Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 702/QĐ-LĐTBXH 2020 Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI
______

Số: 702/QĐ-LĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộitriển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020của Thủ tướng Chính phủ

____________

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

Theo đề nghị của Chánh thanh tra.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điều 2.Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục Việc làm, Chánh thanh tra, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

NhưĐiều 3;

Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

Văn phòng Chính phủ;

Các Thứ trưởng;

Lưu: VT, TTr.

BỘ TRƯỞNG

Đào Ngọc Dung

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa,xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(Kèm theo Quyết định số 702/QĐ-LĐTBXH ngày 17 tháng 6 năm 2020của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản (sau đây gọi là Chỉ thị số 21/CT-TTg), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức triển khai kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 21/CT-TTg, tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực việc làm, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai các giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực việc làm, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động; giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại, bảo vệ quyền, lợi ích của các bên có liên quan; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

3. Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng cơ quan, đơn vị liên quan, đảm bảo việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong Chỉ thị số 21/CT-TTg và có sự lồng ghép hiệu quả với việc thực hiện các nhiệm vụ chung của từng cơ quan, đơn vị.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Căn cứ nội dung, nhiệm vụ tại Chỉ thị số 21/CT-TTg, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị như sau:

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật việc làm, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Nội dung:

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về việc làm, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; biện pháp phòng ngừa các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sản của công dân, người lao động, trong đó tập trung tuyên truyền một số nội dung:

+ Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”.

+ Những nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Công khai danh sách, địa chỉ các doanh nghiệp, tổ chức có chức năng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các trung tâm dịch vụ việc làm đến toàn thể nhân dân, người lao động, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa để tránh bị các cá nhân, tổ chức lợi dụng, dụ dỗ để lừa gạt chiếm đoạt tài sản.

+ Thông tin về các hành vi lừa đảo thường xảy ra như: Các thông tin, quảng cáo tuyển dụng lao động làm việc trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên các trang mạng xã hội không chính thống; thông qua môi giới, giới thiệu từ người khác; thông qua các tổ chức trung gian (không phải là tổ chức có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chức năng giới thiệu việc làm hợp pháp)… Đồng thời khuyến cáo rộng rãi đến người dân, người lao động, khi có nhu cầu về việc làm, đi làm việc ở nước ngoài thì liên hệ trực tiếp với các cơ sở có tên trong danh sách (đã đề cập ở trên) hoặc liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

+ Thông tin về một số tình huống xảy ra cần xử lý hoặc những lưu ý đối với người lao động khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Không giao tiền, tài sản cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc người môi giới khi chưa ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp; tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp, tổ chức đưa đi cũng như thông tin về đơn hàng sẽ làm việc tại nước ngoài trước khi đăng ký dự tuyển; khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp cần lưu ý thông tin cụ thể của doanh ngiệp, tổ chức đưa đi, quyền lợi, nghĩa vụ, các chế độ, chính sách đối với người lao động và các khoản tiền người lao động phải nộp; tìm hiểu thông tin và cách thức để liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại nước mà người lao động sẽ làm việc khi cần sự hỗ trợ, giúp đỡ; khi có tranh chấp xảy ra với người sử dụng lao động, người lao động phải thông tin (gọi điện thoại, gửi thư, email) cho doanh nghiệp đưa đi hoặc văn phòng đại diện của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại nước ngoài đề nghị can thiệp, giúp đỡ.

b) Hình thức tuyên truyền: Trên báo mạng, báo viết; phát thanh, truyền hình; các trang mạng xã hội; phát tờ rơi…

c) Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý lao động ngoài nước.

d) Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Trung tâm thông tin, Báo Lao động và xã hội, Tạp chí Lao động và xã hội, Cục Việc làm và một số đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

đ) Sản phẩm đầu ra: Bản tin, bài viết, phóng sự đăng trên báo in, báo điện tử, trang mạng xã hội, đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi.

e) Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm tiếp theo.

2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

a) Nội dung:

Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra nhằm thúc đẩy việc tuân thủ các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; lồng ghép kế hoạch thanh tra về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với kế hoạch thanh tra hàng năm của ngành, tập trung vào những nội dung các cá nhân, tổ chức hay lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Kịp thời chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm.

Xác minh thông tin phản ánh của báo chí, người dân về các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tiến hành thanh tra đột xuất khi xét thấy cần thiết.

Triển khai việc phát phiếu tự kiểm tra, báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại doanh nghiệp theo phương thức trực tuyến.

Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật đổi mới nội dung và phương thức thanh tra, kiểm tra, phiếu tự kiểm tra để phù hợp tình hình thực tế, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.

b) Đơn vị chủ trì: Thanh tra Bộ.

c) Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

d) Sản phẩm đầu ra:

Quyết định của Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm, thanh tra đột xuất.

Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm tiếp theo.

3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực việc làm, người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Nội dung:

Xây dựng, trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo Luật thay thế Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

Xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Luật Việc làm, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý lao động ngoài nước.

c) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Cục việc làm, các đơn vị thuộc Bộ và các bộ, ngành có liên quan.

d) Sản phẩm đầu ra:

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật Việc làm, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Các văn bản, tài liệu hướng dẫn tổ chức triển khai, thực hiện.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm tiếp theo.

4. Bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ thanh tra

a) Nội dung: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, bản lĩnh chính trị đối với thanh tra viên, cán bộ thanh tra và công chức thanh tra chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cụ thể:

Các nội dung cơ bản về pháp luật lao động, Luật việc làm, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.

Các kỹ năng phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; thủ tục, trình tự xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp cưỡng chế.

b) Đơn vị chủ trì: Thanh tra Bộ.

c) Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Việc làm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

d) Sản phẩm đầu ra:

Chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn hàng năm.

Tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm tiếp theo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hằng năm tổng hợp kết quả triển khai, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 15 tháng 12.

2. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện, tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm trong tình hình mới, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện gửi Thanh tra Bộ trước ngày 05 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị gửi Thanh tra Bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 702/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Lao động Thương binh và xã hội triển khai thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 702/QĐ-LĐTBXH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành: 17/06/2020 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Dân sự , Hình sự
Tóm tắt văn bản

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI
______

Số: 702/QĐ-LĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộitriển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020của Thủ tướng Chính phủ

____________

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

Theo đề nghị của Chánh thanh tra.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điều 2.Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục Việc làm, Chánh thanh tra, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

NhưĐiều 3;

Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

Văn phòng Chính phủ;

Các Thứ trưởng;

Lưu: VT, TTr.

BỘ TRƯỞNG

Đào Ngọc Dung

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa,xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(Kèm theo Quyết định số 702/QĐ-LĐTBXH ngày 17 tháng 6 năm 2020của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản (sau đây gọi là Chỉ thị số 21/CT-TTg), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức triển khai kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 21/CT-TTg, tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực việc làm, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai các giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực việc làm, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động; giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại, bảo vệ quyền, lợi ích của các bên có liên quan; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

3. Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng cơ quan, đơn vị liên quan, đảm bảo việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong Chỉ thị số 21/CT-TTg và có sự lồng ghép hiệu quả với việc thực hiện các nhiệm vụ chung của từng cơ quan, đơn vị.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Căn cứ nội dung, nhiệm vụ tại Chỉ thị số 21/CT-TTg, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị như sau:

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật việc làm, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Nội dung:

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về việc làm, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; biện pháp phòng ngừa các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sản của công dân, người lao động, trong đó tập trung tuyên truyền một số nội dung:

+ Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”.

+ Những nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Công khai danh sách, địa chỉ các doanh nghiệp, tổ chức có chức năng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các trung tâm dịch vụ việc làm đến toàn thể nhân dân, người lao động, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa để tránh bị các cá nhân, tổ chức lợi dụng, dụ dỗ để lừa gạt chiếm đoạt tài sản.

+ Thông tin về các hành vi lừa đảo thường xảy ra như: Các thông tin, quảng cáo tuyển dụng lao động làm việc trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên các trang mạng xã hội không chính thống; thông qua môi giới, giới thiệu từ người khác; thông qua các tổ chức trung gian (không phải là tổ chức có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chức năng giới thiệu việc làm hợp pháp)… Đồng thời khuyến cáo rộng rãi đến người dân, người lao động, khi có nhu cầu về việc làm, đi làm việc ở nước ngoài thì liên hệ trực tiếp với các cơ sở có tên trong danh sách (đã đề cập ở trên) hoặc liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

+ Thông tin về một số tình huống xảy ra cần xử lý hoặc những lưu ý đối với người lao động khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Không giao tiền, tài sản cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc người môi giới khi chưa ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp; tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp, tổ chức đưa đi cũng như thông tin về đơn hàng sẽ làm việc tại nước ngoài trước khi đăng ký dự tuyển; khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp cần lưu ý thông tin cụ thể của doanh ngiệp, tổ chức đưa đi, quyền lợi, nghĩa vụ, các chế độ, chính sách đối với người lao động và các khoản tiền người lao động phải nộp; tìm hiểu thông tin và cách thức để liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại nước mà người lao động sẽ làm việc khi cần sự hỗ trợ, giúp đỡ; khi có tranh chấp xảy ra với người sử dụng lao động, người lao động phải thông tin (gọi điện thoại, gửi thư, email) cho doanh nghiệp đưa đi hoặc văn phòng đại diện của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại nước ngoài đề nghị can thiệp, giúp đỡ.

b) Hình thức tuyên truyền: Trên báo mạng, báo viết; phát thanh, truyền hình; các trang mạng xã hội; phát tờ rơi…

c) Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý lao động ngoài nước.

d) Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Trung tâm thông tin, Báo Lao động và xã hội, Tạp chí Lao động và xã hội, Cục Việc làm và một số đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

đ) Sản phẩm đầu ra: Bản tin, bài viết, phóng sự đăng trên báo in, báo điện tử, trang mạng xã hội, đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi.

e) Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm tiếp theo.

2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

a) Nội dung:

Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra nhằm thúc đẩy việc tuân thủ các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; lồng ghép kế hoạch thanh tra về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với kế hoạch thanh tra hàng năm của ngành, tập trung vào những nội dung các cá nhân, tổ chức hay lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Kịp thời chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm.

Xác minh thông tin phản ánh của báo chí, người dân về các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tiến hành thanh tra đột xuất khi xét thấy cần thiết.

Triển khai việc phát phiếu tự kiểm tra, báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại doanh nghiệp theo phương thức trực tuyến.

Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật đổi mới nội dung và phương thức thanh tra, kiểm tra, phiếu tự kiểm tra để phù hợp tình hình thực tế, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.

b) Đơn vị chủ trì: Thanh tra Bộ.

c) Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

d) Sản phẩm đầu ra:

Quyết định của Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm, thanh tra đột xuất.

Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm tiếp theo.

3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực việc làm, người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Nội dung:

Xây dựng, trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo Luật thay thế Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

Xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Luật Việc làm, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý lao động ngoài nước.

c) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Cục việc làm, các đơn vị thuộc Bộ và các bộ, ngành có liên quan.

d) Sản phẩm đầu ra:

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật Việc làm, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Các văn bản, tài liệu hướng dẫn tổ chức triển khai, thực hiện.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm tiếp theo.

4. Bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ thanh tra

a) Nội dung: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, bản lĩnh chính trị đối với thanh tra viên, cán bộ thanh tra và công chức thanh tra chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cụ thể:

Các nội dung cơ bản về pháp luật lao động, Luật việc làm, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.

Các kỹ năng phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; thủ tục, trình tự xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp cưỡng chế.

b) Đơn vị chủ trì: Thanh tra Bộ.

c) Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Việc làm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

d) Sản phẩm đầu ra:

Chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn hàng năm.

Tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm tiếp theo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hằng năm tổng hợp kết quả triển khai, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 15 tháng 12.

2. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện, tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm trong tình hình mới, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện gửi Thanh tra Bộ trước ngày 05 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị gửi Thanh tra Bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 702/QĐ-LĐTBXH 2020 Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg”