QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 4960/QĐ-BYT NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2005 VỀ VIỆC
BAN HÀNH “QUY TRÌNH THANH TRA VỀ CÔNG BẰNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
– Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989;
– Căn cứ Luật Thanh tra năm 2004;
– Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của ông Chánh Thanh tra Bộ Y tế và ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy trình thanh tra về công bằng trong chăm sóc sức khoẻ tại tuyến y tế cơ sở”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành.
Điều 3 Các ông/bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
K.T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Ngọc trọng
QUY TRÌNH
THANH TRA VỀ CÔNG BẰNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4960/QĐ-BYT
ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
PHẦN I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Quy trình này qui định các bước tiến hành và nội dung thanh tra về công bằng trong chăm sóc sức khoẻ tại tuyến y tế cơ sở (các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn).
2. Cơ sở pháp lý khi tiến hành thanh tra về công bằng trong chăm sóc sức khoẻ tại tuyến y tế cơ sở
2.1. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989.
2.2. Luật Thanh tra năm 2004.
2.3. Điều lệ Thanh Nhà nước về Y tế ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
2.4. Nghị quyết số 46-NQ-TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
2.5. Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 22/01/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
2.6. Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07 tháng 2 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 – 2010”.
2.7. Quyết định của Tổng Thanh tra Nhà nước số 1776/TTNN ngày 21/12/1996 về việc ban hành “Qui chế hoạt động của Đoàn Thanh tra”.
2.8. Các văn bản qui định, hướng dẫn của Chính phủ, của các Bộ, ngành về bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ tại tuyến y tế cơ sở.
PHẦN II
CÁC BUỚC TIẾN HÀNH THANH TRA VỀ CÔNG BẰNG
TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ
1. Chuẩn bị thanh tra
1.1. Tiếp nhận thông tin từ các nguồn
– Kế hoạch thanh tra hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Đơn thư phản ảnh, khiếu nại, tố cáo của công dân;
– Từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình….);
– Chỉ thị, chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên hoặc đề nghị của các cơ quan hữu quan.
1.2. Xử lý thông tin
– Chọn lọc thông tin;
– Phân tích thông tin;
– Kiểm tra thông tin.
1.3. Chuẩn bị cơ sở pháp lý
1.3.1. Ban hành quyết định thanh tra. Quyết định thanh tra phải ghi rõ:
– Căn cứ pháp lý để thanh tra;
– Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
– Thời hạn tiến hành thanh tra;
– Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
1.3.2. Chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực cần thanh tra; các căn cứ pháp lý cần sử dụng cho cuộc thanh tra.
1.4. Xây dựng kế hoạch thanh tra bao gồm các nội dung:
– Mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra;
– Thời gian thanh tra;
– Đối tượng thanh tra;
– Nội dung (trọng tâm, trọng điểm);
– Phương pháp tiến hành;
– Phân công trách nhiệm các thành viên;
– Các hồ sơ liên quan;
– Cơ sở vật chất phục vụ thanh tra;
– Chế độ thông tin báo cáo và dự kiến thời hạn kết thúc cuộc thanh tra.
1.5. Tổ chức tập huấn
– Quán triệt nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch thanh tra và phương pháp tiến hành cuộc thanh tra;
– Các chế độ chính sách, cơ chế quản lý các lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra;
– Nội quy làm việc của Đoàn thanh tra (Chế độ kỷ luật công tác về bảo mật, phát ngôn; việc giữ gìn phẩm chất người cán bộ thanh tra; thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong toàn Đoàn).
2. Tiến hành thanh tra
2.1. Công bố cơ sở pháp lý
Đoàn Thanh tra tiến hành công bố quyết định thanh tra hoặc xuất trình thẻ thanh tra viên khi tiến hành thanh tra độc lập trước đối tượng thanh tra.
2.2. Kiểm tra cơ sở pháp lý của đối tượng được thanh tra
– Quyết định thành lập Trạm y tế;
– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trạm Y tế xã, phường;
– Người đại diện hợp pháp của đơn vị (Trạm trưởng Trạm y tế xã, phường);
– Danh sách cán bộ, nhân viên (chính thức, hợp đồng); chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cá nhân trong trạm y tế xã, phường.
2.3. Nêu yêu cầu hoặc đề cương thanh tra để đối tượng thanh tra báo cáo theo các nội dung đã được ghi trong quyết định thanh tra.
Nếu là thanh tra theo kế hoạch, Đoàn thanh tra thông báo đề cương hoặc yêu cầu của đợt thanh tra để đối tượng thanh tra chuẩn bị báo cáo và cung cấp đầy đủ hồ sơ khác có liên quan đến cuộc thanh tra cho Đoàn thanh tra.
Nếu là thanh tra đột xuất, thanh tra viên nêu các yêu cầu của cuộc thanh tra tại thời điểm thanh tra, tại nơi thanh tra và đối tượng báo cáo giải trình ngay bằng lời hoặc bằng văn bản. Đối với những nội dung phức tạp, Đoàn thanh tra có thể yêu cầu đối tượng thanh tra gửi báo cáo giải trình sau.
2.4. Nghe báo cáo tường trình
Nghe đối tượng thanh tra báo cáo tường trình theo đề cương và yêu cầu của Đoàn thanh tra. Báo cáo phải tập trung vào nội dung thanh tra.
Đoàn thanh tra nêu các câu hỏi để đối tượng thanh tra trả lời, giải trình, đối thoại.
Nội dung báo cáo hoặc giải trình, trả lời câu hỏi là những tiêu chí được quy định tại nội dung thanh tra cho từng loại hình.
Quá trình nghe báo cáo và trả lời câu hỏi của đối tượng phải được ghi chép hoặc đánh giá theo quy đinh tại Nội dung thanh tra.
2.5. Thu thập, nghiên cứu, khai thác hồ sơ
Đoàn thanh tra phải tiến hành kiểm tra và thu thập ngay các hồ sơ liên quan đến công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại Trạm Y tế xã phường sau đó tiến hành nghiên cứu, khai thác hồ sơ để xác định những yếu tố cần thiết cho quá trình thanh tra.
2.6. Thanh tra tại cơ sở
2.7. Trưng cầu xác minh vàthực hiện các giải pháp cấp bách
Khi có khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm các qui định về khám chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ gây hậu quả xấu đến sức khoẻ người dân, Đoàn thanh tra cần trưng cầu ý kiến của các cơ quan chức năng liên quan đến từng lĩnh vực (khám chữa bệnh, y tế dự phòng …) để xác định rõ đúng, sai phục vụ quá trình thanh tra.
Thực hiện hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm hạn chế việc gây hậu quả xấu đến sức khoẻ người dân đồng thời báo cáocấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
3. Kết thúc cuộc thanh tra
3.1. Lập biên bản thanh tra
Dựa trên nội dung thanh tra, kết quả thanh tra, Đoàn Thanh tra tiến hành lập biên bản thanh tra, nêu cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm (nếu có) và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; Kiến nghị các biện pháp khắc phục, xử lý.
3.2. Báo cáo kết quả thanh tra
Kết thúc thanh tra tại cơ sở, Trưởng đoàn thanh tra tiến hành lập báo cáo kết quả thanh tra gửi cho người ra quyết định thanh tra theo qui định.
Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu được các nội dung:
– Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
– Xác định tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
– Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng Đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
– Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý;
– Trưởng đoàn thanh tra thông báo dự thảo kết quả thanh tra cho lãnh đạo đơn vị được thanh tra (nếu cần);
– Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trưởng Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo kết quả thanh tra. Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.
3.3. Kết luận thanh tra
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra phải có các nội dung:
– Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
– Kết luận về nội dung được thanh tra;
– Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
– Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý.
Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.
3.4. Công bố/gửi kết luận thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra công bố công khai kết luận thanh tra hoặc gửi kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho Trưởng Đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra.
Kết luận thanh tra được gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp và đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.
3.5. Xem xét, xử lý kết luận thanh tra
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra; xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
4. Sau thanh tra
4.1. Theo dõi, giám sát: Tổ chức kiểm tra việc chấp hành quyết định về xử lý, xử phạt hoặc các kiến nghị của người ra quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra và tổ chức, cá nhân có liên quan.
4.2. Phúc tra (nếu cần)
4.3. Tổng hợp báo cáo – lưu hồ sơ theo quy định.
PHẦN III
NỘI DUNG THANH TRA CÔNG BẰNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
TẠI TRẠM Y TẾ Xà/PHƯỜNG
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên Trạm y tế xã, phường
2. Địa chỉ
– Điện thoại:
– Fax:
3. Trưởng Trạm y tế xã/phường
– Họ, tên:
– Trình độ chuyên môn:
4. Tổ chức, biên chế
– Tổng số cán bộ, nhân viên y tế:
– Tỷ lệ cán bộ y tế/tổng số dân của xã:…………….. người
– Tổng số cán bộ y tế (gồm cả hợp đồng)…………………. người
5. Quy mô, vị trí
– Diện tích mặt bằng:…………….m2
– Diện tích xây dựng:…………….m2
– Nhà cấp:
+ Cấp 4:……….m2
+ Cấp 3:……….m2
+ Cấp 2:……….m2
+ Cấp 1:………..m2
6. Văn bản pháp lý
– Quyết định thành lập Trạm y tế xã/phường
– Hợp đồng lao động (nếu có người lao động hợp đồng)
– Giấy tờ khác liên quan
7. Thu nhập bình quân của cán bộ y tế
8. Thời gian làm việc từ ………giờ……… đến ………. giờ………..
B. NỘI DUNG THANH TRA, KIỂM TRA
1. Nguồn nhân lực của trạm y tế xã, phường và y tế thôn, bản
STT |
Nội dung |
Có |
Không |
Nhận xét |
|
Đạt |
Không đạt |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Số Bác sỹ làm việc tại Trạm y tế xã:………………..người – Bác sỹ đa khoa: ……….. người – Bác sỹ chuyên khoa:…..người |
|
|
|
|
2 |
Số Y sỹ làm việc tại Trạm y tế xã: …………người – Y sỹ đa khoa:…………….. người – Y sỹ chuyên khoa:………. người |
|
|
|
|
3 |
Số Y tá làm việc tại Trạm y tế xã: ………… người |
|
|
|
|
4 |
Số Nữ hộ sinh làm việc tại Trạm y tế xã:…………… người |
|
|
|
|
5 |
Số Lương y làm việc tại Trạm y tế xã: ………………người |
|
|
|
|
6 |
Số Dược sỹ đại học làm việc tại Trạm y tế xã:………….. người |
|
|
|
|
7 |
Số Dược sỹ trung học làm việc tại Trạm y tế xã:……….. người |
|
|
|
|
8 |
Số Dược tá làm việc tại Trạm y tế xã: ……………….. người |
|
|
|
|
9 |
Số cán bộ y tế thôn/bản ………….. người |
|
|
|
|
10 |
Số cán bộ, nhân viên khác …………….. người |
|
|
|
|
2. Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện tại Trạm y tế xã/ phường
STT |
Nội dung |
Có |
Không |
Nhận xét |
|
Đạt |
Không đạt |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Số phòng làm việc:………phòng |
|
|
|
|
2 |
Phương tiện làm việc: – Trang thiết bị cơ bản cho cán bộ y tế: – Bộ dụng cụ khám chuyên khoa: – Trang thiết bị khám, điều trị sản phụ khoa: – Trang thiết bị phục vụ cấp cứu (nẹp, băng-ca, cơ số thuốc…): |
|
|
|
|
3 |
Văn bản pháp quy (do cơ quan cấp trên cung cấp hoặc Trạm y tế tự sưu tầm): |
|
|
|
|
4 |
Sách và tài liệu chuyên môn: – Do cơ quan cấp trên cấp: – Do Trạm y tế tự trang bị: |
|
|
|
|
5 |
Thuốc thiết yếu: – Cơ số thuốc thiết yếu: + Đáp ứng đủ nhu cầu KCB: + Không đáp ứng đủ nhu cầu KCB: – Thuốc BHYT: + Đáp ứng đủ nhu cầu KCB: + Không đáp ứng đủ nhu cầu KCB: – Thuốc BHYT cho người nghèo: + Đáp ứng đủ nhu cầu KCB: + Không đáp ứng đủ nhu cầu KCB: – Thuốc các chương trình y tế khác: + Đáp ứng đủ nhu cầu KCB: + Không đáp ứng đủ nhu cầu KCB: |
|
|
|
|
6 |
Vườn thuốc nam: – Diện tích: – Số loại cây thuốc nam: – Trung bình số người đã được sử dụng trong 1 tháng: |
|
|
|
|
7 |
Nguồn kinh phí mua thuốc: – Ngân sách thường xuyên: – Ngân sách chương trình: – Cán bộ y tế xã góp vốn: – Nguồn thu khác |
|
|
|
|
3. Công bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
STT |
Nội dung |
Có |
Không |
Nhận xét |
|
Đạt |
Không đạt |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Chế độ trực cấp cứu? |
|
|
|
|
2 |
Số lượt khám? – Khám đa khoa:………….lượt – Khám chuyên khoa:…….lượt – Khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền: ……..lượt |
|
|
|
|
3 |
– Có khám chữa bệnh tại nhà không? – Có thu phí không? |
|
|
|
|
4 |
Quản lý sức khỏe các đối tượng ưu tiên (các bệnh xã hội, diện chính sách xã hội) |
|
|
|
|
5 |
Có quản lý sức khỏe từng hộ gia đình không? |
|
|
|
|
6 |
Có tham gia, triển khai công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình? – Quản lý thai sản? – Khám thai định kỳ? – Tiêm phòng uốn ván? – Cung ứng các phương tiện tránh thai? |
|
|
|
|
7 |
– Có theo dõi quản lý và tham gia công tác vệ sinh môi trường? – Số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh? – Số hộ gia đình được sử dụng nước máy? – Nguồn nước chính dùng cho sinh hoạt trong xã? |
|
|
|
|
8 |
Theo dõi quản lý và tham gia công tác vệ sinh an toàn thực phẩm? |
|
|
|
|
9 |
Theo dõi quản lý hành nghề y dược tư nhân? – Số bệnh viện tư nhân trong xã? – Số phòng khám tư nhân trong xã? – Số dịch vụ y tế tư nhân khác? – Số hiệu thuốc tư nhân trong xã? – Số đợt kiểm tra HNYDTN trong xã/năm………………….đợt? |
|
|
|
|
4. Công bằng về tài chính
STT |
Nội dung |
Có |
Không |
Nhận xét |
|
Đạt |
Không đạt |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế:………………% – Số thẻ BHYT bắt buộc? – Số thẻ BHYT tự nguyện? – Số thẻ BHYT học sinh? |
|
|
|
|
2 |
– Số người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm? – Tỷ lệ người nghèo (theo quy định 135,168,186) được cấp thẻ BHYT:……………..% |
|
|
|
|
3 |
Bình quân tiền thuốc là ………….đồng/một người dân. (chỉ tính số tiền thuốc bán và sử dụng tại Trạm y tế xã) |
|
|
|
|
4 |
Thu phí tại Trạm y tế xã: – Mức thu cho 1 lần khám đa khoa? – Mức thu cho 1 lần khám sản? – Mức thu phí chuyên khoa TMH? – Mức thu phí chuyên khoa RHM? – Mức thu cho 1 lần bắt mạch, kê đơn? – Mức thu cho 1 lần châm cứu? – Mức thu tiền giường bệnh/ ngày? – Mức thu tiền 1 ca đẻ? |
|
|
|
|
5 |
Miễn giảm phí KCB cho các đối tượng chính sách, trẻ em, người nghèo: |
|
|
|
|
5. Công bằng trong các hoạt động khám chữa bệnh
STT |
Nội dung |
Có |
Không |
Nhận xét |
|
Đạt |
Không đạt |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
– Tổng số lượt KCB tại Trạm y tế xã/1 năm:…………lượt. Trong đó: + Số lượt có thu phí:…..lượt/năm + Tổng số tiền thu được:…đ/năm + Số lượt được miễn giảm viện phí: …….lượt/năm + Tổng số tiền miễn giảm………. đồng/năm. |
|
|
|
|
2 |
Người nghèo có được khám và cấp thuốc miễn phí tại Trạm y tế xã không? |
|
|
|
|
3 |
– Tổng số người tàn tật trong xã: – Tỷ lệ người tàn tật được quản lý:………….. |
|
|
|
|
4 |
Tỷ lệ người được phục hồi chức năng tại cộng đồng:……….% |
|
|
|
|
5 |
Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng phòng đủ 6 bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng:…………..% |
|
|
|
|
6 |
Tổng số trẻ mắc các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng của trẻ em dưới 15 tuổi:…………….trẻ/năm |
|
|
|
|
7 |
Tổng số trẻ chết các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng của trẻ em dưới 15 tuổi:…………….trẻ/năm |
|
|
|
|
8 |
Triển khai chương trình CDD |
|
|
|
|
9 |
Triển khai chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi? |
|
|
|
|
10 |
Triển khai chương trình ARI? |
|
|
|
|
11 |
Triển khai chương trình phòng chống lao? |
|
|
|
|
12 |
Triển khai chương trình phòng chống mắt hột? |
|
|
|
|
13 |
Triển khai chương trình phòng chống bệnh phong? |
|
|
|
|
14 |
Tổng số người bệnh được khám và chuyển lên tuyến trên:…. ca/năm |
|
|
|
|
15 |
Tổng số ca đẻ tại Trạm y tế xã trong 1 năm/tổng số trẻ được sinh 1 năm trong xã:………ca. |
|
|
|
|
16 |
Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai đủ 3 lần………….. Tỷ lệ phụ nữ có thai không được khám thai đủ 3 lần………….. Tỷ lệ phụ nữ có thai không được khám thai lần nào………….. |
|
|
|
|
17 |
Tổng số người mắc các bệnh lao, tâm thần, phong, mù lòa, sốt rét, sốt xuất huyết được quản lý:…………..người Tỷ lệ người mắc các bệnh trên được quản lý: |
|
|
|
|
6. Công bằng trong chế độ chính sách đối với cán bộ y tế tuyến y tế xã, phường
STT |
Nội dung |
Có |
Không |
Nhận xét |
|
Đạt |
Không đạt |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
– Số cán bộ y tế tại Trạm y tế được tham dự các khoá đào tạo lại …………….người – Số cán bộ y tế tại trạm y tế được cử tuyển học chuyển ngạch công chức …………….người (ghi rõ từng trường hợp) |
|
|
|
|
2 |
– Thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm của lãnh đạo Trạm y tế xã – Thực hiện chế độ tiền trực cho cán bộ Trạm y tế xã – Thực hiện chế độ phụ cấp cho y tế thôn, bản Thực hiện chế độ phụ cấp khi tham gia triển khai các chương trình y tế (TCMR…) |
|
|
|
|
3 |
Đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho cán bộ nhân viên |
|
|
|
|
4 |
Đảm bảo đầy đủ các chế độ BHYT, BHXH cho các nhân viên hợp đồng theo Luật Lao động |
|
|
|
|
7. Thanh tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn tại Trạm y tế xã, phường
STT |
Nội dung |
Có |
Không |
Nhận xét |
|
Đạt |
Không đạt |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Quy chế thường trực – Tổ chức thường trực đảm bảo 24/24 giờ trong ngày + Số lượng người trực + Người thường trực luôn có mặt tại vị trí làm việc, khi ra khỏi Trạm Y tế xã phải có người thay thế có trình độ chuyên môn tương đương |
|
|
|
|
2 |
Quy chế cấp cứu – Người bệnh trong tình trạng cần cấp cứu phải được tiến hành khám ngay tại phòng bệnh hoặc buồng trực cấp cứu – Phương tiện dụng cụ cấp cứu sẵn sàng đủ theo cơ số quy định – Tủ thuốc tại phòng cấp cứu: đủ theo cơ số quy định, đáp ứng phác đồ cấp cứu, thuốc đủ nhãn, hàm lượng, đảm bảo chất lượng, hạn dùng; bổ sung đầy đủ, kịp thời – Người bệnh nằm lưu: được theo dõi sát theo y lệnh, xử lí kịp thời khi có diễn biến mới xảy ra, ghi vào hồ sơ bệnh án – Trường hợp chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nhân viên y tế làm hồ sơ, thủ tục chuyển viện theo quy định |
|
|
|
|
3 |
– Khi thăm khám có ghi ngày, giờ khám và diễn biến bệnh vào bệnh án, ký, ghi rõ họ tên, chức danh – Người bệnh có phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, ghi chép chính xác và đầy đủ – Khi người bệnh được truyền dịch: Thực hiện và theo dõi đúng quy định – Khi tiêm, truyền, châm cứu có hộp chống choáng, đủ cơ số cấp cứu theo quy định. Cán bộ thực hiện nắm vững phác đồ chống sốc phản vệ và xử trí choáng – Người bệnh có được y tá – điều dưỡng hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc và được giáo dục sức khoẻ khi nằm tại Trạm y tế xã |
|
|
|
|
4 |
Quy chế sử dụng thuốc – Thực hiện các quy định về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế – Thực hiện đúng phác đồ điều trị theo quy định – Quy chế dược chính: + Thuốc mua về có được kiểm nhập, kiểm tra số lượng, chất lượng, số đăng ký, số kiểm soát, nước sản xuất
+ Thuốc sử dụng trong Trạm y tế xã có nguồn gốc rõ ràng, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ + Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế thuốc độc, thuốc hướng thần + Y tá – điều dưỡng đảm bảo thuốc đến người bệnh đúng đường dùng, đúng liều + Tổ chức thông tin, bồi dưỡng kiến thức sử dụng thuốc cho thầy thuốc, y tá- điều dưỡng và người bệnh + Thường xuyên thông tin thuốc mới, phương pháp điều trị mới trong các sinh hoạt chuyên môn tại Trạm y tế xã + Trung tâm y tế quận, huyện hoặc Sở Y tế tổ chức bồi dưỡng kiến thức về thuốc, hướng dẫn điều trị cho cán bộ y tế xã, y tế thôn, bản |
|
|
|
|
5 |
Quy chế chống nhiễm khuẩn + Dụng cụ được tiệt khuẩn, đảm bảo đúng quy định, đủ thời gian, nhiệt độ, nồng độ dung dịch sát khuẩn + Tổ chức nơi tập trung dụng cụ bẩn, đồ bẩn ngăn nắp, gọn gàng; được giải quyết hàng ngày + Các buồng có đủ nước, phương tiện cho nhân viên rửa tay + Các buồng thủ thuật, buồng đẻ,buồng tiêm, phải có nền lát gạch men hoặc vật liệu tương đương đảm bảo nhẵn, khô, không thấm nước, luôn sạch Buồng làm việc (buồng tiêm, buồng thủ thuật) – Sạch sẽ, thoáng mát – Tủ đựng thuốc sạch, sắp xếp thuốc đúng qui cách – Có đủ dụng cụ tiệt khuẩn, đúng qui định Vệ sinh ngoại cảnh. – Khu vực xung quanh Trạm y tế xã sạch sẽ. – Không phơi quần áo và để các vật dụng cụ thừa khác ở hành langTrạm y tế xã.
Xử lý chất thải : – Chất thải phải được xử lý an toàn tránh nguy cơ gây nhiễm bẩn hoặc lây lan cho ngườikhác, cho cộng đồng. – Có thu gom và phân loại và xử lý chất thải đúng theo qui định. – Thu gom và xử lý chất thải sắc nhọn. – Vật sắc nhọn có được xử lý an toàn để tránh nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do tai nạn nghề nghiệp không – Thùng chứa vật sắc nhọn có đúng tiêu chuẩn hiện hành ( cứng, khó thủng, một chiều) – Có vận chuyển vật sắc nhọn trong thùng, hộp cứng không Xử lý khử khuẩn dụng cụ y tế. – Dụng cụ được làm sạch, khử khuẩn, cất giữ đúng qui định để tránh lây nhiễm chéo. – Có tủ đựng các dụng cụ đã khử khuẩn.
– Các dụng cụ đã khử khuẩn được để trong hộp hoặc túi kín có nhãn ghi rõ ngày tiến hành khử khuẩn, hạn dùng. – Khử khuẩn bằng hoá chất chỉ dùng cho các dụng cụ không chịu nhiệt. – Nhân viên y tế được tập huấn định kỳ về công tác khử khuẩn. Rửa tay thông thường – Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhằm làm giảm thiểu nguy cơ lây chéo – Có xà phòng, khăn sạch và nơi rửa tay được bố trí thuận lợi cho việc rửa tay |
|
|
|
|
6 |
Qui chế báo cáo – Thời gian báo cáo: + Báo cáo tháng, + Báo cáo quý, + Báo cáo 06 tháng, + 09 tháng, + 12 tháng – Báo cáo đột xuất |
|
|
|
|
Reviews
There are no reviews yet.