QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 60/2008/QĐ-TTg NGÀY 02 THÁNG 5 NĂM 2008 VỀ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
THIẾT BỊ GÂY NHIỄU THÔNG TIN DI ĐỘNG TẾ BÀO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thiết bị gây nhiễu thông tin di động tế bào
Thiết bị gây nhiễu thông tin di động tế bào (sau đây gọi tắt là thiết bị gây nhiễu) là thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc trong phạm vi xác định.
Điều 2. Đối tượng và mục đích sử dụng
Chỉ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được sử dụng thiết bị gây nhiễu đúng mục đích phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Các trường hợp đặc biệt khác phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép.
Điều 3. Điều kiện sử dụng
1. Chỉ được phát sóng gây nhiễu điện thoại di động trong phạm vi xác định cần chế áp.
2. Không được gây nhiễu băng tần thu của trạm gốc (trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định), các điện thoại di động ngoài phạm vi đã xác định cần chế áp và các băng tần dành cho các nghiệp vụ thông tin khác.
3. Không sử dụng sai quy định gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của công dân.
Điều 4. Tránh nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp tổ chức kiểm tra, kiểm soát tần số và xử lý hành vi sử dụng thiết bị gây nhiễu trái quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xử lý can nhiễu do sử dụng thiết bị gây nhiễu gây ra bên ngoài phạm vi xác định cần chế áp.
3. Tham gia phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng các quy định cụ thể về cơ chế phối hợp khi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sử dụng các thiết bị gây nhiễu.
Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
1. Xây dựng, ban hành Quy chế về việc quản lý và sử dụng các loại thiết bị gây nhiễu thuộc phạm vi từng bộ, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam: đơn vị được sử dụng, các trường hợp cụ thể được sử dụng thiết bị gây nhiễu phù hợp với quy định tại Điều 3 của quyết định này; đảm bảo có đơn vị thống nhất quản lý thiết bị gây nhiễu và là đầu mối phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông khi sử dụng.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng, ban hành các quy định về cơ chế phối hợp khi sử dụng các thiết bị gây nhiễu.
3. Tham gia phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông xử lý can nhiễu do sử dụng thiết bị gây nhiễu gây ra bên ngoài phạm vi xác định cần chế áp.
Điều 6. Hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các đối tượng không quy định tại Điều 2 của Quyết định này sản xuất, kinh doanh và sử dụng thiết bị gây nhiễu.
Điều 7. Trách nhiệm, hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Thiện Nhân
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 60/2008/QĐ-TTg NGÀY 02 THÁNG 5 NĂM 2008 VỀ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
THIẾT BỊ GÂY NHIỄU THÔNG TIN DI ĐỘNG TẾ BÀO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thiết bị gây nhiễu thông tin di động tế bào
Thiết bị gây nhiễu thông tin di động tế bào (sau đây gọi tắt là thiết bị gây nhiễu) là thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc trong phạm vi xác định.
Điều 2. Đối tượng và mục đích sử dụng
Chỉ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được sử dụng thiết bị gây nhiễu đúng mục đích phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Các trường hợp đặc biệt khác phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép.
Điều 3. Điều kiện sử dụng
1. Chỉ được phát sóng gây nhiễu điện thoại di động trong phạm vi xác định cần chế áp.
2. Không được gây nhiễu băng tần thu của trạm gốc (trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định), các điện thoại di động ngoài phạm vi đã xác định cần chế áp và các băng tần dành cho các nghiệp vụ thông tin khác.
3. Không sử dụng sai quy định gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của công dân.
Điều 4. Tránh nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp tổ chức kiểm tra, kiểm soát tần số và xử lý hành vi sử dụng thiết bị gây nhiễu trái quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xử lý can nhiễu do sử dụng thiết bị gây nhiễu gây ra bên ngoài phạm vi xác định cần chế áp.
3. Tham gia phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng các quy định cụ thể về cơ chế phối hợp khi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sử dụng các thiết bị gây nhiễu.
Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
1. Xây dựng, ban hành Quy chế về việc quản lý và sử dụng các loại thiết bị gây nhiễu thuộc phạm vi từng bộ, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam: đơn vị được sử dụng, các trường hợp cụ thể được sử dụng thiết bị gây nhiễu phù hợp với quy định tại Điều 3 của quyết định này; đảm bảo có đơn vị thống nhất quản lý thiết bị gây nhiễu và là đầu mối phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông khi sử dụng.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng, ban hành các quy định về cơ chế phối hợp khi sử dụng các thiết bị gây nhiễu.
3. Tham gia phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông xử lý can nhiễu do sử dụng thiết bị gây nhiễu gây ra bên ngoài phạm vi xác định cần chế áp.
Điều 6. Hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các đối tượng không quy định tại Điều 2 của Quyết định này sản xuất, kinh doanh và sử dụng thiết bị gây nhiễu.
Điều 7. Trách nhiệm, hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Thiện Nhân
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.