Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 82/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát triển giá trị khu di tích lịch sử – văn hoá Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 82/2003/QĐ-TTG
NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU
DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HOÁ CỐ ĐÔ HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (công văn số 38/TTr -UB ngày 06 tháng 8 năm 2002) và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 67 BKH/VPTĐ ngày 03 tháng 01 năm 2003),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử – văn hoá Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

a) Xác định các căn cứ có tính pháp lý trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị quần thể di tích lịch sử – văn hoá Cố đô Hoa Lư theo Luật Di sản văn hoá.

b) Bảo vệ, phát hiện, làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của khu di tích, tạo tiền đề để đề nghị công nhận Cố đô Hoa Lưlà di sản văn hoá thế giới.

c) Làmcăncứchoviệclậpcácquyhoạchchitiết,cácdựán, các chươngtrìnhbảotồn, tôn tạo và phát huy hợp lý và có hiệu quả giá trị của khu di tích, làm cơ sở tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt các dự án và lập kế hoạch thực hiện, kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn vốn.

d) Phối hợp vớiquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh, các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch đô thị trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực.

2. Phạm vi quy hoạch và phân vùng:

Bao gồm các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể khu di tích Cố đô Hoa Lư, các di tích có liên quan trực tiếp đến khu di tích được phân vùng như sau :

a) Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 300 ha gồm :

– Toàn bộ khu vực thành nội, thành ngoại;

– Các di tích lịch sử : Đền thờ và Lăng Vua Đinh, Vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, bia Câu Dền, chùa Ngần, hang Bim, các đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất, núi Mã Yên, núi Phi Vân, núi Cột Cờ, sông Sào Khê, Khu hang động Tràng An.

b) Vùng đệm có diện tích 1087 ha, bao gồm : Động Am Tiên, hang Quàn, hang Muối, hang Luồn, động Liên Hoa, chùa Bàn Long, toàn thể cảnh quan hai bên sông Sào Khê, khu dân cư các thôn: Yên Hạ, Vàng Ngọc; các di tích liên quan trực tiếp đã được xếp hạng.

3. Đối tượng:

Đối tượng bảo tồn chủ yếu của quy hoạch là “Khu di tích lịch sử – văn hoá Cố đô Hoa Lư” bao gồm các núi đá, hang động, sông, rừng, đền, chùa, các công trình kiến trúc cổ, hệ động vật trên núi, dưới nước, văn hoá, văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống.

4. Giải pháp thực hiện:

a) Lập các dự án khả thi cụ thể và theo thứ tự ưu tiên, thực hiện theo qui định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

b) Xây dựng điều lệ quản lý các hoạt động trong khu di tích Cố đô Hoa Lư.

5. Thời gian thực hiện:Từ 10 đến 15 năm, bắt đầu từ năm 2003.

6. Nguồn vốn:

a) Vốn từ ngân sách Trung ương bố trí theo kế hoạch hàng năm;

b)Vốn từ ngân sách địa phương;

c)Vốn huy động sự đóng góp, đầu tư từ xã hội;

d) Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá – Thông tin và các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ :

a) Tiếp tục triển khai việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, khai quật khảo cổđể xác định, bổ sung các căn cứ khoa học làm sáng tỏ hơn việc xếp hạng các di tích, khoanhvùngbảovệ di tích, đánh giá đúng giá trị của các ditích và các côngtrình khác có liên quan tới khu di tích. Trước mắt, cần cóbiện phápngăn chặn, xử lýkịp thời các hoạt động vi phạm tới các di tích đã được xếp hạng và cảnh quan thiên nhiên thuộc các vùng bảo tồn.

b) Trên cơ sở quy hoạch tổng thể được duyệt, nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết các vùng bảo tồn, trong đó thể hiện rõ mối quan hệgiữa các hoạt động bảo tồn,tôntạo di tích với phát triển kinh tế – xã hội bền vữngnhằmbảo vệ di tích, phát huy giá trị di tích, đồng thời bảo đảm ổn định sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Trước mắt ưu tiên đối với vùng bảo vệ đặc biệt , vùngđệm và các di tích có liên quan trựctiếp với Cố đô Hoa Lư đã được xếp hạng.

c) Căn cứ quy hoạch chi tiết của từng vùng nêu trên, tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần theo qui định hiện hành . Đối vớimỗi dự án thành phần cần lưu ý việc lựa chọn chủ đầu tư, xác địnhnguồn vốn cho hợp lý. Ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư cho vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và các di tích có liên quan trực tiếp đến Cố đô Hoa Lư; có các biện pháp huy động sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ, đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích.

d) Nghiên cứu và ban hành điều lệ, quy chế quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng, các hoạt động kinh tế – văn hoá – xã hội trên toàn địa bàn khu di tích và trong từng vùng cụ thể.

Điều 3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan:

a) Bộ Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc triển khaithựchiệnquy hoạch đảm bảo đúng mục tiêu đã đề ra;chịu trách nhiệm thẩmđịnh về chuyên môn đối với các dự án thành phần, các hạng mục bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử – văn hoá.

b) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Du lịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành trên địa bàn thuộc phạm vi khu di tích.

c) Bộ Xây dựng có trách nhiệm thẩm định quy hoạch xây dựng thị xã Ninh Bình, thị trấn Thiên Tôn, thị trấn Me bảo đảm việc xây dựng không phá vỡ cảnh quan khu di tích, không xâm phạm các khu vực bảo vệ di tích, nhất là trong vùng bảo vệ đặc biệt.

d) Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và có những biện pháp kịpthờiđể ngăn chặn việc vi phạm Luậtbảo vệ môi trường và các văn bản pháp quydưới luật đối với khu di tích trong quá trình thực hiện quy hoạch, triển khai thi công các dự án thành phần.

Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 82/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát triển giá trị khu di tích lịch sử – văn hoá Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 82/2003/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/04/2003 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 82/2003/QĐ-TTG
NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU
DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HOÁ CỐ ĐÔ HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (công văn số 38/TTr -UB ngày 06 tháng 8 năm 2002) và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 67 BKH/VPTĐ ngày 03 tháng 01 năm 2003),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử – văn hoá Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

a) Xác định các căn cứ có tính pháp lý trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị quần thể di tích lịch sử – văn hoá Cố đô Hoa Lư theo Luật Di sản văn hoá.

b) Bảo vệ, phát hiện, làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của khu di tích, tạo tiền đề để đề nghị công nhận Cố đô Hoa Lưlà di sản văn hoá thế giới.

c) Làmcăncứchoviệclậpcácquyhoạchchitiết,cácdựán, các chươngtrìnhbảotồn, tôn tạo và phát huy hợp lý và có hiệu quả giá trị của khu di tích, làm cơ sở tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt các dự án và lập kế hoạch thực hiện, kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn vốn.

d) Phối hợp vớiquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh, các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch đô thị trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực.

2. Phạm vi quy hoạch và phân vùng:

Bao gồm các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể khu di tích Cố đô Hoa Lư, các di tích có liên quan trực tiếp đến khu di tích được phân vùng như sau :

a) Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 300 ha gồm :

– Toàn bộ khu vực thành nội, thành ngoại;

– Các di tích lịch sử : Đền thờ và Lăng Vua Đinh, Vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, bia Câu Dền, chùa Ngần, hang Bim, các đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất, núi Mã Yên, núi Phi Vân, núi Cột Cờ, sông Sào Khê, Khu hang động Tràng An.

b) Vùng đệm có diện tích 1087 ha, bao gồm : Động Am Tiên, hang Quàn, hang Muối, hang Luồn, động Liên Hoa, chùa Bàn Long, toàn thể cảnh quan hai bên sông Sào Khê, khu dân cư các thôn: Yên Hạ, Vàng Ngọc; các di tích liên quan trực tiếp đã được xếp hạng.

3. Đối tượng:

Đối tượng bảo tồn chủ yếu của quy hoạch là “Khu di tích lịch sử – văn hoá Cố đô Hoa Lư” bao gồm các núi đá, hang động, sông, rừng, đền, chùa, các công trình kiến trúc cổ, hệ động vật trên núi, dưới nước, văn hoá, văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống.

4. Giải pháp thực hiện:

a) Lập các dự án khả thi cụ thể và theo thứ tự ưu tiên, thực hiện theo qui định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

b) Xây dựng điều lệ quản lý các hoạt động trong khu di tích Cố đô Hoa Lư.

5. Thời gian thực hiện:Từ 10 đến 15 năm, bắt đầu từ năm 2003.

6. Nguồn vốn:

a) Vốn từ ngân sách Trung ương bố trí theo kế hoạch hàng năm;

b)Vốn từ ngân sách địa phương;

c)Vốn huy động sự đóng góp, đầu tư từ xã hội;

d) Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá – Thông tin và các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ :

a) Tiếp tục triển khai việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, khai quật khảo cổđể xác định, bổ sung các căn cứ khoa học làm sáng tỏ hơn việc xếp hạng các di tích, khoanhvùngbảovệ di tích, đánh giá đúng giá trị của các ditích và các côngtrình khác có liên quan tới khu di tích. Trước mắt, cần cóbiện phápngăn chặn, xử lýkịp thời các hoạt động vi phạm tới các di tích đã được xếp hạng và cảnh quan thiên nhiên thuộc các vùng bảo tồn.

b) Trên cơ sở quy hoạch tổng thể được duyệt, nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết các vùng bảo tồn, trong đó thể hiện rõ mối quan hệgiữa các hoạt động bảo tồn,tôntạo di tích với phát triển kinh tế – xã hội bền vữngnhằmbảo vệ di tích, phát huy giá trị di tích, đồng thời bảo đảm ổn định sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Trước mắt ưu tiên đối với vùng bảo vệ đặc biệt , vùngđệm và các di tích có liên quan trựctiếp với Cố đô Hoa Lư đã được xếp hạng.

c) Căn cứ quy hoạch chi tiết của từng vùng nêu trên, tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần theo qui định hiện hành . Đối vớimỗi dự án thành phần cần lưu ý việc lựa chọn chủ đầu tư, xác địnhnguồn vốn cho hợp lý. Ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư cho vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và các di tích có liên quan trực tiếp đến Cố đô Hoa Lư; có các biện pháp huy động sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ, đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích.

d) Nghiên cứu và ban hành điều lệ, quy chế quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng, các hoạt động kinh tế – văn hoá – xã hội trên toàn địa bàn khu di tích và trong từng vùng cụ thể.

Điều 3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan:

a) Bộ Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc triển khaithựchiệnquy hoạch đảm bảo đúng mục tiêu đã đề ra;chịu trách nhiệm thẩmđịnh về chuyên môn đối với các dự án thành phần, các hạng mục bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử – văn hoá.

b) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Du lịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành trên địa bàn thuộc phạm vi khu di tích.

c) Bộ Xây dựng có trách nhiệm thẩm định quy hoạch xây dựng thị xã Ninh Bình, thị trấn Thiên Tôn, thị trấn Me bảo đảm việc xây dựng không phá vỡ cảnh quan khu di tích, không xâm phạm các khu vực bảo vệ di tích, nhất là trong vùng bảo vệ đặc biệt.

d) Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và có những biện pháp kịpthờiđể ngăn chặn việc vi phạm Luậtbảo vệ môi trường và các văn bản pháp quydưới luật đối với khu di tích trong quá trình thực hiện quy hoạch, triển khai thi công các dự án thành phần.

Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 82/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát triển giá trị khu di tích lịch sử – văn hoá Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”