THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——————
Số: 513/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————-
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “HOÀN THIỆN, HIỆN ĐẠI HÓA HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI
HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH”
————————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ Nội vụ tại tờ trình số 1627/TTr-BNV ngày 16 tháng 5 năm 2011 và tờ trình số 4423/TTr-BNV ngày 09 tháng 12 năm 2011; ý kiến tham gia của Văn phòng Quốc hội tại văn bản số 1093/VPQH-KHCNMT ngày 05 tháng 7 năm 2011, của Bộ Tài chính tại văn bản số 9604/BTC-HCSN ngày 22 tháng 7 năm 2011, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 3604/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 07 tháng 6 năm 2011, của Bộ Tư pháp tại văn bản số 4744/BTP-PLHSHC ngày 11 tháng 8 năm 2011, của Bộ Ngoại giao tại văn bản số 1828/BNG-UBBG ngày 06 tháng 6 năm 2011, của Bộ Quốc phòng tại văn bản số 1384/BQP-TM ngày 07 tháng 6 năm 2011, của Bộ Công an tại văn bản số 1622/BCA-A81 ngày 09 tháng 6 năm 2011, của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 2010/BTNMT-ĐĐBĐVN ngày 07 tháng 6 năm 2011, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 1548/BNN-PC ngày 03 tháng 6 năm 2011 về Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu của Dự án
a) Thực hiện Hiến pháp năm 1992 về phân chia các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xác định rõ phạm vi quản lý theo địa bàn lãnh thổ giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và giữa các xã, phường, thị trấn trên đất liền và trên biển. Đảm bảo khép kín đường địa giới hành chính các cấp và thống nhất với đường biên giới quốc gia.
b) Xây dựng Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp đảm bảo tính khoa học, đầy đủ, chính xác pháp lý và thống nhất làm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong cả nước, vùng lãnh thổ, từng địa phương.
2. Yêu cầu của Dự án
a) Giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp do lịch sử để lại và những phát sinh mới từ những sai sót trong quá trình lập Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp thực hiện theo Chỉ thị số 364-CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã.
b) Xác định rõ phạm vi quản lý theo địa giới hành chính các cấp đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
c) Đánh giá thực trạng về địa giới hành chính và hệ thống thông tin, tư liệu về hồ sơ, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp làm cơ sở xác định các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ tổ chức triển khai thực hiện Dự án.
d) Đảm bảo chuyển giao, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về đo đạc, bản đồ và xử lý thông tin, dữ liệu trong công tác xây dựng, hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; xác định tọa độ vị trí mốc địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp.
3. Nhiệm vụ của Dự án
– Thu thập, phân tích các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý và khảo sát, đánh giá hiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; hiện trạng khai thác, quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới, chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính và hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp; tài liệu, bản đồ, hiệp ước phân định biên giới lãnh thổ quốc gia giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Xây dựng và báo cáo tổng quan về tình hình trên, đề xuất phương án xác định phạm vi quản lý giữa các địa phương có liên quan.
– Tổ chức hội thảo khoa học, chuyên môn và các hội nghị hiệp thương, xây dựng phương án xác định địa giới hành chính giữa các địa phương tại khu vực tranh chấp; phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Xác định địa giới hành chính trên đất liền và ranh giới quản lý hành chính trên biển theo kết quả hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Chuyển vẽ đường địa giới hành chính lên bộ bản đồ nền Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, đối soát tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý địa giới hành chính của các địa phương; kiểm tra, rà soát hệ thống mốc địa giới hành chính trên bản đồ và thực địa, thống kê tình trạng mất, hỏng các mốc địa giới hành chính.
– Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc địa giới hành chính; khôi phục các mốc địa giới hành chính bị mất; sửa chữa các mốc địa giới hành chính bị hỏng.
– Đo tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc địa giới hành chính theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 bằng công nghệ định vị GPS.
– Chuyển vẽ, cập nhật bổ sung đường địa giới hành chính, vị trí các mốc địa giới và các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính lên bản đồ địa giới hành chính.
– Khảo sát thực địa, đối chiếu hiện trạng quản lý địa giới hành chính với hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính. Lập báo cáo đánh giá tổng quan về tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý địa giới hành chính các cấp; đề xuất phương án cập nhật bổ sung khép kín đưuờng địa giới hành chính đến biên giới quốc gia và chuyển vẽ đường biên giới quốc gia vào bản đồ địa giới hành chính.
– Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
– Thành lập Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh.
– Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
– Tổ chức để Ủy ban nhân dân các cấp ký, đóng dấu xác nhận pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định.
– Xây dựng quy trình kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
– Xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
– Xây dựng phần mềm ứng dụng để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
– Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính được cập nhật từ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa đạt bốn tính chất: Đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất.
– Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính có cơ sở dữ liệu không gian là dữ liệu nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ở dạng mở để cập nhật, bổ sung các thông tin cần thiết về địa giới hành chính các cấp.
– Tích hợp dữ liệu về địa giới hành chính với dữ liệu không gian, xử lý các tồn tại phát sinh trong quá trình tích hợp dữ liệu địa giới hành chính với dữ liệu không gian và cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
– Tập huấn, chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính đến các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và các cấp chính quyền địa phương.
– Kiểm tra nghiệm thu hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định của Dự án.
II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 để xác định phạm vi quản lý các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000 làm sơ đồ thuyết minh; đối với các khu vực mà bản đồ địa hình ở tỷ lệ nhỏ hoặc bản đồ đã lạc hậu thì sử dụng ảnh hàng không, ảnh viễn thám mới nhất ven biển và đảo để bổ sung, hiện chỉnh bản đồ địa hình ven biển, đảo.
Việc xác định phạm vi quản lý theo địa giới hành chính đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam được tính bắt đầu từ điểm phân định địa giới hành chính trên đất liền theo hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính đã lập (tại đường mép nước trên bản đồ) đến đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam theo tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1982; đường địa giới hành chính được thể hiện bằng hệ thống các điểm tọa độ nối liền với nhau từ điểm đầu đến điểm cuối tạo thành đường ranh giới hành chính khép kín trên bản đồ tỷ lệ tương ứng và có thể cắm mốc địa giới tại những khu vực cần thiết (nếu địa hình cho phép).
2. Giải pháp để hoàn chỉnh mốc địa giới hành chính trên thực địa là đo đạc chính xác tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc địa giới hành chính bằng công nghệ định vị GPS trên Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
3. Việc giải quyết các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính do liên ngành Trung ương và các địa phương có liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền giải quyết.
4. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về địa giới hành chính (các thông tin địa lý GIS); xây dựng phần mềm quản lý và sử dụng các thông tin về địa giới
hành chính đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý nhà nước ở dạng mở, dễ cập nhật, dễ bổ sung các thông tin cần thiết và dễ khai thác sử dụng.
III. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG
1. Các sản phẩm của Dự án
a) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết việc triển khai thực hiện Dự án.
b) Các văn bản quy phạm pháp luật về xác định địa giới hành chính trên đất liền và ranh giới quản lý hành chính trên biển giữa các địa phương.
c) Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và tỷ lệ 1:10.000 theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được thể hiện đầy đủ đường địa giới, mốc địa giới, địa danh hành chính các cấp in trên giấy có ký xác nhận của các đơn vị hành chính liền kề làm cơ sở pháp lý đưa vào quản lý, sử dụng và nộp lưu trữ quốc gia.
d) Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000 theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được thể hiện đầy đủ đường địa giới, địa danh hành chính các cấp, mốc địa giới, in trên giấy có ký xác nhận của các đơn vị hành chính liền kề làm cơ sở pháp lý đưa vào quản lý, sử dụng và nộp lưu trữ quốc gia. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh.
đ) Hệ thống mốc địa giới hành chính các cấp; giá trị tọa độ và độ cao các mốc địa giới hành chính được đo đạc bằng công nghệ định vị vệ tinh (GPS) theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và thống nhất với hệ thống tọa độ của bản đồ được ghi trên đĩa CD ROM.
e) Bộ bản đồ địa giới hành chính các cấp được thể hiện đầy đủ đường địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới, đường biên giới quốc gia (nếu có) trên nền bản đồ địa hình Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 dạng file số phục vụ cho quản lý, cập nhật và khai thác sử dụng.
g) Hệ thống cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính, địa danh hành chính; vị trí và tên mốc địa giới hành chính; đường biên giới quốc gia (nếu có); các thông tin có liên quan khác theo yêu cầu quản lý nhà nước về địa giới hành chính (hệ thống thông tin địa lý GIS) ở dạng mở, dễ bổ sung cập nhật; phần mềm quản lý, tra cứu và sử dụng các thông tin về địa giới hành chính các cấp.
2. Quản lý, khai thác sử dụng sản phẩm của Dự án
a) Việc quản lý, khai thác sử dụng các sản phẩm của Dự án được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 119/CP ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ.
b) Các sản phẩm về hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính dạng số được đăng tải trên trang Web của Bộ Nội vụ dạng Raster.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Địa điểm, thời gian và nguồn vốn thực hiện Dự án:
a) Dự án triển khai thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian 04 (bốn) năm klể từ ngày được phê duyệt, cụ thể là:
– Từ khi Dự án được phê duyệt đến hết năm 2012:
+ Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết việc triển khai thực hiện Dự án; tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn triển khai thực hiện nhiệm vụ của Dự án.
+ Thu thập, phân tích các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý có liên quan đến các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp, các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới, chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính và hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp; tài liệu, bản đồ, hiệp ước phân định biên giới lãnh thổ quốc gia giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
+ Khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá hiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; đánh giá hiện trạng khai thác, quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
+ Xây dựng các báo cáo tổng quan về hiện trạng các khu vực tranh chấp; xác định các nguyên tắc cơ bản làm căn cứ đề xuất phương án giải quyết theo từng khu vực tranh chấp; hiện trạng quản lý, sử dụng các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam, đề xuất phương án xác định phạm vi quản lý giữa các địa phương có liên quan.
+ Tổ chức hội thảo khoa học, chuyên môn và khảo sát thực địa từng khu vực tranh chấp để hoàn thiện phương án giải quyết; nghiên cứu, hoàn thiện phương án xác định phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
+ Tổ chức các hội nghị hiệp thương, xây dựng phưuơng án xác định địa giới hành chính giữa các địa phương tại khu vực tranh chấp; xác định phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Xác định địa giới hành chính trên đất liền và ranh giới quản lý hành chính trên biển ở thực địa theo kết quả hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chuyển vẽ đường địa giới hành chính theo kết quả thực hiện Chỉ thị 364/CT lên bộ bản đồ nền Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, đối soát tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính đã lập với thực tế quản lý địa giới hành chính của các địa phương; kiểm tra, rà soát hệ thống mốc địa giới hành chính trên bản đồ và thực địa, thống kê tình trạng mất, hỏng các mốc địa giới hành chính.
– Năm 2013:
+ Giải quyết dứt điểm những phần việc còn tồn tại của năm 2012.
+ Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc địa giới hành chính; khôi phục các mốc địa giới hành chính bị mất; sửa chữa các mốc địa giới hành chính bị hỏng.
+ Đo tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc địa giới hành chính theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 bằng công nghệ định vị GPS.
+ Chuyển vẽ, cập nhật bổ sung đường địa giới hành chính, vị trí các mốc địa giới và các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính lên bản đồ địa giới hành chính.
+ Khảo sát thực địa, đối chiếu hiện trạng quản lý địa giới hành chính với hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính. Lập báo cáo đánh giá tổng quan về tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý địa giới hành chính các cấp; đề xuất phương án cập nhật bổ sung khép kín đường địa giới hành chính đến biên giới quốc gia và chuyển vẽ đường biên giới quốc gia vào bản đồ địa giới hành chính.
+ Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
+ Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh.
+ Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
+ Tổ chức để Ủy ban nhân dân các cấp ký, đóng dấu xác nhận pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định.
+ Kiểm tra nghiệm thu hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định của Dự án.
– Năm 2014:
+ Giải quyết dứt điểm những phần việc còn tồn tại của năm 2013.
+ Xây dựng quy trình kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
+ Xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
+ Xây dựng phần mềm ứng dụng để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
+ Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính được cập nhật từ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa đạt bốn tính chất: Đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất.
+ Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính có cơ sở dữ liệu không gian là dữ liệu nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ở dạng mở để cập nhật, bổ sung các thông tin cần thiết về địa giới hành chính các cấp.
– Năm 2015:
+ Giải quyết dứt điểm những phần việc còn tồn tại của năm 2014.
+ Tích hợp dữ liệu về địa giới hành chính với dữ liệu không gian, xử lý các tồn tại phát sinh trong quá trình tích hợp dữ liệu địa giới hành chính với dữ liệu không gian và cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
+ Tập huấn, chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính đến các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và các cấp chính quyền địa phương.
b) Các sản phẩm của Dự án được đánh giá, nghiệm thu theo niên độ thực hiện nhiệm vụ hàng năm.
c) Nguồn kinh phí thực hiện Dự án thuộc nguồn ngân sách sự nghiệp kinh tế Trung ương và ngân sách địa phương đảm bảo, trong đó:
– Kinh phí đảm bảo nhiệm vụ thực hiện Dự án của các Bộ, ngành Trung ương do ngân sách trung ương đảm bảo.
– Kinh phí đảm bảo nhiệm vụ thực hiện Dự án của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do ngân sách địa phương đảm bảo. Đối với các địa phương có khó khăn về kinh phí, ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
– Hàng năm các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trách nhiệm triển khai thực hiện Dự án:
a) Bộ Nội vụ (cơ quan chủ trì Dự án)
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án và thẩm định, phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – dự toán các hạng mục công việc của các địa phương để thực hiện Dự án và thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm của Dự án.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, khảo sát, xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh; giải quyết những điểm có sự không thống nhất giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; xác định phạm vi quản lý theo địa giới hành chính đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn triển khai thực hiện nhiệm vụ của Dự án.
– Mua sắm trang thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ cho việc quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các cấp.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan quản lý kỹ thuật)
– Cung cấp bản đồ nền địa hình Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện Dự án.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan xác định đoạn đường địa giới hành chính chưa khép kín đến biên giới quốc gia; xác định các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
– Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, khảo sát, xây dựng phương án giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; giải quyết những điểm có sự không thống nhất giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn kỹ thuật xác định đường địa giới, lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Nội vụ, Quốc phòng, Công an và các địa phương thực hiện chuyển vẽ đường biên giới quốc gia; đường địa giới hành chính lên bộ bản đồ địa giới hành chính Hệ tọa độ quốc gia VN-2000; xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các cấp.
– Phối hợp với Bộ Nội vụ thẩm định, phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – dự toán cụ thể cho các hạng mục công việc của các địa phương phù hợp theo tiến độ thực hiện Dự án; thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm của Dự án.
– Chủ trì việc kiểm tra nghiệm thu, đánh giá chất lượng các sản phẩm của Dự án theo Quy chuẩn kỹ thuật thành lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp và theo yêu cầu của Dự án.
– Mua sắm trang thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ cho việc xhây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các cấp.
– Chủ trì tập huấn, chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính đến các Bộ, ngành Trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm để đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án.
d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng và quyết toán kinh phí của Dự án theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.
đ) Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) hướng dẫn việc thể hiện đường biên giới quốc gia lên bộ bản đồ địa giới hành chính.
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết kinh phí đảm bảo nhiệm vụ triển khai thực hiện Dự án ở địa phương theo tiến độ kế hoạch hàng năm.
– Lập Thiết kế kỹ thuật – dự toán cụ thể cho các hạng mục công việc của địa phương phù hợp theo tiến độ thực hiện Dự án trình Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét; phê duyệt.
– Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan tổ chức hội nghị hiệp thương, thỏa thuận ranh giới hành chính tại các phu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; giải quyết những điểm có sự không thống nhất giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; xác định đoạn đường địa giới hành chính khép kín đến biên giới quốc gia; xác định phạm vi quản lý theo địa giới hành chính đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
– Tổ chức thực hiện việc đúc mốc, chôn mốc, đo tọa độ mốc, vẽ sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính và lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp ở địa phương.
– Tổ chức hội nghị ký kết pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp đối với các đơn vị hành chính thuộc địa phương và các đơn vị hành chính giáp ranh.
g) Các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Dự án.
Điều 2. Dự án này là căn cứ định hướng cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch và Thiết kế kỹ thuật – dự toán hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Các cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: ĐP, KTTH, KTN, Công báo; – Lưu: Văn thư, NC (5b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——————
Số: 513/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————-
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “HOÀN THIỆN, HIỆN ĐẠI HÓA HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI
HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH”
————————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ Nội vụ tại tờ trình số 1627/TTr-BNV ngày 16 tháng 5 năm 2011 và tờ trình số 4423/TTr-BNV ngày 09 tháng 12 năm 2011; ý kiến tham gia của Văn phòng Quốc hội tại văn bản số 1093/VPQH-KHCNMT ngày 05 tháng 7 năm 2011, của Bộ Tài chính tại văn bản số 9604/BTC-HCSN ngày 22 tháng 7 năm 2011, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 3604/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 07 tháng 6 năm 2011, của Bộ Tư pháp tại văn bản số 4744/BTP-PLHSHC ngày 11 tháng 8 năm 2011, của Bộ Ngoại giao tại văn bản số 1828/BNG-UBBG ngày 06 tháng 6 năm 2011, của Bộ Quốc phòng tại văn bản số 1384/BQP-TM ngày 07 tháng 6 năm 2011, của Bộ Công an tại văn bản số 1622/BCA-A81 ngày 09 tháng 6 năm 2011, của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 2010/BTNMT-ĐĐBĐVN ngày 07 tháng 6 năm 2011, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 1548/BNN-PC ngày 03 tháng 6 năm 2011 về Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu của Dự án
a) Thực hiện Hiến pháp năm 1992 về phân chia các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xác định rõ phạm vi quản lý theo địa bàn lãnh thổ giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và giữa các xã, phường, thị trấn trên đất liền và trên biển. Đảm bảo khép kín đường địa giới hành chính các cấp và thống nhất với đường biên giới quốc gia.
b) Xây dựng Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp đảm bảo tính khoa học, đầy đủ, chính xác pháp lý và thống nhất làm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong cả nước, vùng lãnh thổ, từng địa phương.
2. Yêu cầu của Dự án
a) Giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp do lịch sử để lại và những phát sinh mới từ những sai sót trong quá trình lập Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp thực hiện theo Chỉ thị số 364-CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã.
b) Xác định rõ phạm vi quản lý theo địa giới hành chính các cấp đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
c) Đánh giá thực trạng về địa giới hành chính và hệ thống thông tin, tư liệu về hồ sơ, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp làm cơ sở xác định các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ tổ chức triển khai thực hiện Dự án.
d) Đảm bảo chuyển giao, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về đo đạc, bản đồ và xử lý thông tin, dữ liệu trong công tác xây dựng, hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; xác định tọa độ vị trí mốc địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp.
3. Nhiệm vụ của Dự án
– Thu thập, phân tích các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý và khảo sát, đánh giá hiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; hiện trạng khai thác, quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới, chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính và hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp; tài liệu, bản đồ, hiệp ước phân định biên giới lãnh thổ quốc gia giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Xây dựng và báo cáo tổng quan về tình hình trên, đề xuất phương án xác định phạm vi quản lý giữa các địa phương có liên quan.
– Tổ chức hội thảo khoa học, chuyên môn và các hội nghị hiệp thương, xây dựng phương án xác định địa giới hành chính giữa các địa phương tại khu vực tranh chấp; phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Xác định địa giới hành chính trên đất liền và ranh giới quản lý hành chính trên biển theo kết quả hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Chuyển vẽ đường địa giới hành chính lên bộ bản đồ nền Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, đối soát tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý địa giới hành chính của các địa phương; kiểm tra, rà soát hệ thống mốc địa giới hành chính trên bản đồ và thực địa, thống kê tình trạng mất, hỏng các mốc địa giới hành chính.
– Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc địa giới hành chính; khôi phục các mốc địa giới hành chính bị mất; sửa chữa các mốc địa giới hành chính bị hỏng.
– Đo tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc địa giới hành chính theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 bằng công nghệ định vị GPS.
– Chuyển vẽ, cập nhật bổ sung đường địa giới hành chính, vị trí các mốc địa giới và các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính lên bản đồ địa giới hành chính.
– Khảo sát thực địa, đối chiếu hiện trạng quản lý địa giới hành chính với hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính. Lập báo cáo đánh giá tổng quan về tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý địa giới hành chính các cấp; đề xuất phương án cập nhật bổ sung khép kín đưuờng địa giới hành chính đến biên giới quốc gia và chuyển vẽ đường biên giới quốc gia vào bản đồ địa giới hành chính.
– Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
– Thành lập Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh.
– Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
– Tổ chức để Ủy ban nhân dân các cấp ký, đóng dấu xác nhận pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định.
– Xây dựng quy trình kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
– Xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
– Xây dựng phần mềm ứng dụng để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
– Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính được cập nhật từ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa đạt bốn tính chất: Đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất.
– Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính có cơ sở dữ liệu không gian là dữ liệu nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ở dạng mở để cập nhật, bổ sung các thông tin cần thiết về địa giới hành chính các cấp.
– Tích hợp dữ liệu về địa giới hành chính với dữ liệu không gian, xử lý các tồn tại phát sinh trong quá trình tích hợp dữ liệu địa giới hành chính với dữ liệu không gian và cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
– Tập huấn, chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính đến các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và các cấp chính quyền địa phương.
– Kiểm tra nghiệm thu hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định của Dự án.
II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 để xác định phạm vi quản lý các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000 làm sơ đồ thuyết minh; đối với các khu vực mà bản đồ địa hình ở tỷ lệ nhỏ hoặc bản đồ đã lạc hậu thì sử dụng ảnh hàng không, ảnh viễn thám mới nhất ven biển và đảo để bổ sung, hiện chỉnh bản đồ địa hình ven biển, đảo.
Việc xác định phạm vi quản lý theo địa giới hành chính đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam được tính bắt đầu từ điểm phân định địa giới hành chính trên đất liền theo hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính đã lập (tại đường mép nước trên bản đồ) đến đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam theo tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1982; đường địa giới hành chính được thể hiện bằng hệ thống các điểm tọa độ nối liền với nhau từ điểm đầu đến điểm cuối tạo thành đường ranh giới hành chính khép kín trên bản đồ tỷ lệ tương ứng và có thể cắm mốc địa giới tại những khu vực cần thiết (nếu địa hình cho phép).
2. Giải pháp để hoàn chỉnh mốc địa giới hành chính trên thực địa là đo đạc chính xác tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc địa giới hành chính bằng công nghệ định vị GPS trên Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
3. Việc giải quyết các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính do liên ngành Trung ương và các địa phương có liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền giải quyết.
4. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về địa giới hành chính (các thông tin địa lý GIS); xây dựng phần mềm quản lý và sử dụng các thông tin về địa giới
hành chính đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý nhà nước ở dạng mở, dễ cập nhật, dễ bổ sung các thông tin cần thiết và dễ khai thác sử dụng.
III. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG
1. Các sản phẩm của Dự án
a) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết việc triển khai thực hiện Dự án.
b) Các văn bản quy phạm pháp luật về xác định địa giới hành chính trên đất liền và ranh giới quản lý hành chính trên biển giữa các địa phương.
c) Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và tỷ lệ 1:10.000 theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được thể hiện đầy đủ đường địa giới, mốc địa giới, địa danh hành chính các cấp in trên giấy có ký xác nhận của các đơn vị hành chính liền kề làm cơ sở pháp lý đưa vào quản lý, sử dụng và nộp lưu trữ quốc gia.
d) Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000 theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được thể hiện đầy đủ đường địa giới, địa danh hành chính các cấp, mốc địa giới, in trên giấy có ký xác nhận của các đơn vị hành chính liền kề làm cơ sở pháp lý đưa vào quản lý, sử dụng và nộp lưu trữ quốc gia. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh.
đ) Hệ thống mốc địa giới hành chính các cấp; giá trị tọa độ và độ cao các mốc địa giới hành chính được đo đạc bằng công nghệ định vị vệ tinh (GPS) theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và thống nhất với hệ thống tọa độ của bản đồ được ghi trên đĩa CD ROM.
e) Bộ bản đồ địa giới hành chính các cấp được thể hiện đầy đủ đường địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới, đường biên giới quốc gia (nếu có) trên nền bản đồ địa hình Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 dạng file số phục vụ cho quản lý, cập nhật và khai thác sử dụng.
g) Hệ thống cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính, địa danh hành chính; vị trí và tên mốc địa giới hành chính; đường biên giới quốc gia (nếu có); các thông tin có liên quan khác theo yêu cầu quản lý nhà nước về địa giới hành chính (hệ thống thông tin địa lý GIS) ở dạng mở, dễ bổ sung cập nhật; phần mềm quản lý, tra cứu và sử dụng các thông tin về địa giới hành chính các cấp.
2. Quản lý, khai thác sử dụng sản phẩm của Dự án
a) Việc quản lý, khai thác sử dụng các sản phẩm của Dự án được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 119/CP ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ.
b) Các sản phẩm về hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính dạng số được đăng tải trên trang Web của Bộ Nội vụ dạng Raster.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Địa điểm, thời gian và nguồn vốn thực hiện Dự án:
a) Dự án triển khai thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian 04 (bốn) năm klể từ ngày được phê duyệt, cụ thể là:
– Từ khi Dự án được phê duyệt đến hết năm 2012:
+ Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết việc triển khai thực hiện Dự án; tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn triển khai thực hiện nhiệm vụ của Dự án.
+ Thu thập, phân tích các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý có liên quan đến các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp, các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới, chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính và hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp; tài liệu, bản đồ, hiệp ước phân định biên giới lãnh thổ quốc gia giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
+ Khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá hiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; đánh giá hiện trạng khai thác, quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
+ Xây dựng các báo cáo tổng quan về hiện trạng các khu vực tranh chấp; xác định các nguyên tắc cơ bản làm căn cứ đề xuất phương án giải quyết theo từng khu vực tranh chấp; hiện trạng quản lý, sử dụng các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam, đề xuất phương án xác định phạm vi quản lý giữa các địa phương có liên quan.
+ Tổ chức hội thảo khoa học, chuyên môn và khảo sát thực địa từng khu vực tranh chấp để hoàn thiện phương án giải quyết; nghiên cứu, hoàn thiện phương án xác định phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
+ Tổ chức các hội nghị hiệp thương, xây dựng phưuơng án xác định địa giới hành chính giữa các địa phương tại khu vực tranh chấp; xác định phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Xác định địa giới hành chính trên đất liền và ranh giới quản lý hành chính trên biển ở thực địa theo kết quả hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chuyển vẽ đường địa giới hành chính theo kết quả thực hiện Chỉ thị 364/CT lên bộ bản đồ nền Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, đối soát tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính đã lập với thực tế quản lý địa giới hành chính của các địa phương; kiểm tra, rà soát hệ thống mốc địa giới hành chính trên bản đồ và thực địa, thống kê tình trạng mất, hỏng các mốc địa giới hành chính.
– Năm 2013:
+ Giải quyết dứt điểm những phần việc còn tồn tại của năm 2012.
+ Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc địa giới hành chính; khôi phục các mốc địa giới hành chính bị mất; sửa chữa các mốc địa giới hành chính bị hỏng.
+ Đo tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc địa giới hành chính theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 bằng công nghệ định vị GPS.
+ Chuyển vẽ, cập nhật bổ sung đường địa giới hành chính, vị trí các mốc địa giới và các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính lên bản đồ địa giới hành chính.
+ Khảo sát thực địa, đối chiếu hiện trạng quản lý địa giới hành chính với hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính. Lập báo cáo đánh giá tổng quan về tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý địa giới hành chính các cấp; đề xuất phương án cập nhật bổ sung khép kín đường địa giới hành chính đến biên giới quốc gia và chuyển vẽ đường biên giới quốc gia vào bản đồ địa giới hành chính.
+ Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
+ Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh.
+ Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
+ Tổ chức để Ủy ban nhân dân các cấp ký, đóng dấu xác nhận pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định.
+ Kiểm tra nghiệm thu hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định của Dự án.
– Năm 2014:
+ Giải quyết dứt điểm những phần việc còn tồn tại của năm 2013.
+ Xây dựng quy trình kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
+ Xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
+ Xây dựng phần mềm ứng dụng để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
+ Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính được cập nhật từ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa đạt bốn tính chất: Đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất.
+ Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính có cơ sở dữ liệu không gian là dữ liệu nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ở dạng mở để cập nhật, bổ sung các thông tin cần thiết về địa giới hành chính các cấp.
– Năm 2015:
+ Giải quyết dứt điểm những phần việc còn tồn tại của năm 2014.
+ Tích hợp dữ liệu về địa giới hành chính với dữ liệu không gian, xử lý các tồn tại phát sinh trong quá trình tích hợp dữ liệu địa giới hành chính với dữ liệu không gian và cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
+ Tập huấn, chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính đến các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và các cấp chính quyền địa phương.
b) Các sản phẩm của Dự án được đánh giá, nghiệm thu theo niên độ thực hiện nhiệm vụ hàng năm.
c) Nguồn kinh phí thực hiện Dự án thuộc nguồn ngân sách sự nghiệp kinh tế Trung ương và ngân sách địa phương đảm bảo, trong đó:
– Kinh phí đảm bảo nhiệm vụ thực hiện Dự án của các Bộ, ngành Trung ương do ngân sách trung ương đảm bảo.
– Kinh phí đảm bảo nhiệm vụ thực hiện Dự án của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do ngân sách địa phương đảm bảo. Đối với các địa phương có khó khăn về kinh phí, ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
– Hàng năm các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trách nhiệm triển khai thực hiện Dự án:
a) Bộ Nội vụ (cơ quan chủ trì Dự án)
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án và thẩm định, phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – dự toán các hạng mục công việc của các địa phương để thực hiện Dự án và thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm của Dự án.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, khảo sát, xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh; giải quyết những điểm có sự không thống nhất giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; xác định phạm vi quản lý theo địa giới hành chính đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn triển khai thực hiện nhiệm vụ của Dự án.
– Mua sắm trang thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ cho việc quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các cấp.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan quản lý kỹ thuật)
– Cung cấp bản đồ nền địa hình Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện Dự án.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan xác định đoạn đường địa giới hành chính chưa khép kín đến biên giới quốc gia; xác định các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
– Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, khảo sát, xây dựng phương án giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; giải quyết những điểm có sự không thống nhất giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn kỹ thuật xác định đường địa giới, lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Nội vụ, Quốc phòng, Công an và các địa phương thực hiện chuyển vẽ đường biên giới quốc gia; đường địa giới hành chính lên bộ bản đồ địa giới hành chính Hệ tọa độ quốc gia VN-2000; xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các cấp.
– Phối hợp với Bộ Nội vụ thẩm định, phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – dự toán cụ thể cho các hạng mục công việc của các địa phương phù hợp theo tiến độ thực hiện Dự án; thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm của Dự án.
– Chủ trì việc kiểm tra nghiệm thu, đánh giá chất lượng các sản phẩm của Dự án theo Quy chuẩn kỹ thuật thành lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp và theo yêu cầu của Dự án.
– Mua sắm trang thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ cho việc xhây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các cấp.
– Chủ trì tập huấn, chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính đến các Bộ, ngành Trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm để đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án.
d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng và quyết toán kinh phí của Dự án theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.
đ) Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) hướng dẫn việc thể hiện đường biên giới quốc gia lên bộ bản đồ địa giới hành chính.
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết kinh phí đảm bảo nhiệm vụ triển khai thực hiện Dự án ở địa phương theo tiến độ kế hoạch hàng năm.
– Lập Thiết kế kỹ thuật – dự toán cụ thể cho các hạng mục công việc của địa phương phù hợp theo tiến độ thực hiện Dự án trình Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét; phê duyệt.
– Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan tổ chức hội nghị hiệp thương, thỏa thuận ranh giới hành chính tại các phu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; giải quyết những điểm có sự không thống nhất giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; xác định đoạn đường địa giới hành chính khép kín đến biên giới quốc gia; xác định phạm vi quản lý theo địa giới hành chính đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
– Tổ chức thực hiện việc đúc mốc, chôn mốc, đo tọa độ mốc, vẽ sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính và lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp ở địa phương.
– Tổ chức hội nghị ký kết pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp đối với các đơn vị hành chính thuộc địa phương và các đơn vị hành chính giáp ranh.
g) Các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Dự án.
Điều 2. Dự án này là căn cứ định hướng cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch và Thiết kế kỹ thuật – dự toán hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Các cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: ĐP, KTTH, KTN, Công báo; – Lưu: Văn thư, NC (5b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.