Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 710/TCHQ/QĐ/PTPL của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy chế về phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong ngành hải quan

Quyết định

CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 710/TCHQ/QĐ/PTPL NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ
PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
TRONG NGÀNH HẢI QUAN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

– Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;

– Căn cứ Nghị định 101/2001/NĐ-CP, ngày 31/12/2001 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan”.

– Căn cứ Nghị định 06/2003/NĐ-CP, ngày 22/1/2003 của Chính phủ “Quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”;

– Căn cứ Nghị định 96/2002/NĐ-CP, ngày 19/11/2002 của Chính phủ “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan”;

– Căn cứ Quyết định 32/2003/QĐ-BTC, ngày 17/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam trực thuộc Tổng cục Hải quan”;

– Xét đề nghị của Giám đốc các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,

Quyết định

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế về phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong ngành Hải quan”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 07/2002/QĐ-TCHQ, ngày 4/1/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan “Ban hành Quy chế tạm thời về phân tích hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan”.

Điều 3: Chánh văn phòng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục trưởng các Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


QUY CHẾ VỀ PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG NGÀNH HẢI QUAN

Ban hành kèm theo Quyết định số 710/TCHQ/QĐ/PTPL

ngày 3 tháng 6 năm 2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

Chương I: Quy định chung

Điều 1: Phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:

Phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy chế này (sau đây viết tắt là PTPL) là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực tế mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, tiến hành chủ yếu trong phòng thí nghiệm, bằng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định đúng tên hàng và mã số của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới (sau đây gọi tắt là Hệ thống HS).

Điều 2: Mục đích phân tích, phân loại:

1. Xác định đúng tên hàng, mã số hàng hoá theo danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống HS đối với mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu PTPL, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.

2. Phục vụ việc xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu.

Điều 3: Nguyên tắc hoạt động phân tích, phân loại:

1. Hoạt động PTPL phải được thực hiện khách quan, khoa học, chính xác và tuân thủ các quy định của quy chế này.

2. Việc PTPL hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết tắt là XK, NK) căn cứ vào mẫu hàng hoá, hồ sơ yêu cầu PTPL, Danh mục hàng hoá XK, NK Việt Nam, Biểu thuế XK, Biểu thuế NK và Hệ thống HS. Trong trường hợp những điều khoản của Công ước HS mà Việt Nam đã ký kết tham gia có quy định khác với việc phân loại hàng hoá trong Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế XK, Biểu thuế NK Việt Nam thì thực hiện theo những điều khoản của Công ước HS mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Điều 4: Đối tượng phân tích, phân loại:

Đối tượng phân tích, phân loại là mẫu hàng hoá XK, NK chưa xác định được hoặc có nghi ngờ về tên hàng và mã số hàng hoá (sau đây gọi tắt là mẫu PTPL).

Điều 5: Đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại:

Đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại là các đơn vị trong ngành Hải quan.

Điều 6: Đơn vị phân tích, phân loại:

Các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá XK, NK (sau đây viết tắt là các Trung tâm PTPL) trực thuộc Tổng cục Hải quan là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác PTPL hàng hoá XK, NK.

Điều 7: Kết quả phân tích, phân loại:

Kết quả PTPL được cơ quan hải quan sử dụng để tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK, NK và xử lý các vấn đề khác có liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan.

Điều 8: Phối hợp công tác trong hoạt động phân tích, phân loại:

1. Các trung tâm PTPL của Tổng cục Hải quan chịu sự chỉ đạo toàn diện của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2. Các Trung tâm PTPL có mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong công tác PTPL.

3. Các Trung tâm PTPL được quyền phối hợp, ký hợp đồng phân tích mẫu hàng hoá XK, NK với các đơn vị chuyên ngành ở trong và ngoài nước; sử dụng các tài liệu của tổ chức Hải quan Thế giới phục vụ hoạt động PTPL hàng hoá XK, NK.

Chương II
Mẫu và hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại

Điều 9: Yêu cầu đối với mẫu và đối với việc phân tích, phân loại:

1. Yêu cầu đối với mẫu PTPL:

a. Mẫu phải đảm bảo tính khách quan, đại diện.

b. Số lượng mẫu phải đảm bảo đủ cho PTPL và lưu mẫu tại đơn vị PTPL; mẫu phải được đóng gói trong bao bì phù hợp, dán nhãn, niêm phong để giữ nguyên được các đặc tính của mẫu trong quá trình chuyển giao (theo phụ lục của quy chế này).

c. Mẫu phải kèm theo hồ sơ yêu cầu PTPL được quy định tại Điều 10 và lưu theo quy định tại Điều 12 của quy chế này.

2. Yêu cầu đối với việc lấy mẫu PTPL:

a. Công chức hải quan khi lấy mẫu yêu cầu PTPL phải có sự chứng kiến của người khai hải quan, phải lập biên bản, niêm phong và có chữ ký xác nhận của công chức hải quan và của người khai hải quan.

b. Phải lấy 02 mẫu như nhau; một mẫu gửi đơn vị PTPL, một mẫu lưu tại đơn vị yêu cầu PTPL.

Điều 10: Hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại:

1. Hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại gồm:

a. Phiếu yêu cầu PTPL hàng hoá (mẫu số 1).

b. Biên bản lấy mẫu yêu cầu PTPL (mẫu số 2).

c. Tờ khai hải quan (bản sao).

d. Hợp đồng thương mại (phần nội dung liên quan trực tiếp tới yêu cầu PTPL, bản sao).

e. Tài liệu kỹ thuật có liên quan (bản sao).

f. Chứng thư giám định, thông báo kết quả PTPL lần trước (nếu có, bản sao).

2. Phiếu yêu cầu PTPL hàng hoá và Biên bản lấy mẫu yêu cầu PTPL làm thành 2 bản, trong đó 1 bản lưu, 1 bản gửi cho đơn vị PTPL. Các bản sao chứng từ phải có dấu xác nhận của đơn vị yêu cầu PTPL. Trong trường hợp hàng hoá XK, NK không có hợp đồng thương mại, thủ trưởng đơn vị yêu cầu PTPL phải có xác nhận trên Phiếu yêu cầu PTPL.

Điều 11: Việc giao, nhận mẫu và hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại:

1. Đơn vịPTPL khi nhận được mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL phải lập Phiếu tiếp nhận yêu cầu PTPL (mẫu số 3) thành 2 bản, trong đó 1 bản dùng trong đơn vị PTPL, 1 bản trả đơn vị yêu cầu PTPL.

2. Trường hợp hồ sơ yêu cầu PTPL không đầy đủ hoặc mẫu không đáp ứng các yêu cầu quy định cho việc PTPL thì trong vòng 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận mẫu và hồ sơ, đơn vị PTPL phải thông báo cho đơn vị yêu cầu PTPL để xử lý.

Điều 12: Sử dụng mẫu, lưu mẫu và huỷ mẫu trong phân tích, phân loại:

1. Một phần mẫu dùng trong PTPL và một phần mẫu để lưu tại đơn vị PTPL.

2. Phần mẫu lưu phải đảm bảo đủ số lượng, tính đại diện của mẫu khi cần tái PTPL và đầy đủ hồ sơ kèm theo. Thời hạn lưu mẫu là một năm kể từ ngày tiếp nhận mẫu.

3. Các mẫu lưu không còn giá trị sử dụng do đã hết hạn quy định tại khoản 2 điều này, mẫu đã bị biến chất, mẫu dễ gây nguy hiểm, mẫu không có khả năng lưu giữ, thì phải làm thủ tục huỷ mẫu. Việc huỷ mẫu phải được lập biên bản và tiến hành dưới sự kiểm tra giám sát của Hội đồng tiêu huỷ mẫu. Thành phần của Hội đồng này do thủ trưởng đơn vị PTPL quyết định. Biên bản tiêu huỷ mẫu được lưu theo quy định.

CHƯƠNG III: TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI

Điều 13: Điều kiện tiến hành phân tích, phân loại:

Việc PTPL chỉ được tiến hành khi mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL đáp ứng đủ yêu cầu quy định tại các Điều 9, 10 và tại phụ lục của quy chế này.

Điều 14: Tiến hành phân tích, phân loại:

1. Trình tự tiến hành phân tích, phân loại:

a. Nhận mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL.

b. Nghiên cứu hồ sơ, tập hợp thông tin về mẫu yêu cầu PTPL.

c. Tiến hành các thí nghiệm cần thiết và xác định tên hàng, mã số hàng.

d. Lập hồ sơ PTPL theo đúng quy định tại Điều 16 của quy chế này.

e. Thông báo kết quả PTPL theo đúng quy định tại Điều 15 của quy chế này.

f. Lưu mẫu và hồ sơ PTPL.

2. Trong trường hợp do tính chất của hàng hoá mà không lấy được mẫu và theo đề nghị của đơn vị hải quan yêu cầu PTPL, đơn vị PTPL cử công chức PTPL tới đơn vị hải quan để PTPL hàng hoá.

Điều 15: Thông báo kết quả phân tích, phân loại:

1. Kết quả PTPL phải được thông báo bằng văn bản cho đơn vị yêu cầu PTPL. Thông báo kết quả PTPL do công chức PTPL lập theo mẫu quy định, ký tên chịu trách nhiệm và được người đại diện có thẩm quyền của đơn vị PTPL ký tên, đóng dấu xác nhận và cùng chịu trách nhiệm.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL đáp ứng đầy đủ theo quy định tại Điều 9, 10 của quy chế này, đơn vị PTPL có trách nhiệm thông báo kết quả PTPL cho đơn vị yêu cầu PTPL.

3. Trường hợp mẫu phức tạp cần kéo dài thời gian PTPL, đơn vị PTPL thông báo bằng văn bản cho đơn vị yêu cầu biết lý do và thời hạn dự kiến hoàn thành.

Điều 16: Hồ sơ phân tích, phân loại và lưu giữ hồ sơ:

1. Hồ sơ PTPL gồm có:

a. Hồ sơ yêu cầu PTPL quy định tại Điều 10 của quy chế này.

b. Phiếu tiếp nhận yêu cầu PTPL.

c. Biên bản PTPL (mẫu số 4).

d. Thông báo kết quả PTPL (mẫu số 5).

e. Các bản minh hoạ cho công tác PTPL (nếu có).

f. Kết quả phân tích của những đơn vị kỹ thuật chuyên ngành (nếu có).

2. Hồ sơ PTPL được lưu giữ theo quy định về lưu giữ tài liệu, hồ sơ trong ngành Hải quan.

Điều 17: Tái phân tích, phân loại hàng hoá:

1. Đơn vị PTPL tiến hành tái PTPL khi có chỉ đạo của Tổng cục trưởng TCHQ và khi mẫu lưu còn đáp ứng được các quy định tại Điều 12 của Quy chế này.

2. Việc tái PTPL phải do công chức PTPL khác hoặc do một tập thể các công chức PTPL tiến hành; công chức PTPL lần đầu không tham gia tái PTPL và có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho công chức được Lãnh đạo đơn vị giao nhiệm vụ tái PTPL.

CHƯƠNG IV: TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN TRONG
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI

Điều 18: Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại:

1. Lấy mẫu, bảo quản mẫu, gửi mẫu và hồ sơ theo yêu cầu PTPL theo quy định tại Chương II và phụ lục kèm theo của quy chế này.

2. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến mẫu PTPL; tạo điều kiện thuận lợi cho công chức PTPL thực hiện nhiệm vụ PTPL.

3. Sử dụng kết quả PTPL theo quy định tại Điều 7 quy chế này.

4. Được quyền yêu cầu đơn vị PTPL phối hợp giải quyết khiếu nại của thương nhân về kết quả PTPL.

Điều 19: Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị phân tích, phân loại:

1. Tiến hành PTPL hàng hoá theo quy định tại quy chế này.

2. Thông báo kết quả PTPL theo Điều 15 trên đây; chịu trách nhiệm về kết quả PTPL; có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị yêu cầu PTPL bảo vệ kết quả PTPL khi có tranh chấp.

3. Bảo quản mẫu và hồ sơ PTPL theo quy định tại quy chế này và các quy định về lưu giữ tài liệu, hồ sơ trong ngành Hải quan.

4. Tổ chức tái PTPL theo quy định tại Điều 17 của quy chế này.

5. Phối hợp trong hoạt động phân tích mẫu hàng hoá với các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật của các Bộ, Ngành và các tổ chức được phép giám định phục vụ quản lý nhà nước đối với những mẫu hàng hoá vượt quá năng lực PTPL của đơn vị.

6. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn các đơn vị hải quan trong ngành thực hiện đúng các quy định tại quy chế này.

7. Được quyền đề nghị đơn vị yêu cầu PTPL thực hiện đúng quy định về lấy mẫu, lập hồ sơ yêu cầu PTPL và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến mẫu hàng hoá yêu cầu PTPL.

Điều 20: Trách nhiệm và quyền hạn của công chức phân tích, phân loại:

1. Thu nhập các tài liệu, thông tin liên quan đến mẫu yêu cầu PTPL và được đảm bảo các điều kiện tối thiểu về phương tiện, vật chất cần thiết phục vụ việc PTPL.

2. Tiến hành PTPL hàng hoá một cách trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác theo đúng yêu cầu PTPL và ký chịu trách nhiệm về Thông báo kết quả PTPL do mình xác lập.

3. Bảo quản mẫu, lưu giữ mẫu, chuyển giao mẫu và hồ sơ PTPL theo quy định tại quy chế này.

4. Có quyền bảo vệ hoặc lựa chọn người uỷ quyền bảo vệ kết quả PTPL thay mình khi có tranh chấp về kết quả PTPL.

5. Được từ chối bất kỳ sự can thiệp không khách quan nào vào nhiệm vụ PTPL mà mình đang thực hiện và được từ chối việc PTPL khi không đủ điều kiện PTPL theo quy định tại Điều 13, Điều 20 của quy chế này; có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo đơn vị PTPL đối với những việc PTPL được giao có liên quan đến quyền và lợi ích của mình.

Chương V: Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm

Điều 21: Giải quyết khiếu nại:

Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu nại.

Điều 22: Xử lý vi phạm:

Bên yêu cầu PTPL, bên thực hiện PTPL và các đối tượng có liên quan vi phạm các quy định tại quy chế này bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.


Mục lục
Quy chế về PTPL hàng hoá XK, NK trong
ngành Hải quan

Chương I: Quy định chung

Điều 1: Phân tích phân loại hành hoá XK, NK

Điều 2: Mục đích phân tích, phân loại

Điều 3: Nguyên tắc hoạt động PTPL

Điều 4: Đối tượng phân tích, phân loại

Điều 5: Đơn vị yêu cầu PTPL

Điều 6: Đơn vị PTPL

Điều 7: Kết quả PTPL

Điều 8: Phối hợp công tác trong hoạt động PTPL

Chương II: Mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL

Điều 9: Yêu cầu đối với mẫu và đối với việc lẫy mẫu PTPL

Điều 10: Hồ sơ yêu cầu PTPL

Điều 11: Việc giao nhận mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL

Điều 12: Sử dụng mẫu, lưu mẫu và huỷ mẫu trong PTPL

Chương III: Tiến hành PTPL và thông báo kết quả

Điều 13: Điều kiện tiếnhành PTPL

Điều 14: Tiến hành PTPL

Điều 15: Thông báo kết quả PTPL

Điều 16: Hồ sơ PTPL và lưu giữ hồ sơ

Điều 17: Tái PTPL hàng hoá

Chương IV: Trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động PTPL

Điều 18: Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị yêu cầu PTPL

Điều 19: Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị PTPL

Điều 20: Trách nhiệm và quyền hạn của công chức PTPL

Chương V: Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm

Điều 21: Giải quyết khiếu nại

Điều 22: Xử lý vi phạm

Kèm theo quy chế có:

+ 5 mẫu ấn chỉ của hoạt động PTPLHH.

+ Phụ lục “Hướng dẫn lấy mẫu PTPL”


MẪU 1 – PTPL

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Cục Hải quan…………

Số:………………………

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng…… năm……

PHIẾU YÊU CẦU PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI
MẪU HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Kính gửi: Trung tâm phân tích phân loại……

Tổng cục Hải quan

1. Tên đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

2. Đề nghị phân tích, phân loại cho mẫu hàng hoá sau:

– Tên hàng: …………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

– Số tờ khai hải quan: ……. ngày… tháng….. năm……..

– Đơn vị XK, NK: …………………………………………………………

………………………………………………………..

– Mã số hàng hoá theo khai báo: …….

– Ngày lấy mẫu: ……………………………………………………………

– Số lượng mẫu: ……………………………………………………………

– Hồ sơ kèm theo:

(1) Biên bản lấy mẫu PTPL số ….:Không

(2) Tờ khai hải quan (bản sao) ….:Không

(3) Hợp đồng thương mại (bản sao): Không

(4) Tài liệu kỹ thuật có liên quan (bản sao)

(5) Chứng thư giám định (nếu có)

– Nội dung yêu cầu phân tích, phân loại: ……………..

…………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

MẪU 2 – PTPL

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Cục Hải quan…………

Số:………………………

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……ngày…..tháng……năm……

BIÊN BẢN LẪY MẪU PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI
HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1. Thời gian và địa điểm lấy mẫu và lập biên bản lấy mẫu:

– Thời gian:ngày…. tháng:….. năm:…………..

– Địa điểm: ……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………

2. Người lấy mẫu:

– Công chức hải quan 1: ………………………………………………….

– Công chức hải quan 2: ………………………………………………….

– Đơn vị công tác: ………………………………………………….

– Đại diện chủ hàng: ………………………………………………….

– Đơn vị XK, NK: …………………………………………………

3. Mẫu hàng hoá để yêu cầu phân tích phân loại như sau:

– Tên hàng theo khai báo: ………………………………………………

…………………………………………………………………………………

– Số tờ khai: …… ngày …. tháng… năm……..

– Mã số hàng hoá theo khai báo:………………

– Số lượng mẫu: ……………………………………………………….

– Đặc điểm và quy cách đóng gói mẫu: ……………………….

………………………………………………………………………………

– Mẫu đã được niêm phong hải quan số: ……………………..

……………………………………………………………………………..

Biên bản này được lập thành 02 bản, trong đó một bản lưu tại đơn vị yêu cầuPTPL, một bản gửi đến đơn vị PTPL

ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

CÔNG CHỨC HẢI QUAN

(Ký và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và đóng dấu)

MẪU 3 – PTPL

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Trung tâm PTPL……….

Số:………………………

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU TIẾP NHẬN YÊU CẦU
PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI MẪU HÀNG HOÁ XK, NK

– Thời gian tiếp nhận yêu cầu PTPL: ngày… tháng…. năm ……….

– Đơn vị yêu cầu PTPL: ……………………………………………………….

– Tên mẫu theo khai báo: …………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

– Số tờ khai hải quan: …………………………………………………………..

– Đơn vị XK, NK: ……………………………………………………………….

– Số lượng mẫu: ………………………………………………………………….

– Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu PTPL:

+ Phiều yêu cầu PTPL:Không

+ Biên bản lấy mẫu:Không

+ Bản sao TKHQ:Không

+ Bản sao hợp đồng thương mại:Không

+ Tài liệu kỹ thuật liên quan:Không

+ Chứng thư giám định:Không

+ Cách thức tiếp nhận:Trực tiếpBưu điện

– Lưu ý:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

NGƯỜI GIAO

(Ký nhận)

NGƯỜI NHẬN

(Ký nhận)

MẪU 4 – PTPL

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Trung tâm PTPL…………

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI
MẪU HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Biên bản lập hồi….giờ… ngày… tháng… năm…tại Trung tâm PTPL..

1. Tên mẫu: ……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

2. Đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại:…………………………….

……………………………………………………………………………………..

3. Số tờ khai hải quan:

4. Phiếu tiếp nhận PTPL:ngàythángnămSố:

– Bắt đầu PTPL:ngàythángnăm

– Kết thúc PTPL:ngàythángnăm

5. Công chức phân tích, phân loại:

– Trưởng nhóm PTPL :…………………………………………………

– Công chức PTPL 1:…………………………………………………

– Công chức PTPL 2:…………………………………………………

QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI

I. Tình trạng mẫu yêu cầu phân tích, phân loại:

(Ghi rõ tên, số lượng, cách đóng gói và bảo quản từng mẫu thực tế nhận được)

……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

II. Mẫu và tài liệu so sánh

…………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

III. Phương pháp, phương tiện tiến hành phân tích, phân loại:

……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

IV. Kết quả phân tích:

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

V. Kết luận phân tích phân loại:

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..

VI. Những mẫu vật còn lại:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………….

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN(Ghi tõ họ tên và ký)Ký tên

1. Trưởng nhóm PTPL: …………..

2. Công chức PTPL 1:………….

3. Công chức PTPL 2:………….

MẪU 5- PTPL

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Trung tâm PTPL…………

Số:……/TCHQ/PTPL….

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày….. tháng…… năm……

THÔNG BÁO KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ

Kính gửi:

1. Tên mẫu yêu cầu PTPL: …………………………………………………………………..

2. Số tờ khai hải quan: …………………………………………………………………..

3. Đơn vị XK, NK: …………………………………………………………………..

4. Đơn vị yêu cầu PTPL: …………………………………………………………………..

5. Biên bản lấy mẫu số: …………………….., ngày:… tháng… năm…………….

6. Phiếu yêu cầu PTPL: …………………….., ngày:… tháng… năm…………….

7. Phiếu tiếp nhận mẫu số : …………………….., ngày:… tháng… năm……………

8. Nội dung yêu cầu PTPL: …………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

9. Kết quả phân tích phân loại:

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

CÔNG CHỨC PTPL
(Ký tên)

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM PTPLMB
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Thông báo kết quả này chỉ có giá trị đối với mẫu yêu cầu phân tích phân loại.

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN LẤY MẪU PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI

(kèm theo Quy chế về PTPLHHXK, NK trong ngành Hải quan
ban hành theo Quyết định 710/TCHQ/QĐ/PTPL
ngày 3/6/2003 của Tổng cục trưởng TCHQ)

I. Nguyên tắc lấy mẫu:

Việc lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại Điều 9 quy chế này và phải đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho con người và cho môi trường.

II. Chuẩn bị lấy mẫu:

Trước khi lấy mẫu, cần nghiên cứu kĩ hồ sơ lô hàng, các ký hiệu, biểu tượng trên nhãn mác, bao bì nhằm:

– Xác định chủng loại hàng hoá: hàng hoá thông thường; hàng hoa dễ hỏng; hàng hoá loại nguy hiểm;

– Chuẩn bị phương tiện lấy mẫu một cách an toàn, thuận tiện, phù hợp nhất;

– Chuẩn bị trang bị bảo hộ lao động tốt nhất.

III. Cách thức lấy mẫu và số lượng mẫu:

1. Đối với hàng hoá thông thường:

a. Hàng hoá ở dạng đóng gói bán lẻ:

– Mẫu được lấy là hai đơn vị đóng gói để bán lẻ của nhà sản xuất đối với một loại hàng hoá. Những hàng hoá có đơn vị đóng gói từ 1kg trở lên thì mỗi mẫu lấy từ 200 – 500g đối với chất rắn và từ 200 – 500ml đối với chất lỏng, trường hợp một đơn vị đóng gói bán lẻ gồm nhiều thành phẩm thì mỗi mẫu lấy 10 đơn vị thành phẩm.

– Đối với hàng hoá là mặt hàng cơ khí, điện tử:

+ Mẫu gửi yêu cầu PTPL phải là một đơn vị nguyên chiếc, nguyên bộ. Sau khi PTPL xong, mẫu được trả lại đơn vị yêu cầu PTPL.

+ Trường hợp không lấy được mẫu, cần yêu cầu đơn vị PTPL trực tiếp xem xét việc lấy mẫu tại đơn vị yêu cầu PTPL.

b. Hàng hoá không ở dạng đóng gói bán lẻ:

– Hàng hoá ở dạng lỏng:

+ Trước khi lấy mẫu phải khuấy trộn đều để tạo sự đồng nhất và tính đại diện của mẫu đối với hàng hoá. Nếu hàng hoá không đủ điều kiện tạo sự đồng nhất thì nhất thiết phải lấy mẫu ở cả ba vị trí: bề mặt, giữa, đáy, sau đó trộn đều thành một mẫu.

+ Lượng mẫu cần lấy từ 200ml – 500ml.

– Hàng hoá ở dạng rắn, bột, hạt, bột nhão, mỡ:

+ Nếu mẫu ở dạng đồng nhất thì chỉ cần lấy tại một vị trí trên đơn vị đóng gói.

+ Nếu mẫu không đủ điền kiện đồng nhất thì cũng phải lấy ở ba vị trí khác nhau trên một đơn vị đóng gói, sau đó trộn đều thành một mẫu.

+ Lượng mẫu cần lấy từ 200g – 500g. Riêng đối với ximăng, clanhke, cần lấy 4kg cho một mẫu.

– Hàng hoá là sản phẩm sắt thép ở dạng thanh, dạng ống, cây, que, cuộn:

+ Mẫu cần được lấy bằng các phương tiện phù hợp như cưa, cắt, sao cho đặc tính của mẫu còn nguyên vẹn, không bị biến đổi; không lấy mẫu bằng cách cắt bằng hồ quang.

+ Lượng mẫu cần lấy: dạng tấm phiến: kích thước cần lấy: 20 x 20 cm; dạng thanh, ống, cây, que, cuộn: lấy một đoạn dài khoảng 100cm.

– Hàng hoá là các loại vải, nguyên liệu dệt, giấy, màng plastic:

+ Cần lấy đủ số lượng, kích thước, độ dài để xác định được các thông số vật lý, hoá học.

+ Đối với dạng tấm phiến, cuộn, tờ: lượng mẫu cần lấy 1mư2 hoặc 5 – 10 tờ

+ Đối với dạng sơ sợi: lượng mẫu cần lấy tối thiểu là 100m.

– Hàng hoá là phụ tùng, phụ kiện thì lấy theo đơn vị của phụ tùng, phụ kiện.

2. Đối với hàng hoá độc hại, dễ cháy nổ, dễ hỏng:

– Việc lấy mẫu phải được trang bị bảo hộ lao động.

– Tiến hành lấy mẫu ở nơi thông thoáng, trường hợp hàng hoá dễ hỏng do tác động của môi trường thì phải lẫy mẫu một cách nhanh chóng.

– Phương tiện, đồ bao gói phải đảm bảo an toàn, chắc chắn và phù hợp với tính chất của mẫu.

IV. Quy định về bao bì đựng mẫu và bao bì vận chuyển:

1. Đối với bao bì đựng mẫu:

a. Yêu cầu chung về bao bì đựng mẫu:

– Trơ về mặt hoá học, không có tương tác giữa bao bì và mẫu.

– Sạch sẽ, khô ráo, không có thành phần lạ.

– Bền chắc về mặt cơ học, ít chịu ảnh hưởng của môi trường, phù hợp với đặc tính của từng loại hàng hoá.

b. Các loại bao bì đựng mẫu:

– Thường sử dụng là chai, lọ bằng thuỷ tinh, bằng nhựa hoặc là các loại túi nhựa. Chai, lọ đựng mẫu phải có nắp đậy kín, chắc chắn.

2. Đối với bao bì để đóng gói vận chuyển mẫu:

Thường sử dụng các loại thùng, hộp các tông, gỗ, sắt bảo đảm an toàn cho mẫu và cho môi trường khi vận chuyển mẫu.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 710/TCHQ/QĐ/PTPL của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy chế về phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong ngành hải quan
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 710/TCHQ/QĐ/PTPL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Đặng Văn Tạo
Ngày ban hành: 03/06/2003 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Hải quan
Tóm tắt văn bản

Quyết định

CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 710/TCHQ/QĐ/PTPL NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ
PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
TRONG NGÀNH HẢI QUAN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

– Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;

– Căn cứ Nghị định 101/2001/NĐ-CP, ngày 31/12/2001 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan”.

– Căn cứ Nghị định 06/2003/NĐ-CP, ngày 22/1/2003 của Chính phủ “Quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”;

– Căn cứ Nghị định 96/2002/NĐ-CP, ngày 19/11/2002 của Chính phủ “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan”;

– Căn cứ Quyết định 32/2003/QĐ-BTC, ngày 17/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam trực thuộc Tổng cục Hải quan”;

– Xét đề nghị của Giám đốc các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,

Quyết định

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế về phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong ngành Hải quan”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 07/2002/QĐ-TCHQ, ngày 4/1/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan “Ban hành Quy chế tạm thời về phân tích hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan”.

Điều 3: Chánh văn phòng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục trưởng các Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


QUY CHẾ VỀ PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG NGÀNH HẢI QUAN

Ban hành kèm theo Quyết định số 710/TCHQ/QĐ/PTPL

ngày 3 tháng 6 năm 2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

Chương I: Quy định chung

Điều 1: Phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:

Phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy chế này (sau đây viết tắt là PTPL) là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực tế mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, tiến hành chủ yếu trong phòng thí nghiệm, bằng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định đúng tên hàng và mã số của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới (sau đây gọi tắt là Hệ thống HS).

Điều 2: Mục đích phân tích, phân loại:

1. Xác định đúng tên hàng, mã số hàng hoá theo danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống HS đối với mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu PTPL, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.

2. Phục vụ việc xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu.

Điều 3: Nguyên tắc hoạt động phân tích, phân loại:

1. Hoạt động PTPL phải được thực hiện khách quan, khoa học, chính xác và tuân thủ các quy định của quy chế này.

2. Việc PTPL hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết tắt là XK, NK) căn cứ vào mẫu hàng hoá, hồ sơ yêu cầu PTPL, Danh mục hàng hoá XK, NK Việt Nam, Biểu thuế XK, Biểu thuế NK và Hệ thống HS. Trong trường hợp những điều khoản của Công ước HS mà Việt Nam đã ký kết tham gia có quy định khác với việc phân loại hàng hoá trong Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế XK, Biểu thuế NK Việt Nam thì thực hiện theo những điều khoản của Công ước HS mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Điều 4: Đối tượng phân tích, phân loại:

Đối tượng phân tích, phân loại là mẫu hàng hoá XK, NK chưa xác định được hoặc có nghi ngờ về tên hàng và mã số hàng hoá (sau đây gọi tắt là mẫu PTPL).

Điều 5: Đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại:

Đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại là các đơn vị trong ngành Hải quan.

Điều 6: Đơn vị phân tích, phân loại:

Các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá XK, NK (sau đây viết tắt là các Trung tâm PTPL) trực thuộc Tổng cục Hải quan là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác PTPL hàng hoá XK, NK.

Điều 7: Kết quả phân tích, phân loại:

Kết quả PTPL được cơ quan hải quan sử dụng để tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK, NK và xử lý các vấn đề khác có liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan.

Điều 8: Phối hợp công tác trong hoạt động phân tích, phân loại:

1. Các trung tâm PTPL của Tổng cục Hải quan chịu sự chỉ đạo toàn diện của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2. Các Trung tâm PTPL có mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong công tác PTPL.

3. Các Trung tâm PTPL được quyền phối hợp, ký hợp đồng phân tích mẫu hàng hoá XK, NK với các đơn vị chuyên ngành ở trong và ngoài nước; sử dụng các tài liệu của tổ chức Hải quan Thế giới phục vụ hoạt động PTPL hàng hoá XK, NK.

Chương II
Mẫu và hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại

Điều 9: Yêu cầu đối với mẫu và đối với việc phân tích, phân loại:

1. Yêu cầu đối với mẫu PTPL:

a. Mẫu phải đảm bảo tính khách quan, đại diện.

b. Số lượng mẫu phải đảm bảo đủ cho PTPL và lưu mẫu tại đơn vị PTPL; mẫu phải được đóng gói trong bao bì phù hợp, dán nhãn, niêm phong để giữ nguyên được các đặc tính của mẫu trong quá trình chuyển giao (theo phụ lục của quy chế này).

c. Mẫu phải kèm theo hồ sơ yêu cầu PTPL được quy định tại Điều 10 và lưu theo quy định tại Điều 12 của quy chế này.

2. Yêu cầu đối với việc lấy mẫu PTPL:

a. Công chức hải quan khi lấy mẫu yêu cầu PTPL phải có sự chứng kiến của người khai hải quan, phải lập biên bản, niêm phong và có chữ ký xác nhận của công chức hải quan và của người khai hải quan.

b. Phải lấy 02 mẫu như nhau; một mẫu gửi đơn vị PTPL, một mẫu lưu tại đơn vị yêu cầu PTPL.

Điều 10: Hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại:

1. Hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại gồm:

a. Phiếu yêu cầu PTPL hàng hoá (mẫu số 1).

b. Biên bản lấy mẫu yêu cầu PTPL (mẫu số 2).

c. Tờ khai hải quan (bản sao).

d. Hợp đồng thương mại (phần nội dung liên quan trực tiếp tới yêu cầu PTPL, bản sao).

e. Tài liệu kỹ thuật có liên quan (bản sao).

f. Chứng thư giám định, thông báo kết quả PTPL lần trước (nếu có, bản sao).

2. Phiếu yêu cầu PTPL hàng hoá và Biên bản lấy mẫu yêu cầu PTPL làm thành 2 bản, trong đó 1 bản lưu, 1 bản gửi cho đơn vị PTPL. Các bản sao chứng từ phải có dấu xác nhận của đơn vị yêu cầu PTPL. Trong trường hợp hàng hoá XK, NK không có hợp đồng thương mại, thủ trưởng đơn vị yêu cầu PTPL phải có xác nhận trên Phiếu yêu cầu PTPL.

Điều 11: Việc giao, nhận mẫu và hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại:

1. Đơn vịPTPL khi nhận được mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL phải lập Phiếu tiếp nhận yêu cầu PTPL (mẫu số 3) thành 2 bản, trong đó 1 bản dùng trong đơn vị PTPL, 1 bản trả đơn vị yêu cầu PTPL.

2. Trường hợp hồ sơ yêu cầu PTPL không đầy đủ hoặc mẫu không đáp ứng các yêu cầu quy định cho việc PTPL thì trong vòng 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận mẫu và hồ sơ, đơn vị PTPL phải thông báo cho đơn vị yêu cầu PTPL để xử lý.

Điều 12: Sử dụng mẫu, lưu mẫu và huỷ mẫu trong phân tích, phân loại:

1. Một phần mẫu dùng trong PTPL và một phần mẫu để lưu tại đơn vị PTPL.

2. Phần mẫu lưu phải đảm bảo đủ số lượng, tính đại diện của mẫu khi cần tái PTPL và đầy đủ hồ sơ kèm theo. Thời hạn lưu mẫu là một năm kể từ ngày tiếp nhận mẫu.

3. Các mẫu lưu không còn giá trị sử dụng do đã hết hạn quy định tại khoản 2 điều này, mẫu đã bị biến chất, mẫu dễ gây nguy hiểm, mẫu không có khả năng lưu giữ, thì phải làm thủ tục huỷ mẫu. Việc huỷ mẫu phải được lập biên bản và tiến hành dưới sự kiểm tra giám sát của Hội đồng tiêu huỷ mẫu. Thành phần của Hội đồng này do thủ trưởng đơn vị PTPL quyết định. Biên bản tiêu huỷ mẫu được lưu theo quy định.

CHƯƠNG III: TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI

Điều 13: Điều kiện tiến hành phân tích, phân loại:

Việc PTPL chỉ được tiến hành khi mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL đáp ứng đủ yêu cầu quy định tại các Điều 9, 10 và tại phụ lục của quy chế này.

Điều 14: Tiến hành phân tích, phân loại:

1. Trình tự tiến hành phân tích, phân loại:

a. Nhận mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL.

b. Nghiên cứu hồ sơ, tập hợp thông tin về mẫu yêu cầu PTPL.

c. Tiến hành các thí nghiệm cần thiết và xác định tên hàng, mã số hàng.

d. Lập hồ sơ PTPL theo đúng quy định tại Điều 16 của quy chế này.

e. Thông báo kết quả PTPL theo đúng quy định tại Điều 15 của quy chế này.

f. Lưu mẫu và hồ sơ PTPL.

2. Trong trường hợp do tính chất của hàng hoá mà không lấy được mẫu và theo đề nghị của đơn vị hải quan yêu cầu PTPL, đơn vị PTPL cử công chức PTPL tới đơn vị hải quan để PTPL hàng hoá.

Điều 15: Thông báo kết quả phân tích, phân loại:

1. Kết quả PTPL phải được thông báo bằng văn bản cho đơn vị yêu cầu PTPL. Thông báo kết quả PTPL do công chức PTPL lập theo mẫu quy định, ký tên chịu trách nhiệm và được người đại diện có thẩm quyền của đơn vị PTPL ký tên, đóng dấu xác nhận và cùng chịu trách nhiệm.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL đáp ứng đầy đủ theo quy định tại Điều 9, 10 của quy chế này, đơn vị PTPL có trách nhiệm thông báo kết quả PTPL cho đơn vị yêu cầu PTPL.

3. Trường hợp mẫu phức tạp cần kéo dài thời gian PTPL, đơn vị PTPL thông báo bằng văn bản cho đơn vị yêu cầu biết lý do và thời hạn dự kiến hoàn thành.

Điều 16: Hồ sơ phân tích, phân loại và lưu giữ hồ sơ:

1. Hồ sơ PTPL gồm có:

a. Hồ sơ yêu cầu PTPL quy định tại Điều 10 của quy chế này.

b. Phiếu tiếp nhận yêu cầu PTPL.

c. Biên bản PTPL (mẫu số 4).

d. Thông báo kết quả PTPL (mẫu số 5).

e. Các bản minh hoạ cho công tác PTPL (nếu có).

f. Kết quả phân tích của những đơn vị kỹ thuật chuyên ngành (nếu có).

2. Hồ sơ PTPL được lưu giữ theo quy định về lưu giữ tài liệu, hồ sơ trong ngành Hải quan.

Điều 17: Tái phân tích, phân loại hàng hoá:

1. Đơn vị PTPL tiến hành tái PTPL khi có chỉ đạo của Tổng cục trưởng TCHQ và khi mẫu lưu còn đáp ứng được các quy định tại Điều 12 của Quy chế này.

2. Việc tái PTPL phải do công chức PTPL khác hoặc do một tập thể các công chức PTPL tiến hành; công chức PTPL lần đầu không tham gia tái PTPL và có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho công chức được Lãnh đạo đơn vị giao nhiệm vụ tái PTPL.

CHƯƠNG IV: TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN TRONG
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI

Điều 18: Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại:

1. Lấy mẫu, bảo quản mẫu, gửi mẫu và hồ sơ theo yêu cầu PTPL theo quy định tại Chương II và phụ lục kèm theo của quy chế này.

2. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến mẫu PTPL; tạo điều kiện thuận lợi cho công chức PTPL thực hiện nhiệm vụ PTPL.

3. Sử dụng kết quả PTPL theo quy định tại Điều 7 quy chế này.

4. Được quyền yêu cầu đơn vị PTPL phối hợp giải quyết khiếu nại của thương nhân về kết quả PTPL.

Điều 19: Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị phân tích, phân loại:

1. Tiến hành PTPL hàng hoá theo quy định tại quy chế này.

2. Thông báo kết quả PTPL theo Điều 15 trên đây; chịu trách nhiệm về kết quả PTPL; có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị yêu cầu PTPL bảo vệ kết quả PTPL khi có tranh chấp.

3. Bảo quản mẫu và hồ sơ PTPL theo quy định tại quy chế này và các quy định về lưu giữ tài liệu, hồ sơ trong ngành Hải quan.

4. Tổ chức tái PTPL theo quy định tại Điều 17 của quy chế này.

5. Phối hợp trong hoạt động phân tích mẫu hàng hoá với các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật của các Bộ, Ngành và các tổ chức được phép giám định phục vụ quản lý nhà nước đối với những mẫu hàng hoá vượt quá năng lực PTPL của đơn vị.

6. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn các đơn vị hải quan trong ngành thực hiện đúng các quy định tại quy chế này.

7. Được quyền đề nghị đơn vị yêu cầu PTPL thực hiện đúng quy định về lấy mẫu, lập hồ sơ yêu cầu PTPL và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến mẫu hàng hoá yêu cầu PTPL.

Điều 20: Trách nhiệm và quyền hạn của công chức phân tích, phân loại:

1. Thu nhập các tài liệu, thông tin liên quan đến mẫu yêu cầu PTPL và được đảm bảo các điều kiện tối thiểu về phương tiện, vật chất cần thiết phục vụ việc PTPL.

2. Tiến hành PTPL hàng hoá một cách trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác theo đúng yêu cầu PTPL và ký chịu trách nhiệm về Thông báo kết quả PTPL do mình xác lập.

3. Bảo quản mẫu, lưu giữ mẫu, chuyển giao mẫu và hồ sơ PTPL theo quy định tại quy chế này.

4. Có quyền bảo vệ hoặc lựa chọn người uỷ quyền bảo vệ kết quả PTPL thay mình khi có tranh chấp về kết quả PTPL.

5. Được từ chối bất kỳ sự can thiệp không khách quan nào vào nhiệm vụ PTPL mà mình đang thực hiện và được từ chối việc PTPL khi không đủ điều kiện PTPL theo quy định tại Điều 13, Điều 20 của quy chế này; có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo đơn vị PTPL đối với những việc PTPL được giao có liên quan đến quyền và lợi ích của mình.

Chương V: Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm

Điều 21: Giải quyết khiếu nại:

Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu nại.

Điều 22: Xử lý vi phạm:

Bên yêu cầu PTPL, bên thực hiện PTPL và các đối tượng có liên quan vi phạm các quy định tại quy chế này bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.


Mục lục
Quy chế về PTPL hàng hoá XK, NK trong
ngành Hải quan

Chương I: Quy định chung

Điều 1: Phân tích phân loại hành hoá XK, NK

Điều 2: Mục đích phân tích, phân loại

Điều 3: Nguyên tắc hoạt động PTPL

Điều 4: Đối tượng phân tích, phân loại

Điều 5: Đơn vị yêu cầu PTPL

Điều 6: Đơn vị PTPL

Điều 7: Kết quả PTPL

Điều 8: Phối hợp công tác trong hoạt động PTPL

Chương II: Mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL

Điều 9: Yêu cầu đối với mẫu và đối với việc lẫy mẫu PTPL

Điều 10: Hồ sơ yêu cầu PTPL

Điều 11: Việc giao nhận mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL

Điều 12: Sử dụng mẫu, lưu mẫu và huỷ mẫu trong PTPL

Chương III: Tiến hành PTPL và thông báo kết quả

Điều 13: Điều kiện tiếnhành PTPL

Điều 14: Tiến hành PTPL

Điều 15: Thông báo kết quả PTPL

Điều 16: Hồ sơ PTPL và lưu giữ hồ sơ

Điều 17: Tái PTPL hàng hoá

Chương IV: Trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động PTPL

Điều 18: Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị yêu cầu PTPL

Điều 19: Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị PTPL

Điều 20: Trách nhiệm và quyền hạn của công chức PTPL

Chương V: Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm

Điều 21: Giải quyết khiếu nại

Điều 22: Xử lý vi phạm

Kèm theo quy chế có:

+ 5 mẫu ấn chỉ của hoạt động PTPLHH.

+ Phụ lục “Hướng dẫn lấy mẫu PTPL”


MẪU 1 – PTPL

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Cục Hải quan…………

Số:………………………

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng…… năm……

PHIẾU YÊU CẦU PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI
MẪU HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Kính gửi: Trung tâm phân tích phân loại……

Tổng cục Hải quan

1. Tên đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

2. Đề nghị phân tích, phân loại cho mẫu hàng hoá sau:

– Tên hàng: …………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

– Số tờ khai hải quan: ……. ngày… tháng….. năm……..

– Đơn vị XK, NK: …………………………………………………………

………………………………………………………..

– Mã số hàng hoá theo khai báo: …….

– Ngày lấy mẫu: ……………………………………………………………

– Số lượng mẫu: ……………………………………………………………

– Hồ sơ kèm theo:

(1) Biên bản lấy mẫu PTPL số ….:Không

(2) Tờ khai hải quan (bản sao) ….:Không

(3) Hợp đồng thương mại (bản sao): Không

(4) Tài liệu kỹ thuật có liên quan (bản sao)

(5) Chứng thư giám định (nếu có)

– Nội dung yêu cầu phân tích, phân loại: ……………..

…………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

MẪU 2 – PTPL

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Cục Hải quan…………

Số:………………………

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……ngày…..tháng……năm……

BIÊN BẢN LẪY MẪU PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI
HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1. Thời gian và địa điểm lấy mẫu và lập biên bản lấy mẫu:

– Thời gian:ngày…. tháng:….. năm:…………..

– Địa điểm: ……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………

2. Người lấy mẫu:

– Công chức hải quan 1: ………………………………………………….

– Công chức hải quan 2: ………………………………………………….

– Đơn vị công tác: ………………………………………………….

– Đại diện chủ hàng: ………………………………………………….

– Đơn vị XK, NK: …………………………………………………

3. Mẫu hàng hoá để yêu cầu phân tích phân loại như sau:

– Tên hàng theo khai báo: ………………………………………………

…………………………………………………………………………………

– Số tờ khai: …… ngày …. tháng… năm……..

– Mã số hàng hoá theo khai báo:………………

– Số lượng mẫu: ……………………………………………………….

– Đặc điểm và quy cách đóng gói mẫu: ……………………….

………………………………………………………………………………

– Mẫu đã được niêm phong hải quan số: ……………………..

……………………………………………………………………………..

Biên bản này được lập thành 02 bản, trong đó một bản lưu tại đơn vị yêu cầuPTPL, một bản gửi đến đơn vị PTPL

ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

CÔNG CHỨC HẢI QUAN

(Ký và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và đóng dấu)

MẪU 3 – PTPL

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Trung tâm PTPL……….

Số:………………………

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU TIẾP NHẬN YÊU CẦU
PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI MẪU HÀNG HOÁ XK, NK

– Thời gian tiếp nhận yêu cầu PTPL: ngày… tháng…. năm ……….

– Đơn vị yêu cầu PTPL: ……………………………………………………….

– Tên mẫu theo khai báo: …………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

– Số tờ khai hải quan: …………………………………………………………..

– Đơn vị XK, NK: ……………………………………………………………….

– Số lượng mẫu: ………………………………………………………………….

– Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu PTPL:

+ Phiều yêu cầu PTPL:Không

+ Biên bản lấy mẫu:Không

+ Bản sao TKHQ:Không

+ Bản sao hợp đồng thương mại:Không

+ Tài liệu kỹ thuật liên quan:Không

+ Chứng thư giám định:Không

+ Cách thức tiếp nhận:Trực tiếpBưu điện

– Lưu ý:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

NGƯỜI GIAO

(Ký nhận)

NGƯỜI NHẬN

(Ký nhận)

MẪU 4 – PTPL

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Trung tâm PTPL…………

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI
MẪU HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Biên bản lập hồi….giờ… ngày… tháng… năm…tại Trung tâm PTPL..

1. Tên mẫu: ……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

2. Đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại:…………………………….

……………………………………………………………………………………..

3. Số tờ khai hải quan:

4. Phiếu tiếp nhận PTPL:ngàythángnămSố:

– Bắt đầu PTPL:ngàythángnăm

– Kết thúc PTPL:ngàythángnăm

5. Công chức phân tích, phân loại:

– Trưởng nhóm PTPL :…………………………………………………

– Công chức PTPL 1:…………………………………………………

– Công chức PTPL 2:…………………………………………………

QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI

I. Tình trạng mẫu yêu cầu phân tích, phân loại:

(Ghi rõ tên, số lượng, cách đóng gói và bảo quản từng mẫu thực tế nhận được)

……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

II. Mẫu và tài liệu so sánh

…………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

III. Phương pháp, phương tiện tiến hành phân tích, phân loại:

……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

IV. Kết quả phân tích:

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

V. Kết luận phân tích phân loại:

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..

VI. Những mẫu vật còn lại:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………….

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN(Ghi tõ họ tên và ký)Ký tên

1. Trưởng nhóm PTPL: …………..

2. Công chức PTPL 1:………….

3. Công chức PTPL 2:………….

MẪU 5- PTPL

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Trung tâm PTPL…………

Số:……/TCHQ/PTPL….

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày….. tháng…… năm……

THÔNG BÁO KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ

Kính gửi:

1. Tên mẫu yêu cầu PTPL: …………………………………………………………………..

2. Số tờ khai hải quan: …………………………………………………………………..

3. Đơn vị XK, NK: …………………………………………………………………..

4. Đơn vị yêu cầu PTPL: …………………………………………………………………..

5. Biên bản lấy mẫu số: …………………….., ngày:… tháng… năm…………….

6. Phiếu yêu cầu PTPL: …………………….., ngày:… tháng… năm…………….

7. Phiếu tiếp nhận mẫu số : …………………….., ngày:… tháng… năm……………

8. Nội dung yêu cầu PTPL: …………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

9. Kết quả phân tích phân loại:

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

CÔNG CHỨC PTPL
(Ký tên)

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM PTPLMB
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Thông báo kết quả này chỉ có giá trị đối với mẫu yêu cầu phân tích phân loại.

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN LẤY MẪU PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI

(kèm theo Quy chế về PTPLHHXK, NK trong ngành Hải quan
ban hành theo Quyết định 710/TCHQ/QĐ/PTPL
ngày 3/6/2003 của Tổng cục trưởng TCHQ)

I. Nguyên tắc lấy mẫu:

Việc lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại Điều 9 quy chế này và phải đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho con người và cho môi trường.

II. Chuẩn bị lấy mẫu:

Trước khi lấy mẫu, cần nghiên cứu kĩ hồ sơ lô hàng, các ký hiệu, biểu tượng trên nhãn mác, bao bì nhằm:

– Xác định chủng loại hàng hoá: hàng hoá thông thường; hàng hoa dễ hỏng; hàng hoá loại nguy hiểm;

– Chuẩn bị phương tiện lấy mẫu một cách an toàn, thuận tiện, phù hợp nhất;

– Chuẩn bị trang bị bảo hộ lao động tốt nhất.

III. Cách thức lấy mẫu và số lượng mẫu:

1. Đối với hàng hoá thông thường:

a. Hàng hoá ở dạng đóng gói bán lẻ:

– Mẫu được lấy là hai đơn vị đóng gói để bán lẻ của nhà sản xuất đối với một loại hàng hoá. Những hàng hoá có đơn vị đóng gói từ 1kg trở lên thì mỗi mẫu lấy từ 200 – 500g đối với chất rắn và từ 200 – 500ml đối với chất lỏng, trường hợp một đơn vị đóng gói bán lẻ gồm nhiều thành phẩm thì mỗi mẫu lấy 10 đơn vị thành phẩm.

– Đối với hàng hoá là mặt hàng cơ khí, điện tử:

+ Mẫu gửi yêu cầu PTPL phải là một đơn vị nguyên chiếc, nguyên bộ. Sau khi PTPL xong, mẫu được trả lại đơn vị yêu cầu PTPL.

+ Trường hợp không lấy được mẫu, cần yêu cầu đơn vị PTPL trực tiếp xem xét việc lấy mẫu tại đơn vị yêu cầu PTPL.

b. Hàng hoá không ở dạng đóng gói bán lẻ:

– Hàng hoá ở dạng lỏng:

+ Trước khi lấy mẫu phải khuấy trộn đều để tạo sự đồng nhất và tính đại diện của mẫu đối với hàng hoá. Nếu hàng hoá không đủ điều kiện tạo sự đồng nhất thì nhất thiết phải lấy mẫu ở cả ba vị trí: bề mặt, giữa, đáy, sau đó trộn đều thành một mẫu.

+ Lượng mẫu cần lấy từ 200ml – 500ml.

– Hàng hoá ở dạng rắn, bột, hạt, bột nhão, mỡ:

+ Nếu mẫu ở dạng đồng nhất thì chỉ cần lấy tại một vị trí trên đơn vị đóng gói.

+ Nếu mẫu không đủ điền kiện đồng nhất thì cũng phải lấy ở ba vị trí khác nhau trên một đơn vị đóng gói, sau đó trộn đều thành một mẫu.

+ Lượng mẫu cần lấy từ 200g – 500g. Riêng đối với ximăng, clanhke, cần lấy 4kg cho một mẫu.

– Hàng hoá là sản phẩm sắt thép ở dạng thanh, dạng ống, cây, que, cuộn:

+ Mẫu cần được lấy bằng các phương tiện phù hợp như cưa, cắt, sao cho đặc tính của mẫu còn nguyên vẹn, không bị biến đổi; không lấy mẫu bằng cách cắt bằng hồ quang.

+ Lượng mẫu cần lấy: dạng tấm phiến: kích thước cần lấy: 20 x 20 cm; dạng thanh, ống, cây, que, cuộn: lấy một đoạn dài khoảng 100cm.

– Hàng hoá là các loại vải, nguyên liệu dệt, giấy, màng plastic:

+ Cần lấy đủ số lượng, kích thước, độ dài để xác định được các thông số vật lý, hoá học.

+ Đối với dạng tấm phiến, cuộn, tờ: lượng mẫu cần lấy 1mư2 hoặc 5 – 10 tờ

+ Đối với dạng sơ sợi: lượng mẫu cần lấy tối thiểu là 100m.

– Hàng hoá là phụ tùng, phụ kiện thì lấy theo đơn vị của phụ tùng, phụ kiện.

2. Đối với hàng hoá độc hại, dễ cháy nổ, dễ hỏng:

– Việc lấy mẫu phải được trang bị bảo hộ lao động.

– Tiến hành lấy mẫu ở nơi thông thoáng, trường hợp hàng hoá dễ hỏng do tác động của môi trường thì phải lẫy mẫu một cách nhanh chóng.

– Phương tiện, đồ bao gói phải đảm bảo an toàn, chắc chắn và phù hợp với tính chất của mẫu.

IV. Quy định về bao bì đựng mẫu và bao bì vận chuyển:

1. Đối với bao bì đựng mẫu:

a. Yêu cầu chung về bao bì đựng mẫu:

– Trơ về mặt hoá học, không có tương tác giữa bao bì và mẫu.

– Sạch sẽ, khô ráo, không có thành phần lạ.

– Bền chắc về mặt cơ học, ít chịu ảnh hưởng của môi trường, phù hợp với đặc tính của từng loại hàng hoá.

b. Các loại bao bì đựng mẫu:

– Thường sử dụng là chai, lọ bằng thuỷ tinh, bằng nhựa hoặc là các loại túi nhựa. Chai, lọ đựng mẫu phải có nắp đậy kín, chắc chắn.

2. Đối với bao bì để đóng gói vận chuyển mẫu:

Thường sử dụng các loại thùng, hộp các tông, gỗ, sắt bảo đảm an toàn cho mẫu và cho môi trường khi vận chuyển mẫu.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 710/TCHQ/QĐ/PTPL của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy chế về phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong ngành hải quan”