ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU ——- Số: 35/2015/QĐ-UBND
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————— Cà Mau, ngày 30 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
—————————–
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 245/TTr-SNN ngày 17 tháng 8 năm 2015 và Báo cáo thẩm định số 242/BC-STP ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về giá bồi thường cây trồng và vật nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Bảng giá cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3; – Bộ Nông nghiệp và PTNT; – Bộ Tài nguyên và Môi trường; – Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); – TT. Tỉnh ủy và TT. HĐND tỉnh; – UBMTTQVN tỉnh; – Thành viên UBND tỉnh; – Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; – Sở Tư pháp (tự kiểm tra); – Báo, Đài, Cổng TTĐT tỉnh (đăng, phát nội dung); – Lãnh đạo VP.UBND tỉnh; – Trung tâm Công báo – Tin học; – Phòng NN-NĐ (L); – Lưu: VT, Ktr1 15/10. |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH Nguyễn Tiến Hải |
QUY ĐỊNH
VỀ GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2015
của UBND tỉnh Cà Mau)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về giá cây trồng, vật nuôi thủy sản và cách thức áp dụng bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo quy định pháp luật về đất đai.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.
2. Người được sử dụng đất theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 bị Nhà nước thu hồi đất có tài sản trên đất là cây trồng, vật nuôi thủy sản bị thiệt hại hoặc phải di dời và có đủ điều kiện để được bồi thường.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường cây trồng, vật nuôi thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng bồi thường
1. Chỉ bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
2. Không bồi thường đối với trường hợp cây trồng là lúa và hoa màu, vật nuôi đã đến thời kỳ thu hoạch tại thời điểm thu hồi đất.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI THỦY SẢN
Điều 4. Giá cây trồng, vật nuôi thủy sản
Giá cây trồng, vật nuôi thủy sản theo các Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này, cụ thể như sau:
1. Giá cây trồng ăn trái: Phụ lục I.
2. Giá hoa màu và lúa: Phụ lục II.
3. Giá cây trồng lấy gỗ lâu năm: Phụ lục III.
4. Giá vật nuôi thủy sản: Phụ lục IV.
Điều 5. Xác định giá trị bồi thường đối với cây trồng
1. Đối với đối tượng cây trồng tại Phụ lục I, III là cây trồng phân tán hoặc diện tích bị thu hồi nhỏ, có thể xác định được số lượng, khối lượng, phân loại quy cách bằng các phương pháp định lượng (cân, đong, đo, đếm…) thì giá bồi thường được xác định bằng số lượng cây nhân với đơn giá của loại cây tương ứng.
2. Đối với đối tượng cây trồng là vườn cây chuyên canh quy mô lớn, vườn rừng, rừng trồng tập trung (gọi tắt là vườn cây) không áp dụng các phương pháp định lượng nêu trên, mà do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát và xác định giá trị hiện có của vườn cây tại thời điểm bồi thường trừ đi giá trị thu hồi (nếu có), trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền xem xét quyết định.
3. Đối với các loại cây trồng không có tên trong các Phụ lục I, II, III nếu có tính chất, đặc điểm, công dụng giống với một loại cây trồng có trong danh mục thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng áp dụng phương pháp tương đương để xác định giá.
4. Quy định bổ sung một số trường hợp cá biệt có thể xảy ra trong công tác bồi thường đối với cây trồng
a) Đối với cây hoang dại, cây mọc tự nhiên không phải do con người gieo trồng, thì không thuộc đối tượng tính bồi thường;
b) Đối với các loại cây cảnh chỉ hỗ trợ di dời. Trường hợp không thể di dời (bị giải tỏa trắng, không còn đất để di dời hoặc do điều kiện khách quan mà chủ hộ không thể thu hồi được giá trị cây cảnh khi Nhà nước thu hồi đất) thì được xem xét bồi thường. Mức bồi thường, hỗ trợ cây cảnh do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát đề xuất từng trường hợp cụ thể, trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền xem xét quyết định.
Điều 6. Xác định giá trị bồi thường đối với vật nuôi thủy sản là tôm nuôi
1. Diện tích tôm nuôi được áp dụng bồi thường phải đảm bảo 02 điều kiện sau:
a) Tôm nuôi chưa đủ 04 tháng đối với tôm sú, chưa đủ 02 tháng đối với tôm thẻ chân trắng tính đến thời điểm thực hiện thu hồi đất;
b) Tôm nuôi thuộc các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến.
2. Đối với tôm nuôi tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch (từ 04 tháng trở lên đối với tôm sú và 02 tháng trở lên đối với tôm thẻ chân trắng) thì không được bồi thường.
3. Hộ bị thu hồi đất được quyền tận thu tôm nuôi của mình trước thời điểm thu hồi đất.
4. Căn cứ để áp dụng giá bồi thường tôm nuôi.
Việc tính giá trị bồi thường tôm nuôi phải căn cứ vào loại hình nuôi, thời gian và trọng lượng tôm nuôi đạt được tại thời điểm điều tra để bồi thường.
a) Về loại hình nuôi tôm: Việc xác định loại hình nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh hoặc nuôi thâm canh phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh, theo đúng quy định hiện hành của cấp có thẩm quyền về tiêu chí các loại hình tôm nuôi;
b) Thời gian nuôi và trọng lượng tôm nuôi: Được xác định qua tài liệu hợp pháp chứng minh thời điểm thả nuôi, số lượng thả nuôi và điều tra thực tế.
Điều 7. Xác định giá trị bồi thường đối với vật nuôi thủy sản khác
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, khảo sát giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất để xác định, xây dựng mức giá và báo cáo Sở Tài chính để tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định đối với từng trường hợp.
2. Việc xây dựng mức giá vật nuôi phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đã đến thời kỳ thu hoạch, thì không phải bồi thường;
b) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch, thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra. Mức bồi thường cụ thể do sở, ngành chức năng tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với từng phương án bồi thường, hỗ trợ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng bồi thường phối hợp với tổ chức phát triển quỹ đất xác định giá bồi thường cây trồng, vật nuôi đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân bị thu hồi đất trên địa bàn theo Quy định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến và vận động người dân địa phương thực hiện tốt Quy định này.
Điều 9. Trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi giá cây trồng, vật nuôi. Khi có những vấn đề mới phát sinh thì Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo, đề xuất để Ủy ban nhân dân tỉnh có sự chỉ đạo xử lý kịp thời.
Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các trường hợp đã thu hồi đất trên thực tế và đã có phương án bồi thường được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án bồi thường đã được phê duyệt.
2. Các trường hợp đã có quyết định thu hồi đất trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành (bao gồm chưa thu hồi hoặc đã thu hồi trên thực tế), nhưng chưa xác định giá trị bồi thường cây trồng, vật nuôi thủy sản hoặc đã có phương án bồi thường nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì áp dụng Quy định này để giải quyết.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các chủ đầu tư phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
PHỤ LỤC I
GIÁ CÂY ĂN TRÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Cà Mau)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Cà Mau)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT
|
Loại cây
|
ĐV tính
|
Loại A
|
Loại B
|
Loại C
|
Loại D
|
01
|
Dừa
|
Cây
|
400
|
173
|
115
|
30
|
02
|
Sabô
|
Cây
|
207
|
108
|
72
|
29
|
03
|
Xoài, mít
|
Cây
|
207
|
144
|
72
|
29
|
04
|
Cam, quít, bưởi
|
Cây
|
166
|
115
|
58
|
22
|
05
|
Chanh, tắc
|
Cây
|
138
|
72
|
36
|
22
|
06
|
Vú sữa, bơ, dâu
|
Cây
|
276
|
144
|
72
|
29
|
07
|
Khế
|
Cây
|
90
|
50
|
30
|
10
|
08
|
Ca cao
|
Cây
|
248
|
144
|
43
|
19
|
09
|
Nhãn
|
Cây
|
276
|
144
|
58
|
29
|
10
|
Cóc
|
Cây
|
166
|
86
|
43
|
22
|
11
|
Mận, lý
|
Cây
|
166
|
86
|
43
|
22
|
12
|
Đào (điều)
|
Cây
|
138
|
72
|
29
|
19
|
13
|
Lêkima
|
Cây
|
110
|
58
|
14
|
10
|
14
|
Chùm ruột, ổi, ô môi
|
Cây
|
110
|
58
|
29
|
10
|
15
|
Mãng cầu
|
Cây
|
138
|
72
|
43
|
10
|
16
|
Đu đủ
|
Cây
|
55
|
29
|
14
|
5
|
17
|
Sa ri
|
Cây
|
110
|
58
|
29
|
10
|
18
|
Táo
|
Cây
|
138
|
72
|
36
|
10
|
19
|
Cau
|
Cây
|
110
|
58
|
29
|
10
|
20
|
Me
|
Cây
|
207
|
144
|
72
|
10
|
21
|
Trầu
|
Bụi/nọc
|
35
|
14
|
8
|
8
|
22
|
Cà na
|
Cây
|
110
|
58
|
29
|
10
|
23
|
Thanh long
|
Bụi/nọc
|
110
|
65
|
35
|
10
|
24
|
Chuối
|
|||||
Trồng phân tán
|
Cây
|
12
|
||||
Vườn chuối chuyên canh
|
m2
|
5
|
Chia làm 04 loại:
– Loại A: Cây đang cho trái.
– Loại B: Cây sắp cho trái.
– Loại C: Cây lão, ít cho trái.
– Loại D: Cây dưới một năm tuổi.
PHỤ LỤC II
GIÁ LÚA VÀ HOA MÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Cà Mau)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Cà Mau)
Đơn vị tính: 1.000 đồng/m2
TT
|
Tên hoa màu
|
ĐVT
|
Loại A
|
Loại B
|
Loại C
|
01
|
Khoai các loại, bắp
|
m2
|
10
|
5
|
3.5
|
02
|
Rau các loại
|
m2
|
10
|
5
|
3.5
|
03
|
Mía
|
m2
|
15
|
8.5
|
3.5
|
04
|
Môn
|
m2
|
30
|
20
|
10
|
05
|
Khóm, thơm
|
m2
|
10
|
5.5
|
2.5
|
06
|
Bạc hà
|
m2
|
15
|
10
|
5
|
07
|
Hoa màu trồng thành vườn
|
m2
|
50
|
25
|
15
|
Chia làm 03 loại:
– Loại A: Cho năng suất cao nhất (cao hơn năng suất trung bình thống kê của năm).
– Loại B: Cho năng suất trung bình.
– Loại C: Cho năng suất kém.
2. Cây lúa
Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha
TT
|
Cây lúa
|
ĐVT
|
Loại A
|
Loại B
|
Loại C
|
01
|
Mùa
|
Ha
|
17.600
|
10.000
|
7.000
|
02
|
Vụ
|
Ha
|
19.000
|
11.000
|
8.000
|
Chia làm 03 loại:
– Loại A: Đang trổ bông, chưa tới thời kỳ thu hoạch.
– Loại B: Sạ trên 01 tháng đến chuẩn bị trổ bông.
– Loại C: Sạ đến 01 tháng.
PHỤ LỤC III
GIÁ CÂY LẤY GỖ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Cà Mau)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Cà Mau)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT
|
Cây lấy gỗ
|
ĐVT
|
Đơn giá
|
01
|
Tràm rừng, tràm bông vàng
|
|
|
Loại A:
|
|||
Loại có đường kính gốc từ 20 cm trở đi
|
Cây
|
150
|
|
Loại có đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm
|
Cây
|
100
|
|
Loại có đường kính gốc từ 11 cm đến dưới 15 cm
|
Cây
|
60
|
|
Loại B (có đường kính gốc từ 8 cm đến dưới 11 cm)
|
Cây
|
35
|
|
Loại C(có đường kính gốc từ 5,5 cm đến dưới 8 cm)
|
Cây
|
15
|
|
Loại D (có đường kính gốc dưới 5,5 cm):
|
|
||
– Loại có chiều cao H> 5 m
|
Cây
|
7
|
|
– Loại có chiều cao 4 m
|
Cây
|
4
|
|
– Loại có chiều cao 2,5 m
|
Cây
|
2
|
|
– Loại có chiều cao H £ 2,5 m
|
Cây
|
0.75
|
|
02
|
So đũa
|
|
|
Loại A (đường kính gốc từ 20 cm trở lên)
|
Cây
|
35
|
|
Loại B (đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm)
|
Cây
|
18
|
|
Loại C (đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 15 cm)
|
Cây
|
9
|
|
Loại D (đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm)
|
Cây
|
5
|
|
Loại E (đường kính gốc dưới 5 cm)
|
Cây
|
2
|
|
03
|
Bạch đàn
|
|
|
Loại A (đường kính gốc từ 20 cm trở lên, chiều cao trên 7 m)
|
Cây
|
130
|
|
Loại B (đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm, chiều cao trên 6 m)
|
Cây
|
80
|
|
Loại C (đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 15 cm, chiều cao trên 5 m)
|
Cây
|
40
|
|
Loại D (đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm, chiều cao trên 4 m)
|
Cây
|
20
|
|
Loại E (đường kính gốc dưới 5 cm, chiều cao trên 3 m)
|
Cây
|
5
|
|
Loại F (cây có chiều cao từ 2,5 m đến dưới 3 m)
|
Cây
|
3,5
|
|
Loại G (cây có chiều cao từ 1,5 m đến dưới 2,5 m)
|
Cây
|
1.5
|
|
Loại H (cây có chiều cao dưới 1,5 m)
|
Cây
|
1.2
|
|
04
|
Keo lai
|
|
|
|
Loại A (đường kính gốc trên 30 cm)
|
Cây
|
120
|
|
Loại B (đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 30 cm)
|
Cây
|
75
|
|
Loại C (đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm)
|
Cây
|
50
|
|
Loại D (đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 15 cm)
|
Cây
|
35
|
|
Loại E (đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm)
|
Cây
|
20
|
|
Loại F (đường kính gốc dưới 5 cm)
|
Cây
|
7.5
|
|
Cây mới trồng (chiều cao dưới 0,4 m)
|
Cây
|
1.5
|
05
|
Đước, vẹt, cóc, giá
|
|
|
|
Loại A:
|
||
|
– Loại có đường kính gốc từ 20 cm trở đi
|
Cây
|
130
|
|
– Loại có đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm
|
Cây
|
85
|
|
– Loại có đường kính gốc từ 11 cm đến dưới 15 cm
|
Cây
|
55
|
|
Loại B (có đường kính gốc từ 8 cm đến dưới 11 cm)
|
Cây
|
20
|
|
Loại C(có đường kính gốc từ 5,5 cm đến dưới 8 cm)
|
Cây
|
10
|
|
Loại D (có đường kính gốc từ 3 cm đến dưới 5,5 cm)
|
Cây
|
5
|
|
Loại E (có đường kính gốc dưới 3 cm và chiều cao từ 2,5 m trở đi)
|
Cây
|
2
|
|
Loại F (có đường kính gốc dưới 3 cm và chiều cao dưới 2,5 m)
|
Cây
|
1
|
06
|
Mắm
|
|
|
|
Loại A (đường kính gốc từ 20 cm trở lên)
|
Cây
|
75
|
|
Loại B (đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm)
|
Cây
|
40
|
|
Loại C (đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 15 cm)
|
Cây
|
18
|
|
Loại D (đường kính gốc dưới 10 cm)
|
Cây
|
4.5
|
07
|
Mù u
|
|
|
|
Loại A (đường kính gốc từ 20 cm trở lên)
|
Cây
|
280
|
|
Loại B (đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm)
|
Cây
|
130
|
|
Loại C (đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 15 cm)
|
Cây
|
70
|
|
Loại D (đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm)
|
Cây
|
35
|
|
Loại E (có đường kính gốc dưới 5 cm và chiều cao từ 1,5 m trở đi)
|
Cây
|
10
|
|
Loại F (có đường kính gốc dưới 5 cm và chiều cao dưới 1,5 m)
|
Cây
|
2
|
8
|
Dầu, sao, xà cừ
|
||
|
Loại A (đường kính gốc từ 20 cm trở lên)
|
m3
|
3.000
|
|
Loại B (đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm)
|
Cây
|
170
|
|
Loại C (đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 15 cm)
|
Cây
|
90
|
|
Loại D (đường kính gốc dưới 10 cm)
|
Cây
|
40
|
09
|
Gòn, gừa, gáo, sộp, sung
|
||
|
Loại A (đường kính gốc từ 20 cm trở lên)
|
Cây
|
60
|
|
Loại B (đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm)
|
Cây
|
30
|
|
Loại C (đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 15 cm)
|
Cây
|
15
|
|
Loại D (đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm)
|
Cây
|
7.5
|
|
Gòn làm hàng rào
|
Mét dài
|
75
|
10
|
Bàng, phượng, còng
|
||
|
Loại A (đường kính gốc từ 20 cm trở lên)
|
Cây
|
120
|
|
Loại B (đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm)
|
Cây
|
60
|
|
Loại C (đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 15 cm)
|
Cây
|
30
|
|
Loại D (đường kính gốc dưới 10 cm)
|
Cây
|
15
|
11
|
Tre tàu, tre mạnh tông và các loại tre khác
|
||
|
Loại A (đường kính gốc từ 10 cm trở lên)
|
Cây
|
30
|
|
Loại B (đường kính gốc từ 7 cm đến dưới 10 cm)
|
Cây
|
20
|
|
Loại C (đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 7 cm)
|
Cây
|
10
|
|
Loại D (đường kính gốc dưới 5 cm)
|
Cây
|
6
|
12
|
Trúc, lục bình, tầm vong
|
||
|
Loại A (100 cây trưởng thành/bụi trở lên)
|
Bụi
|
160
|
|
Loại B (50 cây đến dưới 100 cây trưởng thành)
|
Bụi
|
100
|
|
Loại C (20 cây đến dưới 50 cây trưởng thành)
|
Bụi
|
50
|
|
Loại D (dưới 20 cây trưởng thành)
|
Bụi
|
30
|
14
|
Dừa nước
|
||
|
Mật độ thưa
|
Bụi
|
20
|
|
Mật độ dày đặc
|
m2
|
18
|
Quy định: Đường kính gốc các loại cây lấy gỗ được đo tại vị trí thân cây cách mặt đất là 1,3 mét.
PHỤ LỤC IV
GIÁ TÔM NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Cà Mau)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Cà Mau)
1. Tôm Sú
Loại hình nuôi
|
Quảng canh cải tiến
|
Bán thâm canh
|
Thâm canh
|
|||
Thời gian nuôi
|
Trọng lượng (con/kg)
|
Giá bồi thường (1.000đ/ha)
|
Trọng lượng (con/kg)
|
Giá bồi thường (đ/m2 mặt nước)
|
Trọng lượng (con/kg)
|
Giá bồi thường (đ/m2 mặt nước)
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
£ 30 ngày tuổi
|
150 – 200
|
2.500
|
350 – 450
|
7.000
|
400 – 500
|
10.000
|
31-60 ngày tuổi
|
80 – 149
|
3.500
|
175 – 349
|
12.000
|
200 – 399
|
15.000
|
61-90 ngày tuổi
|
50-79
|
3.800
|
70-174
|
20.000
|
80-199
|
25.000
|
91-120 ngày tuổi
|
40-69
|
22.000
|
45-79
|
27.000
|
2. Tôm Thẻ chân trắng
Loại hình nuôi
|
Bán thâm canh
|
Thâm canh
|
||
Thời gian nuôi
|
Trọng lượng (con/kg)
|
Giá bồi thường (đ/m2 mặt nước)
|
Trọng lượng (con/kg)
|
Giá bồi thường
(đ/m2 mặt nước) |
(1)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
£ 30 ngày tuổi
|
350-450
|
10.000
|
400-500
|
12.000
|
31-60 ngày tuổi
|
175-349
|
15.000
|
200-399
|
18.000
|
Reviews
There are no reviews yet.