BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ——-
Số: 476/QĐ-BNN-TY
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020”
———-
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Công văn số 10652/VPCP-KTN ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về việc Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ công văn số 16448/BTC-HCSN ngày 06/11/2015 về việc tham gia dự thảo Chương trình và công văn số 1905/BTC-HCSN ngày 02/02/2016 về việc tham gia dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài chính;
Căn cứ công văn số 7651/BKHĐT-KTNN ngày 15/10/2015 về việc góp ý Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 và Công văn số 476/BKHĐT-KTNN ngày 20/01/2016 về việc góp ý dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020” (sau đây gọi chung là Chương trình), gồm một số nội dung chính sau đây:
Chủ nhiệm Chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Cơ quan thực hiện: Cục Thú y;
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Công an.
Thời gian thực hiện: 05 năm, từ 2016 – 2020.
I. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung: Đến năm 2020, khống chế thành công bệnh LMLM ở một số vùng, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh LMLM gia súc ở Việt Nam và xây dựng được ít nhất một vùng an toàn dịch bệnh LMLM.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Vùng nguy cơ cao
a) Vùng khống chế
Tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho 80% tổng đàn trâu, bò trong vùng khống chế; giảm số ổ dịch mới, nhất là tại các tỉnh biên giới và các tỉnh Tây Nguyên; ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ nước ngoài vào Việt Nam.
b) Vùng đệm
Tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho 80% tổng đàn trâu, bò trong vùng đệm; chủ động giám sát dịch bệnh; khi có dịch bệnh xảy ra được kiểm soát xử lý kịp thời; giảm số ổ dịch và số gia súc mắc bệnh, không để dịch lây lan ra diện rộng.
2.2. Vùng nguy cơ thấp
Kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các huyện thuộc khu vực tiếp giáp vùng đệm, giảm thiểu nguy cơ lây lan và phát sinh ổ dịch ở đàn gia súc để phục vụ cho việc mở rộng xây dựng vùng an toàn dịch bệnh LMLM, đáp ứng các yêu cầu đối với việc xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật; tăng cường xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.
2.3. Vùng an toàn dịch bệnh
Thực hiện theo “Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình” tại Quyết định số 441/QĐ-BNN-TY ngày 03/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Giải pháp phân vùng để thực hiện
3.1. Vùng nguy cơ cao
Vùng nguy cơ cao được chia thành vùng khống chế và vùng đệm, cụ thể:
a) Vùng khống chế: Là các huyện biên giới và các huyện còn lại của 5 tỉnh Tây Nguyên (bao gồm 157 huyện thuộc 26 tỉnh). Tổng số trâu, bò thuộc diện tiêm phòng của vùng khống chế là 2.255.230 con (chi tiết tại Phụ lục 1).
b) Vùng đệm: Là các huyện tiếp giáp vùng khống chế, có dịch LMLM xảy ra trong giai đoạn 2011 – 2015 và các huyện thuộc các tỉnh xung quanh tiếp giáp với tỉnh Nam Định và Thái Bình (bao gồm 190 huyện thuộc 43 tỉnh). Tổng số trâu, bò thuộc diện tiêm phòng của vùng đệm là 2.574.895 con (chi tiết tại Phụ lục 2).
3.2. Vùng nguy cơ thấp: Là các huyện tiếp giáp phía trong vùng đệm (không thuộc vùng khống chế, vùng đệm và vùng ATDB).
3.3. Vùng an toàn dịch bệnh:
Là các huyện, thành phố của tỉnh Nam Định và Thái Bình theo “Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình” được phê duyệt tại Quyết định số 441/QĐ-BNN-TY ngày 03/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Giải pháp tiêm phòng vắc xin
Hằng năm, căn cứ tình hình dịch bệnh LMLM trong nước và khu vực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ rà soát và đề xuất chủng loại vắc xin phù hợp để tiêm phòng. Việc tiêm phòng vắc xin đối với các vùng như sau:
4.1. Vùng nguy cơ cao
a) Vùng khống chế:
– Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò.
– Loại vắc xin: Căn cứ lưu hành vi rút LMLM tại các địa phương, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát và đề xuất chủng loại vắc xin sử dụng tiêm phòng trong Chương trình.
– Thời gian tiêm phòng: Bảo đảm 02 lần tiêm phòng trong năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
Căn cứ điều kiện chăn nuôi, khí hậu, thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiêm phòng.
b) Vùng đệm: Thực hiện như đối với vùng khống chế.
4.2. Vùng nguy cơ thấp
Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo Kế hoạch tiêm phòng của địa phương.
4.3. Vùng an toàn dịch bệnh
– Thực hiện theo “Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình” theo Quyết định số 441/QĐ-BNN-TY ngày 03/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu, nguồn lực của địa phương, tổ chức xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Đẩy mạnh áp dụng chăn nuôi theo quy trình VietGAP và thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung và triển khai Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
5. Giải pháp về giám sát dịch bệnh và lưu hành vi rút
– Giám sát lâm sàng phát hiện bệnh (giám sát bị động);
– Giám sát chủ động phát hiện và xác định tỷ lệ lưu hành vi rút LMLM;
– Giám sát huyết thanh học sau tiêm phòng.
6. Giải pháp kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ
– Giai đoạn trước ngày 01/7/2016 thực hiện theo các quy định hiện hành.
– Giai đoạn từ ngày 01/7/2016 thực hiện theo quy định của Luật thú y.
– Thiết lập hệ thống nhận diện gia súc, thực hiện đánh dấu gia súc theo quy định, xây dựng dữ liệu về vận chuyển gia súc, bảo đảm truy xuất nguồn gốc.
– Rà soát, quy hoạch hệ thống trạm kiểm dịch đầu mối giao thông để kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật tại các địa phương, bảo đảm kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc.
– Đảm bảo nguồn nhân lực và đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
– Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng như quản lý thị trường, công an, biên phòng và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ.
– Việc giết mổ gia súc được thực hiện theo quy trình kiểm soát giết mổ động vật, theo các quy định hiện hành và quy định của Luật thú y.
7. Giải pháp thông tin tuyên truyền: Xây dựng các tài liệu tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh LMLM. Đồng thời, hàng năm phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng chương trình truyền thông về công tác phòng, chống bệnh LMLM.
8. Giải pháp hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh LMLM
– Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh LMLM; nghiên cứu chuyên sâu về vi rút, dịch tễ bệnh LMLM, vắc xin phòng bệnh và kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.
– Trao đổi, thống nhất với Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia thường xuyên chia sẻ thông tin, quản lý vận chuyển động vật qua biên giới và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM khu vực biên giới.
9. Giải pháp xử lý ổ dịch: Xử lý gia súc mắc bệnh LMLM và thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch theo các quy định hiện hành.
II. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
1. Ngân sách Trung ương bảo đảm các nội dung sau:
– Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện tiêm phòng bắt buộc theo khả năng của ngân sách hàng năm.
– Kinh phí xét nghiệm mẫu giám sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Kinh phí kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Chương trình, tập huấn, hội thảo, họp sơ kết, tổng kết; thông tin, tuyên truyền; gửi mẫu đi nước ngoài và nghiên cứu chuyên sâu; xây dựng bản đồ dịch tễ và hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước của Cục Thú y.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm các nội dung sau:
2.1. Đối với vùng khống chế và vùng đệm:
– Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng đệm thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc. Trả công tiêm phòng vắc xin thực hiện trong vùng khống chế và vùng đệm.
– Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí chỉ đạo tiêm phòng; kinh phí lấy mẫu giám sát.
2.2. Đối với các vùng còn lại
Tùy theo khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí mua vắc xin và chi phí tổ chức tiêm phòng đối với đàn gia súc của các hộ gia đình, cá nhân và các chi phí khác cho công tác phòng chống dịch LMLM cho phù hợp với điều kiện ngân sách của địa phương.
3. Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ chăn nuôi tự đảm bảo
– Đối với đàn gia súc của cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trang trại chăn nuôi thì các đơn vị tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc của đơn vị mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
– Đối với đàn gia súc của các hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo các quy định nêu trên thì chủ chăn nuôi phải tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
4. Kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống dịch
– Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh, gia súc chết do bệnh hoặc do phản ứng sau khi tiêm phòng vắc xin thực hiện theo Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 2. Trách nhiệm của các Tổ chức, cá nhân:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Cục Thú y là đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện Chương trình, bao gồm: (i) Hàng năm, chịu trách nhiệm xác định, công bố typ vi rút lưu hành, chủng loại vắc xin LMLM và yêu cầu kỹ thuật của từng loại vắc xin sử dụng để tiêm phòng tại các địa phương; (ii) Tổng hợp số lượng gia súc thuộc diện tiêm phòng hàng năm trong Chương trình; nhu cầu về số lượng, chủng loại vắc xin hàng năm sử dụng tại mỗi địa phương, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí thực hiện; (iii) Tổng hợp nhu cầu đột xuất của địa phương về việc thay đổi số lượng, chủng loại vắc xin (trường hợp thay đổi typ vi rút gây bệnh LMLM hoặc thay đổi về số lượng trâu, bò) để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, điều chỉnh; (iv) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc của các địa phương, trên cơ sở đó tham mưu cho Bộ đề xuất nguyên tắc và mức hỗ trợ kinh phí, gửi Bộ Tài chính để có cơ sở xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho các địa phương; (v) Tổ chức giám sát dịch bệnh và lưu hành vi rút;
Tổ chức đôn đốc, kiểm tra công tác tiêm phòng vắc xin, công tác giám sát theo quy định; căn cứ tình hình dịch bệnh LMLM trong nước và trong khu vực để xác định đối tượng và phạm vi tiêm phòng vắc xin, hướng dẫn các địa phương thực hiện; tổ chức giám sát lưu hành và biến đổi vi rút LMLM theo yêu cầu thực tế của công tác phòng, chống dịch LMLM.
Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các giải pháp kỹ thuật theo quy định của Chương trình; tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình;
b) Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Cục Thú y để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trinh.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Chương trình này, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan của địa phương thực hiện:
a) Xây dựng kế hoạch kinh phí thuộc diện ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện Chương trình (bao gồm cả tiền công tiêm phòng trong vùng khống chế) tại địa phương, kế hoạch tiêm phòng vắc xin, kế hoạch giám sát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hàng năm, chủ động thống kê số lượng gia súc của địa phương thuộc diện tiêm phòng trong Chương trình; tổng hợp nhu cầu hàng năm của địa phương về số lượng, chủng loại vắc xin sử dụng trong Chương trình, gửi Cục Thú y để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính theo quy định; tổng hợp nhu cầu đột xuất về việc thay đổi số lượng, chủng loại vắc xin (trường hợp thay đổi typ vi rút gây bệnh LMLM hoặc thay đổi về số lượng trâu, bò), gửi Cục Thú y để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh.
c) Tổ chức mua đúng chủng loại vắc xin LMLM để thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Cục Thú y; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các nội dung, giải pháp của Chương trình trên địa bàn; đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y), Bộ Tài chính kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
d) Trường hợp có sự thay đổi chủng loại vắc xin do thay đổi typ vi rút gây bệnh LMLM hoặc thay đổi về số lượng trâu, bò, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, điều chỉnh kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương thuộc vùng đệm theo điều chỉnh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Các địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc (tổng mức kinh phí thực hiện, số kinh phí địa phương đảm bảo, số kinh phí đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ…) gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để có cơ sở xem xét hỗ trợ.
3. Các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động phối hợp với Cục Thú y, các cơ quan liên quan của Trung ương và địa phương để tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định nhằm bảo đảm các mục tiêu của Chương trình đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; – Lãnh đạo Bộ NN&PTNT; – Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c); – Văn phòng Chính phủ (để b/c); – UBND các tỉnh, tp trực thuộc TƯ; – Sở NN&PTNT các tỉnh, tp trực thuộc TƯ; – Các Bộ: TC, KHĐT, CT, CA; – Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT; – Lưu: VT, TY.
|
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ——-
Số: 476/QĐ-BNN-TY
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020”
———-
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Công văn số 10652/VPCP-KTN ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về việc Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ công văn số 16448/BTC-HCSN ngày 06/11/2015 về việc tham gia dự thảo Chương trình và công văn số 1905/BTC-HCSN ngày 02/02/2016 về việc tham gia dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài chính;
Căn cứ công văn số 7651/BKHĐT-KTNN ngày 15/10/2015 về việc góp ý Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 và Công văn số 476/BKHĐT-KTNN ngày 20/01/2016 về việc góp ý dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020” (sau đây gọi chung là Chương trình), gồm một số nội dung chính sau đây:
Chủ nhiệm Chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Cơ quan thực hiện: Cục Thú y;
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Công an.
Thời gian thực hiện: 05 năm, từ 2016 – 2020.
I. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung: Đến năm 2020, khống chế thành công bệnh LMLM ở một số vùng, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh LMLM gia súc ở Việt Nam và xây dựng được ít nhất một vùng an toàn dịch bệnh LMLM.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Vùng nguy cơ cao
a) Vùng khống chế
Tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho 80% tổng đàn trâu, bò trong vùng khống chế; giảm số ổ dịch mới, nhất là tại các tỉnh biên giới và các tỉnh Tây Nguyên; ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ nước ngoài vào Việt Nam.
b) Vùng đệm
Tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho 80% tổng đàn trâu, bò trong vùng đệm; chủ động giám sát dịch bệnh; khi có dịch bệnh xảy ra được kiểm soát xử lý kịp thời; giảm số ổ dịch và số gia súc mắc bệnh, không để dịch lây lan ra diện rộng.
2.2. Vùng nguy cơ thấp
Kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các huyện thuộc khu vực tiếp giáp vùng đệm, giảm thiểu nguy cơ lây lan và phát sinh ổ dịch ở đàn gia súc để phục vụ cho việc mở rộng xây dựng vùng an toàn dịch bệnh LMLM, đáp ứng các yêu cầu đối với việc xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật; tăng cường xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.
2.3. Vùng an toàn dịch bệnh
Thực hiện theo “Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình” tại Quyết định số 441/QĐ-BNN-TY ngày 03/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Giải pháp phân vùng để thực hiện
3.1. Vùng nguy cơ cao
Vùng nguy cơ cao được chia thành vùng khống chế và vùng đệm, cụ thể:
a) Vùng khống chế: Là các huyện biên giới và các huyện còn lại của 5 tỉnh Tây Nguyên (bao gồm 157 huyện thuộc 26 tỉnh). Tổng số trâu, bò thuộc diện tiêm phòng của vùng khống chế là 2.255.230 con (chi tiết tại Phụ lục 1).
b) Vùng đệm: Là các huyện tiếp giáp vùng khống chế, có dịch LMLM xảy ra trong giai đoạn 2011 – 2015 và các huyện thuộc các tỉnh xung quanh tiếp giáp với tỉnh Nam Định và Thái Bình (bao gồm 190 huyện thuộc 43 tỉnh). Tổng số trâu, bò thuộc diện tiêm phòng của vùng đệm là 2.574.895 con (chi tiết tại Phụ lục 2).
3.2. Vùng nguy cơ thấp: Là các huyện tiếp giáp phía trong vùng đệm (không thuộc vùng khống chế, vùng đệm và vùng ATDB).
3.3. Vùng an toàn dịch bệnh:
Là các huyện, thành phố của tỉnh Nam Định và Thái Bình theo “Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình” được phê duyệt tại Quyết định số 441/QĐ-BNN-TY ngày 03/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Giải pháp tiêm phòng vắc xin
Hằng năm, căn cứ tình hình dịch bệnh LMLM trong nước và khu vực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ rà soát và đề xuất chủng loại vắc xin phù hợp để tiêm phòng. Việc tiêm phòng vắc xin đối với các vùng như sau:
4.1. Vùng nguy cơ cao
a) Vùng khống chế:
– Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò.
– Loại vắc xin: Căn cứ lưu hành vi rút LMLM tại các địa phương, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát và đề xuất chủng loại vắc xin sử dụng tiêm phòng trong Chương trình.
– Thời gian tiêm phòng: Bảo đảm 02 lần tiêm phòng trong năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
Căn cứ điều kiện chăn nuôi, khí hậu, thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiêm phòng.
b) Vùng đệm: Thực hiện như đối với vùng khống chế.
4.2. Vùng nguy cơ thấp
Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo Kế hoạch tiêm phòng của địa phương.
4.3. Vùng an toàn dịch bệnh
– Thực hiện theo “Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình” theo Quyết định số 441/QĐ-BNN-TY ngày 03/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu, nguồn lực của địa phương, tổ chức xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Đẩy mạnh áp dụng chăn nuôi theo quy trình VietGAP và thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung và triển khai Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
5. Giải pháp về giám sát dịch bệnh và lưu hành vi rút
– Giám sát lâm sàng phát hiện bệnh (giám sát bị động);
– Giám sát chủ động phát hiện và xác định tỷ lệ lưu hành vi rút LMLM;
– Giám sát huyết thanh học sau tiêm phòng.
6. Giải pháp kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ
– Giai đoạn trước ngày 01/7/2016 thực hiện theo các quy định hiện hành.
– Giai đoạn từ ngày 01/7/2016 thực hiện theo quy định của Luật thú y.
– Thiết lập hệ thống nhận diện gia súc, thực hiện đánh dấu gia súc theo quy định, xây dựng dữ liệu về vận chuyển gia súc, bảo đảm truy xuất nguồn gốc.
– Rà soát, quy hoạch hệ thống trạm kiểm dịch đầu mối giao thông để kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật tại các địa phương, bảo đảm kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc.
– Đảm bảo nguồn nhân lực và đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
– Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng như quản lý thị trường, công an, biên phòng và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ.
– Việc giết mổ gia súc được thực hiện theo quy trình kiểm soát giết mổ động vật, theo các quy định hiện hành và quy định của Luật thú y.
7. Giải pháp thông tin tuyên truyền: Xây dựng các tài liệu tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh LMLM. Đồng thời, hàng năm phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng chương trình truyền thông về công tác phòng, chống bệnh LMLM.
8. Giải pháp hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh LMLM
– Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh LMLM; nghiên cứu chuyên sâu về vi rút, dịch tễ bệnh LMLM, vắc xin phòng bệnh và kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.
– Trao đổi, thống nhất với Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia thường xuyên chia sẻ thông tin, quản lý vận chuyển động vật qua biên giới và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM khu vực biên giới.
9. Giải pháp xử lý ổ dịch: Xử lý gia súc mắc bệnh LMLM và thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch theo các quy định hiện hành.
II. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
1. Ngân sách Trung ương bảo đảm các nội dung sau:
– Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện tiêm phòng bắt buộc theo khả năng của ngân sách hàng năm.
– Kinh phí xét nghiệm mẫu giám sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Kinh phí kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Chương trình, tập huấn, hội thảo, họp sơ kết, tổng kết; thông tin, tuyên truyền; gửi mẫu đi nước ngoài và nghiên cứu chuyên sâu; xây dựng bản đồ dịch tễ và hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước của Cục Thú y.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm các nội dung sau:
2.1. Đối với vùng khống chế và vùng đệm:
– Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng đệm thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc. Trả công tiêm phòng vắc xin thực hiện trong vùng khống chế và vùng đệm.
– Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí chỉ đạo tiêm phòng; kinh phí lấy mẫu giám sát.
2.2. Đối với các vùng còn lại
Tùy theo khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí mua vắc xin và chi phí tổ chức tiêm phòng đối với đàn gia súc của các hộ gia đình, cá nhân và các chi phí khác cho công tác phòng chống dịch LMLM cho phù hợp với điều kiện ngân sách của địa phương.
3. Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ chăn nuôi tự đảm bảo
– Đối với đàn gia súc của cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trang trại chăn nuôi thì các đơn vị tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc của đơn vị mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
– Đối với đàn gia súc của các hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo các quy định nêu trên thì chủ chăn nuôi phải tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
4. Kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống dịch
– Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh, gia súc chết do bệnh hoặc do phản ứng sau khi tiêm phòng vắc xin thực hiện theo Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 2. Trách nhiệm của các Tổ chức, cá nhân:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Cục Thú y là đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện Chương trình, bao gồm: (i) Hàng năm, chịu trách nhiệm xác định, công bố typ vi rút lưu hành, chủng loại vắc xin LMLM và yêu cầu kỹ thuật của từng loại vắc xin sử dụng để tiêm phòng tại các địa phương; (ii) Tổng hợp số lượng gia súc thuộc diện tiêm phòng hàng năm trong Chương trình; nhu cầu về số lượng, chủng loại vắc xin hàng năm sử dụng tại mỗi địa phương, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí thực hiện; (iii) Tổng hợp nhu cầu đột xuất của địa phương về việc thay đổi số lượng, chủng loại vắc xin (trường hợp thay đổi typ vi rút gây bệnh LMLM hoặc thay đổi về số lượng trâu, bò) để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, điều chỉnh; (iv) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc của các địa phương, trên cơ sở đó tham mưu cho Bộ đề xuất nguyên tắc và mức hỗ trợ kinh phí, gửi Bộ Tài chính để có cơ sở xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho các địa phương; (v) Tổ chức giám sát dịch bệnh và lưu hành vi rút;
Tổ chức đôn đốc, kiểm tra công tác tiêm phòng vắc xin, công tác giám sát theo quy định; căn cứ tình hình dịch bệnh LMLM trong nước và trong khu vực để xác định đối tượng và phạm vi tiêm phòng vắc xin, hướng dẫn các địa phương thực hiện; tổ chức giám sát lưu hành và biến đổi vi rút LMLM theo yêu cầu thực tế của công tác phòng, chống dịch LMLM.
Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các giải pháp kỹ thuật theo quy định của Chương trình; tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình;
b) Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Cục Thú y để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trinh.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Chương trình này, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan của địa phương thực hiện:
a) Xây dựng kế hoạch kinh phí thuộc diện ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện Chương trình (bao gồm cả tiền công tiêm phòng trong vùng khống chế) tại địa phương, kế hoạch tiêm phòng vắc xin, kế hoạch giám sát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hàng năm, chủ động thống kê số lượng gia súc của địa phương thuộc diện tiêm phòng trong Chương trình; tổng hợp nhu cầu hàng năm của địa phương về số lượng, chủng loại vắc xin sử dụng trong Chương trình, gửi Cục Thú y để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính theo quy định; tổng hợp nhu cầu đột xuất về việc thay đổi số lượng, chủng loại vắc xin (trường hợp thay đổi typ vi rút gây bệnh LMLM hoặc thay đổi về số lượng trâu, bò), gửi Cục Thú y để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh.
c) Tổ chức mua đúng chủng loại vắc xin LMLM để thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Cục Thú y; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các nội dung, giải pháp của Chương trình trên địa bàn; đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y), Bộ Tài chính kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
d) Trường hợp có sự thay đổi chủng loại vắc xin do thay đổi typ vi rút gây bệnh LMLM hoặc thay đổi về số lượng trâu, bò, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, điều chỉnh kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương thuộc vùng đệm theo điều chỉnh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Các địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc (tổng mức kinh phí thực hiện, số kinh phí địa phương đảm bảo, số kinh phí đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ…) gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để có cơ sở xem xét hỗ trợ.
3. Các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động phối hợp với Cục Thú y, các cơ quan liên quan của Trung ương và địa phương để tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định nhằm bảo đảm các mục tiêu của Chương trình đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; – Lãnh đạo Bộ NN&PTNT; – Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c); – Văn phòng Chính phủ (để b/c); – UBND các tỉnh, tp trực thuộc TƯ; – Sở NN&PTNT các tỉnh, tp trực thuộc TƯ; – Các Bộ: TC, KHĐT, CT, CA; – Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT; – Lưu: VT, TY.
|
|
Reviews
There are no reviews yet.