QUYẾT ĐỊNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 813/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2006 VỀ VIỆC
PHÊ DUYỆT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
ĐỂ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VÙNG TÂY NGUYÊN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứLuật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm2003;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 3224/BKH-TĐ&GSĐT ngày 09 tháng 5 năm 2006), ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và cho phép đầu tư Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi: Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên.
2. Mục tiêu của Dự án:
– Giảm tỷ lệ hộ nghèo đói, thu hẹp khoảng cách về thu nhập của các hộ nghèo so với các hộ gia đình trung bình ở những địa bàn phải sống dựa vào rừng của 6 tỉnh vùng Dự án, trong đó đặc biệt quan tâm đến các cộng đồng dân tộc thiểu số.
– Tăng cường năng lực quản lý, sử dụng rừng và đất rừng trong vùng dự án, đặc biệt năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất lâm nghiệp cho cộng đồng và hộ gia đình.
+ Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng, các chủ thể nhà nước và tư nhân.
+ Phát triển trồng rừng sản xuất có năng suất cao, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng và các hoạt động lâm sinh khác nhằm tăng khả năng cung cấp gỗ, lâm sản, tăng thu nhập của người dân, góp phần bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
– Giải quyết nhu cầu thiết yếu về kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế, xã hội vùng Dự án như đường giao thông, nước sinh hoạt, trạm y tế, trường học, công trình thuỷ lợi nhỏ và nhà văn hoá cộng đồng.
– Góp phần cải thiện sinh kế cho người dân sống dựa vào rừng ở 60 xã lựa chọn của 6 tỉnh vùng dự án.
3. Phạm vi Dự án:
Dự án sẽ thực hiện tại 60 xã (danh sách tại phụ lục kèm theo Quyết định này), thuộc 22 huyện của 6 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên.
4. Các Hợp phần của Dự án:
– Hợp phần 1. Phát triển và quản lý tài nguyên rừng bền vững, bao gồm:
+ Lập kế hoạch quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp: rà soát quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (của 6 tỉnh), cấp huyện (của 22 huyện). Xây dựng quy hoạch sử dụng đất mới (theo phương pháp của Dự án) cho 60 xã có Dự án đầu tư. Xác định 60.000 ha đất lâm nghiệp phù hợp cho trồng rừng thương mại; xác định, khoanh vẽ ranh giới trên bản đồ và xây dựng kế hoạch quản lý rừng cho 4,119 triệu ha đất lâm nghiệp trên địa bàn của 6 tỉnh.
+ Bảo tồn và Phát triển tài nguyên rừng trong vùng Dự án: nâng cao độ che phủ của rừng và thiết lập hệ thống quản lý rừng bền vững ở các khu vực nhà nước, cộng đồng và tư nhân. Tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư và các tổ chức (Doanh nghiệp, lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ) trong vùng Dự án từ các hoạt động trồng rừng, tái tạo rừng và quản lý bảo vệ rừng; dự kiến sẽ trồng mới 44.558 ha rừng (35.008 ha rừng sản xuất, 6.850 ha rừng phòng hộ và làm giàu 2.700 ha rừng phòng hộ) và bảo vệ 99.000 ha rừng.
+ Phát triển kinh doanh phục vụ quản lý rừng bền vững: khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình và phát triển các ngành sản xuất có liên quan đến lâm nghiệp; hỗ trợ một số lâm trường trong vùng tiến hành sắp xếp lại theo chính sách đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ; hỗ trợ thử nghiệm cơ chế phát triển sạch, du lịch sinh thái, nâng cao giá trị các sản phẩm lâm nghiệp, hỗ trợ quản lý 3 khu bảo tồn (Ngọc Linh tỉnh Kon Tum, Krong Trai tỉnh Phú Yên, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng).
– Hợp phần 2. Cải thiện sinh kế, đầu tư cho 60 xã, thuộc 6 tỉnh vùng Dự án, gồm:
+ Hỗ trợ cộng đồng: hỗ trợ các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập, cải thiện đời sống xây dựng và bảo dưỡng các công trình phúc lợi trong xã.
+ Hỗ trợ hạ tầng nông thôn: hỗ trợ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn với quy mô nhỏ như: hệ thống thuỷ lợi nhỏ, hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống nước sạch, trường học, trạm xá, nhà khuyến nông xã.
– Hợp phần 3. Xây dựng năng lực: xây dựng và phát triển năng lực về kỹ thuật, quản lý và theo dõi, đánh giá trong ngành lâm nghiệp ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã nhằm đạt được mục tiêu quản lý rừng bền vững trong vùng Dự án. Hỗ trợ cơ sở vật chất cho Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Trung cấp lâm nghiệp Tây Nguyên nhằm tăng cường chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cho Dự án.
– Hợp phần 4. Quản lý Dự án: tăng cường năng lực và thể chế cần thiết cho việc lập kế hoạch, điều phối và quản lý thực hiện Dự án ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã; đặc biệt, hợp phần này có liên quan đến việc đẩy mạnh phân cấp, phát triển một số kỹ năng chuyên môn, lập kế hoạch và quản lý để có thể lập được kế hoạch về ngân sách và hoạt động hàng năm có hiệu quả; phân tích và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
5. Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư của Dự án là 83,98 triệuUSD, bao gồm:
– Phát triển và quản lý nguồn tài nguyên bền vững:41,02 triệu USD.
– Cải thiện sinh kế:13,27 triệu USD.
– Phát triển năng lực:5,20 triệu USD.
– Quản lý Dự án:7,26 triệu USD.
– Phương tiện đi lại và thiết bị:6,78 triệu USD.
– Hỗ trợ kỹ thuật:8,50 triệu USD.
– Lãi trong thời gian thực hiện Dự án:1,95 triệu USD.
Nguồn vốn dự kiến:
– Vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): 40,00 triệu USD, chiếm 47,6%.
– Vốn đồng tài trợ không hoàn lại: 15,93 triệu USD, chiếm 19,0%.
– Vốn đối ứng do ngân sách trung ương và ngân sách địa phương bố trí là: 18,22 triệu USD, chiếm 21,7%.
– Đóng góp của người hưởng lợi: 9,82 triệu USD, chiếm 11,7% bằng công lao động và hiện vật.
6. Thời gian thực hiện Dự án: 8 năm từ năm 2006 đến năm 2014.
7. Cho phép sử dụng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên làm căn cứ để đàm phán, ký kết hiệp định với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Điều 2. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, các địa phương có liên quan, chủ trì triển khai các công việc sau:
– Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên theo quy định hiện hành, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng dựán triển khai thực hiện Dự án và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả đầu tư của Dự án.
– Cùng với các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á tìm nguồn đồng tài trợ cho phần vốn viện trợ không hoàn lại cho Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên.
– Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình cộng đồng và các tổ chức tham gia Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên.
Điều 3. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương liên quan ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý tài chính của Dự án.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục
DANH MỤC CÁC Xà THAM GIA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
LÂM NGHIỆP ĐỂ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VÙNG TÂY NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 813/QĐ-TTg
ngày 07tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Xã |
Huyện |
Tỉnh |
Ghi chú |
1 |
Ngọc Yêu |
Tu Mơ Rông |
Kon Tum |
|
2 |
Ngọc Lây |
Tu Mơ Rông |
Kon Tum |
|
3 |
Măng Cành |
Kon Plông |
Kon Tum |
|
4 |
Đăk Long |
Kon Plông |
Kon Tum |
|
5 |
Đăk Choong |
Đăk Glei |
Kon Tum |
|
6 |
Xốp |
Đăk Glei |
Kon Tum |
|
7 |
Đăk Pxi |
Đăk Hà |
Kon Tum |
|
8 |
Đăk Hring |
Đăk Hà |
Kon Tum |
|
9 |
Đăk Uy |
Đăk Hà |
Kon Tum |
|
10 |
Ngọc Reo |
Đăk Hà |
Kon Tum |
|
11 |
Cho Glong |
Kon Chro |
Gia Lai |
|
12 |
Ia Ma |
Kon Chro |
Gia Lai |
|
13 |
Yang Nam |
Kon Chro |
Gia Lai |
|
14 |
Ia Kđam |
Ia Pa |
Gia Lai |
|
15 |
Ia Tul |
Ia Pa |
Gia Lai |
|
16 |
Ia Rsai |
KrongPa |
Gia Lai |
|
17 |
Chư Đrang |
KrongPa |
Gia Lai |
|
18 |
Chư Rcam |
KrongPa |
Gia Lai |
|
19 |
Kroong |
Kpang |
Gia Lai |
|
20 |
Lơ Ku |
Kpang |
Gia Lai |
|
21 |
Cư Drăm |
Krông Bông |
Đắk Lắk |
|
22 |
Cư Pui |
Krông Bông |
Đắk Lắk |
|
23 |
Yang Mao |
Krông Bông |
Đắk Lắk |
|
24 |
Ea Trang |
M’Drăk |
Đắk Lắk |
|
25 |
Cư Prao |
M’Drăk |
Đắk Lắk |
|
26 |
Krông Nô |
Lăk |
Đắk Lắk |
|
27 |
Dak Nua |
Lăk |
Đắk Lắk |
|
28 |
Dak Phơi |
Lăk |
Đắk Lắk |
|
29 |
Cư Bông |
Ea Kar |
Đắk Lắk |
|
30 |
Ea Sô |
Ea Kar |
Đắk Lắk |
|
31 |
Dak Rmang |
Dăk Glong |
Đắk Nông |
|
32 |
Dak Plao |
Dăk Glong |
Đắk Nông |
|
33 |
Dak Ha |
Dăk Glong |
Đắk Nông |
|
34 |
Quảng Trực |
Dăk R’lấp |
Đắk Nông |
|
35 |
Dak R’tih |
Dăk R’lấp |
Đắk Nông |
|
36 |
Dak Bukso |
Dăk R’lấp |
Đắk Nông |
|
37 |
Dăk Krông |
Cư Jut |
Đắk Nông |
|
38 |
Ea Pô |
Cư Jut |
Đắk Nông |
|
39 |
Nam Nung |
Krông Nô |
Đắk Nông |
|
40 |
Dăk Rồ |
Krông Nô |
Đắk Nông |
|
41 |
Dinh Kno |
Lạc Dương |
Lâm Đồng |
|
42 |
Dam Rông |
Lạc Dương |
Lâm Đồng |
|
43 |
Đạ Chai |
Lạc Dương |
Lâm Đồng |
|
44 |
Đạ Tông |
Lạc Dương |
Lâm Đồng |
|
45 |
Lieng So Rin |
Đam Rông |
Lâm Đồng |
|
46 |
Ro Men |
Đam Rông |
Lâm Đồng |
|
47 |
Gia Bắc |
Di Linh |
Lâm Đồng |
|
48 |
Bảo Thuận |
Di Linh |
Lâm Đồng |
|
49 |
Đinh Tr. Thượng |
Di Linh |
Lâm Đồng |
|
50 |
Đạ Sar |
Di Linh |
Lâm Đồng |
|
51 |
Ea Chrang |
Sơn Hòa |
Phú Yên |
|
52 |
Phước Tân |
Sơn Hòa |
Phú Yên |
|
53 |
Cà Lúi |
Sơn Hòa |
Phú Yên |
|
54 |
KrongPa |
Sơn Hòa |
Phú Yên |
|
55 |
Sơn Hội |
Sơn Hòa |
Phú Yên |
|
56 |
Phú Mỡ |
Đồng Xuân |
Phú Yên |
|
57 |
Xuân Quang 1 |
Đồng Xuân |
Phú Yên |
|
58 |
Ea Bar |
Sông Hinh |
Phú Yên |
|
59 |
Ea Bá |
Sông Hinh |
Phú Yên |
|
60 |
Ea Lâm |
Sông Hinh |
Phú Yên |
|
Reviews
There are no reviews yet.