QUYẾT ĐỊNH
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 46/2007/QĐ-NHNN
NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2007
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU, KHOẢN QUY CHẾ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 24/2007/QĐ-NHNN NGÀY 07/6/2007 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Đề án các tiêu chí thành lập ngân hàng mới tại Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 6408/VPCP-KTTH ngày 03/11/2006;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Sửa đổi, bổ sung một số Điều, khoản tại Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ngày 07/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
1.Điểm c khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Nguồn vốn góp thành lập ngân hàng:
(i) Các tổ chức, cá nhân không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp;
(ii) Vốn tham gia thành lập ngân hàng của các tổ chức phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Đối với tổ chức tín dụng: Sau khi góp đủ số vốn theo cam kết phải tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng;
– Đối với các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng: Vốn chủ sở hữu trừ đi Các khoản đầu tư dài hạn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và Tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn còn lại tối thiểu bằng số vốn góp theo cam kết (cách xác định cụ thể theo Phụ lục số 05 đính kèm);
(iii) Các chỉ tiêu tại điểm (ii) trên đây được xác định căn cứ báo cáo tài chính của tổ chức theo quy định tại điểm b (vii) Khoản 5 Điều 10 (đối với hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc) và Khoản 10 Điều 11 (đối với hồ sơ xin cấp giấy phép) Quy chế này.
2. Điểm a (ii) Khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“(ii) Ngoài các hồ sơ nêu trên, cổ đông sáng lập, cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng phải có thêm các hồ sơ sau:
– Sơ yếu lý lịch (Phụ lục số 02), Lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật;
– Bảng kê khai thu nhập, tài sản của cá nhân có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên theo mẫu quy định của Ngân hàng Nhà nước (Phụ lục số 06);
– Văn bản cam kết của từng cổ đông sáng lập về việc hỗ trợ ngân hàng trong trường hợp ngân hàng khó khăn về vốn và khả năng thanh khoản.
3. Điểm b (vii) Khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“(vii) Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất (nhưng không quá 90 ngày trở về trước tính từ thời điểm có Văn bản xin thành lập ngân hàng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quy chế này) được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam”.
4. Khoản 10 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“10. Báo cáo tài chính của cổ đông là tổ chức sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng và của cổ đông sáng lập là tổ chức đến thời điểm gần nhất (nhưng không quá 180 ngày trở về trước tính từ thời điểm có Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng quy định tại Khoản 1 Điều này) đã được kiểm toán độc lập bởi công ty kiểm toán thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán đã được Bộ Tài chính công bố đủ tiêu chuẩn kiểm toán doanh nghiệp.
Trường hợp trong hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc, Báo cáo tài chính quy định tại điểm b (vii) Khoản 5 Điều 10 Quy chế này của cổ đông là tổ chức sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng và của cổ đông sáng lập là tổ chức đã được kiểm toán độc lập bởi công ty kiểm toán thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán đã được Bộ Tài chính công bố đủ tiêu chuẩn kiểm toán doanh nghiệp, Ban trù bị không phải nộp báo cáo quy định tại Khoản này trong hồ sơ xin cấp giấy phép. ”
5. Bổ sung Phụ lục số 05 và 06 (đính kèm Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3.Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THỐNG ĐỐC
Nguyễn Văn Giàu
Phụ lục 05
CÁCH XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG VỀ TÀI CHÍNH ĐỂ GÓP VỐN
THÀNH LẬP NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CỔ ĐÔNG LÀ TỔ CHỨC
KHÔNG PHẢI LÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG
A. Công thức tính khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng đối với cổ đông là tổ chức không phải là tổ chức tín dụng:
1.1. Công thức tổng quát:
* Công thức 1:
Khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng |
= |
Vốn chủ sở hữu |
– |
Đầu tư dài hạn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu |
* Công thức 2:
Khả năng thanh khoản |
= |
Tài sản ngắn hạn |
– |
Nợ ngắn hạn |
1.2 Công thức cụ thể:
a. Về công thức 1:
A = E – LI |
(1)
và
LI = LA – LD |
(2)
Trong đó:
+ A: Khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng của cổ đông
+ E: Vốn chủ sở hữu
+ LI: Đầu tư dài hạn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu
+ LD: Phần Nợ dài hạn dùng để đầu tư Tài sản dài hạn
+ LA: Tài sản dài hạn
b. Về công thức 2:
L = SA – SD |
(3)
Trong đó:
+ L: Khả năng thanh khoản
+ SA: Tài sản ngắn hạn
+ SD: Nợ ngắn hạn
c. Kết luận:
* Nếu A và L>= Số vốn phải góp vào ngân hàng theo cam kết của cổ đông thì cổ đông có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng.
* Nếu A và L không đồng thời >= Số vốn phải góp vào ngân hàng theo cam kết của cổ đông:
– Đối với trường hợp A>= số vốn phải góp vào ngân hàng theo cam kết của cổ đông và L < Số vốn phải góp vào ngân hàng theo cam kết của cổ đông: cần yêu cầu cổ đông thuyết minh và chứng minh rõ về nguồn tiền mặt dự kiến sử dụng để góp vốn vào ngân hàng để có thêm cơ sở đưa ra kết luận cuối cùng về khả năng tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng của cổ đông.
– Đối với các trường hợp còn lại: cổ đông không có đủ khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng.
B. Ví dụ minh họa:
Theo Đề án, Công ty X sẽ góp vào ngân hàng xin thành lập là 100 tỷ VND. Phân tích nguồn vốn để Công ty X góp vào ngân hàng xin thành lập dựa trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/7/2007 như sau:
Đơn vị: tỷ VND
STT |
Tài sản |
STT |
Nguồn vốn |
||
I |
Tài sản ngắn hạn |
1.092,42 |
I. |
Nợ phải trả |
664,88 |
1. |
Tiền và các khoản tương đương tiền |
711,90 |
1. |
Nợ ngắn hạn |
517,18 |
2. |
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn |
0 |
2. |
Nợ dài hạn |
147,70 |
3. |
Các khoản phải thu ngắn hạn |
377,87 |
|
|
|
4. |
Hàng tồn kho |
0,08 |
|
|
|
5. |
Tài sản ngắn hạn khác |
2,57 |
|
|
|
II |
Tài sản dài hạn |
1.530,90 |
II. |
Vốn chủ sở hữu |
1.958,44 |
1. |
Các khoản phải thu dài hạn |
0 |
1. |
Vốn chủ sở hữu |
1.900 |
2. |
Tài sản cố định |
26,02 |
2. |
Nguồn kinh phí và quỹ khác |
58,44 |
3. |
Bất động sản đầu tư |
0 |
|
|
|
4. |
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn |
1.504,78 |
|
|
|
5. |
Tài sản dài hạn khác |
1,10 |
|
|
|
Cộng |
2.623,32 |
|
Cộng |
2.623,32 |
Vận dụng công thức (1), (2) và (3) để xác định khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng của Công ty X, ta có:
Đầu tư dài hạn được tài trợ bởi Vốn chủ sở hữu (LI) |
Vốn chủ sở hữu (E) |
||
Tài sản dài hạn (LA) |
1.530,90 tỷ VND |
Vốn chủ sở hữu |
1.900 tỷ VND |
Phần Nợ dài hạn dùng để đầu tư Tài sản dài hạn (LD)* |
147,70 tỷ VND |
|
|
LI = LA – LD |
1.383.2 tỷ VND |
E |
1.900 tỷ VND |
A =E – LI |
|
516,8 tỷ VND |
(Giả định trong Thuyết minh báo cáo tài chính đến ngày 31/7/2007 của Công ty X đã thuyết minh rõ việc toàn bộ Nợ dài hạn -147,70 tỷ VND được dùng để đầu tư Tài sản dài hạn)
Đồng thời:
L = SA – SD = 1.092,42 – 517,18 = 575,24 (tỷ VND)
So sánh A (516,8 tỷ VND) và L (575,24 tỷ VND) với Số vốn phải góp vào ngân hàng theo cam kết của Công ty X (100 tỷ VND) có thể thấy Công ty X có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng (516,8 tỷ VND>100 tỷ VND và 575,24 tỷ VND>100 tỷ VND).
Chú ý:
* Nếu trong Thuyết minh báo cáo tài chính của tổ chức chưa thuyết minh rõ về khoản mục Phần Nợ dài hạn dùng để đầu tư Tài sản dài hạn (tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn,…) thì cần yêu cầu tổ chức có văn bản thuyết minh rõ về khoản mục này.
Phụ lục số 06
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
(Cổ đông Sáng lập là Cá nhân)
Kính gửi: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
– Họ và tên Người kê khai tài sản, thu nhập: …………………………………..…….
– Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………..…….…
– Chứng minh nhân dân số: ……… Ngày cấp:…./…./…. Nơi cấp:…….……….…..
– Cơ quan/đơn vị công tác hoặc nơi làm việc:……………………………………..…..
– Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………
– Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………….
TT |
Loại tài sản |
Thông tin mô tả về tài sản |
1 |
Nhà, công trình xây dựng |
– Số lượng:…………. cái 1.1 Nhà thứ nhất: + Loại nhà:………………+ Diện tích đất:………….. m2 + Diện tích đất xây dựng……m2 + Diện tích sử dụng:…..m2 …………………………………………………………………. (đính kèm bản sao có chứng thực giấy chủ quyền theo quy định của pháp luật) + Trị giá ngôi nhà và đất theo giá trị trường:…………………… 1.2 Nhà thứ hai: + Loại nhà:………………+ Diện tích đất:………….. m2 + Diện tích đất xây dựng……m2 + Diện tích sử dụng:…..m2 ……………………………………………….……………………. (đính kèm bản sao có chứng thực giấy chủ quyền theo quy định của pháp luật) + Trị giá ngôi nhà và đất theo giá trị trường:…………………… 1.3 Nhà thứ…
|
2 |
Quyền sử dụng đất |
– Số lượng:……… thửa 2.1 Thửa thứ nhất: + Loại đất:………………………………………………..………… + Diện tích: ………………………………………………………m2 + Địa chỉ: …………………………………………………………… ……………………………………………………………………… (đính kèm bản sao có chứng thực giấy chứng nhận QSD đất theo quy định của pháp luật) + Trị giá thửa đất theo giá trị trường:……………………………… 2.2 Thửa thứ hai: + Loại đất:………………………………………………..………… + Diện tích: ………………………………………………………m2 + Địa chỉ: …………………………………………………………… ……………………………………………………………………… (đính kèm bảo sao có chứng thực giấy chứng nhận QSD đất theo quy định của pháp luật) + Trị giá thửa đất theo giá trị trường:……………………………… 2.3. Thửa thứ….: |
3 |
Tài sản ở nước ngoài |
– Động sản: (đính kèm bản sao có chứng thực giấy tờ liên quan) + Tên:………………………………………………..……..……… + Số lượng: ………………………………………………………… + Trị giá theo giá thị trường: ……………………………………… – Bất động sản: (đính kèm bản sao có chứng thực giấy tờ liên quan) + Tên:………………………………………………..……..……… + Địa chỉ: ……………………………………………..……..……. + Trị giá theo giá trị trường:……………………………… |
4 |
Tài khoản ở nước ngoài |
(đính kèm bản sao có chứng thực giấy tờ liên quan) – Ngân hàng mở tài khoản…………………………..……..……… – Số dư tài khoản vào thời điểm kê khai:……….………………… |
5 |
Thu nhập |
– Lương:………………………………………………………/tháng – Thu nhập khác (nếu có):……………………………………./tháng |
6 |
Mô tô, ô tô, tàu, thuyền có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên |
(đính kèm bản sao có chứng thực giấy đăng ký của cơ quan chức năng) – Chủng loại, nhãn hiệu:……………………………………………. – Số lượng:…………………………………………………………. – Tổng giá trị theo giá thị trường:………………………………….. |
7 |
Kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên |
(đính kèm bản sao có chứng thực giấy tờ liên quan nếu có) – Tổng giá trị ước tính:………………………………………………
|
8 |
Tiền, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ chuyển nhượng khác có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. |
Tiền mặt: Tổng giá trị:……………………………………………………….. |
Tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng (tài khoản, sổ tiết kiệm, sổ tín dụng….): (đính kèm bản sao có chứng thực của ngân hàng) Tổng giá trị:………………………………………………………. |
||
|
|
Cổ phiếu: (đính kèm bản sao có chứng thực của công ty phát hành hoặc công ty chứng khoán) Tổng giá trị theo mệnh giá:………………………………………… Tổng giá trị theo giá thị trường (Sàn giao dịch, OTC):……………. |
|
|
Trái phiếu: (đính kèm bản sao có chứng thực của cơ quan phát hành hoặc công ty chứng khoán) Tổng giá trị theo mệnh giá:………………………………………… Tổng giá trị theo giá thị trường (Sàn giao dịch, OTC):……………. |
|
|
Các công cụ chuyển nhượng khác: Tổng giá trị theo mệnh giá:………………………………………… Tổng giá trị theo giá thị trường:……………………………………. |
9 |
Tài sản khác có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên |
(đính kèm bản sao có chứng thực giấy tờ liên quan) – Tên:………………………………………………………………. – Số lượng:………………………………………………………… – Tổng giá trị ước tính:……………………………………………. |
Tôi cam kết Bản tự kê khai tài sản, thu nhập trên đây là trung thực, đầy đủ. Nếu khai man, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
………., ngày…. Tháng….. năm 20….
NGƯỜI KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI THEO MẪU
1. Đối với phần kê khai về nhà, công trình xây dựng khác:
– Không phải kê khai nhà công vụ;
– Nhà, công trình xây dựng phải kê khai gồm: nhà ở, nhà xưởng, nhà hàng, câu lạc bộ, các công trình xây dựng khác….
– Nhà, công trình xây dựng tiếp theo (nếu có) thì kê khai như nhà, công trình xây dựng thứ nhất, thứ hai.
2. Đối với phần kê khai về thu nhập:
Nội dung kê khai tại phần này bao gồm:
– Lương: kê khai lương tháng tại thời điểm kê khai;
– Thu nhập khác (nếu có).
3. Đối với phần kê khai 6, 7, 8, 9:
Chỉ kê khai nếu tổng giá trị của mỗi loại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên. Ví dụ: có 3 xe máy, nếu tổng giá trị của 3 xe máy từ 100 triệu đồng trở lên thì phải kê khai, nếu tổng giá trị của 3 xe máy dưới 100 triệu đồng thì không phải kê khai.
4. Đối với tài sản chung theo phần:
Kê khai rõ được phần thuộc sở hữu của người kê khai, giá trị ước tính của phần tài sản đó.
Reviews
There are no reviews yet.