THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ———-
Số: 472/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH
CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
VÀ TRUNG CẤP NGHỀ GIAI ĐOẠN 2010 – 2016”
———————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng – an ninh;
Xét đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010 – 2016” với các nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
– Xây dựng chương trình, mở mã ngành và tổ chức đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành giáo dục quốc phòng – an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề. Đến năm 2016 có đủ số lượng giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
– Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về công tác giáo dục quốc phòng – an ninh trong các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề và cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng chương trình, mở mã ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành giáo dục quốc phòng – an ninh theo hướng như sau:
– Tên ngành đào tạo: giáo dục quốc phòng – an ninh.
– Loại hình đào tạo: chính quy.
– Thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh: triển khai các hình thức đào tạo theo thời gian và đối tượng:
Đào tạo chính quy, tập trung thời gian 4 năm với đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Đào tạo văn bằng 2, thời gian 2 năm tập trung với đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác;
Đào tạo văn bằng 2, thời gian 18 tháng tập trung với đối tượng tuyển sinh là giáo viên hiện đang giảng dạy tại trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có chứng chỉ đào tạo giáo dục quốc phòng – an ninh do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp; thời gian đào tạo không dưới 6 tháng theo chương trình quy định.
– Văn bằng tốt nghiệp: cử nhân giáo dục quốc phòng – an ninh.
– Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo khung và chi tiết, mở mã ngành đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh trình độ đại học để triển khai tuyển sinh đào tạo từ năm học 2010 – 2011 theo đúng quy trình quy định, bảo đảm khối lượng kiến thức hợp lý, cân đối về giáo dục quốc phòng – an ninh và kiến thức nghiệp vụ sư phạm.
2. Tuyển sinh và tổ chức đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
a) Các cơ sở giáo dục được mở mã ngành và tổ chức đào tạo gồm:
– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;
– Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh;
– Trường Đại học Vinh;
– Học viện Chính trị;
– Trường Sỹ quan Chính trị;
– Trường Sỹ quan Lục quân I;
– Trường Sỹ quan Lục quân II;
b) Tuyển sinh đào tạo
Xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo hàng năm cho các cơ sở đào tạo nêu trên, tùy theo điều kiện bảo đảm chất lượng của từng trường kể từ năm học 2010 – 2011, bảo đảm mục tiêu đến năm 2016 đào tạo được khoảng 9.760 người tốt nghiệp, cung cấp giáo viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
Việc tuyển sinh hàng năm và phương thức phối hợp tổ chức đào tạo giữa các cơ sở được giao nhiệm vụ thực hiện theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Chính sách đối với sinh viên
Trong khóa học, sinh viên có thể được học tập ở các cơ sở khác nhau gắn với chương trình phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường. Thời gian học tập tại cơ sở nào thì sinh viên được hưởng các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp theo chế độ, chính sách đãi ngộ đối với sinh viên của cơ sở đó: thời gian đào tạo tại các trường sư phạm, sinh viên được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với sinh viên ngành sư phạm và thời gian đào tạo tại các trường thuộc Bộ Quốc phòng, sinh viên, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với sinh viên, học viên trong quân đội.
Sinh viên tốt nghiệp được xét phong quân hàm sỹ quan dự bị. Nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Chính phủ về sỹ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam; được ưu tiên tuyển dụng làm giáo viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
3. Kinh phí thực hiện Đề án
– Dự tính tổng kinh phí thực hiện đề án khoảng 690.960.000.000 đồng (sáu trăm chín mươi tỷ, chín trăm sáu mươi triệu đồng) được tính trong ngân sách chi giáo dục – đào tạo và phân bổ hàng năm cho cơ sở được giao đào tạo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Sau năm 2016, căn cứ vào nhu cầu thực tiễn, sẽ tiếp tục đưa việc đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh trình độ đại học thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, đáp ứng nhu cầu đào tạo bổ sung và bồi dưỡng giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề trong cả nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan cụ thể hóa nội dung của đề án để chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện, bảo đảm kế hoạch hàng năm. Chỉ đạo và tổ chức xây dựng chương trình và mở mã ngành đào tạo giáo dục quốc phòng – an ninh theo quy định, bảo đảm tiến độ đề ra;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh hàng năm và cả giai đoạn đến năm 2016 để phân bổ chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí đào tạo hàng năm cho các trường theo quy định;
c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ về việc triển khai thực hiện đề án tại các cơ sở đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp làm giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề nhằm bảo đảm số lượng giáo viên theo mục tiêu đã đề ra đến năm 2016;
d) Tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án thường xuyên; có sơ kết hàng năm và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Quốc phòng
Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở trực thuộc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và triển khai công tác đào tạo theo đúng kế hoạch, tiến độ, đảm bảo chất lượng.
3. Bộ Công an
Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo và tham gia vào các hoạt động đào tạo theo chức năng được giao.
4. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng trong công tác lập kế hoạch, định mức và phân bổ kinh phí thực hiện Đề án hàng năm theo quy định hiện hành.
5. Bộ Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương, cơ sở đào tạo trong việc tuyển dụng giáo viên sau các khóa đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, bảo đảm chế độ, chính sách phù hợp.
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và cả giai đoạn giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh các trường trung cấp nghề.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc làm tốt công tác rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh ở các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề theo đúng quy định; phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để triển khai công tác cử tuyển đào tạo theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo có trách nhiệm chuẩn bị đủ các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo theo kế hoạch được giao; tổ chức tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy Ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Thiện Nhân
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ———-
Số: 472/QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH
CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
VÀ TRUNG CẤP NGHỀ GIAI ĐOẠN 2010 – 2016”
———————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng – an ninh;
Xét đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010 – 2016” với các nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
– Xây dựng chương trình, mở mã ngành và tổ chức đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành giáo dục quốc phòng – an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề. Đến năm 2016 có đủ số lượng giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
– Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về công tác giáo dục quốc phòng – an ninh trong các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề và cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng chương trình, mở mã ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành giáo dục quốc phòng – an ninh theo hướng như sau:
– Tên ngành đào tạo: giáo dục quốc phòng – an ninh.
– Loại hình đào tạo: chính quy.
– Thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh: triển khai các hình thức đào tạo theo thời gian và đối tượng:
Đào tạo chính quy, tập trung thời gian 4 năm với đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Đào tạo văn bằng 2, thời gian 2 năm tập trung với đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác;
Đào tạo văn bằng 2, thời gian 18 tháng tập trung với đối tượng tuyển sinh là giáo viên hiện đang giảng dạy tại trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có chứng chỉ đào tạo giáo dục quốc phòng – an ninh do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp; thời gian đào tạo không dưới 6 tháng theo chương trình quy định.
– Văn bằng tốt nghiệp: cử nhân giáo dục quốc phòng – an ninh.
– Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo khung và chi tiết, mở mã ngành đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh trình độ đại học để triển khai tuyển sinh đào tạo từ năm học 2010 – 2011 theo đúng quy trình quy định, bảo đảm khối lượng kiến thức hợp lý, cân đối về giáo dục quốc phòng – an ninh và kiến thức nghiệp vụ sư phạm.
2. Tuyển sinh và tổ chức đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
a) Các cơ sở giáo dục được mở mã ngành và tổ chức đào tạo gồm:
– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;
– Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh;
– Trường Đại học Vinh;
– Học viện Chính trị;
– Trường Sỹ quan Chính trị;
– Trường Sỹ quan Lục quân I;
– Trường Sỹ quan Lục quân II;
b) Tuyển sinh đào tạo
Xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo hàng năm cho các cơ sở đào tạo nêu trên, tùy theo điều kiện bảo đảm chất lượng của từng trường kể từ năm học 2010 – 2011, bảo đảm mục tiêu đến năm 2016 đào tạo được khoảng 9.760 người tốt nghiệp, cung cấp giáo viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
Việc tuyển sinh hàng năm và phương thức phối hợp tổ chức đào tạo giữa các cơ sở được giao nhiệm vụ thực hiện theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Chính sách đối với sinh viên
Trong khóa học, sinh viên có thể được học tập ở các cơ sở khác nhau gắn với chương trình phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường. Thời gian học tập tại cơ sở nào thì sinh viên được hưởng các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp theo chế độ, chính sách đãi ngộ đối với sinh viên của cơ sở đó: thời gian đào tạo tại các trường sư phạm, sinh viên được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với sinh viên ngành sư phạm và thời gian đào tạo tại các trường thuộc Bộ Quốc phòng, sinh viên, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với sinh viên, học viên trong quân đội.
Sinh viên tốt nghiệp được xét phong quân hàm sỹ quan dự bị. Nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Chính phủ về sỹ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam; được ưu tiên tuyển dụng làm giáo viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
3. Kinh phí thực hiện Đề án
– Dự tính tổng kinh phí thực hiện đề án khoảng 690.960.000.000 đồng (sáu trăm chín mươi tỷ, chín trăm sáu mươi triệu đồng) được tính trong ngân sách chi giáo dục – đào tạo và phân bổ hàng năm cho cơ sở được giao đào tạo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Sau năm 2016, căn cứ vào nhu cầu thực tiễn, sẽ tiếp tục đưa việc đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh trình độ đại học thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, đáp ứng nhu cầu đào tạo bổ sung và bồi dưỡng giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề trong cả nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan cụ thể hóa nội dung của đề án để chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện, bảo đảm kế hoạch hàng năm. Chỉ đạo và tổ chức xây dựng chương trình và mở mã ngành đào tạo giáo dục quốc phòng – an ninh theo quy định, bảo đảm tiến độ đề ra;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh hàng năm và cả giai đoạn đến năm 2016 để phân bổ chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí đào tạo hàng năm cho các trường theo quy định;
c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ về việc triển khai thực hiện đề án tại các cơ sở đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp làm giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề nhằm bảo đảm số lượng giáo viên theo mục tiêu đã đề ra đến năm 2016;
d) Tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án thường xuyên; có sơ kết hàng năm và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Quốc phòng
Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở trực thuộc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và triển khai công tác đào tạo theo đúng kế hoạch, tiến độ, đảm bảo chất lượng.
3. Bộ Công an
Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo và tham gia vào các hoạt động đào tạo theo chức năng được giao.
4. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng trong công tác lập kế hoạch, định mức và phân bổ kinh phí thực hiện Đề án hàng năm theo quy định hiện hành.
5. Bộ Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương, cơ sở đào tạo trong việc tuyển dụng giáo viên sau các khóa đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, bảo đảm chế độ, chính sách phù hợp.
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và cả giai đoạn giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh các trường trung cấp nghề.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc làm tốt công tác rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh ở các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề theo đúng quy định; phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để triển khai công tác cử tuyển đào tạo theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo có trách nhiệm chuẩn bị đủ các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo theo kế hoạch được giao; tổ chức tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy Ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
|
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Thiện Nhân
|
Reviews
There are no reviews yet.