BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Số: 42/2008/QĐ-BVHTTDL |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng
Thi đua – Khen thưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
BỘ TRƯÓNG BỘ VĂN HOÁ, THÊ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 121/200,5/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP, ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Thi đua-khen thưởng và Vụ rường Vụ Thi đua-khen thưởng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Quyết định này cổ hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 86/2004/QĐ-BVHTT ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-thông tin; Quyết định số 1672/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm uỷ ban Thể dục Thể thao.
Điều 3. Các thành viên Hội đồng Thi đua-khen thưởng, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thi đua-khen thưởng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Tuấn Anh
QUY CHÊ
Hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BVHTTDL
ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
CHƯƠNG I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 1. Vị trí và chức năng
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác thi đua, khen thưởng của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Nhiệm vụ của Hội đồng
1. Tham mưu, tư vấn giúp Bộ trưởng triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng và cố đạo, tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
2. Tổng kết, đánh giá thực tiễn các phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong ngành qua đó đề xuất với Bộ trưởng các chủ trương, kế hoạch, hiện pháp để đầy mạnh phong trào thi đua của ngành trong từng giai đoạn.
3. Đề xuất với Bộ trưởng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, các hình thức và tiêu chuẩn về thi đua, khen thưởng trong lĩnh Vực Văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch.
4. Xét chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh Vực văn hoá, Gia đình, Thể thao và Du lịch để trình Bộ trưởng khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng trừ những trường hợp đã uỷ nhiệm cho Thường trực Hội đồng giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
5. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan Bộ Văn hóa. Thể thao và Du lịch.
CHƯƠNG II
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỔNG
Điều 3. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng và các Phó Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Hội đồng do một đồng chí Thứ trưởng đảm nhiệm. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng do Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng đảm nhiệm;
2. Các thành viên Hội đồng gồm Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ; đại diện Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM; Vụ trưởng, Trưởng Bộ phận tham mưu giúp việc Cải cách hành chính, Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ tại Thành phố Hố Chí Minh;
3. Thường trực Hội đồng gồm Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính, Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra Bộ, Đảng uỷ Bộ và Công đoàn Bộ.
Điều 4. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng và Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ:
a) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng; chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng;
b) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng và đôn đốc, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ đã giao;
c) Ký, ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng;
d) Định kỳ báo cáo Bộ trưởng về tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;
đ) Giải quyết các công việc khác thuộc nhiệm vụ của Hội đồng.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ:
a) Thực hiện các nhiệm vụ công tác do Chủ tịch Hội đồng phân công và được ủy quyền thay mặt Chủ tịch chủ trì các phiên họp của Hội đồng khi Chủ .tịch vắng mặt;
b) Giúp Chủ tịch Hội đồng theo dõi, chỉ đạo, tổng hợp phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong toàn ngành;
c) Điều hành và chỉ đạo cơ quan Thường trực, giúp việc cho Hội động để giải quyết các công việc thường xuyên đột xuất của Hội đồng.
Điều 5. Nhiệm vụ của Thành viên Hội đồng
1. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; đống góp ý kiến và thực hiện các kết luận của Hội đồng;
2. Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi quản lý đo mình phụ trách và các mặt công tác khác do Chủ tịch Hội đồng phân công;
3. Các thành viên của Hội đồng được sử dụng bộ máy giúp việc thuộc đơn vị mình phụ trách để thực hiện nhiệm vụ được Hội đồng phân công.
Điều 6. Nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng; tổng kết, đánh giá phong trào thi đua sáu tháng, cả năm của ngành.
2. Thông qua dự thảo nội dung các chương trình, kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng ngắn hạn, dài hạn của ngành, trình Hội đồng thảo luận tại các kỳ họp của Hội đồng và thông báo kết luận của Hội đồng.
3. Giúp Hội đồng xử lý, giải quyết các công việc thi đua, khen thưởng thường xuyên và đột xuất giữa hai kỳ họp của Hội đồng, sau đó phải báo cáo lại Hội đồng tại phiên họp Hội đồng gần nhất.
4. Được uỷ nhiệm xét khen thưởng những trường hợp sau:
a) Trường hợp đề nghị Nhà nước, Bộ trưởng khen thưởng đột xuất cần có ý kiến tập thể nhưng không thể chờ đến kỳ họp của Hội đồng hoặc không thể tổ chức họp đột xuất hoặc lấy ý kiến Hội đồng bằng vân bản được, cụ thể:
– Trình Nhà nước khen thưởng Huân chương lao động các hạng, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ, Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
– Trình Bộ trưởng khen thưởng Cờ thi đua Bộ, Chiến sỹ thi đua ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
b) Giải quyết những trường hợp đề nghị khen thưởng đột xuất thường xuyên khác.
– Đề nghị khen thưởng Bằng khen Bộ trưởng cho các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc đột xuất, chuyên đề hoặc khen thưởng nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập đơn vị, ngành;
– Đề nghị khen thưởng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch hàng năm.
– Đề nghị hiệp y khen thưởng cấp Nhà nước trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương;
– Đề nghị các Bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lập thành tích xuất sắc thuộc tính Vực quản lý Của Các Bộ, ngành và các tổ chức đó.
5. Trong trường hợp được uỷ nhiệm xét đề nghị khen thưởng nếu thấy cần tham khảo ý kiến, Thường trực Hội đồng có thể yêu cầu các thành viên có liên quan tham dự các phiên họp của Thường trực Hội đồng.
Điều 7. Cơ quan thường trực, giúp việc cho Hội đồng
Vụ Thi đua – Khen thưởng là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng, Thường trực Hội đồng, có nhiệm vụ:
1. Xây dựng nội dung các văn bản theo quy định của Điều 5 của Quy chế này. Trực tiếp giải quyết các công việc nghiệp vụ của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
2. Tổng hợp ý kiến các thành viên Hội đồng tại các kỳ họp của Hội đồng hoặc các buổi họp lấy ý kiến đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, cấp Bộ, sau đó báo cáo Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng để khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
3. Theo dõi, đôn đốc, hẻm tra và hướng dãn tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong ngành.
4. Xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, cấp Bộ thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch báo cáo Hội đồng Thi đua – Khen thưởng hoặc Thường trực Hội đồng (theo sự uỷ nhiệm của Hội đông) thông qua để trình Bộ trưởng khen thưởng hoặc xét trình Nhà nước khen thưởng.
5. Tổ chức các cuộc họp Hội đồng và triển khai kết luận của Hội đồng, xử lý thông tin, giải đáp thắc mắc của các đơn vị, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cơ sở về công tác thi đua, khen thưởng.
6. Tổng hợp báo cáo công tác của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
7. Dự trù kinh phí hoạt động của Hội đồng.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 8. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, biểu quyết theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trường hợp có số phiếu ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng có ý kiến quyết định.
2. Thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 9. Phiên họp của Hội đồng
1. Hội đồng họp định kỳ 06 tháng một lần hoặc họp đột xuất theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc theo đề nghị của đa số thành viên Hội đồng để giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
a) Thông qua chương trình hoạt động 06 tháng, hàng năm của Hội đồng;
b) Đánh giá công tác của Hội đồng; tổng hợp tình hình phong trào thi đua và công tác khen thưởng của Bộ;
c) Thông qua báo cáo tổng kết 06 tháng, hàng năm về tình hình triển khai công tác thi đua, khen thưởng và kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về các biện pháp đẩy mạnh công tác đó;
d) Đề xuất phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng tiếp theo và quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc các thành viên Hội đồng.
2. Thường trực Hội đồng họp định kỳ 03 tháng một lần. Các cuộc họp của Hội đồng, Thường trực Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự trở lên mới được biểu quyết hoặc ra nghị quyết.
Trường hợp không thể tham dự phiên họp của Hội đồng, các thành viên phải gìn ý kiến bằng văn bản tới Hội đồng hoặc cử lãnh đạo đơn vị họp thay để tham gia ý kiến nhưng không được tham gia biểu quyết.
Điều 10. Tổ chức lấy .ý kiến bằng văn bản
Trường hợp không tổ chức họp Hội đồng hoặc Thường trực Hội đồng, Vụ Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm gửi văn bản, tài liệu, lấy ý kiến từng thành viên, sau đổ báo cáo Chủ tịch Hội đồng Quyết định
Giấy mời, nội dung, chương trình các cuộc họp của Hội đồng phải gìn tới các thành viên của Hội đồng chậm nhất trước 02 ngày diễn ra cuộc họp trừ trường hợp đột xuất.
Điều 11. Quan hệ công tác của Hội đồng
Trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ Hội đồng có các mối quan hệ sau:
1. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương và Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.
3. Phối hợp với Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác thi đua, khen thưởng.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra vê công tác thi đua. khen thưởng đối với Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp cơ sở (các đơn vị trực thuộc Bộ).
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Con dấu
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng sử dụng con dấu cửa Bộ Văn hoá. Thể thao và Du lịch trong hoạt động của mình.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện nếu có điểm nào chưa phù hợp, Hội đồng có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Reviews
There are no reviews yet.