Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 6949/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch đấu nối các Trung tâm điện lực vào hệ thống điện Quốc gia

BỘ CÔNG THƯƠNG
———————
Số: 6949/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐẤU NỐI CÁC TRUNG TÂM ĐIỆN LỰC
VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
—————————–
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 3 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (TSĐ VI);
Căn cứ văn bản 6680/VPCP-KTN ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Qui hoạch đấu nối tổng thể các Trung tâm điện lực;
Xét đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trình tại tờ trình số 1648/TTr-EVN ngày 29 tháng 4 năm 2010 về việc phương án qui hoạch đấu nối tổng thể các TTĐL; văn bản số 3062/EVN-ĐT ngày 26 tháng 7 năm 2010 kèm theo Báo cáo đấu nối do Viện Năng lượng lập và hiệu chỉnh tháng 9 năm 2010;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Năng lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án Quy hoạch đấu nối các trung tâm điện lực vào hệ thống điện quốc gia do Viện Năng lượng lập và hiệu chỉnh tháng 9 năm 2010 với nội dung chính sau:
1. Trung tâm điện lực Nam Định tại xã Hải Ninh và Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có công suất 2400MW:
1.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
NMNĐ Nam Định 1 – công suất 2x600MW – cấp điện áp 500kV
NMNĐ Nam Định 2 – công suất 2x600MW – cấp điện áp được cập nhật, phê duyệt trong Tổng sơ đồ VII.
1.2. Các công trình đồng bộ
1.2.1. Đồng bộ với NMNĐ Nam Định 1:
Đường dây mạch kép 500kV Nam Định – trạm cắt Thái Bình (nằm giáp ranh Hưng Yên – Thái Bình) – Phố Nối chiều dài khoảng 135 km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2, số dây dẫn phân 6 hoặc 8.
1.2.2. Đồng bộ với NMNĐ Nam Định 2: Được cập nhật và phê duyệt tại Qui hoạch điện VII.
1.3. Sân phân phối TTĐL Nam Định:
Sân phân phối TTĐL Nam Định cần dự phòng đất để mở rộng đấu nối 02 mạch đường dây 500kV từ NMNĐ Quỳnh Lưu về và các đường dây 220kV đấu nối lưới điện khu vực. Số ngăn lộ đấu nối 220kV (nếu có) sẽ được làm rõ trong bước lập dự án đầu tư xây dựng NMNĐ Nam Định 2.
2. Trung tâm điện lực Hải Phòng 3:
2.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
2.1.1. Giai đoạn 1 NMNĐ Hải Phòng 3.1 công suất: 2*600MW – cấp điện áp 500kV
2.1.2. Giai đoạn 2 NMNĐ Hải Phòng 3.2 công suất 2*600MW – cấp điện áp 220kV
2.2. Các công trình đồng bộ
2.2.1. Đồng bộ với NMNĐ Hải Phòng 3.1:
– Đường dây 500kV mạch kép TTĐL Hải Phòng 3 – Trạm 500/220kV Hải Phòng – Trạm cắt 500kV Thái Bình (nằm giáp ranh Hưng Yên – Thái Bình) có tiết diện dây không nhỏ hơn 1600mm2.
– Trạm biến áp 500kV/220kV Hải Phòng công suất 2x600MVA (trước mắt lắp 1 máy). Trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phối hợp Bộ Công Thương làm rõ sự cần thiết và qui mô của trạm biến áp này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực.
– Trạm cắt 500kV Thái Bình (nằm giáp ranh Hưng Yên và Thái Bình) phục vụ đấu nối các đường dây 500kV NMNĐ Hải Phòng 3 – Phố Nối và đường dây 500kV NMNĐ Nam Định – Phố Nối, dự phòng đất để lắp máy biến áp 500/220kV phục vụ cho khu vực sau này.
2.2.2. Đồng bộ với NMNĐ Hải Phòng 3.2:
Các đường dây 220kV với tiết diện và chiều dài cụ thể được làm rõ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
– Đường dây 4 mạch 220kV TTĐL Hải Phòng 3 chuyển tiếp trên đường dây Tràng Bạch – Vật Cách chiều dài khoảng 15km, có tiết diện dây lớn hơn 2x400mm2 hoặc tương đương.
– Đường dây 220kV mạch kép TTĐL Hải Phòng 3 – Đại Bản chiều dài khoảng 30 km, có tiết diện dây lớn hơn 1200 mm2 hoặc tương đương.
– Trạm biến áp 220/110kV Đại Bản 2x250MVA
3. Trung tâm điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình công suất 1800MW: đã phê duyệt tại Quyết định số 4409/QĐ-BCT ngày 20 tháng 08 năm 2010 của Bộ Công Thương (chi tiết xem phụ lục kèm theo).
4. Trung tâm điện lực Hải Dương tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương công suất 1200MW: đã phê duyệt tại Quyết định số 1656/QĐ-BCT ngày 02 tháng 04 năm 2010 của Bộ Công Thương (chi tiết xem phụ lục kèm theo).
5. Trung tâm điện lực Nghi Sơn tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa công suất 1800MW
5.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Nghi Sơn 1 – công suất 2*300MW – cấp điện áp 220kV
– NMNĐ Nghi Sơn 2 – công suất 2*600MW – cấp điện áp 500kV
5.2. Các công trình đồng bộ
5.2.1. Đồng bộ với NMNĐ Nghi Sơn 1:
– Đường dây 220kV mạch kép NĐ Nghi Sơn 1 – Nghi Sơn chiều dài khoảng 15 km, có tiết diện dây 2x500mm2 hoặc tương đương.
– Đường dây 220kV mạch kép Nghi Sơn – Sầm Sơn – Thanh Hóa chiều dài khoảng 86 km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 600 mm2.
– Đường dây 220kV mạch kép Nghi Sơn – Quỳnh Lưu – Vinh chiều dài khoảng 83 km, có tiết diện dây 2x330mm2.
5.2.2. Đồng bộ với NMNĐ Nghi Sơn 2:
– Hai đường dây mạch kép 500kV từ NMNĐ Nghi Sơn đấu chuyển tiếp trên đường dây 500kV Hà Tĩnh – Nho Quan chiều dài khoảng 50 km có tiết diện dây 4x330mm2.
– Trạm biến áp 500kV/220kV TTĐL Nghi Sơn công suất 2x450MVA. Trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phối hợp Bộ Công Thương sẽ làm rõ sự cần thiết và qui mô của trạm biến áp này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực.
6. Trung tâm điện lực Quỳnh Lập tại xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (công suất 2400MW)
6.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Quỳnh Lập 1 – công suất 2x600MW: cấp điện áp 500kV.
– NMNĐ Quỳnh Lập 2 – công suất 2x600MW: cấp điện áp 220kV và 500kV.
6.2. Các công trình đồng bộ
6.2.1. Đồng bộ với NMNĐ Quỳnh Lập 1:
– Đường dây 500kV mạch kép NĐ Quỳnh Lập 1 – Thanh Hóa – Nam Định dài khoảng 140km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2, dây dẫn phân pha 6 hoặc 8.
6.2.2. Đồng bộ với NMNĐ Quỳnh Lập 2:
– Đường dây 220KV mạch kép NĐ Quỳnh Lập 1 – TBA 220kV Quỳnh Lưu có tiết diện dây không nhỏ hơn 1000mm2
– Trạm biến áp 500/220kV Thanh Hóa công suất 1x600MVA. Trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phối hợp Bộ Công Thương làm rõ sự cần thiết và qui mô của trạm biến áp này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực.
6.3. Sân phân phối TTĐL Quỳnh Lập:
Sân phân phối TTĐL Quỳnh Lập cần dự phòng đất để mở rộng đấu nối 02 mạch đường dây 500kV từ NMNĐ Vũng Áng 3 về, máy biến áp liên lạc 500/220kV, các ngăn lộ đấu nối các đường dây 220kV lưới điện khu vực. Số ngăn lộ đấu nối 220kV (nếu có) sẽ được làm rõ trong bước lập dự án đầu tư xây dựng NMNĐ Quỳnh Lập 2
7. Trung tâm điện lực Vũng Áng 1 và 2 tại xã Hải Phong, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh công suất 2400MW: đã phê duyệt tại Quyết định số 0192/QĐ-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2008 và số 1097/QĐ-BCT ngày 04 tháng 03 năm 2010 của Bộ Công Thương (chi tiết xem phụ lục kèm theo)
8. Trung tâm điện lực Vũng Áng 3 tại xã Hải Phong, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh công suất 2400MW
8.1. Cấp điện áp đấu nối: cấp điện áp 500kV, công suất 4*600MW.
8.2. Các công trình đồng bộ
– Đường dây 500kV mạch kép rẽ nhánh NĐ Vũng Áng 3 đấu chuyển tiếp trên ĐZ Quảng Trạch 1 – Vũng Áng 1&2 có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2 dây dẫn phân pha 6 hoặc 8 (trong trường hợp NMNĐ Vũng Áng 3 vào sau NMNĐ Quảng Trạch).
– Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Vũng Áng 3 – Vũng Áng 1&2 có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2 dây dẫn phân pha 6 hoặc 8 (trong trường hợp NMNĐ Vũng Áng 3 vào trước NMNĐ Quảng Trạch).
– Đường dây 500kV mạch kép Vũng Áng 3 – Quỳnh Lập, dài khoảng 250km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2, dây dẫn phân pha 6 hoặc 8.
9. Trung tâm điện lực Quảng Trạch tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình công suất 2400 MW (4*600 MW)
9.1. Cấp điện áp đấu nối: phát điện qua cấp điện áp 500kV.
9.2. Các công trình đồng bộ
– Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Quảng Trạch 1 – Trạm 500kV TTĐL Vũng Áng 1&2 có chiều dài khoảng 35 km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2 dây dẫn phân pha 6 hoặc 8 (trong trường hợp NMNĐ Quảng Trạch vào trước NMNĐ Vũng Áng 3).
– Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Quảng Trạch 1 đấu nối mạch 2 Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Vũng Áng 3 – Vũng Áng 1&2, có chiều dài khoảng 25 km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2 dây dẫn phân pha 6 hoặc 8 (trong trường hợp NMNĐ Quảng Trạch vào sau NMNĐ Vũng Áng 3).
10. Trung tâm điện lực Vân Phong tại xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa công suất 2400MW (4*600MW) đã phê duyệt tại Quyết định số 5318/QĐ-BCT ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công Thương (chi tiết xem phụ lục kèm theo).
11. Thủy điện tích năng Bác Ái tỉnh Ninh Thuận công suất 1200MW (4*300MW)
11.1. Cấp điện áp đấu nối: phát điện qua cấp điện áp 500kV.
11.2. Các công trình đồng bộ
02 Đường dây mạch kép thủy điện tích năng đấu chuyển tiếp trên đường dây mạch kép 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân (nhà máy Điện hạt nhân 2), chiều dài khoảng 35 km, tiết diện không nhỏ hơn 2000mm2, dây dẫn phân pha đồng bộ với đường dây 500kV TTĐL Vân Phong – TTĐL Vĩnh Tân
12. Nhà máy Điện hạt nhân (NMĐ) Ninh Thuận 1 tại xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận công suất 4000MW (4*1000MW)
12.1. Cấp điện áp đấu nối: phát điện qua cấp điện áp 500kV hoặc cấp điện áp cao hơn.
12.2. Các công trình đồng bộ
– Đường dây mạch kép 500kV NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 1 – Trạm 500kV Bình Dương 1, chiều dài khoảng 280km, có tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2, dây dẫn phân pha 6 hoặc 8.
– Hai đường dây 500kV mạch kép NMĐ Hạt nhân 1 đấu nối vào đường dây 500kV mạch kép Vân Phong – Vĩnh Tân, tiết diện dây dẫn và phân pha đồng bộ với đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân.
– Nghiên cứu đặt Trạm cắt 500kV đặt ở khoảng giữa đường dây từ NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 1 đi Trạm 500kV Bình Dương 1
12.3. Sân phân phối NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 1:
Sân phân phối NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 1 cần dự phòng đất để mở rộng 02 ngăn lộ đường dây 500kV đấu nối với các TTĐL khác phát triển tại khu vực và 02 ngăn lộ đường dây 500kV truyền tải các nguồn điện này về Trạm 500kV Bình Dương 1.
13. Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) công suất 4000MW (4*1000MW)
13.1. Cấp điện áp đấu nối: phát điện qua cấp điện áp 500kV hoặc cấp điện áp cao hơn.
13.2. Các công trình đồng bộ
– Hai đường dây 500kV mạch kép NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 2 – Mỹ Phước, chiều dài khoảng 300km, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2, dây dẫn phân pha 6 hoặc 8. Đường dây thứ 2 sẽ được xem xét đầu tư trên cơ sở cân đối nhu cầu phụ tải khu vực.
– Hai đường dây 500kV mạch kép NMĐ Hạt nhân 2 – đấu nối đường dây 500kV mạch kép Vân Phong – Vĩnh Tân, tiết diện dây dẫn và phân pha đồng bộ với đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân.
– Nghiên cứu đặt trạm cắt 500kV hoặc mở rộng trạm biến áp 500kV Di Linh đặt ở khoảng giữa đường dây từ NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 2 đi Trạm 500kV Mỹ Phước, sử dụng chung cho cả 2 đường dây NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 2 – Trạm 500kV Mỹ Phước.
13.3. Sân phân phối NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 2:
Sân phân phối NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 2 cần dự phòng đất để mở rộng 02 ngăn lộ đường dây 500kV đấu nối với các TTĐL khác phát triển tại khu vực
14. Trung tâm điện lực Vĩnh Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận công suất 4.424 MW
14.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Vĩnh Tân 1 (2*600MW): cấp điện áp 500kV
– NMNĐ Vĩnh Tân 2 (2*622MW): cấp điện áp 220kV
– NMNĐ Vĩnh Tân 3 (3*660MW): cấp điện áp 500kV
14.2. Các công trình đồng bộ
14.2.1. Đồng bộ với NMNĐ Vĩnh Tân 1 (2x600MW):
– Đường dây 500kV mạch kép TTĐL Vĩnh Tân – Sông Mây chiều dài khoảng 240 km, có tiết diện dây 4x400mm2 hoặc tương đương.
14.2.2. Đồng bộ với NMNĐ Vĩnh Tân 2 (2x622MW):
Các đường dây 220kV với tiết diện và chiều dài cụ thể được làm rõ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
– Đường dây mạch kép TTĐL Vĩnh Tân – Tháp Chàm – Cam Ranh – Nha Trang chiều dài khoảng 151 km, trong đó đoạn TTĐL Vĩnh Tân – Tháp Chàm có tiết diện không nhỏ hơn 1000mm2, Tháp Chàm – Cam Ranh – Nha Trang có tiết diện dây không nhỏ hơn 2x330mm2
– Đường dây mạch kép TTĐL Vĩnh Tân – Phan Rí chiều dài khoảng 151 km, phân pha 3 có tiết diện dây 3x400mm2.
– Đường dây mạch kép Phan Rí – Phan Thiết – Sơn Mỹ (Hàm Tân) – Phú Mỹ 2 chiều dài khoảng 223 km, trong đó đoạn Phan Rí – Phan Thiết – Sơn Mỹ (Hàm Tân) có tiết diện dây 2x330mm2, đoạn Sơn Mỹ (Hàm Tân) – Phú Mỹ 2 có tiết diện dây 2x400mm2.
– Trạm biến áp 500/220kV Vĩnh Tân công suất 1x450MVA.
– Trạm biến áp 220kV Tháp Chàm công suất 2x125MVA, trước mắt lắp 1 máy.
14.2.3. Đồng bộ với NMNĐ Vĩnh Tân 3 (3x660MW):
– Đường dây 500kV mạch kép TTĐL Vĩnh Tân – Sông Mây – Tân Định chiều dài khoảng 260 km, dây phân pha 6 hoặc 8, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2
– Trạm cắt 500kV đặt ở khoảng giữa đường dây từ Vĩnh Tân đi Sông Mây, dùng chung cho cả 2 đường dây mạch kép Vĩnh Tân – Sông Mây. Tiến độ trạm cắt đồng bộ với đường dây Vĩnh Tân – Sông Mây thứ hai.
15. Trung tâm điện lực Sơn Mỹ tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận công suất 3000MW
15.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Sơn Mỹ 1 – công suất 750MW cấp điện áp 500kV
– NMNĐ Sơn Mỹ 2 – công suất 750MW cấp điện áp 500kV
– NMNĐ Sơn Mỹ 3 – công suất 750MW cấp điện áp 500kV
– NMNĐ Sơn Mỹ 4 – công suất 750MW cấp điện áp 220kV
15.2. Các công trình đồng bộ
– Đường dây 500kV mạch kép TTĐL Sơn Mỹ – Đồng Nai chiều dài khoảng 80 km, phân pha không nhỏ hơn 6, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2000mm2.
– Trạm biến áp 500/220kV Đồng Nai công suất 2x900MVA
– Đường dây 04 mạch 220kV TTĐL Sơn Mỹ đấu chuyển tiếp trên đường dây 220kV Hàm Tân – Phú Mỹ, dây dẫn đồng bộ đường dây 220kV Hàm Tân – Phú Mỹ, chiều dài 15km
– Cải tạo, nâng cấp ĐZ 220kV 02 mạch Đồng Nai – Long Thành dài 20km, dây dẫn 2xAC 330
15.3. Sân phân phối TTĐL Sơn Mỹ:
Sân phân phối TTĐL Sơn Mỹ cần dự phòng đất để lắp đặt máy biến áp liên lạc và đấu nối với các đường dây 220kV khu vực và được làm rõ trong bước lập dự án đầu tư xây dựng NMNĐ Sơn Mỹ 4.
16. Trung tâm điện lực Duyên Hải tại phía hạ lưu kênh Chánh Bố, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh công suất 4400MW
16.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Duyên Hải 1:
Tổ 1 – công suất 600MW – cấp điện áp 220 kV
Tổ 2 – công suất 600MW – cấp điện áp 500 kV
– NMNĐ Duyên Hải 2
Tổ 1 – công suất 600MW – cấp điện áp 500kV
Tổ 2 – công suất 600MW – cấp điện áp 220 kV
– NMNĐ Duyên Hải 3: công suất 3*660MW – cấp điện áp 500 kV
16.2. Các công trình đồng bộ
16.2.1. Đồng bộ NMNĐ Duyên Hải 1
– Đường dây mạch kép 500kV TTĐL Duyên Hải – Mỹ Tho chiều dài khoảng 115 km, dây phân pha 6 hoặc 8, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2.
– Trạm biến áp 500/220kV Duyên Hải công suất 1x450MVA.
– Đường dây 4 mạch 220kV Duyên Hải – Trà Vinh chiều dài khoảng 40 km, tiết diện không nhỏ hơn 800mm2.
– Đường dây mạch kép 220kV Trà Vinh – Mỏ Cày chiều dài khoảng 40 km, tiết diện 2x500mm2
– Đường dây mạch kép 220kV Mỏ Cày – Bến Tre chiều dài khoảng 18 km, tiết diện không nhỏ hơn 2x330mm2.
– Cải tạo đường dây mạch đơn 220kV Bến Tre – Mỹ Tho chiều dài khoảng 16 km thành mạch kép, tiết diện không nhỏ hơn 3x330mm2.
– Đường dây mạch kép 220kV Trà Vinh – Vĩnh Long chiều dài khoảng 60 km, tiết diện 2x330km2
16.2.2. Đồng bộ NMNĐ Duyên Hải 2
– Đường dây mạch kép 220kV Vĩnh Long – Cai Lậy chiều dài khoảng 60 km, tiết diện không nhỏ hơn 800mm2.
16.2.3. Đồng bộ NMNĐ Duyên Hải 3
– Đường dây mạch kép 500kV Mỹ Tho – Đức Hòa chiều dài khoảng 60 km, dây phân pha không nhỏ hơn 8, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2.
– Trạm biến áp 500/220kV Đức Hòa công suất 2x900MVA.
17. Trung tâm điện lực Long Phú tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng công suất 4400MW đã phê duyệt tại Quyết định số 3549/QĐ-BCT ngày 05 tháng 07 năm 2010 và các văn bản liên quan của Bộ Công Thương (chi tiết xem phụ lục kèm theo).
18. Trung tâm điện lực Sông Hậu công suất 5200MW
18.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Sông Hậu 1 (2*600MW): cấp điện áp 220 kV.
– NMNĐ Sông Hậu 2 (2*1000MW): cấp điện áp 500 kV.
– NMNĐ Sông Hậu 3 (2*1000MW): cấp điện áp 500 kV.
18.2. Các công trình đồng bộ
18.2.1. Đồng bộ NMNĐ Sông Hậu 1 công suất 2x600MW:
– Đường dây 220 kV mạch kép NMNĐ Sông Hậu 1-TBA 220kV Cần Thơ có chiều dài khoảng 18 km, phân pha 3 có tiết diện dây không nhỏ 3x400mm2
– Đường dây 220kV mạch kép NMNĐ Sông Hậu 1 – đấu vào đường dây Cai Lậy – Cao Lãnh có chiều dài khoảng 40 km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 400mm2.
– Cải tạo đường dây mạch đơn 220kV Thốt Nốt – Cao Lãnh chiều dài khoảng 35 km, thành ĐZ mạch kép, tiết diện không nhỏ hơn 3x400mm2
18.2.2. Đồng bộ NMNĐ Sông Hậu 2 công suất 2x1000MW:
– Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Sông Hậu – Mỹ Tho có chiều dài khoảng 75km, phân pha 6 hoặc 8 có tiết diện dây không nhỏ 2400mm2.
18.2.3 Đồng bộ NMNĐ Sông Hậu 3 công suất 2x1000MW:
– Đường dây 500kV mạch kép Mỹ Tho – Đức Hòa chiều dài khoảng 60 km, phân pha 6 hoặc 8 có tiết diện dây không nhỏ 2400mm2 (trong trường hợp NMNĐ Sông Hậu 3 vào trước 2020)
– Máy biến áp liên lạc 500/220kV công suất 1x450MVA được đầu tư trên cơ sở cân đối nhu cầu phụ tải khu vực.
18.3. Sân phân phối TTĐL Sông Hậu:
Sân phân phối TTĐL Sông Hậu cần dự phòng đất để lắp đặt 01 ngăn lộ 500kV đấu nối với các TTĐL khu vực để tăng cường độ tin cậy và được làm rõ trong khi lập dự án đầu tư NMNĐ Sông Hậu 3
19. Trung tâm điện lực Kiên Lương
19.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Kiên Lương 1 (2*600MW): tổ 1 – 220kV và tổ 2 – 500 kV.
– NMNĐ Kiên Lương 2 (2*600MW): tổ 1 – 500kV và tổ 2 – 220 kV.
– NMNĐ Kiên Lương 3 (2*1000MW): 500 kV.
19.2. Các công trình đồng bộ
19.2.1. Đồng bộ NMNĐ Kiên Lương 1&2
– Đường dây mạch kép 500kV TTĐL Kiên Lương – Thốt Nốt chiều dài khoảng 120 km, dây phân pha 6 hoặc 8, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2.
– Đường dây mạch kép 500kV Thốt Nốt – Đức Hòa chiều dài khoảng 140 km, dây phân pha không nhỏ hơn 8, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2.
– Trạm biến áp 500/220kV Thốt Nốt công suất 1x450MVA.
– Trạm biến áp 500/220kV Củ Chi công suất 2x900MVA.
– Đường dây mạch kép 500kV mạch kép Thốt Nốt – Ô Môn, có chiều dài khoảng 25km, có tiết diện không nhỏ hơn 2000m2.
– Đường dây 2 mạch 220kV Kiên Lương – Châu Đốc chiều dài khoảng 100 km, tiết diện không nhỏ hơn 800mm2. Trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phối hợp Bộ Công Thương làm rõ sự cần thiết và qui mô của đường dây này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực.
– ĐZ 220kV mạch kép Châu Đốc – Hồng Ngự – Cái Bè dài khoảng 125km tiết diện không nhỏ hơn 800mm2. Trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phối hợp Bộ Công Thương làm rõ sự cần thiết và qui mô của đường dây này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực
– Đường dây 220kV mạch kép NĐ Kiên Lương – Kiên Lương 2 dài khoảng 10km tiết diện không nhỏ hơn 400mm2
– Cải tạo đoạn từ Thốt Nốt đi Long Xuyên của đường dây mạch kép 220kV Thốt Nốt – Châu Đốc chiều dài khoảng 18 km, tiết diện không nhỏ hơn 800mm2.
19.2.2. Đồng bộ NMNĐ Kiên Lương 3
– Đường dây mạch kép 500kV TTĐL Kiên Lương – Củ Chi chiều dài khoảng 270 km, dây phân pha không nhỏ hơn 6, tiết diện không nhỏ hơn 2000mm2. Trong quá trình lập dự án đầu tư sẽ làm rõ sự cần thiết và qui mô của đường dây này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực.
– Máy biến áp liên lạc 500/220kV – 450MVA (cân đối theo yêu cầu phụ tải khu vực)
20. Trung tâm điện lực Ô Môn:
20.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
Điều chỉnh cấp điện áp phát điện của các nhà máy điện Ô Môn qui định tại khoản 3 điều 1 Quyết định số 41/QĐ-BCN ngày 06 tháng 01 năm 2006 như sau:
– NMNĐ Ô Môn 1 (2*300MW): 220kV
– NMNĐ Ô Môn 2 (3*250MW): 220kV
– NMNĐ Ô Môn 3 (3*250MW): 500kV
– NMNĐ Ô Môn 4 (3*250MW): 500kV
20.2. Các công trình đồng bộ:
Đường dây 220kV mạch kép Ô Môn – Thốt Nốt có chiều dài khoảng 25 km, phân pha 3 có tiết diện dây không nhỏ hơn 1000 mm2 (đi chung cột đường dây 500kV Ô Môn – Thốt Nốt).
21. Đấu nối các thủy điện khu vực Tây Nguyên
– Đường dây mạch kép 220kV Đồng Nai 2 – Đồng Nai 3, có chiều dài khoảng 20km, tiết diện ACSR 300mm2.
– Mở rộng 02 ngăn lộ 220kV tại các Sân phân phối Đồng Nai 2&3
– Lắp đặt hệ thống tụ bù từ Pleiku về thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ưu tiên xem xét đoạn Di Linh – Phú Lâm và Đắc Nông – Phú Lâm. Các thông số bù lặp tại các trạm tính toán phù hợp với nhu cầu truyền tải công suất trong các giai đoạn.
22. Các vấn đề khác:
22.1. Với việc tập trung nhiều nguồn điện lớn cùng phát công suất về khu vực thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận làm cho dòng ngắn mạch tiếp tục dâng cao, yêu cầu khả năng tải các đường dây truyền tải và thiết bị trạm là rất lớn. Thông số kỹ thuật thiết bị các trạm 500kV có tập trung phụ tải lớn khu vực miền Nam gồm Ô Môn, Thốt Nốt, Mỹ Tho, Sông Mây, Vĩnh Tân, Đức Hòa, Mỹ Phước, Bình Dương 1, yêu cầu thiết bị nhất thứ có dòng điện định mức Iđm≥ 4000A, dòng cắt định mức Icnđm ≥ 63kA/3s, các đường dây truyền tải cần được tăng tiết diện và phân pha để tăng cường khả năng truyền tải điện, giảm số lượng tuyến đường dây cầu. Để hạn chế dòng ngắn mạch tiếp tục dâng cao và đảm bảo hiệu quả chung của hệ thống điện, yêu cầu:
22.1.1. Đối với các Chủ đầu tư các TTĐL:
– Tính toán lắp đặt các kháng bù tại nhà máy để hạn chế khả năng tăng dòng ngắn mạch đối với hệ thống và thống nhất với Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia trước khi triển khai thực hiện.
– Điều chỉnh kịp thời các thông số kỹ thuật thiết bị, vật tư, cấu kiện để phù hợp với nội dung quyết định này.
22.1.2. Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia:
– Điều chỉnh kịp thời các thông số kỹ thuật thiết bị, vật tư, cấu kiện đối với các dự án đang triển khai, có phương án kế hoạch điều chuyển dần thiết bị, cấu kiện tại các trạm nêu trên để phù hợp với nội dung quyết định này. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo ngay để khắc phục.
– Thống nhất với các Chủ đầu tư nhà máy điện về phương án lắp đặt các kháng bù tại nhà máy để hạn chế khả năng tăng dòng ngắn mạch đối với hệ thống điện trong quá trình khai đầu tư xây dựng các nhà máy điện.
22.2. Các sân phân phối 500kV đều phải đặt đất dự phòng để Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia lắp đặt thiết bị bù cho đường dây và được làm rõ trong quá trình lập Dự án đầu tư. Căn cứ tình hình thực tế Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia triển khai lắp đặt thiết bị bù cho phù hợp với yêu cầu truyền tải điện của các đường dây.
22.3. Để phục vụ các nhà máy nhiệt điện phát điện trong giai đoạn 2013- 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia khẩn trương đầu tư các công trình lưới điện đồng bộ của TTĐL Hải Dương, Thái Bình, Vũng Áng, Quảng Trạch, Long Phú, Ô Môn, Vĩnh Tân, Duyên Hải.
22.4. Các công trình đồng bộ liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân chỉ là dự kiến. Cấp điện áp và phương án đấu nối và các giải pháp nâng cao khả năng truyền tải của các đường dây sẽ nghiên cứu kỹ ở giai đoạn sau.
22.5. Các thông số tiết diện dây dẫn, số phân pha các đường dây nêu trong quyết định này yêu cầu các Chủ đầu tư cần tính toán, làm rõ thêm trong quá trình lập dự án đầu tư và triển khai dự án để phù hợp với tình hình phát triển phụ tải và tiến độ đưa các tổ máy vào vận hành, đấu nối với hệ thống điện Việt Nam.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh và thành phố bố trí, dành quỹ đất cho các công trình điện đồng bộ các TTĐL trong qui hoạch, chỉ đạo các Sở ngành của địa phương phối hợp với Chủ đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng.
2. Giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia đầu tư các công trình bên ngoài hàng rào nhà máy, bao gồm: các đường dây 500kV, 220kV đấu nối, đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành của các TTĐL.
3. Giao các Chủ đầu tư các nhà máy điện đầu tư các công trình lưới điện trong các trung tâm điện lực gồm sân phân phối 500kV, 220kV và TBA 500/220kV tại khu vực nhà máy.
4. Các chủ đầu tư nhà máy điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình đầu tư để điều chỉnh tiến độ đầu tư phù hợp giữa nguồn và lưới điện, nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư chung của hệ thống điện.
5. Giao Sở Công Thương các tỉnh và thành phố liên quan theo dõi, kiểm tra và báo các Bộ Công Thương về tình hình thực hiện qui hoạch.
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Chủ đầu tư các NMNĐ trong các trung tâm điện lực, Sở Công Thương các tỉnh và thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như điều 3;
– PTTg Hoàng Trung Hải (để b/c);
– Bộ trưởng (để b/c);
– Viện Năng lượng;
– Lưu: VT, NL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Hoàng Quốc Vượng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 6949/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch đấu nối các Trung tâm điện lực vào hệ thống điện Quốc gia
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 6949/QĐ-BCT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Hoàng Quốc Vượng
Ngày ban hành: 30/12/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Công nghiệp
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ CÔNG THƯƠNG
———————
Số: 6949/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐẤU NỐI CÁC TRUNG TÂM ĐIỆN LỰC
VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
—————————–
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 3 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (TSĐ VI);
Căn cứ văn bản 6680/VPCP-KTN ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Qui hoạch đấu nối tổng thể các Trung tâm điện lực;
Xét đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trình tại tờ trình số 1648/TTr-EVN ngày 29 tháng 4 năm 2010 về việc phương án qui hoạch đấu nối tổng thể các TTĐL; văn bản số 3062/EVN-ĐT ngày 26 tháng 7 năm 2010 kèm theo Báo cáo đấu nối do Viện Năng lượng lập và hiệu chỉnh tháng 9 năm 2010;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Năng lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án Quy hoạch đấu nối các trung tâm điện lực vào hệ thống điện quốc gia do Viện Năng lượng lập và hiệu chỉnh tháng 9 năm 2010 với nội dung chính sau:
1. Trung tâm điện lực Nam Định tại xã Hải Ninh và Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có công suất 2400MW:
1.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
NMNĐ Nam Định 1 – công suất 2x600MW – cấp điện áp 500kV
NMNĐ Nam Định 2 – công suất 2x600MW – cấp điện áp được cập nhật, phê duyệt trong Tổng sơ đồ VII.
1.2. Các công trình đồng bộ
1.2.1. Đồng bộ với NMNĐ Nam Định 1:
Đường dây mạch kép 500kV Nam Định – trạm cắt Thái Bình (nằm giáp ranh Hưng Yên – Thái Bình) – Phố Nối chiều dài khoảng 135 km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2, số dây dẫn phân 6 hoặc 8.
1.2.2. Đồng bộ với NMNĐ Nam Định 2: Được cập nhật và phê duyệt tại Qui hoạch điện VII.
1.3. Sân phân phối TTĐL Nam Định:
Sân phân phối TTĐL Nam Định cần dự phòng đất để mở rộng đấu nối 02 mạch đường dây 500kV từ NMNĐ Quỳnh Lưu về và các đường dây 220kV đấu nối lưới điện khu vực. Số ngăn lộ đấu nối 220kV (nếu có) sẽ được làm rõ trong bước lập dự án đầu tư xây dựng NMNĐ Nam Định 2.
2. Trung tâm điện lực Hải Phòng 3:
2.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
2.1.1. Giai đoạn 1 NMNĐ Hải Phòng 3.1 công suất: 2*600MW – cấp điện áp 500kV
2.1.2. Giai đoạn 2 NMNĐ Hải Phòng 3.2 công suất 2*600MW – cấp điện áp 220kV
2.2. Các công trình đồng bộ
2.2.1. Đồng bộ với NMNĐ Hải Phòng 3.1:
– Đường dây 500kV mạch kép TTĐL Hải Phòng 3 – Trạm 500/220kV Hải Phòng – Trạm cắt 500kV Thái Bình (nằm giáp ranh Hưng Yên – Thái Bình) có tiết diện dây không nhỏ hơn 1600mm2.
– Trạm biến áp 500kV/220kV Hải Phòng công suất 2x600MVA (trước mắt lắp 1 máy). Trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phối hợp Bộ Công Thương làm rõ sự cần thiết và qui mô của trạm biến áp này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực.
– Trạm cắt 500kV Thái Bình (nằm giáp ranh Hưng Yên và Thái Bình) phục vụ đấu nối các đường dây 500kV NMNĐ Hải Phòng 3 – Phố Nối và đường dây 500kV NMNĐ Nam Định – Phố Nối, dự phòng đất để lắp máy biến áp 500/220kV phục vụ cho khu vực sau này.
2.2.2. Đồng bộ với NMNĐ Hải Phòng 3.2:
Các đường dây 220kV với tiết diện và chiều dài cụ thể được làm rõ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
– Đường dây 4 mạch 220kV TTĐL Hải Phòng 3 chuyển tiếp trên đường dây Tràng Bạch – Vật Cách chiều dài khoảng 15km, có tiết diện dây lớn hơn 2x400mm2 hoặc tương đương.
– Đường dây 220kV mạch kép TTĐL Hải Phòng 3 – Đại Bản chiều dài khoảng 30 km, có tiết diện dây lớn hơn 1200 mm2 hoặc tương đương.
– Trạm biến áp 220/110kV Đại Bản 2x250MVA
3. Trung tâm điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình công suất 1800MW: đã phê duyệt tại Quyết định số 4409/QĐ-BCT ngày 20 tháng 08 năm 2010 của Bộ Công Thương (chi tiết xem phụ lục kèm theo).
4. Trung tâm điện lực Hải Dương tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương công suất 1200MW: đã phê duyệt tại Quyết định số 1656/QĐ-BCT ngày 02 tháng 04 năm 2010 của Bộ Công Thương (chi tiết xem phụ lục kèm theo).
5. Trung tâm điện lực Nghi Sơn tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa công suất 1800MW
5.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Nghi Sơn 1 – công suất 2*300MW – cấp điện áp 220kV
– NMNĐ Nghi Sơn 2 – công suất 2*600MW – cấp điện áp 500kV
5.2. Các công trình đồng bộ
5.2.1. Đồng bộ với NMNĐ Nghi Sơn 1:
– Đường dây 220kV mạch kép NĐ Nghi Sơn 1 – Nghi Sơn chiều dài khoảng 15 km, có tiết diện dây 2x500mm2 hoặc tương đương.
– Đường dây 220kV mạch kép Nghi Sơn – Sầm Sơn – Thanh Hóa chiều dài khoảng 86 km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 600 mm2.
– Đường dây 220kV mạch kép Nghi Sơn – Quỳnh Lưu – Vinh chiều dài khoảng 83 km, có tiết diện dây 2x330mm2.
5.2.2. Đồng bộ với NMNĐ Nghi Sơn 2:
– Hai đường dây mạch kép 500kV từ NMNĐ Nghi Sơn đấu chuyển tiếp trên đường dây 500kV Hà Tĩnh – Nho Quan chiều dài khoảng 50 km có tiết diện dây 4x330mm2.
– Trạm biến áp 500kV/220kV TTĐL Nghi Sơn công suất 2x450MVA. Trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phối hợp Bộ Công Thương sẽ làm rõ sự cần thiết và qui mô của trạm biến áp này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực.
6. Trung tâm điện lực Quỳnh Lập tại xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (công suất 2400MW)
6.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Quỳnh Lập 1 – công suất 2x600MW: cấp điện áp 500kV.
– NMNĐ Quỳnh Lập 2 – công suất 2x600MW: cấp điện áp 220kV và 500kV.
6.2. Các công trình đồng bộ
6.2.1. Đồng bộ với NMNĐ Quỳnh Lập 1:
– Đường dây 500kV mạch kép NĐ Quỳnh Lập 1 – Thanh Hóa – Nam Định dài khoảng 140km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2, dây dẫn phân pha 6 hoặc 8.
6.2.2. Đồng bộ với NMNĐ Quỳnh Lập 2:
– Đường dây 220KV mạch kép NĐ Quỳnh Lập 1 – TBA 220kV Quỳnh Lưu có tiết diện dây không nhỏ hơn 1000mm2
– Trạm biến áp 500/220kV Thanh Hóa công suất 1x600MVA. Trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phối hợp Bộ Công Thương làm rõ sự cần thiết và qui mô của trạm biến áp này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực.
6.3. Sân phân phối TTĐL Quỳnh Lập:
Sân phân phối TTĐL Quỳnh Lập cần dự phòng đất để mở rộng đấu nối 02 mạch đường dây 500kV từ NMNĐ Vũng Áng 3 về, máy biến áp liên lạc 500/220kV, các ngăn lộ đấu nối các đường dây 220kV lưới điện khu vực. Số ngăn lộ đấu nối 220kV (nếu có) sẽ được làm rõ trong bước lập dự án đầu tư xây dựng NMNĐ Quỳnh Lập 2
7. Trung tâm điện lực Vũng Áng 1 và 2 tại xã Hải Phong, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh công suất 2400MW: đã phê duyệt tại Quyết định số 0192/QĐ-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2008 và số 1097/QĐ-BCT ngày 04 tháng 03 năm 2010 của Bộ Công Thương (chi tiết xem phụ lục kèm theo)
8. Trung tâm điện lực Vũng Áng 3 tại xã Hải Phong, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh công suất 2400MW
8.1. Cấp điện áp đấu nối: cấp điện áp 500kV, công suất 4*600MW.
8.2. Các công trình đồng bộ
– Đường dây 500kV mạch kép rẽ nhánh NĐ Vũng Áng 3 đấu chuyển tiếp trên ĐZ Quảng Trạch 1 – Vũng Áng 1&2 có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2 dây dẫn phân pha 6 hoặc 8 (trong trường hợp NMNĐ Vũng Áng 3 vào sau NMNĐ Quảng Trạch).
– Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Vũng Áng 3 – Vũng Áng 1&2 có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2 dây dẫn phân pha 6 hoặc 8 (trong trường hợp NMNĐ Vũng Áng 3 vào trước NMNĐ Quảng Trạch).
– Đường dây 500kV mạch kép Vũng Áng 3 – Quỳnh Lập, dài khoảng 250km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2, dây dẫn phân pha 6 hoặc 8.
9. Trung tâm điện lực Quảng Trạch tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình công suất 2400 MW (4*600 MW)
9.1. Cấp điện áp đấu nối: phát điện qua cấp điện áp 500kV.
9.2. Các công trình đồng bộ
– Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Quảng Trạch 1 – Trạm 500kV TTĐL Vũng Áng 1&2 có chiều dài khoảng 35 km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2 dây dẫn phân pha 6 hoặc 8 (trong trường hợp NMNĐ Quảng Trạch vào trước NMNĐ Vũng Áng 3).
– Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Quảng Trạch 1 đấu nối mạch 2 Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Vũng Áng 3 – Vũng Áng 1&2, có chiều dài khoảng 25 km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2400mm2 dây dẫn phân pha 6 hoặc 8 (trong trường hợp NMNĐ Quảng Trạch vào sau NMNĐ Vũng Áng 3).
10. Trung tâm điện lực Vân Phong tại xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa công suất 2400MW (4*600MW) đã phê duyệt tại Quyết định số 5318/QĐ-BCT ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công Thương (chi tiết xem phụ lục kèm theo).
11. Thủy điện tích năng Bác Ái tỉnh Ninh Thuận công suất 1200MW (4*300MW)
11.1. Cấp điện áp đấu nối: phát điện qua cấp điện áp 500kV.
11.2. Các công trình đồng bộ
02 Đường dây mạch kép thủy điện tích năng đấu chuyển tiếp trên đường dây mạch kép 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân (nhà máy Điện hạt nhân 2), chiều dài khoảng 35 km, tiết diện không nhỏ hơn 2000mm2, dây dẫn phân pha đồng bộ với đường dây 500kV TTĐL Vân Phong – TTĐL Vĩnh Tân
12. Nhà máy Điện hạt nhân (NMĐ) Ninh Thuận 1 tại xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận công suất 4000MW (4*1000MW)
12.1. Cấp điện áp đấu nối: phát điện qua cấp điện áp 500kV hoặc cấp điện áp cao hơn.
12.2. Các công trình đồng bộ
– Đường dây mạch kép 500kV NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 1 – Trạm 500kV Bình Dương 1, chiều dài khoảng 280km, có tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2, dây dẫn phân pha 6 hoặc 8.
– Hai đường dây 500kV mạch kép NMĐ Hạt nhân 1 đấu nối vào đường dây 500kV mạch kép Vân Phong – Vĩnh Tân, tiết diện dây dẫn và phân pha đồng bộ với đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân.
– Nghiên cứu đặt Trạm cắt 500kV đặt ở khoảng giữa đường dây từ NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 1 đi Trạm 500kV Bình Dương 1
12.3. Sân phân phối NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 1:
Sân phân phối NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 1 cần dự phòng đất để mở rộng 02 ngăn lộ đường dây 500kV đấu nối với các TTĐL khác phát triển tại khu vực và 02 ngăn lộ đường dây 500kV truyền tải các nguồn điện này về Trạm 500kV Bình Dương 1.
13. Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) công suất 4000MW (4*1000MW)
13.1. Cấp điện áp đấu nối: phát điện qua cấp điện áp 500kV hoặc cấp điện áp cao hơn.
13.2. Các công trình đồng bộ
– Hai đường dây 500kV mạch kép NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 2 – Mỹ Phước, chiều dài khoảng 300km, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2, dây dẫn phân pha 6 hoặc 8. Đường dây thứ 2 sẽ được xem xét đầu tư trên cơ sở cân đối nhu cầu phụ tải khu vực.
– Hai đường dây 500kV mạch kép NMĐ Hạt nhân 2 – đấu nối đường dây 500kV mạch kép Vân Phong – Vĩnh Tân, tiết diện dây dẫn và phân pha đồng bộ với đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân.
– Nghiên cứu đặt trạm cắt 500kV hoặc mở rộng trạm biến áp 500kV Di Linh đặt ở khoảng giữa đường dây từ NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 2 đi Trạm 500kV Mỹ Phước, sử dụng chung cho cả 2 đường dây NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 2 – Trạm 500kV Mỹ Phước.
13.3. Sân phân phối NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 2:
Sân phân phối NMĐ Hạt nhân Ninh Thuận 2 cần dự phòng đất để mở rộng 02 ngăn lộ đường dây 500kV đấu nối với các TTĐL khác phát triển tại khu vực
14. Trung tâm điện lực Vĩnh Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận công suất 4.424 MW
14.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Vĩnh Tân 1 (2*600MW): cấp điện áp 500kV
– NMNĐ Vĩnh Tân 2 (2*622MW): cấp điện áp 220kV
– NMNĐ Vĩnh Tân 3 (3*660MW): cấp điện áp 500kV
14.2. Các công trình đồng bộ
14.2.1. Đồng bộ với NMNĐ Vĩnh Tân 1 (2x600MW):
– Đường dây 500kV mạch kép TTĐL Vĩnh Tân – Sông Mây chiều dài khoảng 240 km, có tiết diện dây 4x400mm2 hoặc tương đương.
14.2.2. Đồng bộ với NMNĐ Vĩnh Tân 2 (2x622MW):
Các đường dây 220kV với tiết diện và chiều dài cụ thể được làm rõ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
– Đường dây mạch kép TTĐL Vĩnh Tân – Tháp Chàm – Cam Ranh – Nha Trang chiều dài khoảng 151 km, trong đó đoạn TTĐL Vĩnh Tân – Tháp Chàm có tiết diện không nhỏ hơn 1000mm2, Tháp Chàm – Cam Ranh – Nha Trang có tiết diện dây không nhỏ hơn 2x330mm2
– Đường dây mạch kép TTĐL Vĩnh Tân – Phan Rí chiều dài khoảng 151 km, phân pha 3 có tiết diện dây 3x400mm2.
– Đường dây mạch kép Phan Rí – Phan Thiết – Sơn Mỹ (Hàm Tân) – Phú Mỹ 2 chiều dài khoảng 223 km, trong đó đoạn Phan Rí – Phan Thiết – Sơn Mỹ (Hàm Tân) có tiết diện dây 2x330mm2, đoạn Sơn Mỹ (Hàm Tân) – Phú Mỹ 2 có tiết diện dây 2x400mm2.
– Trạm biến áp 500/220kV Vĩnh Tân công suất 1x450MVA.
– Trạm biến áp 220kV Tháp Chàm công suất 2x125MVA, trước mắt lắp 1 máy.
14.2.3. Đồng bộ với NMNĐ Vĩnh Tân 3 (3x660MW):
– Đường dây 500kV mạch kép TTĐL Vĩnh Tân – Sông Mây – Tân Định chiều dài khoảng 260 km, dây phân pha 6 hoặc 8, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2
– Trạm cắt 500kV đặt ở khoảng giữa đường dây từ Vĩnh Tân đi Sông Mây, dùng chung cho cả 2 đường dây mạch kép Vĩnh Tân – Sông Mây. Tiến độ trạm cắt đồng bộ với đường dây Vĩnh Tân – Sông Mây thứ hai.
15. Trung tâm điện lực Sơn Mỹ tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận công suất 3000MW
15.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Sơn Mỹ 1 – công suất 750MW cấp điện áp 500kV
– NMNĐ Sơn Mỹ 2 – công suất 750MW cấp điện áp 500kV
– NMNĐ Sơn Mỹ 3 – công suất 750MW cấp điện áp 500kV
– NMNĐ Sơn Mỹ 4 – công suất 750MW cấp điện áp 220kV
15.2. Các công trình đồng bộ
– Đường dây 500kV mạch kép TTĐL Sơn Mỹ – Đồng Nai chiều dài khoảng 80 km, phân pha không nhỏ hơn 6, có tiết diện dây không nhỏ hơn 2000mm2.
– Trạm biến áp 500/220kV Đồng Nai công suất 2x900MVA
– Đường dây 04 mạch 220kV TTĐL Sơn Mỹ đấu chuyển tiếp trên đường dây 220kV Hàm Tân – Phú Mỹ, dây dẫn đồng bộ đường dây 220kV Hàm Tân – Phú Mỹ, chiều dài 15km
– Cải tạo, nâng cấp ĐZ 220kV 02 mạch Đồng Nai – Long Thành dài 20km, dây dẫn 2xAC 330
15.3. Sân phân phối TTĐL Sơn Mỹ:
Sân phân phối TTĐL Sơn Mỹ cần dự phòng đất để lắp đặt máy biến áp liên lạc và đấu nối với các đường dây 220kV khu vực và được làm rõ trong bước lập dự án đầu tư xây dựng NMNĐ Sơn Mỹ 4.
16. Trung tâm điện lực Duyên Hải tại phía hạ lưu kênh Chánh Bố, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh công suất 4400MW
16.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Duyên Hải 1:
Tổ 1 – công suất 600MW – cấp điện áp 220 kV
Tổ 2 – công suất 600MW – cấp điện áp 500 kV
– NMNĐ Duyên Hải 2
Tổ 1 – công suất 600MW – cấp điện áp 500kV
Tổ 2 – công suất 600MW – cấp điện áp 220 kV
– NMNĐ Duyên Hải 3: công suất 3*660MW – cấp điện áp 500 kV
16.2. Các công trình đồng bộ
16.2.1. Đồng bộ NMNĐ Duyên Hải 1
– Đường dây mạch kép 500kV TTĐL Duyên Hải – Mỹ Tho chiều dài khoảng 115 km, dây phân pha 6 hoặc 8, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2.
– Trạm biến áp 500/220kV Duyên Hải công suất 1x450MVA.
– Đường dây 4 mạch 220kV Duyên Hải – Trà Vinh chiều dài khoảng 40 km, tiết diện không nhỏ hơn 800mm2.
– Đường dây mạch kép 220kV Trà Vinh – Mỏ Cày chiều dài khoảng 40 km, tiết diện 2x500mm2
– Đường dây mạch kép 220kV Mỏ Cày – Bến Tre chiều dài khoảng 18 km, tiết diện không nhỏ hơn 2x330mm2.
– Cải tạo đường dây mạch đơn 220kV Bến Tre – Mỹ Tho chiều dài khoảng 16 km thành mạch kép, tiết diện không nhỏ hơn 3x330mm2.
– Đường dây mạch kép 220kV Trà Vinh – Vĩnh Long chiều dài khoảng 60 km, tiết diện 2x330km2
16.2.2. Đồng bộ NMNĐ Duyên Hải 2
– Đường dây mạch kép 220kV Vĩnh Long – Cai Lậy chiều dài khoảng 60 km, tiết diện không nhỏ hơn 800mm2.
16.2.3. Đồng bộ NMNĐ Duyên Hải 3
– Đường dây mạch kép 500kV Mỹ Tho – Đức Hòa chiều dài khoảng 60 km, dây phân pha không nhỏ hơn 8, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2.
– Trạm biến áp 500/220kV Đức Hòa công suất 2x900MVA.
17. Trung tâm điện lực Long Phú tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng công suất 4400MW đã phê duyệt tại Quyết định số 3549/QĐ-BCT ngày 05 tháng 07 năm 2010 và các văn bản liên quan của Bộ Công Thương (chi tiết xem phụ lục kèm theo).
18. Trung tâm điện lực Sông Hậu công suất 5200MW
18.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Sông Hậu 1 (2*600MW): cấp điện áp 220 kV.
– NMNĐ Sông Hậu 2 (2*1000MW): cấp điện áp 500 kV.
– NMNĐ Sông Hậu 3 (2*1000MW): cấp điện áp 500 kV.
18.2. Các công trình đồng bộ
18.2.1. Đồng bộ NMNĐ Sông Hậu 1 công suất 2x600MW:
– Đường dây 220 kV mạch kép NMNĐ Sông Hậu 1-TBA 220kV Cần Thơ có chiều dài khoảng 18 km, phân pha 3 có tiết diện dây không nhỏ 3x400mm2
– Đường dây 220kV mạch kép NMNĐ Sông Hậu 1 – đấu vào đường dây Cai Lậy – Cao Lãnh có chiều dài khoảng 40 km, có tiết diện dây không nhỏ hơn 400mm2.
– Cải tạo đường dây mạch đơn 220kV Thốt Nốt – Cao Lãnh chiều dài khoảng 35 km, thành ĐZ mạch kép, tiết diện không nhỏ hơn 3x400mm2
18.2.2. Đồng bộ NMNĐ Sông Hậu 2 công suất 2x1000MW:
– Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Sông Hậu – Mỹ Tho có chiều dài khoảng 75km, phân pha 6 hoặc 8 có tiết diện dây không nhỏ 2400mm2.
18.2.3 Đồng bộ NMNĐ Sông Hậu 3 công suất 2x1000MW:
– Đường dây 500kV mạch kép Mỹ Tho – Đức Hòa chiều dài khoảng 60 km, phân pha 6 hoặc 8 có tiết diện dây không nhỏ 2400mm2 (trong trường hợp NMNĐ Sông Hậu 3 vào trước 2020)
– Máy biến áp liên lạc 500/220kV công suất 1x450MVA được đầu tư trên cơ sở cân đối nhu cầu phụ tải khu vực.
18.3. Sân phân phối TTĐL Sông Hậu:
Sân phân phối TTĐL Sông Hậu cần dự phòng đất để lắp đặt 01 ngăn lộ 500kV đấu nối với các TTĐL khu vực để tăng cường độ tin cậy và được làm rõ trong khi lập dự án đầu tư NMNĐ Sông Hậu 3
19. Trung tâm điện lực Kiên Lương
19.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
– NMNĐ Kiên Lương 1 (2*600MW): tổ 1 – 220kV và tổ 2 – 500 kV.
– NMNĐ Kiên Lương 2 (2*600MW): tổ 1 – 500kV và tổ 2 – 220 kV.
– NMNĐ Kiên Lương 3 (2*1000MW): 500 kV.
19.2. Các công trình đồng bộ
19.2.1. Đồng bộ NMNĐ Kiên Lương 1&2
– Đường dây mạch kép 500kV TTĐL Kiên Lương – Thốt Nốt chiều dài khoảng 120 km, dây phân pha 6 hoặc 8, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2.
– Đường dây mạch kép 500kV Thốt Nốt – Đức Hòa chiều dài khoảng 140 km, dây phân pha không nhỏ hơn 8, tiết diện không nhỏ hơn 2400mm2.
– Trạm biến áp 500/220kV Thốt Nốt công suất 1x450MVA.
– Trạm biến áp 500/220kV Củ Chi công suất 2x900MVA.
– Đường dây mạch kép 500kV mạch kép Thốt Nốt – Ô Môn, có chiều dài khoảng 25km, có tiết diện không nhỏ hơn 2000m2.
– Đường dây 2 mạch 220kV Kiên Lương – Châu Đốc chiều dài khoảng 100 km, tiết diện không nhỏ hơn 800mm2. Trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phối hợp Bộ Công Thương làm rõ sự cần thiết và qui mô của đường dây này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực.
– ĐZ 220kV mạch kép Châu Đốc – Hồng Ngự – Cái Bè dài khoảng 125km tiết diện không nhỏ hơn 800mm2. Trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phối hợp Bộ Công Thương làm rõ sự cần thiết và qui mô của đường dây này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực
– Đường dây 220kV mạch kép NĐ Kiên Lương – Kiên Lương 2 dài khoảng 10km tiết diện không nhỏ hơn 400mm2
– Cải tạo đoạn từ Thốt Nốt đi Long Xuyên của đường dây mạch kép 220kV Thốt Nốt – Châu Đốc chiều dài khoảng 18 km, tiết diện không nhỏ hơn 800mm2.
19.2.2. Đồng bộ NMNĐ Kiên Lương 3
– Đường dây mạch kép 500kV TTĐL Kiên Lương – Củ Chi chiều dài khoảng 270 km, dây phân pha không nhỏ hơn 6, tiết diện không nhỏ hơn 2000mm2. Trong quá trình lập dự án đầu tư sẽ làm rõ sự cần thiết và qui mô của đường dây này trên cơ sở mức độ phát triển của phụ tải khu vực.
– Máy biến áp liên lạc 500/220kV – 450MVA (cân đối theo yêu cầu phụ tải khu vực)
20. Trung tâm điện lực Ô Môn:
20.1. Cấp điện áp đấu nối: 220kV và 500kV
Điều chỉnh cấp điện áp phát điện của các nhà máy điện Ô Môn qui định tại khoản 3 điều 1 Quyết định số 41/QĐ-BCN ngày 06 tháng 01 năm 2006 như sau:
– NMNĐ Ô Môn 1 (2*300MW): 220kV
– NMNĐ Ô Môn 2 (3*250MW): 220kV
– NMNĐ Ô Môn 3 (3*250MW): 500kV
– NMNĐ Ô Môn 4 (3*250MW): 500kV
20.2. Các công trình đồng bộ:
Đường dây 220kV mạch kép Ô Môn – Thốt Nốt có chiều dài khoảng 25 km, phân pha 3 có tiết diện dây không nhỏ hơn 1000 mm2 (đi chung cột đường dây 500kV Ô Môn – Thốt Nốt).
21. Đấu nối các thủy điện khu vực Tây Nguyên
– Đường dây mạch kép 220kV Đồng Nai 2 – Đồng Nai 3, có chiều dài khoảng 20km, tiết diện ACSR 300mm2.
– Mở rộng 02 ngăn lộ 220kV tại các Sân phân phối Đồng Nai 2&3
– Lắp đặt hệ thống tụ bù từ Pleiku về thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ưu tiên xem xét đoạn Di Linh – Phú Lâm và Đắc Nông – Phú Lâm. Các thông số bù lặp tại các trạm tính toán phù hợp với nhu cầu truyền tải công suất trong các giai đoạn.
22. Các vấn đề khác:
22.1. Với việc tập trung nhiều nguồn điện lớn cùng phát công suất về khu vực thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận làm cho dòng ngắn mạch tiếp tục dâng cao, yêu cầu khả năng tải các đường dây truyền tải và thiết bị trạm là rất lớn. Thông số kỹ thuật thiết bị các trạm 500kV có tập trung phụ tải lớn khu vực miền Nam gồm Ô Môn, Thốt Nốt, Mỹ Tho, Sông Mây, Vĩnh Tân, Đức Hòa, Mỹ Phước, Bình Dương 1, yêu cầu thiết bị nhất thứ có dòng điện định mức Iđm≥ 4000A, dòng cắt định mức Icnđm ≥ 63kA/3s, các đường dây truyền tải cần được tăng tiết diện và phân pha để tăng cường khả năng truyền tải điện, giảm số lượng tuyến đường dây cầu. Để hạn chế dòng ngắn mạch tiếp tục dâng cao và đảm bảo hiệu quả chung của hệ thống điện, yêu cầu:
22.1.1. Đối với các Chủ đầu tư các TTĐL:
– Tính toán lắp đặt các kháng bù tại nhà máy để hạn chế khả năng tăng dòng ngắn mạch đối với hệ thống và thống nhất với Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia trước khi triển khai thực hiện.
– Điều chỉnh kịp thời các thông số kỹ thuật thiết bị, vật tư, cấu kiện để phù hợp với nội dung quyết định này.
22.1.2. Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia:
– Điều chỉnh kịp thời các thông số kỹ thuật thiết bị, vật tư, cấu kiện đối với các dự án đang triển khai, có phương án kế hoạch điều chuyển dần thiết bị, cấu kiện tại các trạm nêu trên để phù hợp với nội dung quyết định này. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo ngay để khắc phục.
– Thống nhất với các Chủ đầu tư nhà máy điện về phương án lắp đặt các kháng bù tại nhà máy để hạn chế khả năng tăng dòng ngắn mạch đối với hệ thống điện trong quá trình khai đầu tư xây dựng các nhà máy điện.
22.2. Các sân phân phối 500kV đều phải đặt đất dự phòng để Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia lắp đặt thiết bị bù cho đường dây và được làm rõ trong quá trình lập Dự án đầu tư. Căn cứ tình hình thực tế Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia triển khai lắp đặt thiết bị bù cho phù hợp với yêu cầu truyền tải điện của các đường dây.
22.3. Để phục vụ các nhà máy nhiệt điện phát điện trong giai đoạn 2013- 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia khẩn trương đầu tư các công trình lưới điện đồng bộ của TTĐL Hải Dương, Thái Bình, Vũng Áng, Quảng Trạch, Long Phú, Ô Môn, Vĩnh Tân, Duyên Hải.
22.4. Các công trình đồng bộ liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân chỉ là dự kiến. Cấp điện áp và phương án đấu nối và các giải pháp nâng cao khả năng truyền tải của các đường dây sẽ nghiên cứu kỹ ở giai đoạn sau.
22.5. Các thông số tiết diện dây dẫn, số phân pha các đường dây nêu trong quyết định này yêu cầu các Chủ đầu tư cần tính toán, làm rõ thêm trong quá trình lập dự án đầu tư và triển khai dự án để phù hợp với tình hình phát triển phụ tải và tiến độ đưa các tổ máy vào vận hành, đấu nối với hệ thống điện Việt Nam.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh và thành phố bố trí, dành quỹ đất cho các công trình điện đồng bộ các TTĐL trong qui hoạch, chỉ đạo các Sở ngành của địa phương phối hợp với Chủ đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng.
2. Giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia đầu tư các công trình bên ngoài hàng rào nhà máy, bao gồm: các đường dây 500kV, 220kV đấu nối, đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành của các TTĐL.
3. Giao các Chủ đầu tư các nhà máy điện đầu tư các công trình lưới điện trong các trung tâm điện lực gồm sân phân phối 500kV, 220kV và TBA 500/220kV tại khu vực nhà máy.
4. Các chủ đầu tư nhà máy điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình đầu tư để điều chỉnh tiến độ đầu tư phù hợp giữa nguồn và lưới điện, nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư chung của hệ thống điện.
5. Giao Sở Công Thương các tỉnh và thành phố liên quan theo dõi, kiểm tra và báo các Bộ Công Thương về tình hình thực hiện qui hoạch.
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Chủ đầu tư các NMNĐ trong các trung tâm điện lực, Sở Công Thương các tỉnh và thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như điều 3;
– PTTg Hoàng Trung Hải (để b/c);
– Bộ trưởng (để b/c);
– Viện Năng lượng;
– Lưu: VT, NL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Hoàng Quốc Vượng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 6949/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch đấu nối các Trung tâm điện lực vào hệ thống điện Quốc gia”