QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỐ 373/2003/QĐ-NHNN NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 440/2001/QĐ-NHNN
NGÀY 17/4/2001 VỀ VIỆC CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997;
– Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Căn cứ Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
– Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 827/VPCP-KHTH ngày 25/02/2003 về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 440/2001/QĐ-NHNN ngày 17/4/2001 về việc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Bảo đảm tiền vay
1. Đối với người lao động thuộc diện chính sách, các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
2. Đối với người lao động không thuộc diện chính sách, việc bảo đảm tiền vay thực hiện như sau:
a. Các ngân hàng thương mại xem xét, quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với người lao động có đủ điều kiện quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002;
b. Các ngân hàng thương mại xem xét, quyết định cho vay đến 20 triệu đồng không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản đối với người lao động không có đủ điều kiện quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002;
c. Trường hợp người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay như sau:
– Đối với khoản cho vay thực hiện thông qua hộ gia đình của người lao động, thì hợp đồng lao động bảo đảm tiền vay được ký kết giữa đại diện của hộ gia đình với ngân hàng thương mại.
– Đối với khoản cho vay trực tiếp người lao động là độc thân, thì hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa ngân hàng thương mại với người lao động, hoặc với bên được người lao động uỷ quyền theo quy định của pháp luật.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Thủ tục cho vay
1. Các ngân hàng thương mại căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa người lao động với các doanh nghiệp Việt Nam được phép đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc người sử dụng lao động ở nước ngoài phù hợp với quy định của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 và hồ sơ vay vốn quy định tại khoản 2 điều này để xem xét cho vay.
2. Hồ sơ vay vốn đối với người lao động, gồm:
a. Giấy tờ chứng minh người vay là chủ hộ gia đình của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với người lao động mà bản thân thuộc diện chính sách phải có giấy tờ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng minh người lao động thuộc diện chính sách.
b. Giấy đề nghị vay vốn của chủ hộ gia đình hoặc của người lao động (đối với trường hợp người lao động là độc thân).
c. Thông báo hoặc giấy xác nhận của doanh nghiệp Việt Nam được phép đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, của người sử dụng lao động ở nước ngoài về việc tuyển dụng người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
d. Các tài liệu khác chứng minh đủ điều kiện vay vốn.”.
Điều 2. Các Ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cho vay đối với người lao động mà bản thân thuộc diện chính sách cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho Ngân hàng Chính sách Xã hội. Sau thời điểm bàn giao này, nếu người lao động mà bản thân thuộc diện chính sách có nhu cầu vay vốn tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước, thì được xem xét cho vay theo quy định của Quyết định này và áp dụng như đối với trường hợp người lao động không thuộc diện chính sách.
Điều 3.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng chính sách xã hội và các Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỐ 373/2003/QĐ-NHNN NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 440/2001/QĐ-NHNN
NGÀY 17/4/2001 VỀ VIỆC CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997;
– Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Căn cứ Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
– Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 827/VPCP-KHTH ngày 25/02/2003 về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 440/2001/QĐ-NHNN ngày 17/4/2001 về việc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Bảo đảm tiền vay
1. Đối với người lao động thuộc diện chính sách, các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
2. Đối với người lao động không thuộc diện chính sách, việc bảo đảm tiền vay thực hiện như sau:
a. Các ngân hàng thương mại xem xét, quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với người lao động có đủ điều kiện quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002;
b. Các ngân hàng thương mại xem xét, quyết định cho vay đến 20 triệu đồng không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản đối với người lao động không có đủ điều kiện quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002;
c. Trường hợp người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay như sau:
– Đối với khoản cho vay thực hiện thông qua hộ gia đình của người lao động, thì hợp đồng lao động bảo đảm tiền vay được ký kết giữa đại diện của hộ gia đình với ngân hàng thương mại.
– Đối với khoản cho vay trực tiếp người lao động là độc thân, thì hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa ngân hàng thương mại với người lao động, hoặc với bên được người lao động uỷ quyền theo quy định của pháp luật.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Thủ tục cho vay
1. Các ngân hàng thương mại căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa người lao động với các doanh nghiệp Việt Nam được phép đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc người sử dụng lao động ở nước ngoài phù hợp với quy định của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 và hồ sơ vay vốn quy định tại khoản 2 điều này để xem xét cho vay.
2. Hồ sơ vay vốn đối với người lao động, gồm:
a. Giấy tờ chứng minh người vay là chủ hộ gia đình của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với người lao động mà bản thân thuộc diện chính sách phải có giấy tờ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng minh người lao động thuộc diện chính sách.
b. Giấy đề nghị vay vốn của chủ hộ gia đình hoặc của người lao động (đối với trường hợp người lao động là độc thân).
c. Thông báo hoặc giấy xác nhận của doanh nghiệp Việt Nam được phép đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, của người sử dụng lao động ở nước ngoài về việc tuyển dụng người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
d. Các tài liệu khác chứng minh đủ điều kiện vay vốn.”.
Điều 2. Các Ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cho vay đối với người lao động mà bản thân thuộc diện chính sách cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho Ngân hàng Chính sách Xã hội. Sau thời điểm bàn giao này, nếu người lao động mà bản thân thuộc diện chính sách có nhu cầu vay vốn tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước, thì được xem xét cho vay theo quy định của Quyết định này và áp dụng như đối với trường hợp người lao động không thuộc diện chính sách.
Điều 3.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng chính sách xã hội và các Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.