Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 398-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đội chuyên trách quản lý đê điều

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 398-HĐBT NGÀY 14-11-1990
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐỘI
CHUYÊN TRÁCH QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ Pháp lệnh về đề điều ngày 9 tháng 11 năm 1989;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1

Đội chuyên trách quản lý đê điều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như sau:

Chức năng:

Trực tiếp quản lý, bảo vệ các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Nhiệm vụ:

1- Lập và thường xuyên hoàn thiện hồ sơ, lý lịch của đê, kè, cống thuộc phạm vi đội quản lý; tham mưu cho chính quyền và ngành thuỷ lợi về quản lý, sử dụng và phát huy hiệu quả công trình trong việc ngăn lũ, phòng lụt, ngăn mặn…

2- Kiểm tra, giám sát việc thi hành Pháp lệnh về đề điều thuộc phạm vi đội được phân công trực tiếp quản lý.

3- Phát hiện kịp thời các hư hỏng của đê, kè, cống và diễn biến của dòng chảy, bãi bồi, bờ sông, bờ biển; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa các hư hỏng của đê, kè, cống trong mùa mưa lũ, bão; tham mưu cho chính quyền và Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của huyện, tỉnh trong công tác tổ chức hộ đê thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị mình.

4- Chủ động đề xuất kế hoạch tu bổ đê điều hàng năm, cùng Ban quản lý công trình đê điều quản lý việc thực hiện kế hoạch tu bổ đê điều đã được duyệt.

5- Trực tiếp quản lý những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê điều, phòng, chống lụt, bão do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao.

Quyền hạn:

1- Đội là thành viên chính thức trong Hội đồng nghiệm thu các hạng mục xây dựng, tu bổ đê, kè, cống thuộc phạm vi tuyến đê mà đội có trách nhiệm quản lý.

2- Được kiểm tra, ngăn chặn các hoạt động có liên quan đến an toàn của đê điều mà không có giấy phép hoặc làm trái với giấy phép.

3- Đội có quyền lập biên bản, thu giữ tang vật đối với những tổ chức và cá nhân vi phạm Pháp lệnh về đề điều để chuyển giao cho các cơ quan có chức năng xử lý.

Trách nhiệm:

Đội chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong các trường hợp thiếu kiểm tra, giám sát để làm sai đồ án kỹ thuật tu bổ đê, kè, cống; do không phát hiện kịp thời để đê điều xảy ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc báo cáo chậm trễ, báo cáo không trung thực, không đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý những hư hỏng của đê điều dẫn đến thiện hại nghiêm trọng cho nhân dân, cho Nhà nước.

Điều 2

Quỹ tiền lương và kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của đội chuyên trách quản lý đê thuộc kinh phí sự nghiệp phòng, chống lụt, bão do ngân sách tỉnh, thành phố cấp.

Ban Tổ chức – cán bộ của Chính phủ, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ tài chính lập kế hoạch ngân sách hàng năm cho các tỉnh, thành phố phải tính đủ quỹ lương cho các đội chuyên trách quản lý đề điều đã có.

Điều 3

Bộ Thuỷ lợi có trách nhiệm chuyển giao các đội chuyên trách quản lý đê hiện có cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đồng thời chuyển giao toàn bộ các cơ sở vật chất mà các đội đã được trang bị. Việc chuyển giao phải hoàn thành trong năm 1990.

Bộ Thuỷ lợi và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội có trách nhiệm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng này.

Điều 4

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đê chịu trách nhiệm tiếp nhận các đội chuyên trách quản lý đê điều, cơ sở vật chất mà Bộ Thuỷ lợi bàn giao, nhanh chóng kiện toàn tổ chức, bố trí biên chế theo đúng định mức, lựa chọn cán bộ có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đội.

Điều 5

Các tuyến đê dưới cấp III, địa phương tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân không thuộc biên chế Nhà nước. Riêng đê chuyên dùng của ngành nào cơ sở nào do ngành đó, cơ sở đó tổ chức bảo vệ.

Điều 6

Bộ Thuỷ lợi có trách nhiệm phối hợp với các Bộ lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, ban Tổ chức – cán bộ của Chính phủ hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều 7

Quyết định này thay thế Quyết định số 90-CP ngày 8 tháng 5 năm 1971 về việc tổ chức đội quản lý đê và có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 8

Bộ trưởng các Bộ Thuỷ lợi, Lao động – Thương binh và xã hội, Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Tổ chức – cán bộ của Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đê chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 398-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đội chuyên trách quản lý đê điều
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 398-HĐBT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Đồng Sĩ Nguyên
Ngày ban hành: 14/11/1990 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 398-HĐBT NGÀY 14-11-1990
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐỘI
CHUYÊN TRÁCH QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ Pháp lệnh về đề điều ngày 9 tháng 11 năm 1989;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1

Đội chuyên trách quản lý đê điều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như sau:

Chức năng:

Trực tiếp quản lý, bảo vệ các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Nhiệm vụ:

1- Lập và thường xuyên hoàn thiện hồ sơ, lý lịch của đê, kè, cống thuộc phạm vi đội quản lý; tham mưu cho chính quyền và ngành thuỷ lợi về quản lý, sử dụng và phát huy hiệu quả công trình trong việc ngăn lũ, phòng lụt, ngăn mặn…

2- Kiểm tra, giám sát việc thi hành Pháp lệnh về đề điều thuộc phạm vi đội được phân công trực tiếp quản lý.

3- Phát hiện kịp thời các hư hỏng của đê, kè, cống và diễn biến của dòng chảy, bãi bồi, bờ sông, bờ biển; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa các hư hỏng của đê, kè, cống trong mùa mưa lũ, bão; tham mưu cho chính quyền và Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của huyện, tỉnh trong công tác tổ chức hộ đê thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị mình.

4- Chủ động đề xuất kế hoạch tu bổ đê điều hàng năm, cùng Ban quản lý công trình đê điều quản lý việc thực hiện kế hoạch tu bổ đê điều đã được duyệt.

5- Trực tiếp quản lý những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê điều, phòng, chống lụt, bão do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao.

Quyền hạn:

1- Đội là thành viên chính thức trong Hội đồng nghiệm thu các hạng mục xây dựng, tu bổ đê, kè, cống thuộc phạm vi tuyến đê mà đội có trách nhiệm quản lý.

2- Được kiểm tra, ngăn chặn các hoạt động có liên quan đến an toàn của đê điều mà không có giấy phép hoặc làm trái với giấy phép.

3- Đội có quyền lập biên bản, thu giữ tang vật đối với những tổ chức và cá nhân vi phạm Pháp lệnh về đề điều để chuyển giao cho các cơ quan có chức năng xử lý.

Trách nhiệm:

Đội chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong các trường hợp thiếu kiểm tra, giám sát để làm sai đồ án kỹ thuật tu bổ đê, kè, cống; do không phát hiện kịp thời để đê điều xảy ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc báo cáo chậm trễ, báo cáo không trung thực, không đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý những hư hỏng của đê điều dẫn đến thiện hại nghiêm trọng cho nhân dân, cho Nhà nước.

Điều 2

Quỹ tiền lương và kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của đội chuyên trách quản lý đê thuộc kinh phí sự nghiệp phòng, chống lụt, bão do ngân sách tỉnh, thành phố cấp.

Ban Tổ chức – cán bộ của Chính phủ, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ tài chính lập kế hoạch ngân sách hàng năm cho các tỉnh, thành phố phải tính đủ quỹ lương cho các đội chuyên trách quản lý đề điều đã có.

Điều 3

Bộ Thuỷ lợi có trách nhiệm chuyển giao các đội chuyên trách quản lý đê hiện có cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đồng thời chuyển giao toàn bộ các cơ sở vật chất mà các đội đã được trang bị. Việc chuyển giao phải hoàn thành trong năm 1990.

Bộ Thuỷ lợi và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội có trách nhiệm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng này.

Điều 4

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đê chịu trách nhiệm tiếp nhận các đội chuyên trách quản lý đê điều, cơ sở vật chất mà Bộ Thuỷ lợi bàn giao, nhanh chóng kiện toàn tổ chức, bố trí biên chế theo đúng định mức, lựa chọn cán bộ có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đội.

Điều 5

Các tuyến đê dưới cấp III, địa phương tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân không thuộc biên chế Nhà nước. Riêng đê chuyên dùng của ngành nào cơ sở nào do ngành đó, cơ sở đó tổ chức bảo vệ.

Điều 6

Bộ Thuỷ lợi có trách nhiệm phối hợp với các Bộ lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, ban Tổ chức – cán bộ của Chính phủ hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều 7

Quyết định này thay thế Quyết định số 90-CP ngày 8 tháng 5 năm 1971 về việc tổ chức đội quản lý đê và có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 8

Bộ trưởng các Bộ Thuỷ lợi, Lao động – Thương binh và xã hội, Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Tổ chức – cán bộ của Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đê chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 398-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đội chuyên trách quản lý đê điều”