BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI _________ Số: 476/QĐ-LĐTBXH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 486/QĐ-LĐTBXH ngày 29/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chế làm việc của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu Bộ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội về quản lý nhà nước lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; trực tiếp chỉ đạo, điều hành những vấn đề lớn, quan trọng, mang tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.
2. Thứ trưởng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Bộ trưởng. Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, các Thứ trưởng chủ động giải quyết công việc; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; những vấn đề quan trọng, đột xuất, phức tạp, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng trước khi xử lý, quyết định.
3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các Thứ trưởng phối hợp, trao đổi và hỗ trợ nhau, đảm bảo mọi hoạt động của Bộ được thực hiện đúng quy định, hiệu quả và theo kế hoạch. Trường hợp khi xử lý công việc, các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau, Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
4. Trong trường hợp cần thiết hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt, Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng hoặc phân công Thứ trưởng khác chỉ đạo xử lý công việc. Việc phân công công tác giữa các Thứ trưởng quy định tại Điều 2 của Quyết định này có thể thay đổi theo quyết định của Bộ trưởng.
5. Khi cần thiết, Bộ trưởng ủy quyền một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo, giải quyết công việc của Bộ theo quy định.
6. Văn phòng Bộ trực tiếp giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện công việc cụ thể theo phân công của Bộ trưởng.
Điều 2.Phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng như sau:
1. Bộ trưởng:
1.1. Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành mọi mặt hoạt động của Bộ và của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, những công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1.2. Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực sau:
– Xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình, mục tiêu của Bộ, trình cấp có thẩm quyền và chỉ đạo tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
– Quyết định các vấn đề về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, mục tiêu của Bộ, các công trình, dự án và các vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ.
– Chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tổ chức, cán bộ; kế hoạch – tài chính; hợp tác quốc tế; pháp chế; thanh tra.
– Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác của Bộ trưởng theo quy định của pháp luật.
1.3. Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch – Tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ.
1.4. Tham gia các ban chỉ đạo, Ủy ban, hội đồng theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1.5. Chủ tài khoản của Bộ.
2. Thứ trưởng Lê Tấn Dũng:
2.1. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: giáo dục nghề nghiệp và các trường đại học thuộc Bộ; công tác Văn phòng; công tác Đảng – Đoàn thể; ban quản lý dự án trực thuộc Bộ và theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ.
2.2. Phụ trách các đơn vị: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục); Văn phòng Bộ (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc); Văn phòng Ban cán sự đảng; Văn phòng Đảng – Đoàn thể; Trường Đại học Lao động – Xã hội; Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định; Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh; Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long; Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ; Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ.
2.3. Tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số hội đồng, ban chỉ đạo khác của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
– Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
– Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Bộ.
– Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Bộ.
3. Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà:
3.1. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: trẻ em; bình đẳng giới; báo chí; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ.
3.2. Phụ trách các đơn vị: Cục Trẻ em (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Vụ Bình đẳng giới; Báo Lao động và Xã hội; Báo điện tử Dân trí; Tạp chí Lao động và Xã hội; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội; Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An; Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật.
3.3. Tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số hội đồng, ban chỉ đạo khác của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
– Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc gia về trẻ em.
– Chủ tịch Làng trẻ em SOS Việt Nam.
– Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ của Bộ.
– Chủ tịch Hội đồng nâng lương, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức của Bộ.
4. Thứ trưởng Lê Văn Thanh:
4.1. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: việc làm và chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đa chiều, bền vững; quan hệ lao động và tiền lương; an toàn lao động; doanh nghiệp của Bộ. Theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ. Giúp và cùng Bộ trưởng về công tác xây dựng thể chế.
4.2. Phụ trách các đơn vị: Cục Việc làm (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo; Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Cục An toàn lao động (bao gồm đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực I; Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II; Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực III; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
4.3. Tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số hội đồng, ban chỉ đạo khác của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
– Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia.
– Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đa chiều, bền vững.
5. Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan:
5.1. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: người có công; bảo hiểm xã hội; quản lý lao động ngoài nước; chỉ đạo giải quyết đơn, thư của công dân và kiến nghị của cử tri; phụ trách công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin và theo dõi các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phụ trách thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ.
5.2. Phụ trách các đơn vị: Cục Người có công (bao gồm các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục); Vụ Bảo hiểm xã hội; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước; Trung tâm Thông tin; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.
5.3. Tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số hội đồng, ban chỉ đạo khác của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
– Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ.
6. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi
6.1. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: bảo trợ xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; nghiên cứu khoa học; chỉnh hình và phục hồi chức năng.
6.2. Phụ trách các đơn vị: Cục Bảo trợ xã hội; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; Viện Khoa học Lao động và Xã hội; Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội; Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng; Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn; Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Cần Thơ; Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì.
6.3. Tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số hội đồng, ban chỉ đạo khác của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
– Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam.
– Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.
– Chủ tịch Hội đồng khoa học của Bộ.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1633/QĐ-LĐTBXH ngày 16/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng, Quyết định số 446/QĐ-LĐTBXH ngày 16/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc điều chỉnh, bổ sung phân công công tác của các Thứ trưởng, Thông báo số 4214/TB-LĐTBXH ngày 01/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc điều chỉnh, bổ sung phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng, Thông báo số 3556/TB-LĐTBXH ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc điều chỉnh, bổ sung phân công công tác của các Thứ trưởng và các quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này.
Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c); – Ủy ban Thường vụ Quốc hội; – VP Trung ương và các Ban của Đảng; – Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); – Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – Ủy ban Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; – Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Đảng ủy Bộ và các đơn vị thuộc Bộ; – Cổng thông tin điện tử Bộ; – Lưu: VT, Vụ TCCB. |
BỘ TRƯỞNG
Đào Ngọc Dung |
Reviews
There are no reviews yet.