Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 52/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 52/2009/QĐ-TTg NGÀY 09 THÁNG 04 NĂM 2009

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO

VÀ VEN BIỂN GIAI ĐOẠN 2009 – 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 – 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của Đề án:
a) Mục tiêu tổng quát:
Kiểm soát quy mô dân số và chất lượng dân số các vùng biển, đảo và ven biển, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình và các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
b) Các mục tiêu cụ thể:
– Quy mô dân số các vùng biển, đảo và ven biển không vượt quá 32 triệu người vào năm 2010, 34 triệu người vào năm 2015 và 37 triệu người vào năm 2020.
– Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, đảo và ven biển áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70% vào năm 2010, 72% từ năm 2015 đến năm 2020.
– Tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình đạt 60% vào năm 2010, 80% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.
– Tỷ lệ trẻ em tại các vùng biển, đảo và ven biển bị dị dạng, dị tật và thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hoá và do di truyền giảm bình quân hàng năm khoảng 5% trong giai đoạn 2011 – 2020.
– Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, số liệu về dân số và kế hoạch hoá gia đình tại các vùng biển, đảo và ven biển, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, yêu cầu xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 của địa phương và Trung ương.
2. Thời gian thực hiện, phạm vi thực hiện và đối tượng của Đề án:
a) Thời gian thực hiện Đề án:
– Giai đoạn I (từ năm 2009 đến năm 2015): phấn đấu đạt mức sinh thay thế trong toàn vùng; nâng cao chất lượng dân số; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao chất lượng thông tin quản lý về dân số và kế hoạch hoá gia đình; thí điểm và nhân rộng một số loại hình, mô hình; tổ chức các hoạt động hỗ trợ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
– Giai đoạn II (từ năm 2016 đến năm 2020): nâng cao chất lượng dân số; vận hành hệ thống thông tin quản lý về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Mở rộng, triển khai đồng bộ các hoạt động trên địa bàn của Đề án.
b) Phạm vi thực hiện Đề án: tại 148 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (102 huyện, 8 quận, 9 thị xã, 17 thành phố ven biển trực thuộc tỉnh và 12 huyện đảo) của 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương (được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này).
c) Đối tượng của Đề án:
Người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển; ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, người dân sống, làm việc tại cửa sông và ven biển.
3. Nhiệm vụ và các hoạt động chủ yếu của Đề án:
a) Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình ở các vùng biển, đảo và ven biển:
– Tổ chức đội lưu động y tế – kế hoạch hoá gia đình tuyến huyện để thực hiện công tác truyền thông, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại các xã đảo, xã ven biển, xã có trên 5.000 người lao động nhập cư làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế, cảng biển, âu thuyền, cảng cá chưa đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình thường xuyên và có chất lượng.
– Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, cung cấp phương tiện vận chuyển và bổ sung trang thiết bị y tế cho đội lưu động y tế – kế hoạch hoá gia đình tuyến huyện tại phạm vi thực hiện Đề án.
– Xây dựng các loại hình cung cấp thông tin, tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và cung cấp bao cao su, thuốc tránh thai cho người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày, khi cập bờ và vào các âu thuyền tại các xã ven biển có nhiều người làm việc trên biển. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; cung cấp trang thiết bị cho các điểm tư vấn; tổ chức tư vấn trực tiếp; cung cấp tài liệu truyền thông, bao cao su, thuốc tránh thai.
– Xây dựng loại hình dịch vụ tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình cho người dân sinh sống trên các đảo dựa vào cơ sở y tế quân – dân y kết hợp tại các đảo chưa có cơ sở chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; tổ chức cung cấp dịch vụ; hỗ trợ kinh phí tổ chức, tư vấn, cung cấp dịch vụ và chuyển tuyến cho người dân; bổ sung trang thiết bị y tế cho điểm cung cấp dịch vụ.
– Xây dựng loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình cho người làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế dựa vào cơ sở y tế của các cơ quan, xí nghiệp, công trường tại các xã thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế có trên 5.000 người lao động nhập cư. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; tổ chức tư vấn và cung cấp dịch vụ; chuyển giao kỹ thuật, bổ sung trang thiết bị y tế cho điểm cung cấp dịch vụ.
b) Nâng cao chất lượng dân số khi sinh tại các vùng biển, đảo và ven biển:
– Xây dựng loại hình dịch vụ tư vấn, kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai cho những cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn tại các xã thuộc các huyện ven biển và huyện đảo có dân số trên 5.000 người. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; tổ chức tư vấn trực tiếp và quản lý đối tượng tại cộng đồng; hỗ trợ kinh phí khám, kiểm tra sức khoẻ, xét nghiệm kiểm tra yếu tố Rh (Rhesus), vi-rút viêm gan B và các yếu tố khác; cung cấp trang thiết bị, phương tiện thiết yếu và vật tư tiêu hao, hoá chất xét nghiệm.
– Hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ đang mang thai có nguy cơ cao tại vùng ven biển để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bào thai do tác động của môi trường biển tại các xã thuộc các huyện ven biển và huyện đảo có dân số trên 5.000 người. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; đào tạo, tập huấn; tổ chức tư vấn trực tiếp; hỗ trợ kinh phí khám, kiểm tra sức khoẻ, kinh phí chuyển tuyến với đối tượng chính sách và người nghèo; tổng hợp tình hình và số liệu về các bà mẹ đang mang thai tại cộng đồng.
– Xây dựng mô hình can thiệp đảm bảo sự phát triển bình thường của bào thai và sức khỏe cho người mang thai đang sinh sống và làm việc ở khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông, cửa biển tại các xã ven biển có khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông, cửa biển. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; tập huấn kỹ năng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hoá gia đình; truyền thông, vận động, tổ chức tư vấn trực tiếp và quản lý đối tượng tại cộng đồng; hỗ trợ kinh phí khám, kiểm tra sức khoẻ, kinh phí chuyển tuyến cho các đối tượng chính sách và người nghèo.
c) Hỗ trợ phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn:
Xây dựng loại hình dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn, phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục cho người từ 15 đến 24 tuổi chưa kết hôn, không đi học, chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định tại các xã ven biển, xã có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế, âu thuyền, cảng cá, bến cá, cảng biển. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; sản xuất và cung cấp sách mỏng, tờ gấp; tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức và duy trì hoạt động câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng; khám sức khỏe, cung cấp dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung cấp bao cao su và thuốc tránh thai.
d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý:
Thiết lập và vận hành hệ thống kho dữ liệu điện tử chuyên ngành về dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cho các huyện đảo có 1.000 dân trở lên và các huyện ven biển; đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý của các cấp thuộc phạm vi Đề án. Các hoạt động chủ yếu: khảo sát nhu cầu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin quản lý; lắp đặt hệ thống máy trạm, máy chủ và đường kết nối, phát triển phần mềm; tập huấn cán bộ và chuyển giao công nghệ; thu thập, xử lý, lưu trữ và khai thác thông tin.
đ) Tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông về dân số, sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình:
Tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi bền vững ở các đối tượng về dân số, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình ở các địa phương thuộc phạm vi Đề án. Các hoạt động chủ yếu: nghiên cứu, xây dựng mô hình, phát triển hệ thống thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng; sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh; sản xuất các tài liệu truyền thông, tổ chức các sự kiện truyền thông và các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, hộ gia đình, trên tầu thuyền và nơi tập kết của ngư dân.
e) Nâng cao hiệu quả quản lý Đề án:
Xây dựng các chỉ báo giám sát, đánh giá; xây dựng khung, bộ công cụ giám sát, đánh giá; điều tra, đánh giá thông tin cơ bản đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ; tổ chức khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức các đợt giám sát định kỳ và hỗ trợ kỹ thuật; khảo sát, nghiên cứu, đánh giá; tổ chức hội thảo chuyên môn, chuyên đề; hội nghị triển khai kế hoạch hàng năm, sơ kết, tổng kết; các hoạt động quản lý khác nhằm nâng cao năng lực tổ chức, triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.
4. Kinh phí thực hiện Đề án:
Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí chung trong kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và các nguồn kinh phí khác theo quy định.

5. Cơ chế quản lý và điều hành Đề án:
Cơ chế quản lý và điều hành Đề án thực hiện theo các quy định về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định hiện hành khác liên quan.
6. Tổ chức thực hiện Đề án:
a) Bộ Y tế:
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành khác liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện Đề án.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết những vấn đề về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình ở những cặp vợ chồng có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền hoặc nhiễm chất độc mầu da cam.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức cung cấp thông tin, tuyên truyền vận động, tư vấn và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho quân nhân và nhân dân sống và làm việc tại các đảo.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Y tế cân đối và phân bổ nguồn lực cho Đề án; xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương lồng ghép có hiệu quả Đề án với Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và các Chương trình mục tiêu quốc gia khác trên cùng một địa bàn (từ khâu xây dựng kế hoạch triển khai đến khâu tổ chức thực hiện).
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, bố trí ngân sách cho các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện Đề án và tổng hợp chung trong kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.
d) Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường tại phạm vi thực hiện Đề án.
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép nội dung dân số vào các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển nông thôn tại phạm vi thực hiện Đề án.
e) Các Bộ, ngành khác phối hợp với Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương thực hiện Đề án trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
g) Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương:
– Tích cực huy động nguồn lực và khai thác lợi thế của từng địa phương; tổ chức thực hiện Đề án theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, ngành chức năng;
– Lồng ghép có hiệu quả Đề án với Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và các Chương trình mục tiêu quốc gia khác trên địa bàn (từ khâu xây dựng kế hoạch triển khai đến khâu tổ chức thực hiện); thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Đề án tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Đề án trên địa bàn theo quy định hiện hành.
h) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia thực hiện Đề án trong phạm vi hoạt động của mình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2009.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thiện Nhân

Phụ lục

DANH SÁCH 28 TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN

TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG; 148 QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ,

THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH THUỘC ĐỊA BÀN ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ VEN BIỂN GIAI ĐOẠN 2009 – 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg

ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Quảng Ninh:

– Thành phố Hạ Long

– Thị xã Cẩm Phả

– Thị xã Móng Cái

– Huyện Hoành Bồ

– Huyện Tiên Yên

– Huyện Hải Hà

– Huyện Đầm Hà

– Huyện Yên Hưng

– Huyện đảo Vân Đồn

– Huyện đảo Cô Tô

2.Hải Phòng:

– Quận Đồ Sơn

– Quận Dương Kinh

– Quận Hải An

– Huyện Kiến Thụy

– Huyện Thuỷ Nguyên

– Huyện Tiên Lãng

– Huyện đảo Cát Hải

– Huyện đảo Bạch Long Vĩ

3. Thái Bình:

– Huyện Tiền Hải

– Huyện Thái Thuỵ

4. Nam Định:

– Huyện Nghĩa Hưng

– Huyện Giao Thuỷ

– Huyện Hải Hậu

5.Ninh Bình:

Huyện Kim Sơn

6.Thanh Hoá:

– Thành phố Thanh Hoá

– Thị xã Sầm Sơn

– Huyện Nga Sơn

– Huyện Quảng Xương

– Huyện Hậu Lộc

– Huyện Hoằng Hoá

– Huyện Tĩnh Gia

7.Nghệ An:

– Thị xã Cửa Lò

– Huyện Quỳnh Lưu

– Huyện Diễn Châu

– Huyện Nghi Lộc

8.Hà Tĩnh:

– Huyện Nghi Xuân

– Huyện Thạch Hà

– Huyện Cẩm Xuyên

– Huyện Kỳ Anh

9.Quảng Bình:

– Thành phố Đồng Hới

– Huyện Bố Trạch

– Huyện Quảng Trạch

– Huyện Quảng Ninh

– Huyện Lệ Thuỷ

10. Quảng Trị:

– Huyện Vĩnh Linh

– Huyện Gio Linh

– Huyện Triệu Phong

– Huyện Hải Lăng

– Huyện đảo Cồn Cỏ

11. Thừa thiên Huế:

– Thành phố Huế

– Huyện Phong Điền

– Huyện Quảng Điền

– Huyện Hương Thuỷ

– Huyện Phú Lộc

– Huyện Phú Vang

– Huyện Hương Trà

12. Đà Nẵng:

– Quận Hải Châu

– Quận Thanh Khê

– Quận Sơn Trà

– Quận Liên Chiểu

– Quận Ngũ Hành Sơn

– Huyện đảo Hoàng Sa

13.Quảng Nam:

– Thành phố Tam Kỳ

– Thành phố Hội An

– Huyện Điện Bàn

– Huyện Thăng Bình

– Huyện Núi Thành

– Huyện Duy Xuyên

14. Quảng Ngãi:

– Thành phố Quảng Ngãi

– Huyện Bình Sơn

– Huyện Tư Nghĩa

– Huyện Sơn Tịnh

– Huyện Mộ Đức

– Huyện Đức Phổ

– Huyện đảo Lý Sơn

15. Bình Định:

– Thành phố Quy Nhơn

– Huyện Hoài Nhơn

– Huyện Phù Cát

– Huyện Phù Mỹ

– Huyện Tuy Phước

16. Phú Yên:

– Thành phố Tuy Hoà

– Huyện Sông Cầu

– Huyện Tuy An

– Huyện Đông Hoà

17.Khánh Hoà:

– Thành phố Nha Trang

– Huyện Cam Lâm

– Huyện Ninh Hoà

– Huyện Vạn Ninh

– Huyện Cam Ranh

– Huyện đảo Trường Sa

18.Ninh Thuận:

– Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

– Huyện Ninh Sơn

– Huyện Ninh Hải

– Huyện Thuận Bắc

– Huyện Ninh Phước

19.Bình Thuận:

– Thành phố Phan Thiết

– Thị xã La Gi

– Huyện Tuy Phong

– Huyện Bắc Bình

– Huyện Hàm Tân

– Huyện Hàm Thuận Nam

– Huyện đảo Phú Quý

20.Bà rịa – Vũng Tàu:

– Thành phố Vũng Tàu

– Thị xã Bà Rịa

– Huyện Long Điền

– Huyện Đất Đỏ

– Huyện Xuyên Mộc

– Huyện Châu Đức

– Huyện Tân Thành

– Huyện đảo Côn Đảo

21. Thành phố Hồ Chí Minh:

Huyện Cần Giờ

22.Tiền Giang:

– Thị xã Gò Công

– Huyện Gò Công Đông

– Huyện Tân Phú Đông

– Huyện Gò Công Tây

23.Bến Tre:

– Huyện Bình Đại

– Huyện Ba Tri

– Huyện Thanh Phú

24.Trà Vinh:

– Thị xã Trà Vinh

– Huyện Trà Cú

– Huyện Cầu Ngang

– Huyện Châu Thành

– Huyện Duyên Hải

25.Sóc Trăng:

– Thành phố Sóc Trăng

– Huyện Long Phú

– Huyện Cù Lao Dung

– Huyện Vĩnh Châu

26.Bạc Liêu:

– Thành phố Bạc Liêu

– Huyện Hoà Bình

– Huyện Đông Hải

– Huyện Vĩnh Lợi

– Huyện Giá Rai

27.Cà Mau:

– Thành phố Cà Mau

– Huyện Phú Tân

– Huyện Đầm Dơi

– Huyện Ngọc Hiển

– Huyện Cái Nước

– Huyện Trần Văn Thời

– Huyện U Minh

28.Kiên Giang:

Thành phố Rạch Giá

Thị xã Hà Tiên

– Huyện An Minh

– Huyện An Biên

– Huyện Châu Thành

– Huyện Hòn Đất

– Huyện đảo Kiên Hải

– Huyện đảo Phú Quốc

– Huyện Kiên Lương./.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 52/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 52/2009/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 09/04/2009 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Dân sự
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 52/2009/QĐ-TTg NGÀY 09 THÁNG 04 NĂM 2009

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO

VÀ VEN BIỂN GIAI ĐOẠN 2009 – 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 – 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của Đề án:
a) Mục tiêu tổng quát:
Kiểm soát quy mô dân số và chất lượng dân số các vùng biển, đảo và ven biển, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình và các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
b) Các mục tiêu cụ thể:
– Quy mô dân số các vùng biển, đảo và ven biển không vượt quá 32 triệu người vào năm 2010, 34 triệu người vào năm 2015 và 37 triệu người vào năm 2020.
– Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, đảo và ven biển áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70% vào năm 2010, 72% từ năm 2015 đến năm 2020.
– Tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình đạt 60% vào năm 2010, 80% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.
– Tỷ lệ trẻ em tại các vùng biển, đảo và ven biển bị dị dạng, dị tật và thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hoá và do di truyền giảm bình quân hàng năm khoảng 5% trong giai đoạn 2011 – 2020.
– Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, số liệu về dân số và kế hoạch hoá gia đình tại các vùng biển, đảo và ven biển, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, yêu cầu xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 của địa phương và Trung ương.
2. Thời gian thực hiện, phạm vi thực hiện và đối tượng của Đề án:
a) Thời gian thực hiện Đề án:
– Giai đoạn I (từ năm 2009 đến năm 2015): phấn đấu đạt mức sinh thay thế trong toàn vùng; nâng cao chất lượng dân số; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao chất lượng thông tin quản lý về dân số và kế hoạch hoá gia đình; thí điểm và nhân rộng một số loại hình, mô hình; tổ chức các hoạt động hỗ trợ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
– Giai đoạn II (từ năm 2016 đến năm 2020): nâng cao chất lượng dân số; vận hành hệ thống thông tin quản lý về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Mở rộng, triển khai đồng bộ các hoạt động trên địa bàn của Đề án.
b) Phạm vi thực hiện Đề án: tại 148 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (102 huyện, 8 quận, 9 thị xã, 17 thành phố ven biển trực thuộc tỉnh và 12 huyện đảo) của 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương (được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này).
c) Đối tượng của Đề án:
Người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển; ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, người dân sống, làm việc tại cửa sông và ven biển.
3. Nhiệm vụ và các hoạt động chủ yếu của Đề án:
a) Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình ở các vùng biển, đảo và ven biển:
– Tổ chức đội lưu động y tế – kế hoạch hoá gia đình tuyến huyện để thực hiện công tác truyền thông, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại các xã đảo, xã ven biển, xã có trên 5.000 người lao động nhập cư làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế, cảng biển, âu thuyền, cảng cá chưa đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình thường xuyên và có chất lượng.
– Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, cung cấp phương tiện vận chuyển và bổ sung trang thiết bị y tế cho đội lưu động y tế – kế hoạch hoá gia đình tuyến huyện tại phạm vi thực hiện Đề án.
– Xây dựng các loại hình cung cấp thông tin, tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và cung cấp bao cao su, thuốc tránh thai cho người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày, khi cập bờ và vào các âu thuyền tại các xã ven biển có nhiều người làm việc trên biển. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; cung cấp trang thiết bị cho các điểm tư vấn; tổ chức tư vấn trực tiếp; cung cấp tài liệu truyền thông, bao cao su, thuốc tránh thai.
– Xây dựng loại hình dịch vụ tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình cho người dân sinh sống trên các đảo dựa vào cơ sở y tế quân – dân y kết hợp tại các đảo chưa có cơ sở chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; tổ chức cung cấp dịch vụ; hỗ trợ kinh phí tổ chức, tư vấn, cung cấp dịch vụ và chuyển tuyến cho người dân; bổ sung trang thiết bị y tế cho điểm cung cấp dịch vụ.
– Xây dựng loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình cho người làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế dựa vào cơ sở y tế của các cơ quan, xí nghiệp, công trường tại các xã thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế có trên 5.000 người lao động nhập cư. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; tổ chức tư vấn và cung cấp dịch vụ; chuyển giao kỹ thuật, bổ sung trang thiết bị y tế cho điểm cung cấp dịch vụ.
b) Nâng cao chất lượng dân số khi sinh tại các vùng biển, đảo và ven biển:
– Xây dựng loại hình dịch vụ tư vấn, kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai cho những cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn tại các xã thuộc các huyện ven biển và huyện đảo có dân số trên 5.000 người. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; tổ chức tư vấn trực tiếp và quản lý đối tượng tại cộng đồng; hỗ trợ kinh phí khám, kiểm tra sức khoẻ, xét nghiệm kiểm tra yếu tố Rh (Rhesus), vi-rút viêm gan B và các yếu tố khác; cung cấp trang thiết bị, phương tiện thiết yếu và vật tư tiêu hao, hoá chất xét nghiệm.
– Hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ đang mang thai có nguy cơ cao tại vùng ven biển để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bào thai do tác động của môi trường biển tại các xã thuộc các huyện ven biển và huyện đảo có dân số trên 5.000 người. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; đào tạo, tập huấn; tổ chức tư vấn trực tiếp; hỗ trợ kinh phí khám, kiểm tra sức khoẻ, kinh phí chuyển tuyến với đối tượng chính sách và người nghèo; tổng hợp tình hình và số liệu về các bà mẹ đang mang thai tại cộng đồng.
– Xây dựng mô hình can thiệp đảm bảo sự phát triển bình thường của bào thai và sức khỏe cho người mang thai đang sinh sống và làm việc ở khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông, cửa biển tại các xã ven biển có khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông, cửa biển. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; tập huấn kỹ năng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hoá gia đình; truyền thông, vận động, tổ chức tư vấn trực tiếp và quản lý đối tượng tại cộng đồng; hỗ trợ kinh phí khám, kiểm tra sức khoẻ, kinh phí chuyển tuyến cho các đối tượng chính sách và người nghèo.
c) Hỗ trợ phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn:
Xây dựng loại hình dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn, phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục cho người từ 15 đến 24 tuổi chưa kết hôn, không đi học, chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định tại các xã ven biển, xã có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế, âu thuyền, cảng cá, bến cá, cảng biển. Các hoạt động chủ yếu: xây dựng và triển khai mô hình thí điểm; sản xuất và cung cấp sách mỏng, tờ gấp; tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức và duy trì hoạt động câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng; khám sức khỏe, cung cấp dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung cấp bao cao su và thuốc tránh thai.
d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý:
Thiết lập và vận hành hệ thống kho dữ liệu điện tử chuyên ngành về dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cho các huyện đảo có 1.000 dân trở lên và các huyện ven biển; đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý của các cấp thuộc phạm vi Đề án. Các hoạt động chủ yếu: khảo sát nhu cầu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin quản lý; lắp đặt hệ thống máy trạm, máy chủ và đường kết nối, phát triển phần mềm; tập huấn cán bộ và chuyển giao công nghệ; thu thập, xử lý, lưu trữ và khai thác thông tin.
đ) Tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông về dân số, sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình:
Tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi bền vững ở các đối tượng về dân số, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình ở các địa phương thuộc phạm vi Đề án. Các hoạt động chủ yếu: nghiên cứu, xây dựng mô hình, phát triển hệ thống thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng; sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh; sản xuất các tài liệu truyền thông, tổ chức các sự kiện truyền thông và các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, hộ gia đình, trên tầu thuyền và nơi tập kết của ngư dân.
e) Nâng cao hiệu quả quản lý Đề án:
Xây dựng các chỉ báo giám sát, đánh giá; xây dựng khung, bộ công cụ giám sát, đánh giá; điều tra, đánh giá thông tin cơ bản đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ; tổ chức khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức các đợt giám sát định kỳ và hỗ trợ kỹ thuật; khảo sát, nghiên cứu, đánh giá; tổ chức hội thảo chuyên môn, chuyên đề; hội nghị triển khai kế hoạch hàng năm, sơ kết, tổng kết; các hoạt động quản lý khác nhằm nâng cao năng lực tổ chức, triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.
4. Kinh phí thực hiện Đề án:
Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí chung trong kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và các nguồn kinh phí khác theo quy định.

5. Cơ chế quản lý và điều hành Đề án:
Cơ chế quản lý và điều hành Đề án thực hiện theo các quy định về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định hiện hành khác liên quan.
6. Tổ chức thực hiện Đề án:
a) Bộ Y tế:
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành khác liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện Đề án.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết những vấn đề về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình ở những cặp vợ chồng có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền hoặc nhiễm chất độc mầu da cam.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức cung cấp thông tin, tuyên truyền vận động, tư vấn và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho quân nhân và nhân dân sống và làm việc tại các đảo.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Y tế cân đối và phân bổ nguồn lực cho Đề án; xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương lồng ghép có hiệu quả Đề án với Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và các Chương trình mục tiêu quốc gia khác trên cùng một địa bàn (từ khâu xây dựng kế hoạch triển khai đến khâu tổ chức thực hiện).
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, bố trí ngân sách cho các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện Đề án và tổng hợp chung trong kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.
d) Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường tại phạm vi thực hiện Đề án.
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép nội dung dân số vào các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển nông thôn tại phạm vi thực hiện Đề án.
e) Các Bộ, ngành khác phối hợp với Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương thực hiện Đề án trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
g) Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương:
– Tích cực huy động nguồn lực và khai thác lợi thế của từng địa phương; tổ chức thực hiện Đề án theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, ngành chức năng;
– Lồng ghép có hiệu quả Đề án với Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và các Chương trình mục tiêu quốc gia khác trên địa bàn (từ khâu xây dựng kế hoạch triển khai đến khâu tổ chức thực hiện); thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Đề án tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Đề án trên địa bàn theo quy định hiện hành.
h) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia thực hiện Đề án trong phạm vi hoạt động của mình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2009.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thiện Nhân

Phụ lục

DANH SÁCH 28 TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN

TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG; 148 QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ,

THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH THUỘC ĐỊA BÀN ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT DÂN SỐ CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ VEN BIỂN GIAI ĐOẠN 2009 – 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg

ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Quảng Ninh:

– Thành phố Hạ Long

– Thị xã Cẩm Phả

– Thị xã Móng Cái

– Huyện Hoành Bồ

– Huyện Tiên Yên

– Huyện Hải Hà

– Huyện Đầm Hà

– Huyện Yên Hưng

– Huyện đảo Vân Đồn

– Huyện đảo Cô Tô

2.Hải Phòng:

– Quận Đồ Sơn

– Quận Dương Kinh

– Quận Hải An

– Huyện Kiến Thụy

– Huyện Thuỷ Nguyên

– Huyện Tiên Lãng

– Huyện đảo Cát Hải

– Huyện đảo Bạch Long Vĩ

3. Thái Bình:

– Huyện Tiền Hải

– Huyện Thái Thuỵ

4. Nam Định:

– Huyện Nghĩa Hưng

– Huyện Giao Thuỷ

– Huyện Hải Hậu

5.Ninh Bình:

Huyện Kim Sơn

6.Thanh Hoá:

– Thành phố Thanh Hoá

– Thị xã Sầm Sơn

– Huyện Nga Sơn

– Huyện Quảng Xương

– Huyện Hậu Lộc

– Huyện Hoằng Hoá

– Huyện Tĩnh Gia

7.Nghệ An:

– Thị xã Cửa Lò

– Huyện Quỳnh Lưu

– Huyện Diễn Châu

– Huyện Nghi Lộc

8.Hà Tĩnh:

– Huyện Nghi Xuân

– Huyện Thạch Hà

– Huyện Cẩm Xuyên

– Huyện Kỳ Anh

9.Quảng Bình:

– Thành phố Đồng Hới

– Huyện Bố Trạch

– Huyện Quảng Trạch

– Huyện Quảng Ninh

– Huyện Lệ Thuỷ

10. Quảng Trị:

– Huyện Vĩnh Linh

– Huyện Gio Linh

– Huyện Triệu Phong

– Huyện Hải Lăng

– Huyện đảo Cồn Cỏ

11. Thừa thiên Huế:

– Thành phố Huế

– Huyện Phong Điền

– Huyện Quảng Điền

– Huyện Hương Thuỷ

– Huyện Phú Lộc

– Huyện Phú Vang

– Huyện Hương Trà

12. Đà Nẵng:

– Quận Hải Châu

– Quận Thanh Khê

– Quận Sơn Trà

– Quận Liên Chiểu

– Quận Ngũ Hành Sơn

– Huyện đảo Hoàng Sa

13.Quảng Nam:

– Thành phố Tam Kỳ

– Thành phố Hội An

– Huyện Điện Bàn

– Huyện Thăng Bình

– Huyện Núi Thành

– Huyện Duy Xuyên

14. Quảng Ngãi:

– Thành phố Quảng Ngãi

– Huyện Bình Sơn

– Huyện Tư Nghĩa

– Huyện Sơn Tịnh

– Huyện Mộ Đức

– Huyện Đức Phổ

– Huyện đảo Lý Sơn

15. Bình Định:

– Thành phố Quy Nhơn

– Huyện Hoài Nhơn

– Huyện Phù Cát

– Huyện Phù Mỹ

– Huyện Tuy Phước

16. Phú Yên:

– Thành phố Tuy Hoà

– Huyện Sông Cầu

– Huyện Tuy An

– Huyện Đông Hoà

17.Khánh Hoà:

– Thành phố Nha Trang

– Huyện Cam Lâm

– Huyện Ninh Hoà

– Huyện Vạn Ninh

– Huyện Cam Ranh

– Huyện đảo Trường Sa

18.Ninh Thuận:

– Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

– Huyện Ninh Sơn

– Huyện Ninh Hải

– Huyện Thuận Bắc

– Huyện Ninh Phước

19.Bình Thuận:

– Thành phố Phan Thiết

– Thị xã La Gi

– Huyện Tuy Phong

– Huyện Bắc Bình

– Huyện Hàm Tân

– Huyện Hàm Thuận Nam

– Huyện đảo Phú Quý

20.Bà rịa – Vũng Tàu:

– Thành phố Vũng Tàu

– Thị xã Bà Rịa

– Huyện Long Điền

– Huyện Đất Đỏ

– Huyện Xuyên Mộc

– Huyện Châu Đức

– Huyện Tân Thành

– Huyện đảo Côn Đảo

21. Thành phố Hồ Chí Minh:

Huyện Cần Giờ

22.Tiền Giang:

– Thị xã Gò Công

– Huyện Gò Công Đông

– Huyện Tân Phú Đông

– Huyện Gò Công Tây

23.Bến Tre:

– Huyện Bình Đại

– Huyện Ba Tri

– Huyện Thanh Phú

24.Trà Vinh:

– Thị xã Trà Vinh

– Huyện Trà Cú

– Huyện Cầu Ngang

– Huyện Châu Thành

– Huyện Duyên Hải

25.Sóc Trăng:

– Thành phố Sóc Trăng

– Huyện Long Phú

– Huyện Cù Lao Dung

– Huyện Vĩnh Châu

26.Bạc Liêu:

– Thành phố Bạc Liêu

– Huyện Hoà Bình

– Huyện Đông Hải

– Huyện Vĩnh Lợi

– Huyện Giá Rai

27.Cà Mau:

– Thành phố Cà Mau

– Huyện Phú Tân

– Huyện Đầm Dơi

– Huyện Ngọc Hiển

– Huyện Cái Nước

– Huyện Trần Văn Thời

– Huyện U Minh

28.Kiên Giang:

Thành phố Rạch Giá

Thị xã Hà Tiên

– Huyện An Minh

– Huyện An Biên

– Huyện Châu Thành

– Huyện Hòn Đất

– Huyện đảo Kiên Hải

– Huyện đảo Phú Quốc

– Huyện Kiên Lương./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 52/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020”