Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 35/2010/QĐ-UBND Đồng Tháp định mức phân bổ vốn đầu tư bằng ngân sách Nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
——-
Số: 35/2010/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Thành phố Cao Lãnh, ngày 09 tháng 12 năm 2010
————————
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2010/NQ-HĐND.K7 ngày 19 tháng 11 năm 2010 của Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VII, kỳ họp chuyên đề về việc thông qua các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 1931/SKH-ĐT/NV ngày 07/12/2010),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015.
Điều 2. Các tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Quyết định này là cơ sở để xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của các sở, ban, ngành Tỉnh và huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh.
Điều 3. Trách nhiệm và thời gian báo cáo của các sở, ban, ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh:
1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành Tỉnh:
– Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối tổng mức vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các tiêu chí, định mức quy định tại Quyết định này;
– Sở Tài chính chịu trách nhiệm cung cấp số liệu thực hiện thu nội địa (không bao gồm các khỏan thu sử dụng đất) hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh);
– Sở Nội vụ chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về đơn vị hành chính của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh hiện có, số đơn vị hành chính cấp xã biên giới đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước;
– Cục Thống kê Đồng Tháp chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về dân số, diện tích tự nhiên, tỷ lệ hộ nghèo đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (thông qua Cục Thống kê) chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về tỷ lệ hộ nghèo của các xã biên giới đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước;
– Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp số liệu về diện tích trồng lúa của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước.
– Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ cung cấp số liệu đô thị loại 3, lại 4 của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh:
– Căn cứ các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển kèm theo Quyết định này, khả năng tài chính và đặc điểm tình hình của địa phương, xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các ngành, các cấp của địa phương báo cáo Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định.
– Các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh có các xã biên giới theo Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về: diện tích vùng biên giới; dân số sinh sống tại vùng biên giới; chiều dài đường biên giới; số xã biên giới đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước.
3. Thời gian báo cáo và cung cấp số liệu:
Các sở, ban, ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh chịu trách nhiệm báo cáo, cung cấp các số liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, gởi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trước ngày 10 tháng 7 hàng năm.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh hàng năm thực hiện chế độ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Quyết định này gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trước ngày 10 tháng 7 hàng năm.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh trong kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước hàng năm.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho năm ngân sách từ năm 2011 đến năm 2015.
Quyết định này thay thế Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2007 và Quyết định số 54/2008/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành Tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 5; – VP. Chính phủ;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Bộ Tài chính;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ TP;
– TT/TU; TT/HĐND Tỉnh (b/c);
– CT, các PCT UBND Tỉnh;
– HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– LĐVP/UBND Tỉnh
– Lưu: VT+NC/XDCB,TH.tvt.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



Nguyễn Văn Dương

(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBNDngày 09 tháng 12 năm 2010 của UBND Tỉnh)
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước được bố trí để chuẩn bị thực hiện đầu tư và thực hiện đầu tư của các ngành, lĩnh vực sau đây:
1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình, dự án thuỷ lợi, đê kè phòng chống lụt bão; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản; cơ sở quản lý nhà nước về cây trồng, vật nuôi và dịch hại, bảo vệ và phát triển rừng; hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, các khu bảo tồn thiên nhiên.
2. Công nghiệp: hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng kỹ thuật khu kinh kế cửa khẩu.
3. Giao thông vận tải: xây dựng và nâng cấp các công trình, dự án giao thông đường bộ, đường thủy.
4. Cấp nước và xử lý rác thải, nước thải: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình, dự án cấp, thoát nước, xử lý chất thải.
5. Kho tàng: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng.
6. Văn hóa: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình dự án bảo tồn, bảo tàng, điện ảnh, thư viện.
7. Thể thao: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình, dự án thuộc lĩnh vực thể dục, thể thao.
8. Thông tin và truyền thông: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình, dự án phục vụ họat động xuất bản, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình, các công trình viễn thông phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh và các dự án cụ thể được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
9. Khoa học, công nghệ và công nghệ thông tin: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ như: xây dựng mới, nâng cấp, đầu tư chiều sâu các tổ chức khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm; các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ; các chi cục tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng Tỉnh; các trạm trại thực nghiệm; xây dựng và cải tạo các công trình công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu và xây dựng cổng thông tin.
10. Giáo dục và Đào tạo: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án hạ tầng cho các cấp giáo dục và đào tạo: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật hướng nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng xã, trung học nghề nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học.
11. Y tế và vệ sinh an tòan thực phẩm: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án bệnh viện, khối dự phòng, trung tâm y tế, trạm y tế xã.
12. Xã hội: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục vụ mục tiêu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, thương bệnh binh, người già, người tàn tật; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe; cai nghiện và các công trình trợ giúp xã hội khác.
13. Tài nguyên và môi trường: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất và khóang sản, nguồn nước, các công trình quan trắc cảnh báo môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.
14. Quản lý nhà nước: xây dựng và cải tạo trụ sở nơi làm việc của các cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban ban nhân dân, tổ chức đoàn thể, hiệp hội các cấp.
15. Quốc phòng, an ninh: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trên cơ sở tổng mức vốn được Hội đồng nhân dân Tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân Tỉnh phân bổ vốn cụ thể cho các công trình, dự án do các sở, ngành làm chủ dự án. Việc phân bổ vốn cho các công trình, dự án được thực hiện trên các nguyên tắc sau:
– Thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp;
– Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của ngành đề ra; đồng thời phải phù hợp với phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của Tỉnh cho ngành, lĩnh vực.
– Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng;
– Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng của Tỉnh, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn;
– Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch;
– Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.
– Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước, các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển được xây dựng cho năm 2011, là cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách cấp Tỉnh cho ngân sách cấp huyện và được ổn định trong 5 năm của giai đoạn 2011 – 2015;
– Bảo đảm tương quan hợp lý giữa mục tiêu phát triển các trung tâm chính trị, kinh tế của Tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có số thu lớn, có điều tiết cao về ngân sách Tỉnh; với việc ưu tiên hỗ trợ các địa phương có diện tích trồng lúa lớn, xã biên giới, xã vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong Tỉnh;
– Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển;
– Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển;
– Mức vốn đầu tư phát triển trong cân đối của từng huyện, thị xã, thành phố không thấp hơn số dự toán năm 2010 của Ủy ban nhân dân Tỉnh đã giao.
– Tiêu chí dân số gồm: số dân trung bình của huyện, thị xã, thành phố;
– Tiêu chí về trình độ phát triển gồm 3 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa (không bao gồm khoản thu về đất) và tỷ lệ điều tiết về ngân sách Tỉnh;
– Tiêu chí diện tích, gồm: diện tích đất tự nhiên của huyện, thị xã, thành phố và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên;
– Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp xã: bao gồm tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã; số đơn vị hành chính xã biên giới thuộc địa bàn huyện, thị xã, thành phố;
– Các tiêu chí bổ sung, bao gồm:
+ Thành phố thuộc Tỉnh: thành phố Cao Lãnh;
+ Đô thị trung tâm: thị xã Hồng Ngự, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc;
+ Tiêu chí vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ): huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng, huyện Tam Nông, huyện Tháp Mười;
+ Tiêu chí vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn (theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ): huyện Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh.
Điểm của tiêu chí bổ sung (thành phố thuộc Tỉnh, đô thị trung tâm) thì điểm của tiêu chí nào lớn nhất sẽ được lựa chọn để xác định tổng số điểm của từng huyện thị xã, thành phố.
(Theo Phụ lục số 01 đính kèm, từ trang 11-13)
(Theo Phụ lục số 02 đính kèm, từ trang 14-15)
5. Điều chỉnh bất hợp lý:
Sau khi phân bổ vốn đầu tư trong cân đối theo các tiêu chí và định mức trên, đối với các địa phương có số vốn đầu tư trong cân đối (không bao gồm nguồn đầu tư từ thu chuyển quyền sử dụng đất) thấp hơn kế hoạch năm 2010 (số vốn do Ủy ban nhân dân Tỉnh giao) sẽ được điều chỉnh bằng số vốn đầu tư trong cân đối (không bao gồm đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất) kế hoạch năm 2010 do Ủy ban nhân dân Tỉnh đã giao.
Vốn đầu tư trong cân đối của huyện, thị xã, thành phố năm 2011, năm đầu thời kỳ ổn định làm cơ sở để xác định tỉ lệ điều tiết về ngân sách Tỉnh và số bổ sung từ ngân sách Tỉnh cho các huyện, thị xã, thành phố là số vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí, định mức trên đây và tòan bộ các khoản thu sử dụng đất của huyện, thị xã, thành phố theo dự toán thu năm 2011.
Đầu tư trong cân đối các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định giai đoạn 2011-2015 của huyện, thị xã, thành phố được tính toán căn cứ trên cơ sở số đầu tư trong cân đối theo tiêu chí, định mức mới trên, tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách Tỉnh và ngân sách huyện, thị xã, thành phố hoặc số hỗ trợ có mục tiêu trong cân đối từ ngân sách Tỉnh trong thời kỳ ổn định và dự toán số thu sử dụng đất hàng năm của huyện, thị xã, thành phố.
Các chương trình mục tiêu quốc gia giai đọan 2011-2015 và các chương trình, dự án được ngân sách Trung ương hỗ trợ như: hỗ trợ theo Nghị quyết 21; Chương trình phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản; Chương trình bố trí lại dân cư nơi cần thiết; hỗ trợ khu công nghiệp; hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu; hỗ trợ đầu tư phát triển rừng và bảo vệ rừng bền vững; hỗ trợ phát triển kinh – xã hội tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia; Chương trình quản lý, bảo vệ biên giới đất liền; hỗ trợ đầu tư các huyện mới chia tách; hỗ trợ vốn đối ứng các dự án ODA; hỗ trợ đầu tư các trung tâm giáo dục, lao động, xã hội; hỗ trợ các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho các dự án cấp bách mà ngân sách địa phương không cân đối được; hỗ trợ đầu tư xây dựng các trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch.
Việc phân bổ vốn cho các chương trình, dự án phải được thực hiện theo nguyên tắc các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt; có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ căn cứ tiêu chí định mức phân bổ của ngân sách Trung ương và mức vốn hỗ trợ để bố trí vốn cụ thể cho từng chương trình, dự án nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và định hướng phân bổ của Trung ương.
Đối với các chương trình, dự án do huyện, thị xã, thành phố làm chủ dự án theo phân cấp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ áp dụng hình thức ghi vốn hỗ trợ có mục tiêu cho huyện, thị xã, thành phố để tổ chức quản lý thực hiện dự án như đối với các dự án được phân cấp.
Căn cứ dự toán thu xổ số kiến thiết hàng năm, Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ thông qua Hội đồng nhân dân Tỉnh dành toàn bộ nguồn thu xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó bố trí tối thiểu 70% tổng nguồn thu xổ số kiến thiết để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề và y tế. Sau khi bố trí vốn đảm bảo hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số thu còn lại (nếu có) bố trí cho các công trình phúc lợi xã hội quan trọng khác thuộc ngành giao thông, văn hóa – xã hội, thể dục, thể thao.
Trên cơ sở các chương trình, đề án, dự án được phê duyệt; ngân sách Tỉnh hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện; trong đó ưu tiên vốn hỗ trợ 30 xã thuộc Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đọan 2010-2020 (ban hành theo Quyết định số 911/QĐ-UBND.HC ngày 06 tháng 10 năm 2010 của UBND Tỉnh).
Nguyên tắc và đối tượng hỗ trợ:
a. Lĩnh vực giáo dục: hỗ trợ đầu tư xây dựng các trường từ ngành học mầm non đến trung học cơ sở (THCS) cần xây mới, tách trường, mở rộng đạt chuẩn quốc gia và học 2 buổi trên ngày, các trung tâm học tập cộng đồng theo các tiêu chí sau:
(1) Trường, trung tâm xuống cấp nặng được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng lại;
(2) Tách trường các cấp (kể cả ngành học mầm non) do vượt quy mô quản lý cho phép;
(3) Xây dựng mới và mở rộng trường đạt chuẩn quốc gia, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập, trường học 2 buổi/ngày theo chỉ tiêu phấn đấu chung của Tỉnh;
(4) Duy tu, bảo dưỡng chống xuống cấp trường lớp học các cấp phục vụ năm học mới hàng năm.
b. Lĩnh vực dạy nghề: hỗ trợ đầu tư các trung tâm dạy nghề huyện theo Đề án quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015 được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
c. Lĩnh vực văn hóa – xã hội: hỗ trợ đầu tư các nhà văn hóa và khu thể thao xã.
Nguốn vốn ngân sách tập trung (NSTT) do Tỉnh quản lý và phân bổ: ngoài việc đảm bảo cân đối cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ; Tỉnh sẽ tập trung đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, cấp nước, quản lý nhà nước và quốc phòng – an ninh. Căn cứ các chương trình, đề án, dự án được Tỉnh phê duyệt, ngân sách Tỉnh hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện. Việc hỗ trợ từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Để khuyến khích các địa phương có nguồn thu cao, tỷ lệ điều tiết lớn về ngân sách Tỉnh; ngân sách Tỉnh sẽ hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư trở lại cho phát triển hạ tầng, các công trình công cộng, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của các địa phương.
a. Đối tượng hỗ trợ:
– Các huyện, thị xã, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Tỉnh giai đoạn 2011-2015;
– Hoặc các huyện, thị xã, thành phố không điều tiết về ngân sách Tỉnh trong giai đoạn 2011-2015, nhưng có dự tóan thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trên 300 tỷ đồng/năm (không bao gồm thu sử dụng đất).
b. Tiêu chí xác định mức vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Tỉnh:
(Theo Phụ lục số 03 đính kèm, trang 16)
c. Nguyên tắc bố trí vốn hỗ trợ có mục tiêu:
– Bố trí vốn cho các dự án có trong quy hoạch, có đủ thủ tục đầu tư;
– Ưu tiên bố trí cho các dự án chuyển tiếp;

– Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục và đào

Thuộc tính văn bản
Quyết định 35/2010/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 35/2010/QĐ-UBND Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Văn Dương
Ngày ban hành: 09/12/2010 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
——-
Số: 35/2010/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Thành phố Cao Lãnh, ngày 09 tháng 12 năm 2010
————————
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2010/NQ-HĐND.K7 ngày 19 tháng 11 năm 2010 của Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VII, kỳ họp chuyên đề về việc thông qua các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 1931/SKH-ĐT/NV ngày 07/12/2010),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015.
Điều 2. Các tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Quyết định này là cơ sở để xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của các sở, ban, ngành Tỉnh và huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh.
Điều 3. Trách nhiệm và thời gian báo cáo của các sở, ban, ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh:
1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành Tỉnh:
– Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối tổng mức vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các tiêu chí, định mức quy định tại Quyết định này;
– Sở Tài chính chịu trách nhiệm cung cấp số liệu thực hiện thu nội địa (không bao gồm các khỏan thu sử dụng đất) hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh);
– Sở Nội vụ chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về đơn vị hành chính của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh hiện có, số đơn vị hành chính cấp xã biên giới đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước;
– Cục Thống kê Đồng Tháp chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về dân số, diện tích tự nhiên, tỷ lệ hộ nghèo đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (thông qua Cục Thống kê) chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về tỷ lệ hộ nghèo của các xã biên giới đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước;
– Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp số liệu về diện tích trồng lúa của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước.
– Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ cung cấp số liệu đô thị loại 3, lại 4 của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh:
– Căn cứ các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển kèm theo Quyết định này, khả năng tài chính và đặc điểm tình hình của địa phương, xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các ngành, các cấp của địa phương báo cáo Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định.
– Các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh có các xã biên giới theo Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về: diện tích vùng biên giới; dân số sinh sống tại vùng biên giới; chiều dài đường biên giới; số xã biên giới đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước.
3. Thời gian báo cáo và cung cấp số liệu:
Các sở, ban, ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh chịu trách nhiệm báo cáo, cung cấp các số liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, gởi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trước ngày 10 tháng 7 hàng năm.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh hàng năm thực hiện chế độ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Quyết định này gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trước ngày 10 tháng 7 hàng năm.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh trong kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước hàng năm.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho năm ngân sách từ năm 2011 đến năm 2015.
Quyết định này thay thế Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2007 và Quyết định số 54/2008/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành Tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 5; – VP. Chính phủ;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Bộ Tài chính;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ TP;
– TT/TU; TT/HĐND Tỉnh (b/c);
– CT, các PCT UBND Tỉnh;
– HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– LĐVP/UBND Tỉnh
– Lưu: VT+NC/XDCB,TH.tvt.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



Nguyễn Văn Dương

(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBNDngày 09 tháng 12 năm 2010 của UBND Tỉnh)
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước được bố trí để chuẩn bị thực hiện đầu tư và thực hiện đầu tư của các ngành, lĩnh vực sau đây:
1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình, dự án thuỷ lợi, đê kè phòng chống lụt bão; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản; cơ sở quản lý nhà nước về cây trồng, vật nuôi và dịch hại, bảo vệ và phát triển rừng; hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, các khu bảo tồn thiên nhiên.
2. Công nghiệp: hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng kỹ thuật khu kinh kế cửa khẩu.
3. Giao thông vận tải: xây dựng và nâng cấp các công trình, dự án giao thông đường bộ, đường thủy.
4. Cấp nước và xử lý rác thải, nước thải: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình, dự án cấp, thoát nước, xử lý chất thải.
5. Kho tàng: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng.
6. Văn hóa: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình dự án bảo tồn, bảo tàng, điện ảnh, thư viện.
7. Thể thao: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình, dự án thuộc lĩnh vực thể dục, thể thao.
8. Thông tin và truyền thông: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình, dự án phục vụ họat động xuất bản, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình, các công trình viễn thông phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh và các dự án cụ thể được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
9. Khoa học, công nghệ và công nghệ thông tin: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ như: xây dựng mới, nâng cấp, đầu tư chiều sâu các tổ chức khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm; các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ; các chi cục tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng Tỉnh; các trạm trại thực nghiệm; xây dựng và cải tạo các công trình công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu và xây dựng cổng thông tin.
10. Giáo dục và Đào tạo: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án hạ tầng cho các cấp giáo dục và đào tạo: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật hướng nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng xã, trung học nghề nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học.
11. Y tế và vệ sinh an tòan thực phẩm: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án bệnh viện, khối dự phòng, trung tâm y tế, trạm y tế xã.
12. Xã hội: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục vụ mục tiêu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, thương bệnh binh, người già, người tàn tật; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe; cai nghiện và các công trình trợ giúp xã hội khác.
13. Tài nguyên và môi trường: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất và khóang sản, nguồn nước, các công trình quan trắc cảnh báo môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.
14. Quản lý nhà nước: xây dựng và cải tạo trụ sở nơi làm việc của các cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban ban nhân dân, tổ chức đoàn thể, hiệp hội các cấp.
15. Quốc phòng, an ninh: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trên cơ sở tổng mức vốn được Hội đồng nhân dân Tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân Tỉnh phân bổ vốn cụ thể cho các công trình, dự án do các sở, ngành làm chủ dự án. Việc phân bổ vốn cho các công trình, dự án được thực hiện trên các nguyên tắc sau:
– Thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp;
– Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của ngành đề ra; đồng thời phải phù hợp với phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của Tỉnh cho ngành, lĩnh vực.
– Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng;
– Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng của Tỉnh, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn;
– Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch;
– Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.
– Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước, các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển được xây dựng cho năm 2011, là cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách cấp Tỉnh cho ngân sách cấp huyện và được ổn định trong 5 năm của giai đoạn 2011 – 2015;
– Bảo đảm tương quan hợp lý giữa mục tiêu phát triển các trung tâm chính trị, kinh tế của Tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có số thu lớn, có điều tiết cao về ngân sách Tỉnh; với việc ưu tiên hỗ trợ các địa phương có diện tích trồng lúa lớn, xã biên giới, xã vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong Tỉnh;
– Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển;
– Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển;
– Mức vốn đầu tư phát triển trong cân đối của từng huyện, thị xã, thành phố không thấp hơn số dự toán năm 2010 của Ủy ban nhân dân Tỉnh đã giao.
– Tiêu chí dân số gồm: số dân trung bình của huyện, thị xã, thành phố;
– Tiêu chí về trình độ phát triển gồm 3 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa (không bao gồm khoản thu về đất) và tỷ lệ điều tiết về ngân sách Tỉnh;
– Tiêu chí diện tích, gồm: diện tích đất tự nhiên của huyện, thị xã, thành phố và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên;
– Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp xã: bao gồm tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã; số đơn vị hành chính xã biên giới thuộc địa bàn huyện, thị xã, thành phố;
– Các tiêu chí bổ sung, bao gồm:
+ Thành phố thuộc Tỉnh: thành phố Cao Lãnh;
+ Đô thị trung tâm: thị xã Hồng Ngự, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc;
+ Tiêu chí vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ): huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng, huyện Tam Nông, huyện Tháp Mười;
+ Tiêu chí vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn (theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ): huyện Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh.
Điểm của tiêu chí bổ sung (thành phố thuộc Tỉnh, đô thị trung tâm) thì điểm của tiêu chí nào lớn nhất sẽ được lựa chọn để xác định tổng số điểm của từng huyện thị xã, thành phố.
(Theo Phụ lục số 01 đính kèm, từ trang 11-13)
(Theo Phụ lục số 02 đính kèm, từ trang 14-15)
5. Điều chỉnh bất hợp lý:
Sau khi phân bổ vốn đầu tư trong cân đối theo các tiêu chí và định mức trên, đối với các địa phương có số vốn đầu tư trong cân đối (không bao gồm nguồn đầu tư từ thu chuyển quyền sử dụng đất) thấp hơn kế hoạch năm 2010 (số vốn do Ủy ban nhân dân Tỉnh giao) sẽ được điều chỉnh bằng số vốn đầu tư trong cân đối (không bao gồm đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất) kế hoạch năm 2010 do Ủy ban nhân dân Tỉnh đã giao.
Vốn đầu tư trong cân đối của huyện, thị xã, thành phố năm 2011, năm đầu thời kỳ ổn định làm cơ sở để xác định tỉ lệ điều tiết về ngân sách Tỉnh và số bổ sung từ ngân sách Tỉnh cho các huyện, thị xã, thành phố là số vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí, định mức trên đây và tòan bộ các khoản thu sử dụng đất của huyện, thị xã, thành phố theo dự toán thu năm 2011.
Đầu tư trong cân đối các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định giai đoạn 2011-2015 của huyện, thị xã, thành phố được tính toán căn cứ trên cơ sở số đầu tư trong cân đối theo tiêu chí, định mức mới trên, tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách Tỉnh và ngân sách huyện, thị xã, thành phố hoặc số hỗ trợ có mục tiêu trong cân đối từ ngân sách Tỉnh trong thời kỳ ổn định và dự toán số thu sử dụng đất hàng năm của huyện, thị xã, thành phố.
Các chương trình mục tiêu quốc gia giai đọan 2011-2015 và các chương trình, dự án được ngân sách Trung ương hỗ trợ như: hỗ trợ theo Nghị quyết 21; Chương trình phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản; Chương trình bố trí lại dân cư nơi cần thiết; hỗ trợ khu công nghiệp; hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu; hỗ trợ đầu tư phát triển rừng và bảo vệ rừng bền vững; hỗ trợ phát triển kinh – xã hội tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia; Chương trình quản lý, bảo vệ biên giới đất liền; hỗ trợ đầu tư các huyện mới chia tách; hỗ trợ vốn đối ứng các dự án ODA; hỗ trợ đầu tư các trung tâm giáo dục, lao động, xã hội; hỗ trợ các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho các dự án cấp bách mà ngân sách địa phương không cân đối được; hỗ trợ đầu tư xây dựng các trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch.
Việc phân bổ vốn cho các chương trình, dự án phải được thực hiện theo nguyên tắc các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt; có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ căn cứ tiêu chí định mức phân bổ của ngân sách Trung ương và mức vốn hỗ trợ để bố trí vốn cụ thể cho từng chương trình, dự án nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và định hướng phân bổ của Trung ương.
Đối với các chương trình, dự án do huyện, thị xã, thành phố làm chủ dự án theo phân cấp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ áp dụng hình thức ghi vốn hỗ trợ có mục tiêu cho huyện, thị xã, thành phố để tổ chức quản lý thực hiện dự án như đối với các dự án được phân cấp.
Căn cứ dự toán thu xổ số kiến thiết hàng năm, Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ thông qua Hội đồng nhân dân Tỉnh dành toàn bộ nguồn thu xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó bố trí tối thiểu 70% tổng nguồn thu xổ số kiến thiết để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề và y tế. Sau khi bố trí vốn đảm bảo hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số thu còn lại (nếu có) bố trí cho các công trình phúc lợi xã hội quan trọng khác thuộc ngành giao thông, văn hóa – xã hội, thể dục, thể thao.
Trên cơ sở các chương trình, đề án, dự án được phê duyệt; ngân sách Tỉnh hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện; trong đó ưu tiên vốn hỗ trợ 30 xã thuộc Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đọan 2010-2020 (ban hành theo Quyết định số 911/QĐ-UBND.HC ngày 06 tháng 10 năm 2010 của UBND Tỉnh).
Nguyên tắc và đối tượng hỗ trợ:
a. Lĩnh vực giáo dục: hỗ trợ đầu tư xây dựng các trường từ ngành học mầm non đến trung học cơ sở (THCS) cần xây mới, tách trường, mở rộng đạt chuẩn quốc gia và học 2 buổi trên ngày, các trung tâm học tập cộng đồng theo các tiêu chí sau:
(1) Trường, trung tâm xuống cấp nặng được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng lại;
(2) Tách trường các cấp (kể cả ngành học mầm non) do vượt quy mô quản lý cho phép;
(3) Xây dựng mới và mở rộng trường đạt chuẩn quốc gia, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập, trường học 2 buổi/ngày theo chỉ tiêu phấn đấu chung của Tỉnh;
(4) Duy tu, bảo dưỡng chống xuống cấp trường lớp học các cấp phục vụ năm học mới hàng năm.
b. Lĩnh vực dạy nghề: hỗ trợ đầu tư các trung tâm dạy nghề huyện theo Đề án quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015 được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
c. Lĩnh vực văn hóa – xã hội: hỗ trợ đầu tư các nhà văn hóa và khu thể thao xã.
Nguốn vốn ngân sách tập trung (NSTT) do Tỉnh quản lý và phân bổ: ngoài việc đảm bảo cân đối cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ; Tỉnh sẽ tập trung đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, cấp nước, quản lý nhà nước và quốc phòng – an ninh. Căn cứ các chương trình, đề án, dự án được Tỉnh phê duyệt, ngân sách Tỉnh hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện. Việc hỗ trợ từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Để khuyến khích các địa phương có nguồn thu cao, tỷ lệ điều tiết lớn về ngân sách Tỉnh; ngân sách Tỉnh sẽ hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư trở lại cho phát triển hạ tầng, các công trình công cộng, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của các địa phương.
a. Đối tượng hỗ trợ:
– Các huyện, thị xã, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Tỉnh giai đoạn 2011-2015;
– Hoặc các huyện, thị xã, thành phố không điều tiết về ngân sách Tỉnh trong giai đoạn 2011-2015, nhưng có dự tóan thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trên 300 tỷ đồng/năm (không bao gồm thu sử dụng đất).
b. Tiêu chí xác định mức vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Tỉnh:
(Theo Phụ lục số 03 đính kèm, trang 16)
c. Nguyên tắc bố trí vốn hỗ trợ có mục tiêu:
– Bố trí vốn cho các dự án có trong quy hoạch, có đủ thủ tục đầu tư;
– Ưu tiên bố trí cho các dự án chuyển tiếp;

– Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục và đào

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 35/2010/QĐ-UBND Đồng Tháp định mức phân bổ vốn đầu tư bằng ngân sách Nhà nước”