QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 519/2002/QĐ-BKH NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI
KHUNG GIÁ, ĐỊNH MỨC CHI PHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Xà HỘI NGÀNH, LàNH THỔ
Bộ TRƯởNG bộ Kế Hoạch Và ĐầU đầu tư
Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Căn cứ Chỉ thị 32/1998/CT-TTg về công tác quy hoạch tổng thể và văn bản số 7689 BKH/CLPT về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 6 tháng 11 năm 1998.
Căn cứ Thông tư 05/1999/TT-BKH ngày 11/11/1999 về hướng dẫn quản lý các dự án quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Căn cứ Nghị định 201/CP ngày 26 tháng 5 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về Quản lý định mức kinh tế – kỹ thuật và Quyết định số 404/CT ngày 4 tháng 12 năm 1984 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) về việc ủy quyền cho Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xét duyệt và ban hành các định mức kinh tế – kỹ thuật cấp Nhà nước.
Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng xét duyệt định mức Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành tạm thời kèm theo Quyết định này khung giá, định mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ngành, lãnh thổ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành thống nhất trong cả nước kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì chưa phù hợp đề nghị các đơn vị gửi văn bản kiến nghị về Thường trực Hội đồng xét duyệt định mức Nhà nước để xem xét và trình điều chỉnh kịp thời.
KHUNG giá, ĐịNH MứC CHI phí XÂY DựNG QUY HOạCH tổng THể Phát triển KINH tế – Xã hội Ngành, LãNH thổ
(Ban hành kèm theo QĐ số 519/2002/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2002)
PHẦN THỨ NHẤT: QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khung giá, định mức chi phí này là cơ sở để lập kế hoạch vốn và chi phí cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể và rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ sau:
1.l. Quy hoạchtổng thể pháttriển ngànhcấp I được quiđịnh tại Nghị định số 75/CP ngày 27 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân. Những ngành này được đưa vào các lĩnhvựcsau:
1.1.1.Lĩnhvực kếtcấu hạtầng kinh tế – kỹ thuật
– Mạng lưới giao thông vận tải.
– Mạng lưới bưu chính viễn thông.
– Hệ thống thuỷ lợi và sử dụng tổng hợp nước (cấp nước, thoát nước).
– Mạng lưới điện.
1.1.2. Lĩnhvực kếtcấu hạtầng xã hội
– Ngành giáo dục – đào tạo.
– Ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ.
– Văn hoá, thông tin.
– Thể dục thể thao.
1.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD)
– Ngành xây dựng
– Ngành công nghiệp
– Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
– Ngành thuỷ sản
– Ngành thương mại
– Ngành tài chính – Tín dụng
– Ngành du lịch
1.1.4. Lĩnh vực khoa họccông nghệvà bảovệ môitrường
– Khoa học công nghệ.
– Bảo vệ môi trường.
1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hộivùng,lãnhthổ
– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng bao gồm nhiều tỉnh (gọi tắt là quy hoạch vùng lớn) và các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia
– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là quy hoạch cấp tỉnh);
– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi lắt là quy hoạch cấp huyện).
2. Mọi đối tượng sử dụng nguồn vốn Nhà nước để thực hiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ đều phải tuân theo các quy định của văn bản này.
3. Căn cứ để xây dựng khung giá, định mức chi phí quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ:
Việc xây dựng khung giá, định mức quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ dựa trên một số căn cứ sau:
– Chỉ thị 32/1998/CT-TTg về công tác quy hoạch tổng thể và văn bản số 7689 BKH/CLPT về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 6 tháng 11 năm 1998.
– Thông tư 05/1999/TT-BKH ngày 11 tháng 11 năm 1999 về hướng dẫn quản lý các dự án quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu lư.
– Tài liệu hướng dẫn lập quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Các quy định hiện hành về lao động và tiền lương và các chế độ chi phí khác liên quan.
– Nghị định 15/CP ngày 2 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ.
– Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số l2/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
3.1. Đối với xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành phải thể hiện được các nội dung sau:
– Kiểm kê, điều tra bổ sung, đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển của ngành (đánh giá các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển, điểm xuất phát của ngành, những vấn đề mâu thuẫn gay gắt cần giải quyết; dự báo thị trường và phân tích yêu cầu cạnh tranh đối với những sản phẩm chính; đánh giá, dự báo khả năng thu hút vốn và công nghệ nước ngoài).
– Dự báo định hướng phát triển
Luận chứng mục tiêu phương hướng phát triển, vai trò của ngành đối với nền kinh tế cả nước (cơ cấu ngành; cơ cấu sản phẩm hay lĩnh vực chủ lực; nhịp độ tăng trưởng…)
– Lựa chọn phương án phân bố (hay tổ chức) ngành theo lãnh thổ.
– Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch.
Luận chứng các chương trình và dự án ưu tiên; nhu cầu vốn, lao động...
Xác định các giải pháp về chính sách phát triển.
3.2. Đối với xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ phải thể hiện được các nội dung sau:
– Nội dung 1: Kiểm kê, phân tích, đánh giá, dự báo khả năng huy động các yếu tố và điều kiện phát triển
– Nội dung 2: Luận chứng phương hướng quy hoạch phát triển
– Nội dung 3: Các giải pháp, cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch.
4. Khung giá, định mức này bao gồm các khoản chi phí cần thiết để thực hiện toàn bộ hoạt động phục vụ nghiên cứu để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ.
Phần chi phí cho công tác đo vẽ bản đồ địa hình, khoan địa chất không có trong nội dung chi phí lập quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ.
5. Đối với các quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ không vận dụng được mức quy định trong bản khung giá, định mức này thì phải lập nhiệm vụ và dự toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt sau khi có sự thoả thuận của:
a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các quy hoạch tổng thể phát triển ngành (cấp l) và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố trực thuộc Trung ương, vùng, lãnh thổ và toàn quốc.
b. Các Bộ chuyên ngành đối với quy hoạch tổng thể phát triển chuyên ngành của các ngành, tỉnh, thành phố khác.
PHẦN THỨ HAI
KHUNG Giá Và ĐịNH MứC CHi PHí XâY DựNG
QUY HOạCH TổNG THể PHáT TRlểN NGàNH
I. KHUNG GIÁ (MỨC VỐN) XÂY DỰNG QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CẢ NƯỚC
1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành (xây dựng mới)
1.1. Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật (quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải; quy hoạch phát triển mạng lưới điện, hệ thống thuỷ lợi và sử dụng tổng hợp nước, mạng lưới bưu chính viễn thông và kết cấu hạ tầng xã hội) cả nước mức vốn cho một quy hoạch khoảng 1.200-1.500 triệu đồng.
Đối với các phân ngành trong từng ngành trên, mức vốn thực hiện quy hoạch bằng khoảng 50% mức vốn quy hoạch phát triển ngành tương ứng.
Ví dụ: quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ cả nước có mức vốn quy hoạch là 1.200 triệu đồng x 50% = 600 triệu đồng.
1.2. Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh
1.2.1. Ngành công nghiệp
– Khung giá bình quân cho quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam không quá 1.300 triệu đồng.
– Đối với các phân ngành của ngành công nghiệp thì mức vốn quy hoạch được tính bằng 50% khung giá của quy hoạch ngành công nghiệp.
Ví dụ: quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép được tính như sau: 1.300 triệu đồng x 50% = 650 triệu đồng
1.2.2. Ngành thuỷ sản
Khung giá bình quân cho quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản Việt Nam khoảng 800-900 triệu đồng.
Đối với các phân ngành của ngành thuỷ sản thì mức vốn quy hoạch được tính bằng 50% khung giá của quy hoạch ngành.
1.2.3. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
– Khung giá bình quân cho 1 quy hoạch khoảng 700 – 800 triệu đồng.
– Đối với các phân ngành của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp thì mức vốn quy hoạch được tính bằng 50% khung giá của quy hoạch ngành nông nghiệp, lâm nghiệp.
1.2.4. Ngành thương mại
– Khung giá bình quân cho quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại Việt Nam khoảng 600-700 triệu đồng.
– Đối với các phân ngành của ngành thương mại thì mức vốn quy hoạch được tính bằng 50% khung giá của quy hoạch ngành.
1.2.5. Ngành du lịch
– Khung giá bình quân cho quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam khoảng 600-700 triệu đồng.
1.3. Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội, khoa học công nghệ và môi trường (giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường) thì khung giá quy hoạch của từng ngành trong khối ngành này khoảng 600-700 triệu đồng.
– Đối với các phân ngành trong từng ngành trên mức vốn quy hoạch được tính bằng 50% đơn giá của quy hoạch ngành đó.
Ví dụ: Khung giá quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục tiểu học cả nước là: 600 triệu đồng x 50% = 300 triệu đồng.
2. Đối với dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành ở cấp cả nước
Đối với với quy hoạch ngành đã xây dựng và đã có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, khi tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đó thì mức vốn được tính:
– Tối đa bằng 50% mức vốn quy định đối với dự án quy hoạch mới từng ngành ở mục 1 nêu trên khi quy hoạch đã thực hiện được từ 3 năm trở lên.
Ví dụ: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đã được xây dựng. Năm 2002 (thực hiện được 3 năm) theo yêu cầu phải rà soát thì mức vốn cho rà soát được tính như sau:
Khung giá rà soát quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép = 1.300 triệu đồng x 50% = 650 triệu đồng.
– Tối đa bằng 60% mức vốn quy định đối với dự án quy hoạch mới từng ngành ở mục 1 trên khi quy hoạch đã thực hiện được trên 5 năm.
Cũng với ví dụ trên, năm 2003 mới rà soát thì:
Khung giá rà soát quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép = (1.300 triệu đồng x 50%) x 60% = 390 triệu đồng.
PHẦN THỨ BA
KHUNG GIÁ VÀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Xà HỘI VÙNG, TỈNH VÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
I. KHUNG GIÁ XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ – Xà HỘI LàNH THỔ (VÙNG, TỈNH VÀ THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
1. Sử dụng công thức tính giá xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội lãnh thổ
GiáQH = G x S(1)
Trong đó:
GiáQHlà đơn giá cho xâydựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
G: Giá xây dựng quy hoạch tính trên một đơn vị diện tích (km2) được xác định theo mật độ dân số của vùng quy hoạch (đơn vị tính: nghìn đồng).
S: Diện tích của lãnh thổ quy hoạch (km2).
Sử dụng số liệu diện tích và mật độ dân số theo số liệu của Tổng cục và Chi cục thống kê về lãnh thổ ở mốc năm dự tính thực hiện quy hoạch. Ví dụ năm 2002 tiến hành quy hoạch của tỉnh A thì sử dụng số liệu diện tích, mật độ dân số trong thống kê tỉnh A năm 2002 do Chi cục Thống kê tỉnh ban hành.
2. Khung giá (mức vốn) xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội vùng lớn, vùng kinh tế trọng điểm,
2.1. Đối với xây dựng một quy hoạch mới.
2.1.1. Khung giá để xây dựng một quy hoạch một vùng lớn được tính toán theo công thức (1) và dựa vào mức đồng Việt Nam/km2 ở bảng 1 để xác định.
Ví dụ: Để tính toán xác định giá của quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng được tiến hành như sau:
– Năm tiến hành thực hiện quy hoạch này là năm 2001. Theo số liệu của Niên giám thống kê thì năm 2001, vùng Đồng bằng Sông Hồng có diện tích là 20.689 km2; dân số 18.035,3 nghìn người; mật độ dân số 872 người/km2.
– Tra bảng 1, ứng với số liệu trên, giá quy hoạch/1 km2 là 150.000đ.
– Sử dụng công thức (1) để tính toán ta có:
GiáQH của vùng Đồng bằng Sông Hồng = 150.000đ/km2 x 20.689 km2 = 3.103.350.000 đồng.
Reviews
There are no reviews yet.