THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——————-
Số: 828/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————–
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA VÀ CƠ CẤU LẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM
—————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ – công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án cổ phần hóa và cơ cấu lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam hoạt động theo hình thức công ty mẹ – công ty con, với những nội dung sau đây:
1. Phương án cổ phần hóa:
a) Hình thức cổ phần hóa: Giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ.
b) Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu:
– Vốn điều lệ: 10.700 tỷ đồng (Mười nghìn bảy trăm tỷ đồng chẵn).
– Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu: Tổng số cổ phần phát hành lần đầu là 1.070.000.000 cổ phần (Một tỷ không trăm bảy mươi triệu cổ phần). Trong đó:
+ Cổ phần do Nhà nước nắm giữ: 1.016.401.867 cổ phần, chiến 94,99% vốn điều lệ;
+ Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động: 21.172.200 cổ phần, chiếm 1,98% vốn điều lệ, trong đó có 19 người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp khác;
+ Cổ phần bán cho tổ chức công đoàn: 5.000.000 cổ phần, chiếm 0,47% vốn điều lệ;
+ Cổ phần bán đấu giá công khai: 27.425.933 cổ phần, chiếm 2,56% vốn điều lệ.
c) Tiền thu được từ cổ phần hóa thực hiện theo quy định hiện hành.
d) Phương án sắp xếp lao động:
– Số lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa: 16.502 người.
– Số lao động chuyển sang công ty cổ phần: 15.995 người.
– Số lao động dôi dư: 505 người. Tổng công ty được áp dụng Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu để giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư.
đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam sau khi cổ phần hóa là Bộ Công Thương.
2. Cơ cấu lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên để hình thành nhóm công ty liên kết dưới hình thức công ty mẹ – công ty con. Các công ty trong tổ hợp hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan. Trong đó:
a) Công ty mẹ:
– Công ty mẹ là công ty cổ phần, do Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ; có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ của doanh nghiệp.
– Tên gọi: Tiếng Việt: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; tiếng Anh: Vietnam National Petroleum Group; viết tắt: Petrolimex.
– Trụ sở chính: Số 1, phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
– Chức năng, ngành nghề kinh doanh: Trực tiếp kinh doanh hoặc thông qua đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành, nghề mà Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đang kinh doanh và các ngành, nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
b) Đơn vị thành viên, gồm có:
– Tổng công ty, công ty do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ;
+ Tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ – công ty con, trong đó Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ: Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex, Tổng công ty Xây lắp, Tổng công ty Dịch vụ Xăng dầu;
+ Các công ty: 42 công ty xăng dầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên Petrolimex Singapore.
– Các tổng công ty, công ty khác là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có vốn góp của Tập đoàn được thành lập theo quy định của pháp luật.
c) Công ty mẹ – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và của các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật.
3. Mối quan hệ giữa Tập đoàn với chủ sở hữu phần vốn nhà nước và các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo pháp luật và quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn.
4. Việc tổ chức lại, thành lập mới các đơn vị thành viên; chuyển các đơn vị thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Bộ Công Thương:
a) Chỉ đạo Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam công bố thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa, tiếp tục thực hiện các công việc cần thiết để chuyển Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thành công ty cổ phần và thực hiện cơ cấu lại Tổng công ty như quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quyết định mức giá khởi điểm và lựa chọn thời điểm phù hợp để bán đấu giá cổ phần lần đầu.
c) Quyết định cử người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; cho ý kiến chỉ đạo những người đại diện này khi biểu quyết việc thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
d) Theo dõi việc thực hiện Đề án này, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
2. Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam có trách nhiệm quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam cho đến khi bàn giao toàn bộ tài sản, tiền vốn, lao động, … cho Công ty mẹ – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
3. Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện việc tái cơ cấu các đơn vị thành viên, hình thành đơn vị thành viên mới theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Hội đồng quản trị Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các PTT Chính phủ; – Các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động – TB&XH; – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; – Văn phòng Trung ương; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN; – Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTN, KTTH, TKBT; – Lưu Văn thư, ĐMDN (7b).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——————-
Số: 828/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————–
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA VÀ CƠ CẤU LẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM
—————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ – công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án cổ phần hóa và cơ cấu lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam hoạt động theo hình thức công ty mẹ – công ty con, với những nội dung sau đây:
1. Phương án cổ phần hóa:
a) Hình thức cổ phần hóa: Giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ.
b) Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu:
– Vốn điều lệ: 10.700 tỷ đồng (Mười nghìn bảy trăm tỷ đồng chẵn).
– Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu: Tổng số cổ phần phát hành lần đầu là 1.070.000.000 cổ phần (Một tỷ không trăm bảy mươi triệu cổ phần). Trong đó:
+ Cổ phần do Nhà nước nắm giữ: 1.016.401.867 cổ phần, chiến 94,99% vốn điều lệ;
+ Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động: 21.172.200 cổ phần, chiếm 1,98% vốn điều lệ, trong đó có 19 người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp khác;
+ Cổ phần bán cho tổ chức công đoàn: 5.000.000 cổ phần, chiếm 0,47% vốn điều lệ;
+ Cổ phần bán đấu giá công khai: 27.425.933 cổ phần, chiếm 2,56% vốn điều lệ.
c) Tiền thu được từ cổ phần hóa thực hiện theo quy định hiện hành.
d) Phương án sắp xếp lao động:
– Số lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa: 16.502 người.
– Số lao động chuyển sang công ty cổ phần: 15.995 người.
– Số lao động dôi dư: 505 người. Tổng công ty được áp dụng Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu để giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư.
đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam sau khi cổ phần hóa là Bộ Công Thương.
2. Cơ cấu lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên để hình thành nhóm công ty liên kết dưới hình thức công ty mẹ – công ty con. Các công ty trong tổ hợp hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan. Trong đó:
a) Công ty mẹ:
– Công ty mẹ là công ty cổ phần, do Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ; có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ của doanh nghiệp.
– Tên gọi: Tiếng Việt: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; tiếng Anh: Vietnam National Petroleum Group; viết tắt: Petrolimex.
– Trụ sở chính: Số 1, phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
– Chức năng, ngành nghề kinh doanh: Trực tiếp kinh doanh hoặc thông qua đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành, nghề mà Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đang kinh doanh và các ngành, nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
b) Đơn vị thành viên, gồm có:
– Tổng công ty, công ty do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ;
+ Tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ – công ty con, trong đó Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ: Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex, Tổng công ty Xây lắp, Tổng công ty Dịch vụ Xăng dầu;
+ Các công ty: 42 công ty xăng dầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên Petrolimex Singapore.
– Các tổng công ty, công ty khác là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có vốn góp của Tập đoàn được thành lập theo quy định của pháp luật.
c) Công ty mẹ – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và của các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật.
3. Mối quan hệ giữa Tập đoàn với chủ sở hữu phần vốn nhà nước và các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo pháp luật và quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn.
4. Việc tổ chức lại, thành lập mới các đơn vị thành viên; chuyển các đơn vị thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Bộ Công Thương:
a) Chỉ đạo Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam công bố thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa, tiếp tục thực hiện các công việc cần thiết để chuyển Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thành công ty cổ phần và thực hiện cơ cấu lại Tổng công ty như quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quyết định mức giá khởi điểm và lựa chọn thời điểm phù hợp để bán đấu giá cổ phần lần đầu.
c) Quyết định cử người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; cho ý kiến chỉ đạo những người đại diện này khi biểu quyết việc thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
d) Theo dõi việc thực hiện Đề án này, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
2. Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam có trách nhiệm quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam cho đến khi bàn giao toàn bộ tài sản, tiền vốn, lao động, … cho Công ty mẹ – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
3. Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện việc tái cơ cấu các đơn vị thành viên, hình thành đơn vị thành viên mới theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Hội đồng quản trị Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các PTT Chính phủ; – Các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động – TB&XH; – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; – Văn phòng Trung ương; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN; – Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTN, KTTH, TKBT; – Lưu Văn thư, ĐMDN (7b).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
|
Reviews
There are no reviews yet.