Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 4184/QĐ-BNN-TCTS 2017 Đề án khung phát triển Tôm nước lợ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-
Số: 4184/QĐ-BNN-TCTS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUỐC GIA “TÔM NƯỚC LỢ (GỒM: TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG)”
————-
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 27/2017/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BKHCN ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 787/QĐ-TTg ngày 5/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1818/QĐ-BKHCN ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ về việc phân công Cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 3010/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân công Cơ quan quản lý sản phẩm quốc gia “Tôm nước lợ”;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Tôm nước lợ (gồm: Tôm sú và Tôm thẻ chân trắng)” thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 với các yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm được quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Tổng cục Thủy sản chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án khung nêu tại Điều 1 theo các quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
– Lưu: VT, TCTS (15b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Vũ Văn Tám

PHỤ LỤC
ĐỀ ÁN KHUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUỐC GIA “TÔM NƯỚC LỢ (GỒM: TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG)”
(Kèm theo Quyết định số: 4184/QĐ-BNN-TCTS ngày 18/10/2017 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT)
I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ có khả năng cạnh tranh trên cơ sở áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến gắn với tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) Mục tiêu kinh tế – xã hội
– Thúc đẩy tạo vùng nuôi tôm sú hữu cơ ở đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng tôm sú đạt hữu cơ đạt>1.000 tấn/năm; vùng nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp tập trung ở một số tỉnh trọng điểm, sản lượng tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm đạt>7.000 tấn/vùng/năm;
– Góp phần chuyển dịch nghề sản xuất tôm nước lợ nước ta theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, thân thiện môi trường và hội nhập quốc tế;
– Góp phần nâng cao thu nhập của các thành phần trong chuỗi ngành hàng tôm nước lợ tăng>20% so với năm 2016; tạo việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động tại các địa phương;
– Góp phần phát triển mô hình ngành hàng tôm nước lợ theo chuỗi liên kết,>10% diện tích nuôi tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng công nghiệp liên kết theo chuỗi hiệu quả, bền vững;
b) Mục tiêu về khoa học và công nghệ
– Làm chủ được quy trình công nghệ gia hóa, chọn giống và sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng chất lượng cao (sạch/kháng một số bệnh thường gặp, sinh trưởng nhanh, thích nghi với các điều kiện môi trường) tương đương thế giới;
– Xây dựng được quy trình công nghệ nuôi tôm sú hữu cơ đạt năng suất tăng>10% so với mô hình truyền thống, sản phẩm đạt tiêu chuẩn tôm sú hữu cơ của Việt Nam và quốc tế;
– Xây dựng được quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp (năng suất ổn định từ 35-40 tấn/ha/vụ), sản phẩm đạt tiêu chuẩn tôm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh một số bệnh nguy hiểm phải công bố dịch của Việt Nam và quốc tế;
– Tạo ra thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ (tỷ lệ đẻ tăng>5% so với thức ăn thông thường) và ương tôm giống (tỷ lệ sống tăng>10% so với hiện tại);
– Tạo ra thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm, có hệ số FCR giảm>10% so với thức ăn thông thường;
– Xây dựng được quy trình công nghệ thu hoạch, sơ chế, chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng đối với tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng nuôi an toàn thực phẩm;
– Xây dựng được quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ liệu chế biến tôm nước lợ và vỏ tôm thu từ ao nuôi;
– Xây dựng được mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm phù hợp điều kiện thực tế hiệu quả, bền vững;
– Nâng cao năng lực khoa học công nghệ của hệ thống nghiên cứu công lập và các doanh nghiệp trong lĩnh vực chọn giống, dinh dưỡng, chế biến và kiểm soát môi trường dịch bệnh nuôi tôm được tăng cường, tương đương các nước trong khu vực;
– Tối thiểu 05 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ hoặc doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
II. CÁC NỘI DUNG CHỦ YU CỦA ĐỀ ÁN KHUNG
1. Nội dung khoa học và công nghệ phát triển sản phẩm quốc gia
– Nội dung 1: Nghiên cứu sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng chất lượng cao
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình chọn giống, sản xuất tôm bố mẹ, tôm giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng chất lượng cao (nâng cao sức sinh sản, sạch/kháng bệnh thường gặp, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao);
+ Nghiên cứu và phát triển xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm giống;
+ Ứng dụng công nghệ và sản xuất>5.000 cặp tôm sú bố mẹ và>10.000 cặp tôm thẻ chân trắng bố mẹ chất lượng cao;
Nội dung 2:Nghiên cứu và phát triển quy trình công nghệ nuôi tôm sú hữu cơ
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nghiên cứu thiết kế hệ thống công trình phục vụ nuôi tôm sú hữu cơ phù hợp hệ thống canh tác tại địa phương;
+ Nghiên cứu các giải pháp nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng tôm sú hữu cơ;
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ thu hoạch, sơ chế tôm sú hữu cơ;
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng tiêu chuẩn tôm sú hữu cơ;
+ Ứng dụng công nghệ sản xuất>1.000 tấn tôm sú hữu cơ.
– Nội dung 3: Nghiên cứu và phát triển quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nghiên cứu thiết kế hệ thống công trình phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp;
+ Nghiên cứu các giải pháp nâng cao tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng công nghiệp trong quá trình ương, nuôi;
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cho tôm thẻ chân trắng thương phẩm;
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ thu hoạch, sơ chế, bảo quản tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm;
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng tiêu chuẩn tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm;
+ Ứng dụng công nghệ sản xuất 21.000 tấn tôm thẻ chân trắng công nghiệp.
– Nội dung 4: Sản xuất một số sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ liệu chế biến và vỏ tôm nước lợ
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Xây dựng quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ liệu chế biến và vỏ tôm nước lợ;
+ Ứng dụng công nghệ sản xuất 1-2 sản phẩm từ phụ liệu chế biến và vỏ tôm từ ao nước lợ.
2. Thương mại hóa và phát triển thị trường sản phẩm tôm nước lợ
– Nội dung 1: Nghiên cứu và phát triển thị trường
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nghiên cứu biến động và dự báo xu thế phát triển và thị hiếu tiêu dùng tôm nước lợ (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) của một số thị trường quan trọng;
+ Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin thị trường tôm nước lợ quốc gia có gắn kết với thị trường tôm nước lợ quốc tế;
– Nội dung 2: Xây dựng, quảng bá thương hiệu
Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nghiên cứu xây dựng thương hiệu quốc gia tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng Việt Nam;
3. Tăng cường và nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ
– Nội dung 1: Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho hệ thống cơ quan nghiên cứu thủy sản
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Cử cán bộ đi đào tạo ở các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước;
+ Đầu tư tăng cường trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu di truyền, dinh dưỡng, môi trường, dịch bệnh cho hệ thống cơ quan nghiên cứu thủy sản;
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu gia hóa, chọn giống và sản xuất tôm bố mẹ, chính sách quản lý cho các tổ chức khoa học công nghệ thủy sản;
– Nội dung 2: Tăng cường năng lực ứng dụng khoa học công nghệ cho một số doanh nghiệp
Nhiệm vụ chủ yếu
+ Hỗ trợ thành lập trung tâm chọn giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn cho tôm bố mẹ, ương nuôi tôm giống và chế phẩm sinh học xử lý, cải tạo môi trường và phòng chống dịch bệnh;
4. Các nội dung khác
– Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất một số quy định quản lý ngành hàng tôm sú hữu cơ, tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm;
– Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức sản xuất theo liên kết chuỗi ngành hàng tôm sú hữu cơ, tôm thẻ chân trắng công nghiệp;
– Hỗ trợ thành lập các tổ chức cộng đồng, hội nghề nghiệp để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng công nghiệp;
– Hỗ trợ tham gia các tổ chức, diễn đàn, hội chợ quốc tế về tôm nước lợ;
– Sơ kết hàng năm để đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện Đề án;
– Tổng kết 3 năm để đánh giá hiệu quả của thực hiện đề án khung giai đoạn 2017- 2020.
III. SẢN PHẨM DỰ KIẾN CỦA ĐỀ ÁN
1. Giống tôm nước l
Sản xuất được 5.000 cặp tôm sú bố mẹ và 10.000 cặp tôm thẻ chân trắng chất lượng cao;
2. Thức ăn, chế phẩm sinh học và sản phẩm chế biến:
a) 1-2 loại thức ăn ương nuôi tôm bố mẹ và 1-2 loại thức ăn tôm giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng làm tăng tỷ lệ đẻ và tỷ lệ sống>10%, 1-2 loại thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp;
b) 2-3 chế phẩm sinh học dùng trong xử lý cải tạo môi trường và phòng trị một số bệnh thường gặp trên tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng công nghiệp;
c) 1.000 tấn tôm sú đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam và Quốc tế và 21.000 tấn tôm thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Việt Nam và Quốc tế.
d) 1-2 sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ liệu chế biến và vỏ tôm từ ao nuôi.
3. Quy trình sản xuất:
a) Quy trình công nghệ gia hóa và chọn giống và ương giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng;
b) Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn ương nuôi tôm bố mẹ và tôm giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng tăng sức sinh sản tôm bố mẹ và tỷ lệ sống tôm giống>10%;
c) Quy trình sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp và tôm sú hữu cơ;
d) Quy trình công nghệ nuôi tôm sú hữu cơ;
e) Quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm;
g) Quy trình quản lý môi trường, phòng trị dịch bệnh trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp và tôm sú hữu cơ;
4. Nâng cao tiềm lực khoa học và sản xuất
a) Hệ thống nghiên cứu về giống tôm nước lợ được tăng cường; năng lực khoa học công nghệ của ít nhất 05 doanh nghiệp được tăng cường và được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ;
b) Góp phần nâng cao trình độ cho 20 cán bộ nghiên cứu chuyên ngành về di truyền chọn giống, dinh dưỡng, dịch tễ học, bệnh học tôm nước lợ; công nghệ nuôi tôm sú hữu cơ và an toàn thực phẩm;
c) Chuỗi liên kết ngành hàng tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm hiệu quả, bền vững.
5. Xúc tiến thương mại
a) Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường tôm nước lợ Việt Nam có liên kết với thị trường quốc tế;
b) Có được chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm Việt Nam;
Thuộc tính văn bản
Quyết định 4184/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Tôm nước lợ (gồm: Tôm sú và Tôm thẻ chân trắng)”
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 4184/QĐ-BNN-TCTS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 18/10/2017 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-
Số: 4184/QĐ-BNN-TCTS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUỐC GIA “TÔM NƯỚC LỢ (GỒM: TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG)”
————-
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 27/2017/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BKHCN ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 787/QĐ-TTg ngày 5/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1818/QĐ-BKHCN ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ về việc phân công Cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 3010/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân công Cơ quan quản lý sản phẩm quốc gia “Tôm nước lợ”;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Tôm nước lợ (gồm: Tôm sú và Tôm thẻ chân trắng)” thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 với các yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm được quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Tổng cục Thủy sản chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án khung nêu tại Điều 1 theo các quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
– Lưu: VT, TCTS (15b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Vũ Văn Tám

PHỤ LỤC
ĐỀ ÁN KHUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUỐC GIA “TÔM NƯỚC LỢ (GỒM: TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG)”
(Kèm theo Quyết định số: 4184/QĐ-BNN-TCTS ngày 18/10/2017 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT)
I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ có khả năng cạnh tranh trên cơ sở áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến gắn với tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) Mục tiêu kinh tế – xã hội
– Thúc đẩy tạo vùng nuôi tôm sú hữu cơ ở đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng tôm sú đạt hữu cơ đạt>1.000 tấn/năm; vùng nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp tập trung ở một số tỉnh trọng điểm, sản lượng tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm đạt>7.000 tấn/vùng/năm;
– Góp phần chuyển dịch nghề sản xuất tôm nước lợ nước ta theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, thân thiện môi trường và hội nhập quốc tế;
– Góp phần nâng cao thu nhập của các thành phần trong chuỗi ngành hàng tôm nước lợ tăng>20% so với năm 2016; tạo việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động tại các địa phương;
– Góp phần phát triển mô hình ngành hàng tôm nước lợ theo chuỗi liên kết,>10% diện tích nuôi tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng công nghiệp liên kết theo chuỗi hiệu quả, bền vững;
b) Mục tiêu về khoa học và công nghệ
– Làm chủ được quy trình công nghệ gia hóa, chọn giống và sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng chất lượng cao (sạch/kháng một số bệnh thường gặp, sinh trưởng nhanh, thích nghi với các điều kiện môi trường) tương đương thế giới;
– Xây dựng được quy trình công nghệ nuôi tôm sú hữu cơ đạt năng suất tăng>10% so với mô hình truyền thống, sản phẩm đạt tiêu chuẩn tôm sú hữu cơ của Việt Nam và quốc tế;
– Xây dựng được quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp (năng suất ổn định từ 35-40 tấn/ha/vụ), sản phẩm đạt tiêu chuẩn tôm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh một số bệnh nguy hiểm phải công bố dịch của Việt Nam và quốc tế;
– Tạo ra thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ (tỷ lệ đẻ tăng>5% so với thức ăn thông thường) và ương tôm giống (tỷ lệ sống tăng>10% so với hiện tại);
– Tạo ra thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm, có hệ số FCR giảm>10% so với thức ăn thông thường;
– Xây dựng được quy trình công nghệ thu hoạch, sơ chế, chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng đối với tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng nuôi an toàn thực phẩm;
– Xây dựng được quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ liệu chế biến tôm nước lợ và vỏ tôm thu từ ao nuôi;
– Xây dựng được mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm phù hợp điều kiện thực tế hiệu quả, bền vững;
– Nâng cao năng lực khoa học công nghệ của hệ thống nghiên cứu công lập và các doanh nghiệp trong lĩnh vực chọn giống, dinh dưỡng, chế biến và kiểm soát môi trường dịch bệnh nuôi tôm được tăng cường, tương đương các nước trong khu vực;
– Tối thiểu 05 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ hoặc doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
II. CÁC NỘI DUNG CHỦ YU CỦA ĐỀ ÁN KHUNG
1. Nội dung khoa học và công nghệ phát triển sản phẩm quốc gia
– Nội dung 1: Nghiên cứu sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng chất lượng cao
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình chọn giống, sản xuất tôm bố mẹ, tôm giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng chất lượng cao (nâng cao sức sinh sản, sạch/kháng bệnh thường gặp, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao);
+ Nghiên cứu và phát triển xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm giống;
+ Ứng dụng công nghệ và sản xuất>5.000 cặp tôm sú bố mẹ và>10.000 cặp tôm thẻ chân trắng bố mẹ chất lượng cao;
Nội dung 2:Nghiên cứu và phát triển quy trình công nghệ nuôi tôm sú hữu cơ
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nghiên cứu thiết kế hệ thống công trình phục vụ nuôi tôm sú hữu cơ phù hợp hệ thống canh tác tại địa phương;
+ Nghiên cứu các giải pháp nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng tôm sú hữu cơ;
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ thu hoạch, sơ chế tôm sú hữu cơ;
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng tiêu chuẩn tôm sú hữu cơ;
+ Ứng dụng công nghệ sản xuất>1.000 tấn tôm sú hữu cơ.
– Nội dung 3: Nghiên cứu và phát triển quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nghiên cứu thiết kế hệ thống công trình phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp;
+ Nghiên cứu các giải pháp nâng cao tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng công nghiệp trong quá trình ương, nuôi;
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cho tôm thẻ chân trắng thương phẩm;
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ thu hoạch, sơ chế, bảo quản tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm;
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng tiêu chuẩn tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm;
+ Ứng dụng công nghệ sản xuất 21.000 tấn tôm thẻ chân trắng công nghiệp.
– Nội dung 4: Sản xuất một số sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ liệu chế biến và vỏ tôm nước lợ
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Xây dựng quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ liệu chế biến và vỏ tôm nước lợ;
+ Ứng dụng công nghệ sản xuất 1-2 sản phẩm từ phụ liệu chế biến và vỏ tôm từ ao nước lợ.
2. Thương mại hóa và phát triển thị trường sản phẩm tôm nước lợ
– Nội dung 1: Nghiên cứu và phát triển thị trường
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nghiên cứu biến động và dự báo xu thế phát triển và thị hiếu tiêu dùng tôm nước lợ (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) của một số thị trường quan trọng;
+ Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin thị trường tôm nước lợ quốc gia có gắn kết với thị trường tôm nước lợ quốc tế;
– Nội dung 2: Xây dựng, quảng bá thương hiệu
Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Nghiên cứu xây dựng thương hiệu quốc gia tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng Việt Nam;
3. Tăng cường và nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ
– Nội dung 1: Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho hệ thống cơ quan nghiên cứu thủy sản
Các nhiệm vụ chủ yếu:
+ Cử cán bộ đi đào tạo ở các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước;
+ Đầu tư tăng cường trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu di truyền, dinh dưỡng, môi trường, dịch bệnh cho hệ thống cơ quan nghiên cứu thủy sản;
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu gia hóa, chọn giống và sản xuất tôm bố mẹ, chính sách quản lý cho các tổ chức khoa học công nghệ thủy sản;
– Nội dung 2: Tăng cường năng lực ứng dụng khoa học công nghệ cho một số doanh nghiệp
Nhiệm vụ chủ yếu
+ Hỗ trợ thành lập trung tâm chọn giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn cho tôm bố mẹ, ương nuôi tôm giống và chế phẩm sinh học xử lý, cải tạo môi trường và phòng chống dịch bệnh;
4. Các nội dung khác
– Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất một số quy định quản lý ngành hàng tôm sú hữu cơ, tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm;
– Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức sản xuất theo liên kết chuỗi ngành hàng tôm sú hữu cơ, tôm thẻ chân trắng công nghiệp;
– Hỗ trợ thành lập các tổ chức cộng đồng, hội nghề nghiệp để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng công nghiệp;
– Hỗ trợ tham gia các tổ chức, diễn đàn, hội chợ quốc tế về tôm nước lợ;
– Sơ kết hàng năm để đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện Đề án;
– Tổng kết 3 năm để đánh giá hiệu quả của thực hiện đề án khung giai đoạn 2017- 2020.
III. SẢN PHẨM DỰ KIẾN CỦA ĐỀ ÁN
1. Giống tôm nước l
Sản xuất được 5.000 cặp tôm sú bố mẹ và 10.000 cặp tôm thẻ chân trắng chất lượng cao;
2. Thức ăn, chế phẩm sinh học và sản phẩm chế biến:
a) 1-2 loại thức ăn ương nuôi tôm bố mẹ và 1-2 loại thức ăn tôm giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng làm tăng tỷ lệ đẻ và tỷ lệ sống>10%, 1-2 loại thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp;
b) 2-3 chế phẩm sinh học dùng trong xử lý cải tạo môi trường và phòng trị một số bệnh thường gặp trên tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng công nghiệp;
c) 1.000 tấn tôm sú đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam và Quốc tế và 21.000 tấn tôm thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Việt Nam và Quốc tế.
d) 1-2 sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ liệu chế biến và vỏ tôm từ ao nuôi.
3. Quy trình sản xuất:
a) Quy trình công nghệ gia hóa và chọn giống và ương giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng;
b) Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn ương nuôi tôm bố mẹ và tôm giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng tăng sức sinh sản tôm bố mẹ và tỷ lệ sống tôm giống>10%;
c) Quy trình sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp và tôm sú hữu cơ;
d) Quy trình công nghệ nuôi tôm sú hữu cơ;
e) Quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm;
g) Quy trình quản lý môi trường, phòng trị dịch bệnh trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp và tôm sú hữu cơ;
4. Nâng cao tiềm lực khoa học và sản xuất
a) Hệ thống nghiên cứu về giống tôm nước lợ được tăng cường; năng lực khoa học công nghệ của ít nhất 05 doanh nghiệp được tăng cường và được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ;
b) Góp phần nâng cao trình độ cho 20 cán bộ nghiên cứu chuyên ngành về di truyền chọn giống, dinh dưỡng, dịch tễ học, bệnh học tôm nước lợ; công nghệ nuôi tôm sú hữu cơ và an toàn thực phẩm;
c) Chuỗi liên kết ngành hàng tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm hiệu quả, bền vững.
5. Xúc tiến thương mại
a) Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường tôm nước lợ Việt Nam có liên kết với thị trường quốc tế;
b) Có được chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia tôm sú hữu cơ và tôm thẻ chân trắng an toàn thực phẩm Việt Nam;

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 4184/QĐ-BNN-TCTS 2017 Đề án khung phát triển Tôm nước lợ”