QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 53/2006/QĐ-BNN NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2006 BAN HÀNH QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG GIỐNG LÚA
CẤP SIÊU NGUYÊN CHỦNG, NGUYÊN CHỦNG, XÁC NHẬN VÀ HẠT LAI F1
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Theo đềnghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lýsản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận và hạt lai F1.
Điều2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT.BỘ TRƯỞNG
Thứtrưởng Bùi Bá Bổng: Đã ký
QUY ĐỊNH
Về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa
cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận và hạt lai F1
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2006/QĐ-BNN ngày 26 tháng 6 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều l. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
l. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống xác nhận và hạt lai F1(dưới đây gọi tắt là giống lúa).
2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
2. Hạt giống lúa siêu nguyên chủng (SNC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
3. Hạt giống lúa nguyên chủng (NC) là hạt giống lóa được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
4. Hạt giống lúa xác nhận (XN) là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
5. Hạt giống lúa lai F1 là hạt giống lúa thu được từ phép lai giữa một dòng bố (dòng phục hồi tính hữu dục) với một dòng mẹ bất dục đực (CMS, EGMS). Hạt lai F1 khi đưa ra gieo trồng có quần thể đồng nhất và có ưu thế lai.
6. Tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng là đơn vị có đủ điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, có phòng kiểm nghiệm giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Điều 3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống lúa
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống lúa phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Đối với cấp giống XN:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng;
b) Có địa điểm sản xuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh giống lúa cấp XN;
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho khâu sản xuất, chế biến và bảo quản phù hợp;
d) Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trồng trọt, bảo vệ thực vật trở lên hoặc có chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa;
e) Giống lúa sản xuất phải có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
g) Phải tuân thủ Quy trình sản xuất hạt lúa giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cho cấp giống XN.
2. Đối với cấp giống SNC, NC và hạt lai F1, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn tại tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng trước khi sản xuất giống.
b) Cán bộ kỹ thuật quy định tại điểm d khoản 1 Điều này tối thiểu phải có trình độ đại học chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật.
c) Phải tuân thủ Quy trình sản xuất h¹t giống lúa cấp SNC, NC do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đặc biệt phải thực hiện nghiêm ngặt các nội dung sau:
– Nếu vật liệu khởi đầu là hạt giống tác giả hoặc hạt giống cấp SNC thì phải qua hai vụ để có hạt SNC và ba vụ để có hạt NC.
– Nếu vật liệu khởi đầu từ nguồn hạt giống chưa đạt chất lượng cấp SNC thì phải qua ba vụ để có hạt SNC và bốn vụ để có hạt NC.
d) Nghiêm cấm việc sản xuất hạt giống cấp SNC theo phương pháp chọn và nhân đơn dòng.
Điều 4. Kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống lúa
1. Hạt giống lúa phải được kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng.
2. Hạt giống lúa cấp SNC, NC, hạt lai F1 phải được kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất các cấp giống lúa nêu tại khoản 2 Điều này, trước khi sản xuất phải đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.
4. Việc kiểm định đồng ruộng, lấy mẫu, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống lúa nêu tại khoản 2 Điều này phải tuân thủ theo Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
5. Người kiểm định, người lấy mẫu giống lúa phải có giấy chứng nhận là người lấy mẫu, người kiểm định do Cục trưởng Cục Trồng trọt cấp.
Điều 5. Hậu kiểm hạt giống SNC, hạt lai F1
Hạt giống lúa cấp SNC, h¹t lai F1 sau vụ thu hoạch phải được hậu kiểm theo quy trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đơn vị thực hiện hậu kiểm được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy định này.
Điều 6. Sử dụng hạt giống lúa
Hạt giống lúa cấp SNC chỉ sử dụng để sản xuất giống NC.
Hạt giống cấp NC chủ yếu sử dụng để sản xuất hạt giống lúa cấp xác nhận.
Hạt giống cấp XN và hạt lai F1 chỉ sử dụng để sản xuát lúa thương phẩm.
Điều 7. Phân công trách nhiệm
1. Cục Trồng trọt thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
a) Xây dựng và trình Bộ bàn hành và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách về sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa.
b) Trình Bộ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh giống lúa.
c) Tham gia thẩm định điều kiện của các tổ chức chứng nhận chất lượng phòng kiểm nghiệm và giám sát hoạt động của các tổ chức chứng nhận chất lượng và phòng kiểm nghiệm đã được công nhận.
d) Công nhận người lấy mẫu, người kiểm định giống lúa.
e) Tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng giống lúa của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lúa 100% vốn nước ngoài.
g) Giám sát điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lúa 100% vốn nước ngoài; giám sát hoạt động chứng nhận chất lượng giống lúa.
h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về sản xuất, kinh doanh giống lúa.
2. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương có nhiệm vụ:
a) Là đầu mối giúp Cục Trồng trọt hướng dẫn, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ việc kiểm định, kiểm nghiệm, hậu kiểm giống lúa của các tổ chức chứng nhận chất lượng trên phạm vi cả nước;
b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ người kiểm định, người lấy mẫu, người kiểm nghiệm của các tổ chức chứng nhận chất lượng và cán bộ kỹ thuật của các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống lúa;
c) Tổ chức thực hiện việc chứng nhận chất lượng giống lúa cấp SNC và tham gia chứng nhận chất lượng các cấp giống khác.
d) Hậu kiểm toàn bộ giống bố mẹ lúa lai. Tham gia hậu kiểm hạt giống lúa SNC, hạt lúa lai F1 và cấp giống lúa khác trong trường hợp cần thiết.
3. Tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng
a) Tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống lúa.
b) Tiến hành kiểm định đồng ruộng, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng đối với các cấp giống lóa: NC, XN và hạt lai F1.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa trên địa bàn, có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống lúa, trừ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
b) Giám sát điều kiện sản xuất, kinh doanh giống lúa của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống lúa, trừ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
c) Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền về sản xuất, kinh doanh giống lúa.
Điều 8. Điều khoản thi hành
Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa tại Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung.
Reviews
There are no reviews yet.