BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ————–
Số: 377/QĐ-LĐTBXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————–
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU HÀNH ĐỀ ÁN
VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIỂU ĐỀ ÁN 1 “TUYÊN TRUYỀN,
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NĂM 2012
——————————–
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định 31/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kế hoạch hoạt động của Ban điều hành Đề án và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2012 (có kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Tổ Công tác thực hiện Tiểu đề án 1 (Thường trực và Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về Vụ Pháp chế hàng quý trước ngày 25 tháng cuối quý và hàng năm trước ngày 25 tháng 12.
Vụ Pháp chế phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính, Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn việc lập dự toán chi tiết cho các hoạt động của Tiểu Đề án 1.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; – Thành viên Tổ công tác thực hiện Tiểu Đề án 1; – Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Vụ KH-TC, VP Bộ; – Lưu: VT, Vụ PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN TIỂU ĐỀ ÁN 1 TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 377/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 03 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH)
A. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2012
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
2. Yêu cầu
Các hoạt động đề ra phải sát với nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009, có xét đến yêu cầu thực tiễn của chủ trương khắc phục suy giảm kinh tế, bảo đảm đúng tiến độ, tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động của ban Điều hành Đề án
1.1. Tổ chức các cuộc họp của Ban Điều hành Đề án và Tổ thư ký
– Cuộc họp lần 1: Hội nghị triển khai kế hoạch Đề án
Thời gian: tháng 4/2012
– Cuộc họp lần 2: Họp sơ kết đánh giá giữa năm 2011.
Thời gian: Tháng 7 năm 2012
– Cuộc họp lần 3: Tổng kết đánh giá các hoạt động thực hiện Đề án 31, kết quả đạt được, khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân
Thời gian: tháng 10 năm 2012
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thực hiện chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức tuyên truyền pháp luật trong các doanh nghiệp.
– Tổng kết Đề án trên phạm vi cả nước
Thời gian: tháng 11 năm 2012
1.2. Tổ chức các đoàn khảo sát, kiểm tra
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tiểu Đề án 1) tổ chức đoàn khảo sát nhằm đánh giá tình hình thực hiện đề án tại 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam
Thời gian: tháng 5/2012
– Ban điều hành Đề án tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương và doanh nghiệp
– Thời gian:
+ Miền Bắc: đầu tháng 6/2012
+ Miền Trung, Miền Nam: đầu tháng 9/2012
2. Hoạt động của Tổ công tác thực hiện Tiểu Đề án 1
2.1. Biên soạn tài liệu để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động.
– Biên soạn bổ sung nội dung cuốn “Tài liệu nguồn pháp luật lao động”
– Biên soạn cuốn tài liệu “Những nội dung chính của Bộ luật lao động sửa đổi”;
– Phát hành Tờ rơi về Hợp đồng lao động.
– Thời gian: năm 2012
2.2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân.
– Thời gian: tháng 5/2012
2.3. Triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động sửa đổi, bổ sung và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân cho người lao động và người sử dụng lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
– Tháng 7 năm 2012
2.4. Hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động và pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân cho người lao động và sử dụng lao động tại các doanh nghiệp nhà nước và lao động đi làm việc tại nước ngoài.
– Cung cấp văn bản pháp luật và các tài liệu hướng dẫn thực hiện thông qua sách báo, tài liệu, internet kết hợp với việc tổ chức các cuộc thảo luận theo chuyên đề và giải đáp các vướng mắc;
– Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động theo định kỳ, áp dụng khen thưởng và kỷ luật thích đáng;
– Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân thành một chỉ tiêu trong Kế hoạch nhiệm vụ hàng năm của doanh nghiệp;
– Phát huy các hình thức truyền thống đã và đang được áp dụng có hiệu quả, trong đó chú ý các hình thức như: tờ gấp, sách hỏi đáp pháp luật bỏ túi, “giỏ pháp luật”, “tủ sách pháp luật”, 15 phút truyền thanh pháp luật trong lúc nghỉ ăn trưa, v.v…;
– Tăng cường giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân bằng hình thức truyền miệng thông qua hòa giải viên lao động cấp huyện, báo cáo viên pháp luật, cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự của các khu công nghiệp, khu chế xuất; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, bản in, áp phích, biểu ngữ nội bộ, thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể như đảng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ v.v…;
– Thời gian: cả năm 2012
2.5. Phối hợp với một số Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động sửa đổi, bổ sung tới doanh nghiệp
Thời gian: năm 2012
3. Kinh phí:
Năm 2012: 1.000.000.000đ (một tỷ đồng)
B. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Tổ Công tác thực hiện Tiểu đề án 1 (Thường trực và Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước.
2. Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai Đề án tại địa phương mình (xác định cụ thể tiến độ, địa điểm, kinh phí …, đảm bảo hoàn thành công việc trước 31/12/2012); tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Tiểu Đề án 1 và định kỳ báo cáo kết quả về Vụ Pháp chế hàng quý trước ngày 25 tháng cuối quý và hàng năm trước ngày 25 tháng 12.
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ————–
Số: 377/QĐ-LĐTBXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————–
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU HÀNH ĐỀ ÁN
VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIỂU ĐỀ ÁN 1 “TUYÊN TRUYỀN,
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NĂM 2012
——————————–
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định 31/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kế hoạch hoạt động của Ban điều hành Đề án và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2012 (có kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Tổ Công tác thực hiện Tiểu đề án 1 (Thường trực và Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về Vụ Pháp chế hàng quý trước ngày 25 tháng cuối quý và hàng năm trước ngày 25 tháng 12.
Vụ Pháp chế phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính, Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn việc lập dự toán chi tiết cho các hoạt động của Tiểu Đề án 1.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; – Thành viên Tổ công tác thực hiện Tiểu Đề án 1; – Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Vụ KH-TC, VP Bộ; – Lưu: VT, Vụ PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN TIỂU ĐỀ ÁN 1 TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 377/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 03 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH)
A. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2012
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
2. Yêu cầu
Các hoạt động đề ra phải sát với nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009, có xét đến yêu cầu thực tiễn của chủ trương khắc phục suy giảm kinh tế, bảo đảm đúng tiến độ, tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động của ban Điều hành Đề án
1.1. Tổ chức các cuộc họp của Ban Điều hành Đề án và Tổ thư ký
– Cuộc họp lần 1: Hội nghị triển khai kế hoạch Đề án
Thời gian: tháng 4/2012
– Cuộc họp lần 2: Họp sơ kết đánh giá giữa năm 2011.
Thời gian: Tháng 7 năm 2012
– Cuộc họp lần 3: Tổng kết đánh giá các hoạt động thực hiện Đề án 31, kết quả đạt được, khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân
Thời gian: tháng 10 năm 2012
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thực hiện chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức tuyên truyền pháp luật trong các doanh nghiệp.
– Tổng kết Đề án trên phạm vi cả nước
Thời gian: tháng 11 năm 2012
1.2. Tổ chức các đoàn khảo sát, kiểm tra
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tiểu Đề án 1) tổ chức đoàn khảo sát nhằm đánh giá tình hình thực hiện đề án tại 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam
Thời gian: tháng 5/2012
– Ban điều hành Đề án tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương và doanh nghiệp
– Thời gian:
+ Miền Bắc: đầu tháng 6/2012
+ Miền Trung, Miền Nam: đầu tháng 9/2012
2. Hoạt động của Tổ công tác thực hiện Tiểu Đề án 1
2.1. Biên soạn tài liệu để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động.
– Biên soạn bổ sung nội dung cuốn “Tài liệu nguồn pháp luật lao động”
– Biên soạn cuốn tài liệu “Những nội dung chính của Bộ luật lao động sửa đổi”;
– Phát hành Tờ rơi về Hợp đồng lao động.
– Thời gian: năm 2012
2.2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân.
– Thời gian: tháng 5/2012
2.3. Triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động sửa đổi, bổ sung và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân cho người lao động và người sử dụng lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
– Tháng 7 năm 2012
2.4. Hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động và pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân cho người lao động và sử dụng lao động tại các doanh nghiệp nhà nước và lao động đi làm việc tại nước ngoài.
– Cung cấp văn bản pháp luật và các tài liệu hướng dẫn thực hiện thông qua sách báo, tài liệu, internet kết hợp với việc tổ chức các cuộc thảo luận theo chuyên đề và giải đáp các vướng mắc;
– Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động theo định kỳ, áp dụng khen thưởng và kỷ luật thích đáng;
– Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân thành một chỉ tiêu trong Kế hoạch nhiệm vụ hàng năm của doanh nghiệp;
– Phát huy các hình thức truyền thống đã và đang được áp dụng có hiệu quả, trong đó chú ý các hình thức như: tờ gấp, sách hỏi đáp pháp luật bỏ túi, “giỏ pháp luật”, “tủ sách pháp luật”, 15 phút truyền thanh pháp luật trong lúc nghỉ ăn trưa, v.v…;
– Tăng cường giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân bằng hình thức truyền miệng thông qua hòa giải viên lao động cấp huyện, báo cáo viên pháp luật, cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự của các khu công nghiệp, khu chế xuất; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, bản in, áp phích, biểu ngữ nội bộ, thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể như đảng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ v.v…;
– Thời gian: cả năm 2012
2.5. Phối hợp với một số Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động sửa đổi, bổ sung tới doanh nghiệp
Thời gian: năm 2012
3. Kinh phí:
Năm 2012: 1.000.000.000đ (một tỷ đồng)
B. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Tổ Công tác thực hiện Tiểu đề án 1 (Thường trực và Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước.
2. Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai Đề án tại địa phương mình (xác định cụ thể tiến độ, địa điểm, kinh phí …, đảm bảo hoàn thành công việc trước 31/12/2012); tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Tiểu Đề án 1 và định kỳ báo cáo kết quả về Vụ Pháp chế hàng quý trước ngày 25 tháng cuối quý và hàng năm trước ngày 25 tháng 12.
Reviews
There are no reviews yet.