ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI —————–
Số: 4380/QĐ-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————–
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH “QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
————————–
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ Tài chính phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Chỉ thị số 1141/CT-BNN-TY ngày 28/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Theo đề nghị của Liên Sở: Tài chính – Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 2776/TTrLS/TC-NN&PTNT ngày 30/6/2009 về “Chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội”; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 1378/STP-VBPQ ngày 13/8/2009,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội có gia súc, gia cầm tiêu hủy do mắc bệnh hoặc trong vùng có dịch phải tiêu hủy bắt buộc theo quy định của Pháp lệnh Thú y.
2. Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm thuộc Thành phố quản lý.
3. Các lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội.
2. Mức hỗ trợ cho công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm:
2.2. Hỗ trợ chi phí công tác tiêm phòng, gồm: công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện, tuyên truyền và tập huấn cho những người tham gia thực hiện nhiệm vụ tiêm phòng; công tác kiểm tra tiêm phòng và chi phí vật tư tiêm phòng (trang thiết bị bảo quản vắc xin, bơm tiêm, kim tiêm các loại, dụng cụ cho người đi tiêm, cồn sát trùng, bông, xà phòng, chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin từ kho bảo quản đến các địa điểm tiêm phòng) và các chi phí khác có liên quan.
Đối với đàn gia súc, gia cầm của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị quân đội, trang trại chịu trách nhiệm tiêm phòng cho toàn bộ đàn gia súc, gia cầm của đơn vị mình và phải tự bảo đảm chi phí tiêm phòng.
2.3. Chi phí hóa chất các loại phục vụ khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; mua trang phục phòng hộ cho lực lượng phòng, chống dịch.
2.5. Kinh phí tuyên truyền, kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch; mua sắm thiết bị, vật dụng cho việc kiểm tra phát hiện, chẩn đoán dịch bệnh và phòng chống dịch theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Kinh phí phục vụ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm:
1. Ngân sách Thành phố bảo đảm kinh phí thực hiện các nội dung:
1.1. Mua văc xin, vật tư, bảo hộ lao động phục vụ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.
1.2. Mua hóa chất, vật tư, bảo hộ lao động phục vụ các đợt khử trùng, tiêu độc đại trà trên địa bàn Hà Nội; chi phí tuyên truyền, kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch của Thành phố.
1.3. Chi phí tiêu hủy gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm (trường hợp không quy được trách nhiệm của chủ hàng trong việc hoàn trả chi phí tiêu hủy theo quy định của pháp luật) do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, cơ quan thú y, Trạm kiểm dịch động vật tịch thu và có quyết định tiêu hủy.
2. Ngân sách quận, huyện, thị xã bảo đảm kinh phí thực hiện các nội dung:
2.1. Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy;
2.2. Kinh phí chi cho công tác tổ chức tiêm phòng.
2.3. Kinh phí hỗ trợ công phun khử trùng tiêu độc, công tiêm phòng các loại văc xin do Ngân sách cấp.
2.4. Kinh phí tiêu hủy gia súc, gia cầm;
2.5. Kinh phí phục vụ chốt kiểm dịch do quận, huyện, thị xã thành lập.
2.6. Kinh phí tuyên truyền, kiểm tra phòng, chống dịch; hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Hàng năm, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí dự toán ngân sách (kể cả nguồn dự phòng ngân sách) để thực hiện các nội dung trên. Trường hợp trong năm phải sử dụng từ nguồn dự phòng, mà vượt quá 50% dự phòng ngân sách quận, huyện, thị xã, thì UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố để xem xét bổ sung cho ngân sách quận, huyện, thị xã phần kinh phí vượt 50% dự phòng ngân sách.
Điều 4. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
1.1. Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, đôn đốc thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn và thực hiện các chính sách hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định của Thành phố; tạo điều kiện thuận lợi để hướng dẫn các chủ chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh khôi phục, phát triển đàn gia súc, gia cầm.
1.2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Chi cục Thú y Hà Nội sử dụng và thanh quyết toán kinh phí phục vụ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Tài chính:
2.1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các quận, huyện, thị cân đối nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.
2.2. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.
3. UBND các quận, huyện, thị xã:
3.1. Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Xác định nhu cầu kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và có phương án tài chính để thực hiện; Sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch.
3.2. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: Số lượng văc xin, hóa chất khử trùng tiêu độc đã sử dụng trên địa bàn; mức hỗ trợ đối với các hộ chăn nuôi có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và các thôn, tổ dân phố.
3.3. Lập dự toán, ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ, cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định và thanh quyết toán theo chế độ quản lý tài chính.
3.4. Kết thúc đợt phòng, chống dịch hoặc cuối năm, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp tình hình, kết quả phòng, chống dịch; số kinh phí đã chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (chi tiết theo nguồn, mức chi, nội dung chi theo từng loại gia súc, gia cầm), báo cáo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Điều 5. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định của UBND tỉnh Hà Tây trước đây là UBND thành phố Hà Nội trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tư pháp, Giám đốc Công an Thành phố, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Như Điều 5; – Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo) – TT Thành ủy, TT HĐND TP; (để báo cáo) – Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo) – Các đ/c PCT UBND TP; – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); – Website Chính phủ, Công báo UBND TP; – VPUB: các PVP, NN (Túy, Hùng), KT, TH; – Lưu VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Duy Hùng
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI —————–
Số: 4380/QĐ-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————–
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH “QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
————————–
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ Tài chính phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Chỉ thị số 1141/CT-BNN-TY ngày 28/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Theo đề nghị của Liên Sở: Tài chính – Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 2776/TTrLS/TC-NN&PTNT ngày 30/6/2009 về “Chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội”; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 1378/STP-VBPQ ngày 13/8/2009,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội có gia súc, gia cầm tiêu hủy do mắc bệnh hoặc trong vùng có dịch phải tiêu hủy bắt buộc theo quy định của Pháp lệnh Thú y.
2. Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm thuộc Thành phố quản lý.
3. Các lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội.
2. Mức hỗ trợ cho công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm:
2.2. Hỗ trợ chi phí công tác tiêm phòng, gồm: công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện, tuyên truyền và tập huấn cho những người tham gia thực hiện nhiệm vụ tiêm phòng; công tác kiểm tra tiêm phòng và chi phí vật tư tiêm phòng (trang thiết bị bảo quản vắc xin, bơm tiêm, kim tiêm các loại, dụng cụ cho người đi tiêm, cồn sát trùng, bông, xà phòng, chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin từ kho bảo quản đến các địa điểm tiêm phòng) và các chi phí khác có liên quan.
Đối với đàn gia súc, gia cầm của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị quân đội, trang trại chịu trách nhiệm tiêm phòng cho toàn bộ đàn gia súc, gia cầm của đơn vị mình và phải tự bảo đảm chi phí tiêm phòng.
2.3. Chi phí hóa chất các loại phục vụ khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; mua trang phục phòng hộ cho lực lượng phòng, chống dịch.
2.5. Kinh phí tuyên truyền, kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch; mua sắm thiết bị, vật dụng cho việc kiểm tra phát hiện, chẩn đoán dịch bệnh và phòng chống dịch theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Kinh phí phục vụ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm:
1. Ngân sách Thành phố bảo đảm kinh phí thực hiện các nội dung:
1.1. Mua văc xin, vật tư, bảo hộ lao động phục vụ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.
1.2. Mua hóa chất, vật tư, bảo hộ lao động phục vụ các đợt khử trùng, tiêu độc đại trà trên địa bàn Hà Nội; chi phí tuyên truyền, kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch của Thành phố.
1.3. Chi phí tiêu hủy gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm (trường hợp không quy được trách nhiệm của chủ hàng trong việc hoàn trả chi phí tiêu hủy theo quy định của pháp luật) do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, cơ quan thú y, Trạm kiểm dịch động vật tịch thu và có quyết định tiêu hủy.
2. Ngân sách quận, huyện, thị xã bảo đảm kinh phí thực hiện các nội dung:
2.1. Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy;
2.2. Kinh phí chi cho công tác tổ chức tiêm phòng.
2.3. Kinh phí hỗ trợ công phun khử trùng tiêu độc, công tiêm phòng các loại văc xin do Ngân sách cấp.
2.4. Kinh phí tiêu hủy gia súc, gia cầm;
2.5. Kinh phí phục vụ chốt kiểm dịch do quận, huyện, thị xã thành lập.
2.6. Kinh phí tuyên truyền, kiểm tra phòng, chống dịch; hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Hàng năm, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí dự toán ngân sách (kể cả nguồn dự phòng ngân sách) để thực hiện các nội dung trên. Trường hợp trong năm phải sử dụng từ nguồn dự phòng, mà vượt quá 50% dự phòng ngân sách quận, huyện, thị xã, thì UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố để xem xét bổ sung cho ngân sách quận, huyện, thị xã phần kinh phí vượt 50% dự phòng ngân sách.
Điều 4. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
1.1. Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, đôn đốc thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn và thực hiện các chính sách hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định của Thành phố; tạo điều kiện thuận lợi để hướng dẫn các chủ chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh khôi phục, phát triển đàn gia súc, gia cầm.
1.2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Chi cục Thú y Hà Nội sử dụng và thanh quyết toán kinh phí phục vụ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Tài chính:
2.1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các quận, huyện, thị cân đối nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.
2.2. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.
3. UBND các quận, huyện, thị xã:
3.1. Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Xác định nhu cầu kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và có phương án tài chính để thực hiện; Sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch.
3.2. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: Số lượng văc xin, hóa chất khử trùng tiêu độc đã sử dụng trên địa bàn; mức hỗ trợ đối với các hộ chăn nuôi có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và các thôn, tổ dân phố.
3.3. Lập dự toán, ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ, cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định và thanh quyết toán theo chế độ quản lý tài chính.
3.4. Kết thúc đợt phòng, chống dịch hoặc cuối năm, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp tình hình, kết quả phòng, chống dịch; số kinh phí đã chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (chi tiết theo nguồn, mức chi, nội dung chi theo từng loại gia súc, gia cầm), báo cáo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Điều 5. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định của UBND tỉnh Hà Tây trước đây là UBND thành phố Hà Nội trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tư pháp, Giám đốc Công an Thành phố, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Như Điều 5; – Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo) – TT Thành ủy, TT HĐND TP; (để báo cáo) – Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo) – Các đ/c PCT UBND TP; – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); – Website Chính phủ, Công báo UBND TP; – VPUB: các PVP, NN (Túy, Hùng), KT, TH; – Lưu VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Duy Hùng
|
Reviews
There are no reviews yet.