QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNÂ
SỐ 39/2007/QĐ-BNN NGÀY 02 THÁNG 5 NĂM 2007
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU ĐẾN NĂM 2010
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
          Â
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ văn bản số 1661/TTg-NN ngày 28/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;Â
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối, Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát triển sản xuất, chế biến điều trong thời gian tới phải đảm bảo khai thác tốt nhất cả 3 lợi ích : kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của cả nước.
         2. áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành các vùng trồng điều tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
         3. Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến với bước đi phù hợp, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
        4. Huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi đối với vùng trồng Điều tập trung, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, giống và quy trình canh tác.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
            1. Định hướng phát triển
          Phát triển diện tích Điều trên những địa bàn có điều kiện, nhất là các vùng đất xám ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải nam Trung Bộ; tập trung thâm canh và thay thế giống Điều cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến theo hướng hiện đại hoá, chế biến sâu để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.
         2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010
– Diện tích trồng Điều cả nước: 450.000 ha; diện tích thu hoạch: 360.000 ha.
– Năng suất bình quân: 1,4 tấn/ha; vùng cao sản đạt trên 2,0 tấn/ha.
– Sản lượng hạt Điều thô:Â 500.000 tấn.
– Tổng công suất chế biến: Giữ nguyên tổng công suất chế biến như hiện
  nay là 715.000 tấn hạt thô/năm.
– Số lượng hạt điều thô đưa vào chế biến: 625.000 tấn, trong đó cóÂ 125.000
 tấn nhập khẩu.
– Sản lượng nhân điều:Â 140.000 tấn.
– Kim ngạch xuất khẩu: 670 triệu USD.
3. Định hướng đến năm 2020
 – Diện tích trồng Điều ổn định khoảng 400.000 ha.
 – Kim ngạch xuất khẩu khoảng 820 triệu USD.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
        Â
1. Quy hoạch
a. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trồng Điều chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển ngành Điều của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của cả nước;
b. Sắp xếp lại các cơ sở chế biến Điều theo hướng đến năm 2010 không mở thêm công suất, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm; thành lập các cơ sở chế biến đầu mối lớn, có thiết bị và công nghệ hiện đại.
2. Xây dựng vùng nguyên liệu Điều bền vững
a. Thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng… để nâng nhanh năng suất, chất lượng hạt Điều;
b. Khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà máy, cơ sở chế biến thực hiện ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm đối với người trồng Điều theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các tổ chức Nhà nước cung cấp dịch vụ, hỗ trợ nông dân trong công tác khuyến nông, cải tạo vườn điều, chuyển giao nhanh các giống tốt vào sản xuất, tổ chức đồng bộ từ trồng trọt, thu hái, bảo quản, thu mua đến chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Â
3. Khoa học và công nghệ
           a. Sắp xếp, tổ chức hoàn chỉnh hệ thống nghiên cứu, chọn, tạo giống Điều trong nước kết hợp với nhập nội giống mới, phấn đấu đến năm 2010 có trên 50% diện tích Điều được trồng bằng giống mới;
b. Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp ưu tiên nhập khẩu các giống Điều mới về khảo nghiệm, chuyển giao vào sản xuất;
c. Xây dựng và ban hành các quy trình thâm canh phù hợp từng vùng sinh thái, áp dụng nhanh vào sản xuất; tăng cường đầu tư thâm canh để nâng nhanh năng suất, chất lượng hạt Điều;
d. Tăng cường công tác khuyến nông (khuyến nông Nhà nước, khuyến nông của các doanh nghiệp), đào tạo, hướng dẫn, xây dựng mô hình để chuyển giao nhanh giống mới, phương pháp canh tác tiên tiến, tiến bộ khoa học và công nghệ cho nông dân;Â
e. Các cơ sở chế biến có kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới. Đến năm 2010, các nhà máy đạt tiêu chuẩn HACCP có tổng công suất chế biến chiếm trên 70% so với cả nước;
           f. Căn cứ nhu cầu thị trường để đầu tư phát triển chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tạo nên sự phát triển bền vững; đến 2010 có được khoảng 20% nhân Điều được chế biến ra các sản phẩm ăn trực tiếp (nhân điều rang muối, chiên bơ, bánh kẹo nhân điều…), sản xuất các sản phẩm chế biến từ quả Điều (rượu, nước giải khát…), dầu điều cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu;
           g. Nghiên cứu, áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu chế biến để khắc phục tình trạng thiếu lao động.
           4. Đầu tư
           Ngân sách nhà nước hỗ trợ nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống Điều mới; đầu tư các công trình thuỷ lợi và giao thông đầu mối ở những vùng trồng Điều tập trung; nghiên cứu cơ giới hoá các khâu trong chế biến.       Â
           5. Tiêu thụ và xúc tiến thương mại
           Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm Điều.
         6. Tổ chức sản xuất
a. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến Điều liên kết, liên doanh hình thành các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh để tham gia thị trường thế giới;
b. Củng cố, nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội cây Điều Việt Nam để thực hiện tốt việc phối hợp các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dự báo thị trường, khoa học công nghệ, thông tin, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng quỹ bảo hiểm cho sản xuất, xuất khẩu nhân Điều;
c. Thành lập các câu lạc bộ và hiệp hội những người trồng Điều ở các vùng trọng điểm như Bình Phước, Đồng Nai, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Bình Thuận…, tổ chức các hợp tác xã dịch vụ làm đầu mối cung cấp vật tư, phân bón và tiêu thụ sản phẩm, quản lý chất lượng, giữ uy tín và thương hiệu hạt điều thô của từng vùng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai quy hoạch; kịp thời cập nhật thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ để có sự điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trồng điều chịu trách nhiệm phê duyệt, chỉ đạo triển khai quy hoạch phát triển ngành Điều tại địa phương phù hợp với Quy hoạch này; chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương lập và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến điều;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT.BỘ TRƯỞNG
 THỨ TRƯỞNG
  Diệp Kỉnh Tần
Reviews
There are no reviews yet.