THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——–——–
Số: 763/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-———–
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TỔNG THỂ BẢO TỒN VOI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2020”
————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi ở Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 1491/TTr-BNN-TCLN ngày 06 tháng 5 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề án: Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020”. (sau đây gọi tắt là Đề án)
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Bảo tồn, phát triển bền vững những quần thể voi hoang dã và voi nhà hiện có ở Việt Nam; khôi phục, bảo vệ các nguồn gen động vật, thực vật nguy cấp quý hiếm và đa dạng sinh học trong vùng sinh cảnh của voi. Tăng cường hợp tác thực thi pháp luật, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép ngà và các bộ phận dẫn xuất của voi, góp phần bảo tồn các quần thể voi trong vùng và trên thế giới.
b) Mục tiêu cụ thể
– Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn hành vi săn bắn, xâm hại voi và xâm lấn trái phép vào vùng quy hoạch bảo tồn voi; giảm thiểu các tác động tiêu cực của con người lên sự sinh tồn tự nhiên của voi hoang dã.
– Tăng cường thực thi pháp luật, kiểm soát, đấu tranh với hoạt động buôn bán, vận chuyển, lưu giữ trái phép ngà voi và các bộ phận, dẫn xuất của voi, kể cả các mẫu vật voi có nguồn gốc nước ngoài.
– Quy hoạch ba vùng ưu tiên bảo tồn và phát triển bền vững quần thể voi hoang dã tại các khu vực có phân bố.
– Bảo tồn chuyển vị và phát triển quần thể voi nhà hiện có tại tỉnh Đắk Lắk (di dời những đàn voi đơn lẻ, có số lượng ít như đàn voi ở Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, các cá thể voi ở Ban quản lý rừng Nam Huoai, tỉnh Lâm Đồng về Trung tâm bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk và Vườn quốc gia Yok Don).
– Giảm thiểu các thiệt hại do xung đột voi /người tại vùng có voi phân bố. Kết hợp bảo tồn voi với phát triển kinh tế xã hội và du lịch sinh thái.
3. Phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi: Các tỉnh, thành phố hiện còn có voi và có hành lang di chuyển của voi hoang dã.
b) Đối tượng: Quần thể voi hoang dã và voi nhà thuần dưỡng hiện có, các chủ rừng có voi, Trung tâm bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk và các chủ sở hữu voi nhà thuần dưỡng.
4. Nội dung chủ yếu của Đề án
a) Bảo tồn voi hoang dã trong tự nhiên
– Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án bảo tồn quần thể voi hoang dã tại 03 tỉnh: Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai.
– Tăng cường năng lực thực thi pháp luật, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, ngăn chặn tình trạng săn bắn, giết hại voi và các loài động vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định hiện hành.
– Liên kết, phối hợp thực hiện đồng bộ kế hoạch hành động bảo tồn voi với các hoạt động của các dự án bảo tồn khác trong vùng.
– Tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại voi; nâng cao kỹ năng phòng, chống xung đột voi/người; ngăn chặn tình trạng xâm canh, xâm cư trong khu vực được quy hoạch bảo tồn voi.
b) Bảo tồn tại chỗ những quần thể voi có số lượng đàn ít
Thực hiện các dự án điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn voi hiện có và khu vực phân bố của những quần thể voi có số lượng cá thể ít, cơ cấu đàn nhỏ, lẻ đang bị cô lập, có nguy cơ bị đe dọa trong tự nhiên; tổ chức các biện pháp bảo tồn tại chỗ để phát triển bền vững.
c) Kiểm soát buôn bán ngà voi, bộ phận, dẫn xuất của voi
– Tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán ngà voi và các sản phẩm của voi trong nội địa; hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh các mẫu vật ngà voi, tập trung vào các cảng biển, cảng hàng không và một số khu vực cửa khẩu quốc tế quan trọng.
– Kiểm kê, giám sát, lập hồ sơ quản lý các mẫu vật voi thu giữ từ các vụ vận chuyển, buôn bán, xuất nhập khẩu trái phép.
– Xây dựng kho lưu giữ quốc gia quản lý mẫu vật ngà voi và các loài động vật quý, hiếm khác.
– Tăng cường phối hợp liên ngành, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thực thi pháp luật trong đấu tranh, xử lý các hành vi giết voi, buôn bán trái phép ngà voi và các bộ phận, dẫn xuất của voi.
d) Xây dựng và thực hiện các phương án khoanh vùng bảo vệ voi, ngăn chặn xung đột voi/người, bảo vệ môi trường sống và hành lang di chuyển của voi trong tự nhiên, gắn công tác bảo tồn voi với nhiệm vụ của các Ban quản lý Khu rừng đặc dụng nơi có voi sinh sống.
đ) Thực hiện các dự án bảo tồn ngoại vi như di chuyển, tái nhập đàn tới vùng sinh cảnh mới đảm bảo cho voi phát triển bền vững.
– Quy hoạch một khu vực tự nhiên đủ lớn có khả năng bảo tồn và phát triển ổn định lâu dài cho đàn voi ở Việt Nam.
– Lập dự án và tổ chức thực hiện di chuyển, tái nhập đàn tại những khu vực quần thể voi không có khả năng phát triển được do chỉ có voi cái hoặc những nơi chỉ có một vài cá thể riêng lẻ.
– Hợp tác bảo tồn liên biên giới với nước bạn Lào và Campuchia.
e) Phát triển đàn voi nhà
– Nghiên cứu khả năng sinh sản cho voi nhà nhằm bảo tồn và phát triển số voi nhà hiện nay trên cả nước.
– Phát triển Trung tâm voi tỉnh Đắk Lắk để tư vấn chăm sóc sức khỏe, sinh sản và chữa bệnh cho voi.
– Nghiên cứu, đề xuất biện pháp thuần dưỡng một số cá thể voi đơn lẻ trong dự án di chuyển tái nhập đàn, để xúc tiến sinh sản nhằm phát triển ổn định đàn voi nhà.
g) Tuyên truyền, giáo dục
– Tuyên truyền pháp luật, xuất bản tài liệu về bảo tồn voi nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo tồn voi của cộng đồng thôn bản sống gần khu vực voi phân bố, nằm trong quy hoạch dự án bảo tồn voi.
– Phổ biến các kinh nghiệm phòng, tránh xung đột voi/người, các kỹ năng xua đuổi voi vào rừng cho cộng đồng người dân sống gần khu vực voi phân bố.
– Tập huấn, giáo dục nâng cao ý thức, nhận thức bảo vệ rừng, bảo vệ voi và bảo tồn sinh học, nâng cao kỹ năng phòng chống xung đột voi/người, bảo vệ tài sản và hoa màu của người dân địa phương.
h) Hợp tác quốc tế
– Xây dựng và thực hiện các biên bản hợp tác song phương và đa phương nhằm giám sát chặt chẽ việc kiểm soát buôn bán voi và các sản phẩm voi qua biên giới.
– Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ, quản lý bảo tồn voi liên biên giới.
– Xây dựng quy chế phối hợp bảo tồn voi, bảo vệ rừng giữa chủ quản lý rừng của các nước giáp ranh, nhằm bảo vệ hành lang di chuyển qua lại của đàn voi.
– Phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin với các nước trong khu vực, các nước có voi phân bố, các nước tiêu thụ mẫu vật voi và các tổ chức quốc tế để kiểm soát buôn bán qua biên giới mẫu vật voi.
5. Giải pháp thực hiện đề án
a) Về Quy hoạch
Quy hoạch các khu vực ưu tiên bảo tồn voi gồm: Vườn quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An); Vườn quốc gia Cát Tiên khu vực giáp ranh với Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp La Ngà (tỉnh Đồng Nai); Vườn quốc gia Yok Don (tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Ea H’Mơ và Ia Lốp tỉnh Đắk Lắk là những nơi thực hiện nội dung hoạt động bảo tồn voi trong tự nhiên; Bảo tồn tại chỗ những quần thể voi có số lượng đàn ít, sinh cảnh sống đang bị cô lập tại các khu vực: Vườn quốc gia Pù Hoạt, Vườn quốc gia Pù Huống (tỉnh Nghệ An), Vườn quốc gia Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (tỉnh Quảng Nam). Kết hợp bảo tồn voi với bảo tồn hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm trong cùng vùng sinh cảnh Vườn quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An);
b) Về cơ chế, chính sách
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành và chính quyền địa phương liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chính sách:
+ Chính sách hỗ trợ sinh sản cho voi nhà, nhằm bảo tồn và phát triển số voi nhà hiện nay tại địa phương;
+ Ban hành quy chế quản lý, giám sát voi nhà.
– Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư bảo tồn voi và gắn trách nhiệm bảo tồn voi và động vật hoang dã cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, theo quy định hiện hành.
– Về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển ra khỏi vùng phân bố của voi; hỗ trợ thiệt hại do xung đột voi/người: Thực hiện theo quy định hiện hành.
c) Giải pháp về nguồn nhân lực
– Ban quản lý các khu rừng đặc dụng nơi có voi phân bố, lực lượng kiểm lâm và chính quyền các cấp ở địa phương bố trí nguồn nhân lực để thực hiện nội dung Đề án bảo tồn voi tại địa phương.
– Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk có trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm bảo tồn voi theo quy định.
d) Giải pháp khoa học và hợp tác quốc tế
– Nghiên cứu triển khai phương pháp quản lý, giám sát voi hoang dã qua việc gắn chíp điện tử và theo dõi qua ảnh vệ tinh.
– Nghiên cứu hỗ trợ sinh sản và chăm sóc sức khỏe cho voi nhà.
– Xây dựng và phát triển Trung tâm bảo tồn voi tại tỉnh Đắk Lắk.
– Xây dựng kho lưu giữ quốc gia để lưu giữ mẫu vật voi và các loài nguy cấp, quý hiếm được thu giữ phục vụ mục đích bảo quản, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, tổ chức trưng bày, tham quan, giáo dục đào tạo và thông tin tuyên truyền.
– Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước có voi phân bố và các tổ chức quốc tế về bảo tồn voi; thu hút các nguồn tài trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật trong công tác bảo tồn voi; hợp tác song phương và đa phương với các nước, nhằm quy định chặt chẽ việc kiểm soát buôn bán mẫu vật ngà và các bộ phận của voi qua biên giới.
đ) Giải pháp về vốn và cơ chế đầu tư
– Nhu cầu vốn đầu tư
+ Tổng khái toán vốn đầu tư cho giai đoạn 2013 – 2020 khoảng: 278 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn: Từ ngân sách nhà nước và huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
– Cơ chế đầu tư: Việc lập và phê duyệt các dự án đầu tư thuộc Đề án thực hiện theo quy định hiện hành.
Cơ chế phân bổ vốn đầu tư: Thực hiện theo nguyên tắc: Các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ đầu tư, vốn đầu tư giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện; các dự án do Ủy ban nhân dân các tỉnh là chủ đầu tư, vốn đầu tư giao trực tiếp cho địa phương để tổ chức thực hiện.
6. Tổ chức thực hiện
a) Các Bộ, ngành Trung ương:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án; lập và phê duyệt, tổ chức thực hiện các dự án di chuyển, tái nhập đàn, cá thể riêng lẻ tới vùng sinh cảnh đảm bảo cho voi phát triển bền vững.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn các địa phương xây dựng, tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án theo qui định, bao gồm: Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai; dự án bảo tồn tại chỗ những quần thể voi có số lượng đàn ít, đang bị cô lập nhằm bảo tồn và phát triển bền vững; dự án gắn chíp, giám sát voi nhà và nghiên cứu giải quyết vấn đề sinh sản voi nhà.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bố trí, cân đối vốn đầu tư để thực hiện các dự án thuộc Đề án theo kế hoạch hàng năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho các chủ đầu tư thực hiện dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; hướng dẫn cơ chế cấp phát, quản lý sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện dự án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
– Các Bộ: Tài chính, Công an, Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan có liên quan thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện việc kiểm kê, quản lý, giám sát các mẫu vật voi; tăng cường thực thi pháp luật kiểm soát săn bắt, giết voi, buôn bán trái phép ngà voi và các sản phẩm, dẫn xuất voi trong nội địa và các cửa khẩu quốc tế.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh có voi phân bố
Xây dựng dự án bảo tồn voi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục về bảo tồn voi; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh hoc, bảo tồn loài voi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán Nhà nước; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——–——–
Số: 763/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-———–
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TỔNG THỂ BẢO TỒN VOI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2020”
————————
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi ở Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 1491/TTr-BNN-TCLN ngày 06 tháng 5 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề án: Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020”. (sau đây gọi tắt là Đề án)
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Bảo tồn, phát triển bền vững những quần thể voi hoang dã và voi nhà hiện có ở Việt Nam; khôi phục, bảo vệ các nguồn gen động vật, thực vật nguy cấp quý hiếm và đa dạng sinh học trong vùng sinh cảnh của voi. Tăng cường hợp tác thực thi pháp luật, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép ngà và các bộ phận dẫn xuất của voi, góp phần bảo tồn các quần thể voi trong vùng và trên thế giới.
b) Mục tiêu cụ thể
– Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn hành vi săn bắn, xâm hại voi và xâm lấn trái phép vào vùng quy hoạch bảo tồn voi; giảm thiểu các tác động tiêu cực của con người lên sự sinh tồn tự nhiên của voi hoang dã.
– Tăng cường thực thi pháp luật, kiểm soát, đấu tranh với hoạt động buôn bán, vận chuyển, lưu giữ trái phép ngà voi và các bộ phận, dẫn xuất của voi, kể cả các mẫu vật voi có nguồn gốc nước ngoài.
– Quy hoạch ba vùng ưu tiên bảo tồn và phát triển bền vững quần thể voi hoang dã tại các khu vực có phân bố.
– Bảo tồn chuyển vị và phát triển quần thể voi nhà hiện có tại tỉnh Đắk Lắk (di dời những đàn voi đơn lẻ, có số lượng ít như đàn voi ở Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, các cá thể voi ở Ban quản lý rừng Nam Huoai, tỉnh Lâm Đồng về Trung tâm bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk và Vườn quốc gia Yok Don).
– Giảm thiểu các thiệt hại do xung đột voi /người tại vùng có voi phân bố. Kết hợp bảo tồn voi với phát triển kinh tế xã hội và du lịch sinh thái.
3. Phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi: Các tỉnh, thành phố hiện còn có voi và có hành lang di chuyển của voi hoang dã.
b) Đối tượng: Quần thể voi hoang dã và voi nhà thuần dưỡng hiện có, các chủ rừng có voi, Trung tâm bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk và các chủ sở hữu voi nhà thuần dưỡng.
4. Nội dung chủ yếu của Đề án
a) Bảo tồn voi hoang dã trong tự nhiên
– Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án bảo tồn quần thể voi hoang dã tại 03 tỉnh: Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai.
– Tăng cường năng lực thực thi pháp luật, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, ngăn chặn tình trạng săn bắn, giết hại voi và các loài động vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định hiện hành.
– Liên kết, phối hợp thực hiện đồng bộ kế hoạch hành động bảo tồn voi với các hoạt động của các dự án bảo tồn khác trong vùng.
– Tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại voi; nâng cao kỹ năng phòng, chống xung đột voi/người; ngăn chặn tình trạng xâm canh, xâm cư trong khu vực được quy hoạch bảo tồn voi.
b) Bảo tồn tại chỗ những quần thể voi có số lượng đàn ít
Thực hiện các dự án điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn voi hiện có và khu vực phân bố của những quần thể voi có số lượng cá thể ít, cơ cấu đàn nhỏ, lẻ đang bị cô lập, có nguy cơ bị đe dọa trong tự nhiên; tổ chức các biện pháp bảo tồn tại chỗ để phát triển bền vững.
c) Kiểm soát buôn bán ngà voi, bộ phận, dẫn xuất của voi
– Tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán ngà voi và các sản phẩm của voi trong nội địa; hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh các mẫu vật ngà voi, tập trung vào các cảng biển, cảng hàng không và một số khu vực cửa khẩu quốc tế quan trọng.
– Kiểm kê, giám sát, lập hồ sơ quản lý các mẫu vật voi thu giữ từ các vụ vận chuyển, buôn bán, xuất nhập khẩu trái phép.
– Xây dựng kho lưu giữ quốc gia quản lý mẫu vật ngà voi và các loài động vật quý, hiếm khác.
– Tăng cường phối hợp liên ngành, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thực thi pháp luật trong đấu tranh, xử lý các hành vi giết voi, buôn bán trái phép ngà voi và các bộ phận, dẫn xuất của voi.
d) Xây dựng và thực hiện các phương án khoanh vùng bảo vệ voi, ngăn chặn xung đột voi/người, bảo vệ môi trường sống và hành lang di chuyển của voi trong tự nhiên, gắn công tác bảo tồn voi với nhiệm vụ của các Ban quản lý Khu rừng đặc dụng nơi có voi sinh sống.
đ) Thực hiện các dự án bảo tồn ngoại vi như di chuyển, tái nhập đàn tới vùng sinh cảnh mới đảm bảo cho voi phát triển bền vững.
– Quy hoạch một khu vực tự nhiên đủ lớn có khả năng bảo tồn và phát triển ổn định lâu dài cho đàn voi ở Việt Nam.
– Lập dự án và tổ chức thực hiện di chuyển, tái nhập đàn tại những khu vực quần thể voi không có khả năng phát triển được do chỉ có voi cái hoặc những nơi chỉ có một vài cá thể riêng lẻ.
– Hợp tác bảo tồn liên biên giới với nước bạn Lào và Campuchia.
e) Phát triển đàn voi nhà
– Nghiên cứu khả năng sinh sản cho voi nhà nhằm bảo tồn và phát triển số voi nhà hiện nay trên cả nước.
– Phát triển Trung tâm voi tỉnh Đắk Lắk để tư vấn chăm sóc sức khỏe, sinh sản và chữa bệnh cho voi.
– Nghiên cứu, đề xuất biện pháp thuần dưỡng một số cá thể voi đơn lẻ trong dự án di chuyển tái nhập đàn, để xúc tiến sinh sản nhằm phát triển ổn định đàn voi nhà.
g) Tuyên truyền, giáo dục
– Tuyên truyền pháp luật, xuất bản tài liệu về bảo tồn voi nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo tồn voi của cộng đồng thôn bản sống gần khu vực voi phân bố, nằm trong quy hoạch dự án bảo tồn voi.
– Phổ biến các kinh nghiệm phòng, tránh xung đột voi/người, các kỹ năng xua đuổi voi vào rừng cho cộng đồng người dân sống gần khu vực voi phân bố.
– Tập huấn, giáo dục nâng cao ý thức, nhận thức bảo vệ rừng, bảo vệ voi và bảo tồn sinh học, nâng cao kỹ năng phòng chống xung đột voi/người, bảo vệ tài sản và hoa màu của người dân địa phương.
h) Hợp tác quốc tế
– Xây dựng và thực hiện các biên bản hợp tác song phương và đa phương nhằm giám sát chặt chẽ việc kiểm soát buôn bán voi và các sản phẩm voi qua biên giới.
– Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ, quản lý bảo tồn voi liên biên giới.
– Xây dựng quy chế phối hợp bảo tồn voi, bảo vệ rừng giữa chủ quản lý rừng của các nước giáp ranh, nhằm bảo vệ hành lang di chuyển qua lại của đàn voi.
– Phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin với các nước trong khu vực, các nước có voi phân bố, các nước tiêu thụ mẫu vật voi và các tổ chức quốc tế để kiểm soát buôn bán qua biên giới mẫu vật voi.
5. Giải pháp thực hiện đề án
a) Về Quy hoạch
Quy hoạch các khu vực ưu tiên bảo tồn voi gồm: Vườn quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An); Vườn quốc gia Cát Tiên khu vực giáp ranh với Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp La Ngà (tỉnh Đồng Nai); Vườn quốc gia Yok Don (tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Ea H’Mơ và Ia Lốp tỉnh Đắk Lắk là những nơi thực hiện nội dung hoạt động bảo tồn voi trong tự nhiên; Bảo tồn tại chỗ những quần thể voi có số lượng đàn ít, sinh cảnh sống đang bị cô lập tại các khu vực: Vườn quốc gia Pù Hoạt, Vườn quốc gia Pù Huống (tỉnh Nghệ An), Vườn quốc gia Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (tỉnh Quảng Nam). Kết hợp bảo tồn voi với bảo tồn hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm trong cùng vùng sinh cảnh Vườn quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An);
b) Về cơ chế, chính sách
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành và chính quyền địa phương liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chính sách:
+ Chính sách hỗ trợ sinh sản cho voi nhà, nhằm bảo tồn và phát triển số voi nhà hiện nay tại địa phương;
+ Ban hành quy chế quản lý, giám sát voi nhà.
– Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư bảo tồn voi và gắn trách nhiệm bảo tồn voi và động vật hoang dã cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, theo quy định hiện hành.
– Về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển ra khỏi vùng phân bố của voi; hỗ trợ thiệt hại do xung đột voi/người: Thực hiện theo quy định hiện hành.
c) Giải pháp về nguồn nhân lực
– Ban quản lý các khu rừng đặc dụng nơi có voi phân bố, lực lượng kiểm lâm và chính quyền các cấp ở địa phương bố trí nguồn nhân lực để thực hiện nội dung Đề án bảo tồn voi tại địa phương.
– Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk có trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm bảo tồn voi theo quy định.
d) Giải pháp khoa học và hợp tác quốc tế
– Nghiên cứu triển khai phương pháp quản lý, giám sát voi hoang dã qua việc gắn chíp điện tử và theo dõi qua ảnh vệ tinh.
– Nghiên cứu hỗ trợ sinh sản và chăm sóc sức khỏe cho voi nhà.
– Xây dựng và phát triển Trung tâm bảo tồn voi tại tỉnh Đắk Lắk.
– Xây dựng kho lưu giữ quốc gia để lưu giữ mẫu vật voi và các loài nguy cấp, quý hiếm được thu giữ phục vụ mục đích bảo quản, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, tổ chức trưng bày, tham quan, giáo dục đào tạo và thông tin tuyên truyền.
– Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước có voi phân bố và các tổ chức quốc tế về bảo tồn voi; thu hút các nguồn tài trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật trong công tác bảo tồn voi; hợp tác song phương và đa phương với các nước, nhằm quy định chặt chẽ việc kiểm soát buôn bán mẫu vật ngà và các bộ phận của voi qua biên giới.
đ) Giải pháp về vốn và cơ chế đầu tư
– Nhu cầu vốn đầu tư
+ Tổng khái toán vốn đầu tư cho giai đoạn 2013 – 2020 khoảng: 278 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn: Từ ngân sách nhà nước và huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
– Cơ chế đầu tư: Việc lập và phê duyệt các dự án đầu tư thuộc Đề án thực hiện theo quy định hiện hành.
Cơ chế phân bổ vốn đầu tư: Thực hiện theo nguyên tắc: Các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ đầu tư, vốn đầu tư giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện; các dự án do Ủy ban nhân dân các tỉnh là chủ đầu tư, vốn đầu tư giao trực tiếp cho địa phương để tổ chức thực hiện.
6. Tổ chức thực hiện
a) Các Bộ, ngành Trung ương:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án; lập và phê duyệt, tổ chức thực hiện các dự án di chuyển, tái nhập đàn, cá thể riêng lẻ tới vùng sinh cảnh đảm bảo cho voi phát triển bền vững.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn các địa phương xây dựng, tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án theo qui định, bao gồm: Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai; dự án bảo tồn tại chỗ những quần thể voi có số lượng đàn ít, đang bị cô lập nhằm bảo tồn và phát triển bền vững; dự án gắn chíp, giám sát voi nhà và nghiên cứu giải quyết vấn đề sinh sản voi nhà.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bố trí, cân đối vốn đầu tư để thực hiện các dự án thuộc Đề án theo kế hoạch hàng năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho các chủ đầu tư thực hiện dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; hướng dẫn cơ chế cấp phát, quản lý sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện dự án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
– Các Bộ: Tài chính, Công an, Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan có liên quan thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện việc kiểm kê, quản lý, giám sát các mẫu vật voi; tăng cường thực thi pháp luật kiểm soát săn bắt, giết voi, buôn bán trái phép ngà voi và các sản phẩm, dẫn xuất voi trong nội địa và các cửa khẩu quốc tế.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh có voi phân bố
Xây dựng dự án bảo tồn voi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục về bảo tồn voi; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh hoc, bảo tồn loài voi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán Nhà nước; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTN (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|
Reviews
There are no reviews yet.