Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 797/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/9/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 797/2002/QĐ-NHNN
NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ VIỆC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ CỔ ĐÔNG, CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU VÀ
VỐN ĐIỀU LỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH
SỐ 1122/2001/QĐ-NHNN NGÀY 04/09/2001 CỦA
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997;

– Căn cứLuật Doanh nghiệp ngày 12/06/1999;

– Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001;

– Căn cứ Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại;

– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi Ngân hàng.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/09/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:

1- Khoản 1 Điều 13 được sửa đổi như sau:

“1. Hội đồng quản trị quyết định giá chào bán cổ phần theo qui định của pháp luật. Trường hợp giá chào bán cổ phần cao hơn mệnh giá cổ phần thì phải được quyết nghị thông qua của Đại hội đồng cổ đông, phần chênh lệch được hạch toán vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”

2- Điều 22 được sửa đổi như sau:

“1. Vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần có thể được tăng bằng cách phát hành cổ phiếu mới hoặc được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, đánh giá lại tài sản cố định và các quỹ khác theo qui định của pháp luật nhưng phải được đại hội đồng cổ đông thông qua và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

2. Xử lý thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp Ngân hàng thương mại Cổ phần phải giảm vốn điều lệ:

2.1. Các trường hợp buộc phải giảm vốn điều lệ:

a. Lỗ trong 3 năm liên tiếp; Ngân hàng Thương mại Cổ phần phải quyết định giảm vốn điều lệ tương ứng với số lỗ luỹ kế đến năm thứ 3;

b. Các khoản vốn đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định hoặc quyết định là tổn thất trong hoạt động sau khi đã xử lý trích lập dự phòng rủi ro.

c. Số vốn góp có nguồn gốc không hợp pháp hoặc người góp vốn không đảm bảo tư cách cổ đông theo kết luận của thanh tra;

d. Giảm giá tài sản cố định khi đánh giá lại tài sản theo qui định của pháp luật.

2.2. Trong các trường hợp nêu tại điểm 2.1 khoản 2 điều này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần phải tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường hoặc đưa ra Đại hội đồng cổ đông thường niên để quyết định biện pháp xử lý giảm vốn điều lệ sau khi đã xử lý bằng các biện pháp tài chính khác (sử dụng quỹ bổ sung vốn điều lệ để bù đắp; góp thêm vốn để xử lý…) mà vẫn không khắc phục được. Việc giảm vốn điều lệ gắn liền với việc giảm giá hoặc giảm số lượng cổ phần hoặc đồng thời cả hai hình thức này.

2.3. Trường hợp số vốn điều lệ sau khi giảm thấp hơn mức vốn pháp định và trong thời hạn 6 tháng Ngân hàng Thương mại cổ phần không có giải pháp khắc phục, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước xử lý theo qui định hiện hành đối với tổ chức tín dụng không đủ mức vốn pháp định.”

3. Khoản 5 Điều 25 được sửa đổinhư sau:

“5. Sau khi đã thay đổi mức vốn điều lệ theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mức vốn điều lệ mới đồng thời thực hiện việc đăng báo Trung ương, địa phương về việc thay đổi vốn điều lệ theo qui định của pháp luật. Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mức vốn điều lệ mới, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải gửi bản sao có văn bản này (có xác nhận của cơ quan Công chứng Nhà nước) kèm danh sách cổ đông góp vốn mới (trường hợp tăng vốn điều lệ) và toàn bộ danh sách cổ đông sau khi thực hiện thay đổi vốn điều lệ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ các ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính)”.

4. Điểm b khoản 2 Điều 28 được sửa đổi như sau:

“2. Đại hội đồng Cổ đông được triệu tập họp theo:

b- Yêu cầu cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn qui định tại Điều lệ Ngân hàng Thương mại cổ phần;”

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và Tổ chức Tín dụng phi ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, các thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng Thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 797/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/9/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 797/2002/QĐ-NHNN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 29/07/2002 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 797/2002/QĐ-NHNN
NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ VIỆC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ CỔ ĐÔNG, CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU VÀ
VỐN ĐIỀU LỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH
SỐ 1122/2001/QĐ-NHNN NGÀY 04/09/2001 CỦA
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997;

– Căn cứLuật Doanh nghiệp ngày 12/06/1999;

– Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001;

– Căn cứ Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại;

– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi Ngân hàng.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/09/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:

1- Khoản 1 Điều 13 được sửa đổi như sau:

“1. Hội đồng quản trị quyết định giá chào bán cổ phần theo qui định của pháp luật. Trường hợp giá chào bán cổ phần cao hơn mệnh giá cổ phần thì phải được quyết nghị thông qua của Đại hội đồng cổ đông, phần chênh lệch được hạch toán vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”

2- Điều 22 được sửa đổi như sau:

“1. Vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần có thể được tăng bằng cách phát hành cổ phiếu mới hoặc được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, đánh giá lại tài sản cố định và các quỹ khác theo qui định của pháp luật nhưng phải được đại hội đồng cổ đông thông qua và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

2. Xử lý thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp Ngân hàng thương mại Cổ phần phải giảm vốn điều lệ:

2.1. Các trường hợp buộc phải giảm vốn điều lệ:

a. Lỗ trong 3 năm liên tiếp; Ngân hàng Thương mại Cổ phần phải quyết định giảm vốn điều lệ tương ứng với số lỗ luỹ kế đến năm thứ 3;

b. Các khoản vốn đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định hoặc quyết định là tổn thất trong hoạt động sau khi đã xử lý trích lập dự phòng rủi ro.

c. Số vốn góp có nguồn gốc không hợp pháp hoặc người góp vốn không đảm bảo tư cách cổ đông theo kết luận của thanh tra;

d. Giảm giá tài sản cố định khi đánh giá lại tài sản theo qui định của pháp luật.

2.2. Trong các trường hợp nêu tại điểm 2.1 khoản 2 điều này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần phải tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường hoặc đưa ra Đại hội đồng cổ đông thường niên để quyết định biện pháp xử lý giảm vốn điều lệ sau khi đã xử lý bằng các biện pháp tài chính khác (sử dụng quỹ bổ sung vốn điều lệ để bù đắp; góp thêm vốn để xử lý…) mà vẫn không khắc phục được. Việc giảm vốn điều lệ gắn liền với việc giảm giá hoặc giảm số lượng cổ phần hoặc đồng thời cả hai hình thức này.

2.3. Trường hợp số vốn điều lệ sau khi giảm thấp hơn mức vốn pháp định và trong thời hạn 6 tháng Ngân hàng Thương mại cổ phần không có giải pháp khắc phục, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước xử lý theo qui định hiện hành đối với tổ chức tín dụng không đủ mức vốn pháp định.”

3. Khoản 5 Điều 25 được sửa đổinhư sau:

“5. Sau khi đã thay đổi mức vốn điều lệ theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mức vốn điều lệ mới đồng thời thực hiện việc đăng báo Trung ương, địa phương về việc thay đổi vốn điều lệ theo qui định của pháp luật. Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mức vốn điều lệ mới, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải gửi bản sao có văn bản này (có xác nhận của cơ quan Công chứng Nhà nước) kèm danh sách cổ đông góp vốn mới (trường hợp tăng vốn điều lệ) và toàn bộ danh sách cổ đông sau khi thực hiện thay đổi vốn điều lệ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ các ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính)”.

4. Điểm b khoản 2 Điều 28 được sửa đổi như sau:

“2. Đại hội đồng Cổ đông được triệu tập họp theo:

b- Yêu cầu cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn qui định tại Điều lệ Ngân hàng Thương mại cổ phần;”

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và Tổ chức Tín dụng phi ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, các thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng Thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 797/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/9/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước”