộ Xây dựng.
Điều 2. Giao Bộ Xây dựng
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ chức lập đồ án Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và trình duyệt theo đúng quy định.
– Bố trí nguồn vốn, phê duyệt tổng dự toán chi phí lập Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và các hoạt động khác có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng, các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NC, V.III, KGVX; – Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.