Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 52/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 52/2006/QĐ-BTC NGÀY 25 THÁNG 9 NĂM 2006

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác;

Căn cứ Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà

QUY CHẾ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BTC ngày 25/9 /2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) là tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, được Nhà nước giao vốn, đất đai và các nguồn lực khác để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 3, Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Điều 2.
1. Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính; có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao; có các quyền hạn và nghĩa vụ quy định tại Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh trước pháp luật trong phạm vi số vốn của Tổng công ty.
2. Tổng công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập mà Nhà nước giao cho Tổng công ty.
Điều 3. Tổng công ty có các công ty thành viên và chi nhánh theo quy định tại Điều 22 Điều lệ tổ chức và họat động của Tổng công ty ban hành kèm theo Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị của Tổng công ty trên cơ sở vốn và nguồn lực mà Nhà nước đã giao cho Tổng công ty, phù hợp với nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh của từng đơn vị và phương án sử dụng vốn được Hội đồng Quản trị Tổng công ty phê duyệt.
Điều 4. Tổng công ty chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính; Bộ Tài chính thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của Tổng công ty theo quy định của pháp luật; Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn và tài sản đối với Tổng công ty theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN

Điều 5. Vốn hoạt động của Tổng công ty bao gồm:
1. Vốn chủ sở hữu
a) Vốn điều lệ
– Tổng công ty được Nhà nước cấp vốn ban đầu để thành lập và hoạt động. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập của Tổng công ty là 5.000 (năm nghìn) tỷ đồng và được bổ sung dần trong quá trình hoạt động.
– Khi có sự tăng hoặc giảm vốn điều lệ, Tổng công ty phải điều chỉnh vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và công bố theo quy định của pháp luật.
b) Vốn tiếp nhận bổ sung từ các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc công ty mới thành lập;
c) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật;
d) Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính được trích từ lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty;
đ) Các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ Nhà nước.
2. Vốn huy động bằng các hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên doanh, liên kết và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và không được làm thay đổi hình thức sở hữu nhà nước của Tổng công ty.
Tổng công ty phải chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi theo đúng cam kết trong hợp đồng huy động vốn.
3. Vốn nhận uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Vốn khác theo quy định của pháp luật
Điều 6. Sử dụng vốn, tài sản
1. Trong phạm vi thẩm quyền và quy định của pháp luật về từng lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, Tổng công ty được quyền sử dụng vốn và tài sản để đầu tư, kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
2. Tổng công ty được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh.
3. Việc điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị trực thuộc được thực hiện theo Điều lệ của Tổng công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
4. Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Đối với dự án đầu tư không có khả năng sinh lời, không có hiệu quả trực tiếp nhưng do Thủ tướng Chính phủ chỉ định Tổng công ty đầu tư thì được hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước và được hạch toán, theo dõi, quản lý riêng.
6. Tổng công ty phải hạch toán, theo dõi riêng từng loại nguồn vốn, từng hình thức đầu tư và từng khoản đầu tư.
Điều 7. Các hình thức đầu tư và kinh doanh vốn:
1. Đầu tư trực tiếp: thực hiện theo quy định tại Điều 21, Luật Đầu tư và Điều lệ hoạt động của Tổng công ty.
2. Đầu tư gián tiếp: thực hiện theo quy định tại Điều 26, Luật Đầu tư và Điều lệ hoạt động của Tổng công ty.
Điều 8. Bảo đảm an toàn vốn
Tổng công ty có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động như sau:
1. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật và phù hợp với mức độ rủi ro của các dự án đầu tư.
3. Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Trích vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản dự phòng sau:
a) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
b) Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư dài hạn (bao gồm cả giảm giá chứng khoán);
c) Dự phòng phải thu khó đòi;
d) Dự phòng trợ cấp mất việc làm, thôi việc.
5. Các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản
1. Kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
a) Khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;
b) Khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu;
c) Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Tổng công ty;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đánh giá lại tài sản trong các trường hợp:
a) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thực hiện chuyển đổi sở hữu;
c) Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài Tổng công ty hoặc thu hồi tài sản khi liên doanh chấm dứt hoạt động;
d) Thanh lý, nhượng bán tài sản.
3. Xử lý tài sản thừa, thiếu sau kiểm kê, đánh giá lại
a) Đối với tài sản thừa, thiếu sau khi kiểm kê cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
b) Việc đánh giá lại tài sản và xử lý hạch toán đối với khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 10. Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
1. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm và quản lý tài sản cố định của Tổng công ty được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Tài sản cố định của Tổng công ty phải được huy động vào hoạt động kinh doanh và thực hiện đúng chế độ trích và sử dụng khấu hao theo quy định của pháp luật.
3. Tổng công ty thống nhất quản lý tập trung quỹ khấu hao tài sản cố định của các đơn vị thành viên để phục vụ cho công tác tái đầu tư;
Điều 11. Xử lý tổn thất về tài sản
Khi bị tổn thất về tài sản, Tổng công ty phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
1. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) Tổng công ty quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
4. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Tổng công ty. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ.
Điều 12. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
Tổng công ty được cho thuê, thế chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền của Tổng công ty theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật trên nguyên tắc bảo đảm có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.
Điều 13. Nhượng bán tài sản
1. Trong phạm vi thẩm quyền, Tổng công ty được nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì đại diện chủ sở hữu quyết định việc nhượng bán tài sản;
2. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản nhượng bán và chi phí nhượng bán tài sản được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Tổng công ty.
Điều 14. Thanh lý tài sản
1. Trong phạm vi thẩm quyền, Tổng công ty được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì đại diện chủ sở hữu quyết định việc thanh lý tài sản;
2. Khi thanh lý tài sản, Tổng công ty phải thành lập Hội đồng thanh lý. Đối với những tài sản pháp luật quy định phải bán đấu giá, khi thanh lý Tổng công ty phải tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
3. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản thanh lý và chi phí thanh lý tài sản được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Tổng công ty .

III. DOANH THU, CHI PHÍ

Điều 15. Doanh thu
1. Hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn:
a) Lợi nhuận sau thuế, thu nhập từ vốn góp, cổ tức được chia từ phần vốn mà Tổng công ty đầu tư hoặc nhận bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
b) Thu từ tiền bán doanh nghiệp, tài sản thuộc Tổng công ty quản lý;
c) Thu từ hoạt động đầu tư gián tiếp cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các công cụ tài chính khác;
d) Thu chênh lệch tỷ giá hối đoái;
đ) Thu lãi tiền gửi;
e) Tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các hoạt động đầu tư theo chỉ định hoặc đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực công ích;
f) Các khoản thu đầu tư và kinh doanh vốn khác.
2. Hoạt động dịch vụ:
a) Thu từ hoạt động dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin;
b) Thu phí nhận uỷ thác;
c) Các khoản thu cung ứng dịch vụ khác.
3. Các khoản thu khác:
a) Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định của Tổng công ty;
b) Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
c) Thu từ việc cho thuê tài sản;
d) Các khoản thu khác.
Điều 16. Chi phí
1. Hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn:
a) Chi phí cho hoạt động đầu tư vốn trực tiếp; chi phí tái cấu trúc và bán các doanh nghiệp, các tài sản mà Tổng công ty sở hữu; chi phí cho hoạt động đầu tư gián tiếp cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các công cụ tài chính khác; Chi phí thuê chuyên gia tư vấn, định giá và tái cấu trúc các doanh nghiệp; chi phí thuê kiểm toán, thuê tổ chức định mức tín nhiệm; chi phí phải trả lãi tiền vay (bao gồm cả lãi trái phiếu) và các chi phí huy động vốn khác; chi hoạt động dịch vụ; chi về chênh lệch tỷ giá; chi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn khác; chi vốn gốc của các doanh nghiệp, tài sản thuộc Tổng công ty quản lý được bán;
b) Chi phí khấu hao tài sản cố định;
c) Tiền lương, tiền công và chi phí có tính chất lương theo quy định của pháp luật đối với công ty nhà nước.
d) Chi thưởng thành tích gia tăng giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn đầu tư của Tổng công ty. Mức thưởng tối đa bằng 20% giá trị gia tăng hàng năm. Hội đồng quản trị quyết định mức thưởng cụ thể (cho tập thể, cá nhân của Tổng công ty) theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Quyết định 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Giá trị gia tăng được phản ánh theo chế độ kế toán áp dụng đối với Tổng công ty do Bộ Tài chính ban hành.
đ) Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn;
e) Chi dịch vụ mua ngoài: chi thuê sửa chữa tài sản cố định, vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền mua bảo hiểm tai nạn con người, chi công tác phí, chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định, chi hoa hồng, đại lý, môi giới, uỷ thác và các dịch vụ khác;
f) Các khoản chi phí khác:
– Chi bảo hộ lao động.
– Chi trang phục.
– Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định.
– Chi theo chế độ quy định đối với lao động nữ.
– Tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên Tổng công ty;
– Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà Tổng công ty có tham gia.
– Chi cho công tác đảng, đoàn thể tại Tổng công ty (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định).
– Chi trích lập các khoản dự phòng theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 của Quy chế này;
– Chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới quản trị công ty;
– Chi đào tạo lao động nâng cao trình độ cán bộ cho Tổng công ty và các công ty thành viên;
– Chi y tế theo chế độ quy định;
– Chi cho công tác bảo vệ cơ quan.
– Chi cho công tác bảo vệ môi trường.
– Chi lễ tân, khánh tiết, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, giao dịch, đối ngoại, chi phí hội họp.
– Chi nộp thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế nhà đất, các loại thuế, phí và lệ phí khác.
2. Các chi phí khác:
a) Chi phí thuê và cho thuê tài sản;
b) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản và giá trị còn lại của tài sản nhượng bán, thanh lý;
c) Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi;
d) Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
đ) Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Quy chế này;
e) Các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác.
3. Các chi phí nêu tại Khoản 1, 2 của Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật phù hợp với từng loại hình hoạt động của Tổng công ty. Trường hợp pháp luật chưa quy định thì Tổng công ty xây dựng tiêu chuẩn, định mức để thực hiện.
Điều 17. Tổng công ty không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản sau:
1. Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật do cá nhân gây ra không mang danh Tổng công ty.
2. Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, các khoản chi không có chứng từ hợp lệ.
3. Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.
4. Các khoản chi không hợp lý, không hợp lệ khác.
Điều 18.
1. Các hoạt động kinh tế phải được phản ánh trên sổ và báo cáo kế toán bằng đồng Việt Nam.
2. Trong trường hợp có các hoạt động kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định.
Điều 19. Tổng công ty thực hiện hạch toán doanh thu, chi phí đúng chế độ quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các khoản thu, chi và thực hiện các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán.

IV. LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

Điều 20. Lợi nhuận
1. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của Tổng công ty, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác. Lợi nhuận của Tổng công ty là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý hợp lệ.
2. Tổng công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các khoản lợi nhuận hoặc cổ tức được chia nếu như các khoản lợi nhuận hoặc cổ tức được chia đó đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 21. Phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận của Tổng công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được phân phối như sau:
1. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có).
2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính theo quy định; khi số dư bằng 25% vốn điều lệ của Tổng công ty thì không trích nữa.
4. Lợi nhuận còn lại, sau khi trừ đi các khoản quy định tại khoản 1, 2 và 3 điều này, được phân phối theo tỷ lệ vốn do Nhà nước cấp và vốn khác của Tổng công ty, cụ thể:
a) Phần lợi nhuận được chia theo vốn do Nhà nước cấp (không bao gồm vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp do Tổng công ty làm đại diện chủ sở hữu) được chuyển toàn bộ vào Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty.
b) Phần lợi nhuận được chia theo vốn khác (theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 5 Quy chế này và vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp do Tổng công ty làm đại diện chủ sở hữu) được phân phối vào quỹ đầu tư phát triển, quỹ thưởng Ban quản lý điều hành, quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Tỷ lệ trích cụ thể vào các quỹ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
Điều 22. Mục đích sử dụng các quỹ
Mục đích sử dụng các quỹ: dự phòng tài chính, đầu tư phát triển, khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng Ban điều hành Tổng công ty thực hiện theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

V. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN, BÁO CÁO VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH

Điều 23. Kế toán, thống kê
1. Tổng công ty thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động tài chính.
2. Năm tài chính của Tổng công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Điều 24. Kế hoạch tài chính và báo cáo
1. Kế hoạch tài chính
Định kỳ hàng năm, Tổng công ty có trách nhiệm lập và trình Bộ Tài chính Kế hoạch tài chính năm theo Phụ lục số 01 kèm Quy chế này.
Kế hoạch tài chính phải được Hội đồng quản trị phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 11 của năm trước.
2. Báo cáo của Tổng công ty
a) Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Tổng công ty phải lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật cho Bộ Tài chính. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của Tổng công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính.
b) Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Tổng công ty lập báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư, kinh doanh vốn theo Phụ lục số 02 ban hành kèm Quy chế này, theo từng hình thức đầu tư, từng loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, phân tích, đánh giá về tình hình đầu tư, kinh doanh vốn, tình hình tài chính của Tổng công ty.
Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi chậm nhất là ngày 30 tháng 7; báo cáo năm (kèm theo báo báo kiểm toán) được gửi chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm.
Điều 25. Kiểm toán, đánh giá tín nhiệm
1. Hàng năm, Tổng công ty phải thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính. Việc kiểm toán do một công ty kiểm toán độc lập trong hoặc ngoài nước hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thực hiện.
Việc kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, kiểm toán. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty được gửi cho Bộ Tài chính.
2. Tổng công ty có thể thuê các tổ chức đánh giá tín nhiệm trong và ngoài nước để đánh giá xếp hạng tín nhiệm.
Điều 26. Công khai báo cáo tài chính
Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Tổng công ty phải công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty có trách nhiệm thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Tổng công ty báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính để xem xét và có hướng dẫn cụ thể./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà

PHỤ LỤC SỐ 01

Ban hành kèm theo Quyết định số 52 /2006/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Năm……………….

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước:

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm báo cáo

Năm

kế hoạch

Kế hoạch

ước

thực hiện

1

Tổng vốn Nhà nước tại DN

Tr.đ

2

Hệ số nợ/ vốn Nhà nước

3

Tổng doanh thu

Tr.đ

4

Lợi nhuận thực hiện trước thuế thu nhập doanh nghiệp

Tr.đ

5

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn nhà nước.

%

6

Mức trích KHTSCĐ

Tr.đ

7

Khả năng thanh toán nợ đến hạn *

8

Thu nhập b/q người/năm

Tr.đ

9

Tổng số thuế và các khoản khác phát sinh phải nộp NSNN

Tr.đ

10

Tổng mức vốn đầu tư XDCB

Trong đó: vốn tín dụng

Tr.đ

Tr.đ

* Khả năng thanh toán nợ đến hạn của Tổng công ty là khả năng thanh toán hiện thời theo Phụ lục số 03 kèm theo Quy chế này.

Đại diện công ty

(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 02

Ban hành kèm theo Quyết định số 52 /2006/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính

BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH QUÝ … NĂM 200…

Đơn vị tính:triệu đồng

Chỉ tiêu

Mã số

Số đầu năm

Số cuối kỳ

I. Tài sản ngắn hạn

100 – BCĐKT

1. Tiền và các khoản tương đương tiền

110 –BCĐKT

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

120 – BCĐKT

3. Các khoản phải thu

Trong đó: Nợ phải thu khó đòi

130 – BCĐKT

4. Hàng tồn kho

140 – BCĐKT

5. Tài sản ngắn hạn khác

150 – BCĐKT

II.Tài sản dài hạn

200 – BCĐKT

1. Các khoản phải thu dài hạn

210 – BCĐKT

2. Tài sản cố định

– Tài sản cố định hữu hình

– Tài sản cố định thuê tài chính

– Tài sản cố định vô hình

– Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

220 – BCĐKT

221 – BCĐKT

224 – BCĐKT

227 – BCĐKT

230 – BCĐKT

3. Bất động sản đầu tư

240 – BCĐKT

4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

250 – BCĐKT

5. Tài sản dài hạn khác

260 – BCĐKT

III. Nợ phải trả

300 – BCĐKT

1. Nợ ngắn hạn

Trong đó: Nợ quá hạn

310 – BCĐKT

2. Nợ dài hạn

320 – BCĐKT

IV. Nguồn vốn chủ sở hữu

400 – BCĐKT

1.Vốn chủ sở hữu

410 – BCĐKT

Trong đó: vốn đầu tư của chủ sở hữu

411 – BCĐKT

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác

420 – BCĐKT

Trong đó: Quỹ khen thưởng, phúc lợi

421 – BCĐKT

V. Kết quả kinh doanh

1. Tổng doanh thu

– Doanh thu thuần về đầu tư, kinh doanh vốn

10-BCKQKD

– Doanh thu hoạt động dịch vụ tài chính

21- BCKQKD

– Thu nhập khác

31- BCKQKD

2. Tổng chi phí

3. Tổng lợi nhuận trước thuế

50- BCKQKD

4. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

60 – BCKQKD

VI. Các chỉ tiêu khác

1.Tổng số phát sinh phải nộp NS

Trong đó: các loại thuế

2. Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu (%)

3.Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (%)

4.Tổng quỹ lương

5. Số lao động b/q ( người)

6.Tiền lương bình quân người/ năm

Phần phân tích đánh giá và kiến nghị:

———————————–

———————————–

———————————–

Chủ sở hữu ký tên, đóng dấu

(áp dụng cho chủ sở hữu báo cáo)

Người đại diện ký, ghi rõ họ tên

(áp dụng cho người đại diện báo cáo)

Thuộc tính văn bản
Quyết định 52/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 52/2006/QĐ-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 25/09/2006 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Doanh nghiệp
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 52/2006/QĐ-BTC NGÀY 25 THÁNG 9 NĂM 2006

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác;

Căn cứ Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà

QUY CHẾ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BTC ngày 25/9 /2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) là tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, được Nhà nước giao vốn, đất đai và các nguồn lực khác để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 3, Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Điều 2.
1. Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính; có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao; có các quyền hạn và nghĩa vụ quy định tại Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh trước pháp luật trong phạm vi số vốn của Tổng công ty.
2. Tổng công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập mà Nhà nước giao cho Tổng công ty.
Điều 3. Tổng công ty có các công ty thành viên và chi nhánh theo quy định tại Điều 22 Điều lệ tổ chức và họat động của Tổng công ty ban hành kèm theo Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị của Tổng công ty trên cơ sở vốn và nguồn lực mà Nhà nước đã giao cho Tổng công ty, phù hợp với nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh của từng đơn vị và phương án sử dụng vốn được Hội đồng Quản trị Tổng công ty phê duyệt.
Điều 4. Tổng công ty chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính; Bộ Tài chính thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của Tổng công ty theo quy định của pháp luật; Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn và tài sản đối với Tổng công ty theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN

Điều 5. Vốn hoạt động của Tổng công ty bao gồm:
1. Vốn chủ sở hữu
a) Vốn điều lệ
– Tổng công ty được Nhà nước cấp vốn ban đầu để thành lập và hoạt động. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập của Tổng công ty là 5.000 (năm nghìn) tỷ đồng và được bổ sung dần trong quá trình hoạt động.
– Khi có sự tăng hoặc giảm vốn điều lệ, Tổng công ty phải điều chỉnh vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và công bố theo quy định của pháp luật.
b) Vốn tiếp nhận bổ sung từ các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc công ty mới thành lập;
c) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật;
d) Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính được trích từ lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty;
đ) Các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ Nhà nước.
2. Vốn huy động bằng các hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên doanh, liên kết và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và không được làm thay đổi hình thức sở hữu nhà nước của Tổng công ty.
Tổng công ty phải chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi theo đúng cam kết trong hợp đồng huy động vốn.
3. Vốn nhận uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Vốn khác theo quy định của pháp luật
Điều 6. Sử dụng vốn, tài sản
1. Trong phạm vi thẩm quyền và quy định của pháp luật về từng lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, Tổng công ty được quyền sử dụng vốn và tài sản để đầu tư, kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
2. Tổng công ty được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh.
3. Việc điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị trực thuộc được thực hiện theo Điều lệ của Tổng công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
4. Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Đối với dự án đầu tư không có khả năng sinh lời, không có hiệu quả trực tiếp nhưng do Thủ tướng Chính phủ chỉ định Tổng công ty đầu tư thì được hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước và được hạch toán, theo dõi, quản lý riêng.
6. Tổng công ty phải hạch toán, theo dõi riêng từng loại nguồn vốn, từng hình thức đầu tư và từng khoản đầu tư.
Điều 7. Các hình thức đầu tư và kinh doanh vốn:
1. Đầu tư trực tiếp: thực hiện theo quy định tại Điều 21, Luật Đầu tư và Điều lệ hoạt động của Tổng công ty.
2. Đầu tư gián tiếp: thực hiện theo quy định tại Điều 26, Luật Đầu tư và Điều lệ hoạt động của Tổng công ty.
Điều 8. Bảo đảm an toàn vốn
Tổng công ty có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động như sau:
1. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật và phù hợp với mức độ rủi ro của các dự án đầu tư.
3. Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Trích vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản dự phòng sau:
a) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
b) Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư dài hạn (bao gồm cả giảm giá chứng khoán);
c) Dự phòng phải thu khó đòi;
d) Dự phòng trợ cấp mất việc làm, thôi việc.
5. Các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản
1. Kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
a) Khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;
b) Khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu;
c) Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Tổng công ty;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đánh giá lại tài sản trong các trường hợp:
a) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thực hiện chuyển đổi sở hữu;
c) Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài Tổng công ty hoặc thu hồi tài sản khi liên doanh chấm dứt hoạt động;
d) Thanh lý, nhượng bán tài sản.
3. Xử lý tài sản thừa, thiếu sau kiểm kê, đánh giá lại
a) Đối với tài sản thừa, thiếu sau khi kiểm kê cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
b) Việc đánh giá lại tài sản và xử lý hạch toán đối với khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 10. Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
1. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm và quản lý tài sản cố định của Tổng công ty được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Tài sản cố định của Tổng công ty phải được huy động vào hoạt động kinh doanh và thực hiện đúng chế độ trích và sử dụng khấu hao theo quy định của pháp luật.
3. Tổng công ty thống nhất quản lý tập trung quỹ khấu hao tài sản cố định của các đơn vị thành viên để phục vụ cho công tác tái đầu tư;
Điều 11. Xử lý tổn thất về tài sản
Khi bị tổn thất về tài sản, Tổng công ty phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
1. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) Tổng công ty quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
4. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Tổng công ty. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ.
Điều 12. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
Tổng công ty được cho thuê, thế chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền của Tổng công ty theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật trên nguyên tắc bảo đảm có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.
Điều 13. Nhượng bán tài sản
1. Trong phạm vi thẩm quyền, Tổng công ty được nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì đại diện chủ sở hữu quyết định việc nhượng bán tài sản;
2. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản nhượng bán và chi phí nhượng bán tài sản được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Tổng công ty.
Điều 14. Thanh lý tài sản
1. Trong phạm vi thẩm quyền, Tổng công ty được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì đại diện chủ sở hữu quyết định việc thanh lý tài sản;
2. Khi thanh lý tài sản, Tổng công ty phải thành lập Hội đồng thanh lý. Đối với những tài sản pháp luật quy định phải bán đấu giá, khi thanh lý Tổng công ty phải tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
3. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản thanh lý và chi phí thanh lý tài sản được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Tổng công ty .

III. DOANH THU, CHI PHÍ

Điều 15. Doanh thu
1. Hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn:
a) Lợi nhuận sau thuế, thu nhập từ vốn góp, cổ tức được chia từ phần vốn mà Tổng công ty đầu tư hoặc nhận bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
b) Thu từ tiền bán doanh nghiệp, tài sản thuộc Tổng công ty quản lý;
c) Thu từ hoạt động đầu tư gián tiếp cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các công cụ tài chính khác;
d) Thu chênh lệch tỷ giá hối đoái;
đ) Thu lãi tiền gửi;
e) Tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các hoạt động đầu tư theo chỉ định hoặc đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực công ích;
f) Các khoản thu đầu tư và kinh doanh vốn khác.
2. Hoạt động dịch vụ:
a) Thu từ hoạt động dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin;
b) Thu phí nhận uỷ thác;
c) Các khoản thu cung ứng dịch vụ khác.
3. Các khoản thu khác:
a) Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định của Tổng công ty;
b) Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
c) Thu từ việc cho thuê tài sản;
d) Các khoản thu khác.
Điều 16. Chi phí
1. Hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn:
a) Chi phí cho hoạt động đầu tư vốn trực tiếp; chi phí tái cấu trúc và bán các doanh nghiệp, các tài sản mà Tổng công ty sở hữu; chi phí cho hoạt động đầu tư gián tiếp cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các công cụ tài chính khác; Chi phí thuê chuyên gia tư vấn, định giá và tái cấu trúc các doanh nghiệp; chi phí thuê kiểm toán, thuê tổ chức định mức tín nhiệm; chi phí phải trả lãi tiền vay (bao gồm cả lãi trái phiếu) và các chi phí huy động vốn khác; chi hoạt động dịch vụ; chi về chênh lệch tỷ giá; chi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn khác; chi vốn gốc của các doanh nghiệp, tài sản thuộc Tổng công ty quản lý được bán;
b) Chi phí khấu hao tài sản cố định;
c) Tiền lương, tiền công và chi phí có tính chất lương theo quy định của pháp luật đối với công ty nhà nước.
d) Chi thưởng thành tích gia tăng giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn đầu tư của Tổng công ty. Mức thưởng tối đa bằng 20% giá trị gia tăng hàng năm. Hội đồng quản trị quyết định mức thưởng cụ thể (cho tập thể, cá nhân của Tổng công ty) theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Quyết định 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Giá trị gia tăng được phản ánh theo chế độ kế toán áp dụng đối với Tổng công ty do Bộ Tài chính ban hành.
đ) Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn;
e) Chi dịch vụ mua ngoài: chi thuê sửa chữa tài sản cố định, vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền mua bảo hiểm tai nạn con người, chi công tác phí, chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định, chi hoa hồng, đại lý, môi giới, uỷ thác và các dịch vụ khác;
f) Các khoản chi phí khác:
– Chi bảo hộ lao động.
– Chi trang phục.
– Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định.
– Chi theo chế độ quy định đối với lao động nữ.
– Tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên Tổng công ty;
– Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà Tổng công ty có tham gia.
– Chi cho công tác đảng, đoàn thể tại Tổng công ty (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định).
– Chi trích lập các khoản dự phòng theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 của Quy chế này;
– Chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới quản trị công ty;
– Chi đào tạo lao động nâng cao trình độ cán bộ cho Tổng công ty và các công ty thành viên;
– Chi y tế theo chế độ quy định;
– Chi cho công tác bảo vệ cơ quan.
– Chi cho công tác bảo vệ môi trường.
– Chi lễ tân, khánh tiết, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, giao dịch, đối ngoại, chi phí hội họp.
– Chi nộp thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế nhà đất, các loại thuế, phí và lệ phí khác.
2. Các chi phí khác:
a) Chi phí thuê và cho thuê tài sản;
b) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản và giá trị còn lại của tài sản nhượng bán, thanh lý;
c) Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi;
d) Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
đ) Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Quy chế này;
e) Các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác.
3. Các chi phí nêu tại Khoản 1, 2 của Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật phù hợp với từng loại hình hoạt động của Tổng công ty. Trường hợp pháp luật chưa quy định thì Tổng công ty xây dựng tiêu chuẩn, định mức để thực hiện.
Điều 17. Tổng công ty không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản sau:
1. Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật do cá nhân gây ra không mang danh Tổng công ty.
2. Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, các khoản chi không có chứng từ hợp lệ.
3. Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.
4. Các khoản chi không hợp lý, không hợp lệ khác.
Điều 18.
1. Các hoạt động kinh tế phải được phản ánh trên sổ và báo cáo kế toán bằng đồng Việt Nam.
2. Trong trường hợp có các hoạt động kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định.
Điều 19. Tổng công ty thực hiện hạch toán doanh thu, chi phí đúng chế độ quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các khoản thu, chi và thực hiện các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán.

IV. LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

Điều 20. Lợi nhuận
1. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của Tổng công ty, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác. Lợi nhuận của Tổng công ty là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý hợp lệ.
2. Tổng công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các khoản lợi nhuận hoặc cổ tức được chia nếu như các khoản lợi nhuận hoặc cổ tức được chia đó đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 21. Phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận của Tổng công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được phân phối như sau:
1. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có).
2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính theo quy định; khi số dư bằng 25% vốn điều lệ của Tổng công ty thì không trích nữa.
4. Lợi nhuận còn lại, sau khi trừ đi các khoản quy định tại khoản 1, 2 và 3 điều này, được phân phối theo tỷ lệ vốn do Nhà nước cấp và vốn khác của Tổng công ty, cụ thể:
a) Phần lợi nhuận được chia theo vốn do Nhà nước cấp (không bao gồm vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp do Tổng công ty làm đại diện chủ sở hữu) được chuyển toàn bộ vào Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty.
b) Phần lợi nhuận được chia theo vốn khác (theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 5 Quy chế này và vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp do Tổng công ty làm đại diện chủ sở hữu) được phân phối vào quỹ đầu tư phát triển, quỹ thưởng Ban quản lý điều hành, quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Tỷ lệ trích cụ thể vào các quỹ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
Điều 22. Mục đích sử dụng các quỹ
Mục đích sử dụng các quỹ: dự phòng tài chính, đầu tư phát triển, khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng Ban điều hành Tổng công ty thực hiện theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

V. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN, BÁO CÁO VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH

Điều 23. Kế toán, thống kê
1. Tổng công ty thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động tài chính.
2. Năm tài chính của Tổng công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Điều 24. Kế hoạch tài chính và báo cáo
1. Kế hoạch tài chính
Định kỳ hàng năm, Tổng công ty có trách nhiệm lập và trình Bộ Tài chính Kế hoạch tài chính năm theo Phụ lục số 01 kèm Quy chế này.
Kế hoạch tài chính phải được Hội đồng quản trị phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 11 của năm trước.
2. Báo cáo của Tổng công ty
a) Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Tổng công ty phải lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật cho Bộ Tài chính. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của Tổng công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính.
b) Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Tổng công ty lập báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư, kinh doanh vốn theo Phụ lục số 02 ban hành kèm Quy chế này, theo từng hình thức đầu tư, từng loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, phân tích, đánh giá về tình hình đầu tư, kinh doanh vốn, tình hình tài chính của Tổng công ty.
Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi chậm nhất là ngày 30 tháng 7; báo cáo năm (kèm theo báo báo kiểm toán) được gửi chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm.
Điều 25. Kiểm toán, đánh giá tín nhiệm
1. Hàng năm, Tổng công ty phải thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính. Việc kiểm toán do một công ty kiểm toán độc lập trong hoặc ngoài nước hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thực hiện.
Việc kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, kiểm toán. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty được gửi cho Bộ Tài chính.
2. Tổng công ty có thể thuê các tổ chức đánh giá tín nhiệm trong và ngoài nước để đánh giá xếp hạng tín nhiệm.
Điều 26. Công khai báo cáo tài chính
Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Tổng công ty phải công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty có trách nhiệm thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Tổng công ty báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính để xem xét và có hướng dẫn cụ thể./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà

PHỤ LỤC SỐ 01

Ban hành kèm theo Quyết định số 52 /2006/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Năm……………….

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước:

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm báo cáo

Năm

kế hoạch

Kế hoạch

ước

thực hiện

1

Tổng vốn Nhà nước tại DN

Tr.đ

2

Hệ số nợ/ vốn Nhà nước

3

Tổng doanh thu

Tr.đ

4

Lợi nhuận thực hiện trước thuế thu nhập doanh nghiệp

Tr.đ

5

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn nhà nước.

%

6

Mức trích KHTSCĐ

Tr.đ

7

Khả năng thanh toán nợ đến hạn *

8

Thu nhập b/q người/năm

Tr.đ

9

Tổng số thuế và các khoản khác phát sinh phải nộp NSNN

Tr.đ

10

Tổng mức vốn đầu tư XDCB

Trong đó: vốn tín dụng

Tr.đ

Tr.đ

* Khả năng thanh toán nợ đến hạn của Tổng công ty là khả năng thanh toán hiện thời theo Phụ lục số 03 kèm theo Quy chế này.

Đại diện công ty

(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 02

Ban hành kèm theo Quyết định số 52 /2006/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính

BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH QUÝ … NĂM 200…

Đơn vị tính:triệu đồng

Chỉ tiêu

Mã số

Số đầu năm

Số cuối kỳ

I. Tài sản ngắn hạn

100 – BCĐKT

1. Tiền và các khoản tương đương tiền

110 –BCĐKT

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

120 – BCĐKT

3. Các khoản phải thu

Trong đó: Nợ phải thu khó đòi

130 – BCĐKT

4. Hàng tồn kho

140 – BCĐKT

5. Tài sản ngắn hạn khác

150 – BCĐKT

II.Tài sản dài hạn

200 – BCĐKT

1. Các khoản phải thu dài hạn

210 – BCĐKT

2. Tài sản cố định

– Tài sản cố định hữu hình

– Tài sản cố định thuê tài chính

– Tài sản cố định vô hình

– Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

220 – BCĐKT

221 – BCĐKT

224 – BCĐKT

227 – BCĐKT

230 – BCĐKT

3. Bất động sản đầu tư

240 – BCĐKT

4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

250 – BCĐKT

5. Tài sản dài hạn khác

260 – BCĐKT

III. Nợ phải trả

300 – BCĐKT

1. Nợ ngắn hạn

Trong đó: Nợ quá hạn

310 – BCĐKT

2. Nợ dài hạn

320 – BCĐKT

IV. Nguồn vốn chủ sở hữu

400 – BCĐKT

1.Vốn chủ sở hữu

410 – BCĐKT

Trong đó: vốn đầu tư của chủ sở hữu

411 – BCĐKT

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác

420 – BCĐKT

Trong đó: Quỹ khen thưởng, phúc lợi

421 – BCĐKT

V. Kết quả kinh doanh

1. Tổng doanh thu

– Doanh thu thuần về đầu tư, kinh doanh vốn

10-BCKQKD

– Doanh thu hoạt động dịch vụ tài chính

21- BCKQKD

– Thu nhập khác

31- BCKQKD

2. Tổng chi phí

3. Tổng lợi nhuận trước thuế

50- BCKQKD

4. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

60 – BCKQKD

VI. Các chỉ tiêu khác

1.Tổng số phát sinh phải nộp NS

Trong đó: các loại thuế

2. Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu (%)

3.Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (%)

4.Tổng quỹ lương

5. Số lao động b/q ( người)

6.Tiền lương bình quân người/ năm

Phần phân tích đánh giá và kiến nghị:

———————————–

———————————–

———————————–

Chủ sở hữu ký tên, đóng dấu

(áp dụng cho chủ sở hữu báo cáo)

Người đại diện ký, ghi rõ họ tên

(áp dụng cho người đại diện báo cáo)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 52/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước”