BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
—————————-
Số: 3482/QĐ-BVHTTDL
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCHTỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN LỄ “ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
– DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM” TẠI LÀNG VĂN HÓA – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
———————————-
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 3275/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 3339/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thành lập Ban Chỉ đạo Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 3340/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thành lập Ban tổ chức Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Tổ chức các hoạt động của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc– Di sản Văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Phó Thủ tướng Chính phủ –
Chủ tịch UBTWMTTQVN Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các đồng chí Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
– Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (để phối hợp);
– Các cơ quan, đơn vị trong kế hoạch (để phối hợp thực hiện);
– Lưu: VT, LVHDL (5), T.60.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Hồ Anh Tuấn
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TUẦN LỄ “ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
– DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM” TẠI LÀNG VĂN HÓA – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3842 /QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 10 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Ý nghĩa, mục đích
1.1. Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” là hoạt động thiết thực kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2013), chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2013), khánh thành quần thể chùa Khmer tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và các địa phương liên quan tổ chức với mục đích góp phần tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, tôn vinh tinh thần đại đoàn kết trở thành một di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, cần được trân trọng, giữ gìn và phát triển.
1.2. Các hoạt động của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường giao lưu và phát triển tình cảm gắn bó giữa các dân tộc Việt Nam.
1.3. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam nói chung và về Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam – “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc Việt Nam, điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.
2. Yêu cầu:
2.1. Các hoạt động của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” phải gắn với mục đích chính là xây dựng và tôn vinh tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, thể hiện được bức tranh văn hóa đa dạng, đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia. Nội dung và hình thức hoạt động phải có tính sáng tạo, phong phú, đặc sắc, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
2.2. Các hoạt động phải đảm bảo chất lượng về nội dung và nghệ thuật, kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và hiện đại, thể hiện được sự đa dạng, phong phú, đặc trưng, đại diện cho các vùng miền, góp phần tôn vinh văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2.3 Các hoạt động được tổ chức trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, đảm bảo tuyệt đối về an ninh, chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
II. QUY MÔ, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Quy mô:
– Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” là hoạt động của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2013.
– Hoạt động Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ đạo tổ chức.
– Tham gia sự kiện có 17 cộng đồng dân tộc với gần 400 người đến từ 13 tỉnh/thành phố gồm: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang.
2. Thời gian:
– Từ 18/11/2013 đến ngày 24/11/2013 (07 ngày, không kể thời gian các đoàn luyện tập tại địa phương).
3. Địa điểm: Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
III. CƠ QUAN CHỈ ĐẠO VÀ CÁC ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ quan chỉ đạo:
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư;
– Ban Tuyên giáo Trung ương;
– Ban Dân vận Trung ương;
– Hội đồng dân tộc của Quốc hội;
– Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niênvàNhi đồng của Quốc hội;
– Ủy ban Dân tộc;
– Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;
– Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ);
– Hội Di sản Văn hóa Việt Nam;
– Đài truyền hình Việt Nam;
– Đài Tiếng nói Việt Nam;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang.
2. Các đơn vị thực hiện:
– Các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, gồm: Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Vụ Văn hóa dân tộc, Vụ Thi đua – Khen thưởng, Cục Di sản Văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Văn hóa cơ sở, Cục Hợp tác quốc tế, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Viện phim Việt Nam, Các báo, tạp chí thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một số nhà hát, đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch..;
– Ban Phong trào, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư;
– Văn phòng Hội Di sản Văn hóa Việt Nam;
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 14 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang.
3. Lực lượng tham gia hoạt động
3.1. Cộng đồng các dân tộc được huy động:
Huy động khoảng 17 dân tộc, với tổng số gần 400 người đến từ 13 tỉnh/ thành phố trên cả nước. Cụ thể:
a. Cộng đồng dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng
– Số lượng: 30 người (gồm các chức sắc Phật giáo Khmer, trụ trì chùa Khleang, các nghệ nhân, trí thức dân tộc Khmer).
– Nội dung hoạt động: Chủ trì nghi lễ Kiết giới Sây ma (An vị Phật, khánh thành Chánh điện) trong chương trình Khánh thành quần thể chùa Khmer, hoạt động dân ca dân vũ dân tộc Khmer, tham gia và hiến tặng hiện vật của dân tộc Khmer để triển lãm trưng bày giới thiệu tại Triển lãm văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam,…
b. Cộng đồng dân tộc Khmer tỉnh An Giang
– Số lượng: 45 người (gồm nghệ nhân đua bò, chức sắc Phật giáo Khmer, các nghệ nhân dân ca dân vũ, trí thức dân tộc Khmer tỉnh An Giang…).
– Nội dung hoạt động: Chủ trì hoạt động tái hiện Hội Đua bò Bảy Núi của đồng bào Khmer tỉnh An Giang, tổ chức không gian hát Dì Kê, tham gia các lễ hội của người Khmer, các hoạt động dân ca dân vũ, tham gia và hiến tặng hiện vật của dân tộc Khmer để triển lãm trưng bày giới thiệu tại Triển lãm văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam,…
c.Cộng đồng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh
– Số lượng: 30 người (gồm các chức sắc Phật giáo Khmer, nghệ nhân dân ca dân vũ, trí thức dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh…).
– Nội dung hoạt động: Chủ trì tổ chức tái hiện Lễ hội Ok Om Bok; tham gia các nghi lễ, lễ hội người Khmer, hoạt động dân ca dân vũ, tham gia và hiến tặng hiện vật của dân tộc Khmer để triển lãm trưng bày giới thiệu tại Triển lãm văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam,…
d. Cộng đồng dân tộc Tà Ôi tỉnh Quảng Trị
– Số lượng: 25 người (gồm các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, trí thức dân tộc…).
– Nội dung hoạt động: Tham gia các hoạt động của Tuần lễ, trang trí không gian nhà ở dân tộc Tà Ôi đón tiếp du khách, tổ chức tái hiện lễ hội của dân tộc Tà Ôi: Lễ mừng nhà mới, Lễ hội Arieuping (tưởng nhớ người đã khuất), tham gia các hoạt động lễ hội người Khmer, tham gia các hoạt động dân ca dân vũ, chương trình nghệ thuật,…
e. Cộng đồng dân tộc Lự (tỉnh Lai Châu), dân tộc Tày (tỉnh Cao Bằng), dân tộc Khơ Mú, dân tộc Thái (tỉnh Sơn La), dân tộc Mông (tỉnh Hà Giang)
– Số lượng: 15 – 20 người/1 dân tộc/1 tỉnh (gồm các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, trí thức dân tộc…).
– Nội dung hoạt động:
+ Trực tiếp tham gia các hoạt động Chợ vùng cao phía Bắc trong thời gian từ 20/11 – 24/11/2013;
+ Tham gia các hoạt động dân ca dân vũ, chương trình nghệ thuật, …
+ Tổ chức tái hiện một số nghi lễ, lễ hội dân tộc: Lễ hội Om đin Om đang của dân tộc Khơ Mú (tỉnh Sơn La); Nghi lễ Tết Xíp Xí của dân tộc Thái (tỉnh Sơn La); Lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự (tỉnh Lai Châu); Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày (tỉnh Cao Bằng), Nghi thức đón dâu trong lễ cưới của dân tộc Mông (tỉnh Hà Giang).
f. Cộng đồng các dân tộc tỉnh Kon Tum
– Số lượng: Khoảng 30 người (gồm nghệ nhân điêu khắc tượng Tây Nguyên, là nghệ nhân các dân tộc Xơ Đăng, Ba Na, Jrai, Giẻ-Triêng, B’râu và Rơ Măm).
– Nội dung hoạt động: Nghệ nhân tham gia Trại Sáng tác điêu khắc Tây Nguyên; tham gia các hoạt động khác trong khuôn khổ của của Tuần lễ; tiếp tục cuộc vận động hiến tặng hiện vật cho Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam để trưng bày, giới thiệu đặc trưng văn hóa các dân tộc tỉnh Kon Tum.
g.Cộng đồng dân tộc Jrai tỉnh Gia Lai
– Số lượng: Khoảng 30 người (gồm nghệ nhân, già làng, trưởng bản, tri thức dân tộc,…).
– Nội dung hoạt động: Trực tiếp chủ trì và tổ chức trình tấu Cồng chiêng Tây Nguyên của đồng bào dân tộc Jrai; tham gia các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện; tiếp tục cuộc vận động hiến tặng hiện vật cho Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam để trưng bày, giới thiệu đặc trưng văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai.
h.Cộng đồng dân tộc M’Nông và Ê đê tỉnh Đắk Lắk
– Số lượng: Khoảng 30 người (gồm nghệ nhân, già làng, trưởng bản, tri thức dân tộc,…).
– Nội dung hoạt động: Trực tiếp chủ trì và tổ chức tái hiện “Lễ Kết nghĩa” giữa hai cộng đồng dân tộc M’Nông và dân tộc Ê đê và tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ. Tiếp tục cuộc vận động hiến tặng hiện vật cho Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam để trưng bày giới thiệu đặc trưng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
i. Cộng đồng dân tộc Kinh thành phố Cần Thơ
– Số lượng: Khoảng 40 người (gồm nghệ nhân chợ nổi, nghệ nhân dân ca dân vũ, đờn ca tài tử).
– Nội dung hoạt động: Chủ trì tái hiện không gian văn hóa Chợ nổi Nam Bộ; tham gia các hoạt động dân ca dân vũ, chương trình nghệ thuật và các hoạt động khác trong khuôn khổ sự kiện…
k. Dự kiến huy động Cộng đồng dân tộc Kinh tỉnh Quảng Ngãi
– Số lượng: 30 người (gồm nghệ nhân tham gia chủ lễ, chánh lễ, hát Bà Trạo, Bài Chòi).
– Nội dung hoạt động:
+ Chủ trì tái hiện Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa;
+ Tham gia các hoạt động của tuần lễ, tham gia các hoạt động dân ca dân vũ, chương trình nghệ thuật và các hoạt động khác của Tuần lễ…
+ Tổ chức trò chơi Bài chòi và hát Bá Trạo trong thời gian hoạt động từ 21-24/11/2013.
+ Tổ chức quảng bá, giới thiệu sản vật tỉnh Quảng Ngãi tại không gian Chợ vùng cao phía Bắc.
3.2. Các lực lượng khác:
a. Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam:Chủ trì, phối hợp với các địa phương được huy động tổ chức Triển lãm, giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam, từ ngày 19-24/11/2013. Đồng thời phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc tổ chức triển lãm trang phục các dân tộc Việt Nam.
b. Hội Di sản Văn hóa Việt Nam: Chủ trì tổ chức các hoạt động giới thiệu di sản Diều truyền thống Việt Nam như: trưng bày triển lãm, thuyết minh giới thiệu Diều, tổ chức các không gian thả Diều, từ ngày 19/11/2013 – 24/11/2013.
c. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội: Chủ trì tổ chức không gian giới thiệu các hoạt động Làng nghề truyền thống Việt Nam và ẩm thực dân tộc vùng miền, từ ngày 19/11/2013 – 24/11/2013.
d. Các đơn vị, nhà hát thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
– Thành phần, số lượng, nội dung, thời gian tham gia theo yêu cầu của Ban Tổ chức.
– Nội dung: Tham gia biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc, xiếc, các hoạt động nghệ thuật khác theo chương trình của sự kiện.
e. Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế
IV. ĐẠI BIỂU KHÁCH MỜI:
1. Đại biểu Trung ương và địa phương
– Lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
– Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;
– Ban Tuyên giáo Trung ương;
– Ban Dân vận Trung ương;
– Hội đồng dân tộc của Quốc hội;
– Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội;
– Ủy ban Dân tộc;
– Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên;
– Lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ và lãnh đạo các Ban, Bộ ngành có liên quan;
– Hội Di sản Văn hóa Việt Nam;
– Đài truyền hình Việt Nam;
– Đài tiếng nói Việt Nam
– Đại diện lãnh đạo một số tôn giáo ở Việt Nam;
– Lãnh đạo tỉnh, thành phố, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, ;
– Lãnh đạo các Cục, Vụ, Tổng cục và các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Đại biểu quốc tế:
– Các Đại sứ, Đại biện, Tham tán các Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội;
– Đại diện các tổ chức quốc tế có liên quan tại Hà Nội, đại diện UNESCO tại Việt Nam.
3. Các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.
V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Tên gọi: Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam”.
2. Các nội dung hoạt động:
Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” được tổ chức gồm 15 hoạt động sau:
2.1. Chương trình Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” (Ngày 18/11/2013). Đây là hoạt động điểm nhấn của sự kiện.
2.2. Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị số 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư” (Ngày 18/11/2013).
2.3. Trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên (Từ ngày 18/11/2013 đến 24/11/2013).
2.4. Hoạt động của các cộng đồng dân tộc được huy động (Từ ngày 18 /11/2013 đến 24/11/2013), gồm:
–Lễ mừng nhà mới và lễ hội Arieuping của dân tộc Tà Ôi (tỉnh Quảng Trị);
– Lễ hội Om đin Om đang của dân tộc Khơ Mú (tỉnh Sơn La);
–Nghi lễ Tết Xíp Xí của dân tộc Thái (tỉnh Sơn La);
–Lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự (tỉnh Lai Châu);
–Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày (tỉnh Cao Bằng);
– Nghi thức đón dâu trong lễ cưới của dân tộc Mông (tỉnh Hà Giang)
– Lễ Kết nghĩa của dân tộc Mơ Nông và Ê đê (tỉnh Đắk Lắk)
– Trình diễn Cồng Chiêng Tây Nguyên của dân tộc Jrai (tỉnh Gia Lai)
2.5. Chương trình giao lưu đoàn kết các dân tộc Việt Nam (Ngày 19/11/2013).
2.6. Triển lãm, giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam (Từ ngày 19/11/2013 đến 24/11/2013).
2.7. Tổ chức các hoạt động giới thiệu Di sản Diều truyền thống Việt Nam: Trưng bày triển lãm, thuyết minh giới thiệu, tổ chức không gian thả Diều (Từ ngày 19/11/2013 đến 24/11/2013).
2.8. Tổ chức không gian giới thiệu Làng nghề truyền thống Việt Nam và không gian Ẩm thực dân tộc theo vùng miền (Từ ngày 19/11/2013 đến 24/11/2013)
2.9. Tái hiện không gian văn hóa Chợ nổi Nam Bộ và Chợ vùng cao phía Bắc (Từ ngày 20/11/2013 đến 24/11/2013).
2.10. Tái hiện Hội Đua bò Bảy Núi (Ngày 21/11/2013 và ngày 23/11/2013).
2.11. Hội thảo với chủ đề: “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay” (Ngày 22/11/2013).
2.12. Dự kiến tổ chức tái hiện Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (Ngày 22/11/2013).
2.13. Khánh thành quần thể chùa Khmer (Ngày 23/11/2013).
2.14. Tái hiện Lễ hội Ok Om Bok (Ngày 23/11/2013).
2.15. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc chuyên nghiệp và các hoạt động giao lưu giữa cộng đồng các dân tộc được huy động.
3. Nội dung cụ thể của 15 hoạt động:
3.1. Chương trình Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam”:
a. Chủ đề, mục đích, ý nghĩa:
– Chủ đề: “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam”
– Mục đích, ý nghĩa:
+ Là hoạt động mở đầu, khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam”.
+ Tôn vinh tinh thần đại đoàn kết các dân tộc trở thành di sản văn hóa cực kỳ quý báu cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
b. Thời gian: Từ 20h00 – 21h30 (thứ Hai) ngày 18/11/2013 (dự kiến truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV4, VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam).
c. Địa điểm: 02 phướng án:
– Sân khấu nổi, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
– Quảng trường làng II, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
d. Đối tượng thực hiện:
– Một số nhà hát, đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của Trung ương, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương theo kịch bản của Tổng đạo diễn.
– Một số tiết mục huy động sự tham gia biểu diễn của lực lượng nghệ nhân, cộng đồng các dân tộc tham gia trong khuôn khổ sự kiện.
e. Khách mời tham dự:
– Lãnh đạo Đảng, Nhà nước;Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;Ban Tuyên giáo Trung ương;Ban Dân vận Trung ương;Hội đồng dân tộc của Quốc hội;Ủy ban Văn hóa, giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội;Ủy ban Dân tộc;Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên;
– Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ và lãnh đạo các Ban, Bộ ngành có liên quan; Lãnh đạo các Cục, Vụ, Tổng cục và các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Hội Di sản Văn hóa Việt Nam;
– Đài truyền hình Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam;
– Đại diện chức sắc một số tôn giáo ở Việt Nam: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thiên chúa giáo và một số tôn giáo khác.
– Lãnh đạo tỉnh, thành phố, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang,
– Cộng đồng các dân tộc được huy động tham gia hoạt động trong khuôn khổ sự kiện (khoảng 400 người); Các đại biểu tham dự Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư” (khoảng 150 người).
– Các Đại sứ, Đại biện, Tham tán các Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội;
– Đại diện các tổ chức quốc tế có liên quan tại Hà Nội, đại diện UNESCO tại Việt Nam.
– Các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.
– Sinh viên một số trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội.
g. Nội dung (Có kịch bản chi tiết):
– Phần lễ (dự kiến 15 phút) bao gồm:
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
+ Phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
+ Video clip phóng sự về một số hoạt động tiêu biểu của khối đại đoàn kết các dân tộc, của công đồng các dân tộc Việt Nam và một số hình ảnh về quá trình xây dựng quần thể chùa Khmer tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
– Chương trình nghệ thuật (dự kiến 75 phút):
Gồm các tiết mục nghệ thuật với chủ đề “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam”, nội dung chủ đạo là tôn vinh tinh thần Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam như một di sản văn hóa cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam và các thế hệ người Việt Nam có trách nhiệm vun đắp, gìn giữ để sức mạnh tinh thần đó được trường tồn và luôn tỏa sáng.
(Dự kiến trong chương trình có bắn pháo hoa tầm thấp)
h. Tổ chức thực hiện: Tổng Đạo diễn có tránh nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức xây dựng kịch bản sân khấu, kịch bản phân cảnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.2. Hội nghịtoàn quốc khu vực phía Bắc“Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị số 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hướng ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư”.
a. Thời gian: 14h00 – 17h00 ngày 18/11/2013 (thứ Hai).
b. Địa điểm: Nhà Công vụ, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
c. Số lượng: Khoảng 150 người.
d. Thành phần:
– Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;
– Lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
– Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các tỉnh, thành phố;
– Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố;
– Đại diện Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố;
– Mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn từ 2-3 điển hình tiêu biểu (thuộc 31 tỉnh, thành phố từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía bắc).
e. Nội dung:
– Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư;
– Tham luận về xây dựng, thực hiện hướng ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư;
– Tuyên dương, khen thưởng cán bộ văn hóa cơ sở tiêu biểu xuất sắc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen cho các cán bộ văn hóa cơ sở tiêu biểu xuất sắc); Phát động thi đua tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào xây dựng, thực hiện hướng ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư.
– Trưng bày ảnh về toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại không gian Triển lãm Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam.
f. Tổ chức thực hiện:
– Chủ trì: Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Phối hợp: Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3.3. Trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên
a. Thời gian: Từ ngày 18/11/2013 – 24/11/2013 (Thứ Hai đến Chủ Nhật).
b. Địa điểm: Không gian làng dân tộc II thuộc Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Thành phần tham dự:
– Khoảng 30 nghệ nhân điêu khắc các dân tộc Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ-Triêng, B’râu và Rơ Mămcủa tỉnh Kon Tum;
– Đại biểu, Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức;
– Các cộng đồng dân tộc khác được huy động;
– Nhân dân quanh vùng và du khách trong nước, quốc tế;
– Phóng viên báo chí, truyền thông.
d. Nội dung:
–Điêu khắc tượng Tây Nguyên (Văn hóa, nghệ thuật, đời sống, tín ngưỡng…):
+ Các nghệ nhân dân tộc Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ-Triêng, B’râu và Rơ Mămcủa tỉnh Kon Tum thực hiện sơ chế tác phẩm tại địa phương (tỉnh Kon Tum).
+ Các nghệ nhân hoàn thiện tác phẩm tại Trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên (Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam) trong thời gian từ 18/11/2013 – 24/11/2013.
+ Tổ chức cho du khách tham quan Trại sáng tác để du khách trực tiếp cảm nhận nét văn hoá độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên trong lĩnh vực điêu khắc tượng.
– Tổ chức bế mạc, trao giải, đồng thời khai trương Vườn tượng Tây Nguyên tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam để phục vụ du khách tham quan lâu dài.
e. Tổ chức thực hiện:
Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch và kế hoạch chi tiết kèm dự toán kinh phí, hoàn tất thủ tục trình phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.4. Chương trình giao lưu đoàn kết các dân tộc Việt Nam
a. Thời gian: Ngày 19/11/2013 (thứ Ba)
b. Địa điểm: Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội
c. Thành phần:
– Lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
– Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức;
– Đại biểu dân tộc có uy tín tại các công đồng dân tộc (khoảng 60 người được lựa chọn đại diện vùng miền, dân tộc);
– Cộng đồng các dân tộc được huy động;
– Du khách, phóng viên báo chí
d. Nội dung gồm 02 hoạt động chính:
Hoạt động thứ nhất: Tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò người uy tín trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đối với việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
– Thời gian: 09h00-11h30 ngày 19/11/2013 (thứ Ba).
– Địa điểm: Hội trường Nhà công vụ, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
– Thành phần: (khoảng 100 người), gồm:
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban dân tộc, Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Đại biểu dân tộc có uy tín tại các công đồng dân tộc được lựa chọn đại diện vùng miền, dân tộc (đề xuất lựa chọn khoảng 60 người trong số đại biểu tiêu biểu tham dự Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư).
– Nội dung: Tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm trong việc phát huy vai trò, trách nhiệm đối với việc tập hợp, giáo dục, nâng cao nhận thức, đoàn kết phát huy sức mạnh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, gìn giữ, phát huy các trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giao lưu, học hỏi giữa các dân tộc để cùng phát triển…
Hoạt động thứ hai: Chương trình giao lưu đoàn kết các dân tộc Việt Nam:
– Thành phần tham dự: BTC sự kiện, các Vụ, Cục thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, các Ban thuộc Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có liên quan, cộng đồng dân tộc được huy động, phóng viên báo chí và Du khách.
– Thời gian và nội dung: Từ 14h00 – 16h00 ngày 19/11/2013 (Thứ Ba):
+ Từ 14h00-15h00: Đại biểu và các cộng đồng dân tộc được huy động trong khuôn khổ sự kiện tham dự Lễ Căm Mường của dân tộc Lự, tỉnh Lai châu tại không gian nhà dân tộc Lự, Làng I, Khu các làng dân tộc..
+ Từ 15h00 – 16h00: Đại biểu và cộng đồng các dân tộc được huy động trong khuôn khổ sự kiện tham dự Lễ hội Cồng Chiêng của dân tộc JRai, tỉnh Gia Lai tại không gian nhà dân tộc Gia Rai, Làng II, Khu các làng dân tộc..
+ Từ 16h00-17h00: Chương trình giao lưu đoàn kết các dân tộc tham gia trong khuôn khổ sự kiện và đại biểu dân tộc có uy tín tham dự Tọa đàm, tại Quảng trường khu làng dân tộc II, khu các làng dân tộc. Chương trình cụ thể như sau:
* Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
* Diễn văn ôn lại lịch sử và truyền thống của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam 83 năm qua; vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng hiện nay hoặc phóng sự giới thiệu hoạt động truyền thống của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
* Tái hiện Lễ hội Kết nghĩa của dân tộc M’Nông và dân tộc Ê Đê, tỉnh Đăk Lăk; Dì Kê của dân tộc KhMer, tỉnh An Giang; Xòe Thái của dân tộc Thái, tỉnh Sơn La, một số tiết mục dân ca, dân vũ của cộng đồng các dân tộc đại diện vùng miền…
e. Tổ chức thực hiện:
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch và kịch bản chi tiết kèm dự toán kinh phí, hoàn tất thủ tục trình phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.5. Triển lãm, giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam:
a. Thời gian: 06 ngày, từ 19- 24/11/2013
– Khai mạc: 9h00 ngày 19/11/2013
– Bế mạc: 11h30 ngày 24/11/2013
b. Địa điểm: Nhà triển lãm Khu các làng dân tộc III, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Thành phần tham gia:
–Nghệ nhân, đồng bào 13 dân tộc từ các tỉnh/thành phố được huy động về trong dịp tổ chức Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam”.
– Các đơn vị tham gia trưng bày, triển lãm: Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam; Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Quảng Ngãi.
– Lãnh đạo, đại biểu và du khách.
d. Nội dung:
– Triển lãm ảnh, hiện vật… giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam, trong đó đậm nét Văn hóa dân tộc Khmer (trang phục, dụng cụ sinh hoạt, âm nhạc nhạc cụ, tài liệu tư liệu quý, tranh ảnh giới thiệu, những giá trị di sản khác của dân tộc Khmer….). Bao gồm: Khoảng 90 hiện vật dân tộc Khmer Nam Bộ do 3 tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh hiến tặng. Khoảng 30 hiện vật tư liệu Hoàng Sa do tỉnh Quảng Ngãi trưng bày.
– Các hiện vật Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam;
– Triển lãm, giới thiệu trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam.
– Trưng bày các hình ảnh, hiện vật… giới thiệu về quá trình xây dựng quần thể chùa Khmer tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
e. Tổ chức thực hiện:
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ VHTTDL; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch, kịch bản chi tiết toàn bộ hoạt động Triển lãm, giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam trình BTC phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.6. Tổ chức các hoạt động giới thiệu Di sản Diều truyền thống Việt Nam:
a. Thời gian: 06 ngày, từ 19/11/2013 – 24/11/2013 (Từ thứ ba đến chủ nhật)
– Khai mạc: 19h30 ngày 19/11/2013
– Bế mạc: 11h30 ngày 24/11/2013
b. Địa điểm: Nhà triển lãm Khu các làng dân tộc III, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam và khu vực trục trung tâm Cổng A Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Thành phần tham gia:
–Nghệ nhân làm Diều và tham gia câu lạc bộ Diều trong cả nước được Hội Di sản Văn hóa Việt Nam huy động tham gia.
– Lãnh đạo, đại biểu và du khách.
d. Nội dung:
– Triển lãm, trưng bày, giới thiệu Di sản Văn hóa Diều;
– Tổ chức không gian thả Diều truyền thống Việt Nam;
– Tham gia các hoạt động khác trong khuôn khổ sự kiện.
e. Tổ chức thực hiện:
– Hội Di sản Văn hóa Việt Nam chủ trì khảo sát, xây dựng kế hoạch chi tiết và chịu trách nhiệm kêu gọi xã hội hóa toàn bộ kinh phí tổ chức thực hiện.
– Phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam về lựa chọn, bố trí địa điểm tổ chức.
3.7. Tổ chức không gian giới thiệu Làng nghề truyền thống Việt Nam và không gian Ẩm thực dân tộc theo vùng miền
a. Thời gian: 06 ngày, từ 19/11/2013 – 24/11/2013 (Từ thứ ba đến chủ nhật)
– Khai mạc: 10h00 ngày 19/11/2013
– Bế mạc: 11h30 ngày 24/11/2013
b. Địa điểm: Khu vực Quảng trường làng III (sân trước Nhà triển lãm), làng dân tộc III, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Thành phần tham gia:
– Các làng nghề thủ công truyền thống do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội huy động;
– Các nghệ nhân ẩm thực dân tộc vùng miền trên địa bàn TP Hà Nội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội huy động;
– Lãnh đạo, đại biểu và du khách.
d. Nội dung:
– Tổ chức không gian giới thiệu, bảo tồn văn hóa làng nghề thủ công truyền thống của dân tộc;
– Tổ chức không gian giới thiệu ẩm thực dân tộc theo vùng miền phục vụ du khách;
– Tham gia các hoạt động khác trong khuôn khổ sự kiện.
e. Tổ chức thực hiện:
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chủ trì khảo sát, xây dựng kế hoạch chi tiết và chịu trách nhiệm toàn bộ kinh phí tổ chức thực hiện.
– Phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam về lựa chọn, bố trí địa điểm tổ chức.
3.8. Tái hiện các nghi lễ, lễ hội của đồng bào các dân tộc
a. Lễ hội, nghi lễ, thời gian, địa điểm:
– Lễ hội Căm Mường dân tộc Lự (tỉnh Lai Châu), Trình diễn Cồng Chiêng Tây Nguyên dân tộc JRai (tỉnh Gia Lai), Lễ Kết nghĩa của dân tộc M’Nông và Ê đê (tỉnh Đắk Lắk)
+ Thời gian: Tổ chức từ 14h00-17h00 ngày 19/11/2013 (Thứ Ba)
+ Địa điểm: Không gian nhà dân tộc Lự, Khu các làng dân tộc I, nhà dân tộc Gia Rai, Khu các làng dân tộc II, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
– Lễ mừng nhà mới, Lễ hội Arieuping của dân tộc Tà Ôi (tỉnh Quảng Trị):
+ Thời gian: Tổ chức từ 14h00 – 15h30 ngày 20/11/2013 (Thứ Tư)
+ Địa điểm: Không gian nhà dân tộc Tà Ôi tại Khu các làng dân tộc II, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam).
– Nghi lễ Tết Xíp Xí (dân tộc Thái, tỉnh Sơn La)
+ Thời gian: Tổ chức từ 15h30-17h00 ngày 20/11/2013 (Thứ Tư)
+ Địa điểm: Tại không gian nhà dân tộc Thái, dân tộc Tày Khu các làng dân tộc I, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
– Lễ hội Nàng Hai (dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng) và Lễ hội Om đin Om đang (Mùa măng mọc, dân tộc Khơ Mú, tỉnh Sơn La).
+ Thời gian: Tổ chức từ 14h00-17h00, ngày 21/11/2013 (Thứ Năm)
+ Địa điểm: Không gian nhà dân tộc Tày và dân tộc Khơ Mú, tại Khu các làng dân tộc I, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
– Nghi thức đón dâu trong lễ cưới dân tộc Mông (tỉnh Hà Giang)
+ Thời gian: 09h00 – 11h00 ngày 22/11/2013 (Thứ Sáu)
+ Địa điểm: Không gian nhà dân tộc Mông, tại Khu các làng dân tộc I, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
– Chương trình Giao lưu đoàn kết các dân tộc: Lễ Kết nghĩa của dân tộc M’Nông và dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk) và các dân tộc khác được huy động trong khuôn khổ sự kiện.
+ Thời gian: Tổ chức từ 14h00-15h00, ngày 22/11/2013 (Thứ Sáu)
+ Địa điểm: Không gian nhà dân tộc M’Nông và dân tộc Ê Đê, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
b. Tổ chức thực hiện: Các tỉnh: Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Quảng Trị, Đắk Lắk, Gia Lai chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết, kịch bản chi tiết và dự toán kinh phí, phối hợp với Ban Tổ chức sự kiện, Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức thực hiện.
3.9. Tái hiện không gian Văn hóa Chợ nổi Nam Bộ và Chợ Vùng cao phía Bắc.
3.9.1. Tái hiện không gian Văn hóa Chợ nổi Nam Bộ
a. Thời gian: 05 ngày, từ ngày 20/11/2013 – 24/11/2013
b. Địa điểm: Tại hồ Đồng Mô, khu vực mặt nước đối diện Chợ vùng cao phía Bắc thuộc Khu làng dân tộc I, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
c. Đối tượng tham gia:
– Đồng bào và nghệ nhân dân tộc Kinh (thành phố Cần Thơ);
– Các cộng đồng dân tộc khác được huy động;
– Du khách trong nước, quốc tế;
– Phóng viên báo chí, truyền thông.
d. Nội dung hoạt động:
– Tái hiện không gian Văn hóa Chợ nổi Nam Bộ nhằm giới thiệu nét văn hóa đặc sắc, độc đáo, đặc trưng của đồng bào miền Tây Nam Bộ.
– Sử dụng khoảng 30 chiếc thuyền, ghe, vỏ lãi để tái hiện không gian Chợ nổi Nam Bộ trên cơ sở tham khảo mô hình chợ nổi Cái Răngcủa thành phố Cần Thơ. Các mặt hàng chủ yếu trong chợ là hoa trái, củ quả và một số sản vật địa phương Nam Bộ. Trong không gian chợ nổi còn tái hiện các sinh hoạt điển hình của đồng bàovùng sông nước Nam Bộ như: làm bánh chuối, làm chè Nam Bộ, cắt tóc trên ghe, vẽ ký họa chân dung trên ghe, các làn điệu dân ca Nam Bộ, trang phục của nghệ nhân, đồng bào… được tái hiện theo đúng văn hoá của không gian Chợ nổi vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.
– Đại biểu, du khách được trực tiếp mua bán hàng hoá và thưởng thức các làn điệu dân ca Nam Bộ, đặc biệt là việc quảng bá đờn ca tài tử Nam Bộ, tạo không khí đậm nét văn hóa sông nước Nam Bộ …
e. Tổ chức thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam xây dựng Kế hoạch và kịch bản chi tiết kèm dự toán kinh phí, hoàn tất thủ tục trình phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.9.2. Chợ Vùng cao phía Bắc
a. Thời gian: 05 ngày, từ ngày 20/11/2013 – 24/11/2013
b. Địa điểm: Không gian Chợ vùng cao phía Bắc thuộc Khu các làng dân tộc I, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Đối tượng tham gia:
– 05 cộng đồng dân tộc được huy động từ 04 tỉnh phía Bắc;
– Một số doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sản xuất đồ thủ công truyền thống;
– Các cộng đồng dân tộc khác được huy động;
– Du khách trong nước, quốc tế;
– Phóng viên báo chí, truyền thông.
d. Nội dung hoạt động:
– Tái hiện không gian văn hóa Chợ vùng cao của các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm: không gian chợ, các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc, mua bán các sản vật địa phương, dân tộc: thổ cẩm, đồ dùng, vật dụng của người dân tộc, các loại thực phẩm tươi như rau, củ, quả của miền núi, các loại thuốc dân tộc và đặc biệt là ẩm thực đặc trưng của các dân tộc phía Bắc (Thắng cố, mèn mén, lợn quay, cá nướng, xôi ngũ sắc, bánh dày….).
– Giới thiệu một số sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các tỉnh phía Bắc và các địa phương quanh Hà Nội như: nấu rượu, làm miến dong, bánh đa, hàng mây tre đan… (có giới thiệu một số quy trình sản xuất).
Du khách được tham quan và trực tiếp tham gia trải nghiệm trong các quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm, mua, bán hàng hóa, đi chơi chợ và thưởng thức ẩm thực, đặc sản truyền thống, xem và tham gia các trò chơi dân gian tại không gian văn hóa Chợ vùng cao của các tỉnh miền núi phía Bắc.
e. Tổ chức thực hiện:
Ban Tổ chức phối hợp với các địa phương, các tỉnh phía Bắc và các doanh nghiệp để xây dựng Kế hoạch và kịch bản chi tiết và tổ chức thực hiện.
3.10. Hội đua bò Bảy Núi
a. Thời gian: Các ngày 21/11/2013 và 23/11/2013.
b. Địa điểm: Khu vực Trục trung tâm, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Thành phần tham dự:
– Đồng bào dân tộc Khmer, nghệ nhân đua bò tỉnh An Giang;
– Cộng đồng các dân tộc được huy động;
– Lãnh đạo, đại biểu và du khách;
– Phóng viên báo chí.
d. Nội dung:
– Tái hiện Hội đua bò Bảy Núi của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang với quy mô gồm 06 đôi bò đua, trình diễn 2 xuất trong các ngày 21/11/2013 và 23/11/2013.
– Giới thiệu các nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer trong không gian tổ chức Hội đua bò Bảy Núi (dân ca, dân vũ, nhạc ngũ âm, hát Dì Kê…).
e. Tổ chức thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam xây dựng Kế hoạch và kịch bản chi tiết kèm dự toán kinh phí, hoàn tất thủ tục trình phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.11. Hội thảo:“Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay”.
a. Thời gian: 09h00-12h00 ngày 22/11/2013 (thứ Sáu)
b. Địa điểm: Hội trường Nhà Công vụ,Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Đối tượng tham dự: Khoảng100 – 120 người, gồm:
– Lãnh đạo một số Ban, Bộ, Ngành có liên quan: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban dân tộc; Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Vụ Văn hóa dân tộc; lãnh đạo một số Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
– Lãnh đạo một số Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Đại biểu, chuyên gia.
– Một số nghệ nhân dân tộc của các dân tộc được huy động.
– Giáo viên, sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc, Đại học Văn hóa Hà Nội
– Phóng viên báo chí.
d. Nội dung:
– Tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi, tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý, nghệ nhân đồng bào dân tộc, … về chủ đề “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay”.
– Tổ chức triển lãm một số trang phục dân tộc tại Nhà triển lãm thuộc Khu các làng dân tộc III.
e. Tổ chức thực hiện:
– Chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Phối hợp: Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội.
3.12. Dự kiến tái hiện Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
a. Thời gian: 15h00 – 18h00 ngày 22/11/2013 (Thứ Sáu)
b. Địa điểm: Quảng trường Khu các làng dân tộc II và sân khấu nổi, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Thành phần tham dự:
– Khoảng 30 nghệ nhân dân tộc Kinh tỉnh Quảng Ngãi;
–Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức;
– Đại biểu tham gia Hội thảo “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay”.
– Các cộng đồng dân tộc khác được huy động;
– Nhân dân quanh vùng và du khách trong nước, quốc tế;
– Phóng viên báo chí, truyền thông.
d. Nội dung:
– Tái hiện Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm quảng bá, giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế hiểu sâu sắc hơn về một lễ hội truyền thống độc đáo của tỉnh Quảng Ngãi, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công ơn người xưa thuộc hải đội Hoàng Sa, được tái hiện tại “ngôi nhà chung” của 54 dân tộc Việt Nam giữa lòng thủ đô Hà Nội.
– Lễ hội gồm 2 phần:
+ Phần lễ (khoảng 120 phút): Nghi lễ Chánh tế Khao lề thế lính, bao gồm phần nghi lễ trên sân khấu chính, sau đó là phần lễ thế lính bằng hình nộm, thả thuyền, thả đèn hoa đăng trên hồ Đồng Mô.
+ Phần hội (khoảng 90 phút): Hát Bá Trạo (Cầu bình an, an lành và mùa màng bội thu của cư dân ven biển); hát Bài Chòi (một loại hình dân ca diễn xướng kết hợp với trò chơi của cư dân ven biển Quảng Ngãi).
e. Tổ chức thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam xây dựng Kế hoạch và kịch bản chi tiết kèm dự toán kinh phí, hoàn tất thủ tục trình phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.13. Khánh thành quần thể chùa Khmer tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
a. Thời gian: 09h00 – 11h30 ngày 23/11/2013 (thứ Bảy)
b. Địa điểm: Quần thể chùa Khmer thuộc Khu các làng dân tộc III, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Thành phần tham gia:
–Một số chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chức sắc Phật giáo một số địa phương;
– Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh có liên quan;
– Cộng đồng các dân tộc được huy động;
– Lãnh đạo, đại biểu và du khách.
d. Nội dung:
– Lễ khánh thành quần thể chùa Khmer ( Có kịch bản riêng).
– Phần nghi lễ Kiết giới Sây ma (Lễ An vị Phật, khánh thành Chánh điện) theo nghi thức Phật giáo Khmer.
– Phần hội: Biểu diễn dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Khmer trong khu vực quần thể chùa Khmer (Có kịch bản riêng).
e. Tổ chức thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng chủ trì, phối hợp với Ban Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam xây dựng kế hoạch, kịch bản chi tiết, dự toán kinh phí, hoàn thiện thủ tục trình Ban tổ chức phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.14. Tái hiện Lễ hội Ok Om Bok
a. Thời gian: Từ 19h00 – 21h00 ngày 23/11/2013 (Thứ Bảy)
b. Địa điểm: Khu các làng dân tộc III và hồ Đồng Mô, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Thành phần tham dự:
– Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức;
– Các cộng đồng dân tộc được huy động;
– Nhân dân quanh vùng và du khách trong nước, quốc tế;
– Phóng viên báo chí, truyền thông.
d. Nội dung: Tái hiện Lễ hội Ok Om Bok (Lễ trông trăng, cúng trăng – một lễ hội có ý nghĩa giáo dục thế hệ con cháu phải tri ân, hiếu hạnh với tổ tiên, các đấng sinh thành …) và Hội thả hoa đăng tại hồ Đồng Mô – Tái hiện hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.
e. Tổ chức thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam xây dựng Kế hoạch và kịch bản chi tiết kèm dự toán kinh phí, hoàn tất thủ tục trình phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3.15. Các chương trình biểu diễn ca múa nhạc, nghệ thuật, xiếc, tạp kỹ, đờn ca tài tử chuyên nghiệp và các hoạt động giao lưu giữa các cộng đồng dân tộc được huy động trong khuôn khổ sự kiện:
a. Thời gian: Theo lịch của Ban Tổ chức.
b. Địa điểm: Quảng trường khu làng II và một số địa điểm thuộc Khu các làng dân tộc II, III, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
c. Đối tượng tham gia:
–Các diễn viên của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát cải lương Việt Nam…
– Các cộng đồng dân tộc khác được huy động;
– Du khách trong nước, quốc tế;
– Phóng viên báo chí, truyền thông.
d. Nội dung hoạt động:
Các chương trình biểu diễn ca múa nhạc, các loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Chương trình ca múa nhạc, xiếc, các trích đoạn cải lương, chèo…
e. Thực hiện:
Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với một số đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Kế hoạch, dự toán chi tiết hoàn tất thủ tục trình phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Chương trình tổng thể:
Thời gian
|
Nội dung
|
Địa điểm
|
Ngày 17/11/2013 (Chủ Nhật)
|
||
Cả ngày
|
– Đón tiếp cộng đồng các dân tộc được huy động và các đoàn công tác của địa phương tham gia Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam”.
– Kiểm tra công tác chuẩn bị điều kiện tổ chức các hoạt động.
– Tập, hợp luyện các chương trình.
– Hoàn tất công tác chuẩn bị không gian tổ chức triển lãm văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam, Di sản Diều Việt Nam, Làng nghề thủ công truyền thống, ẩm thực truyền thống…
|
Các vị trí được lựa chọn tổ chức các hoạt động tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
|
19h00 – 22h00
|
Tổng duyệt Chương trình Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam”.
|
Quảng trường làng II
|
Ngày 18/11/2013 (Thứ Hai)
|
||
08h30 – 11h00
|
– Khai mạc Trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên tại Khu làng II, Khu các làng dân tộc.
|
– Không gian đối diện làng BaNa, Khu làng II
|
09h00 – 11h00
|
– Đoàn đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc khu vực phía Bắc“Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị số 24/1998/TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước ở các làng, thôn, ấp, bản, xóm, cụm dân cư…”, tham quan tháp Chăm, chùa Khmer, thăm và giao lưu tại một số nhà dân tộc: Khmer, Tà Ôi, Thái, Mông.
|
– Khu các làng dân tộc
|
14h00 – 17h00
|
Hội nghị toàn quốc khu vực phía Bắc “Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị số 24/1998/TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước ở các làng, thôn, ấp, bản, xóm, cụm dân cư”
|
Nhà Công vụ
|
20h00 – 21h30
|
Chương trình Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam”
|
Quảng trường làng II
|
Ngày 19/11/2013 (Thứ Ba)
|
||
Giao lưu đoàn kết các dân tộc Việt Nam
|
||
09h00 – 11h30
|
Tọa đàm với chủ đề: Phát huy vai trò người uy tín trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đối với việc xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
|
Nhà Công vụ
|
09h00 – 11h00
|
– Khai mạc triển lãm giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc; (Từ ngày 19-24/11/2013, thời gian hoạt động từ 9h00 – 17h00)
– Khai mạc triển lãm giới thiệu Di sản Diều truyền thống Việt Nam; (Từ ngày 19-24/11/2013, thời gian hoạt động từ 9h00 – 17h00)
– Khai mạc không gian giới thiệu Làng nghề thủ công truyền thống và Ẩm thực dân tộc đặc trưng vùng miền Việt Nam. (Từ ngày 19-24/11/2013, thời gian hoạt động từ 9h00 – 17h00)
|
Khu triển lãm làng III
|
14h00 – 17h00
|
– 14h00 – 15h00: Đại biểu và các cộng đồng dân tộc được huy động trong khuôn khổ sự kiện tham dự Lễ hội Căm Mường (Tạ ơn các vị thần sông, núi và cầu may mắn) của dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu.
– 15h00 – 16h00: Đại biểu và cộng đồng các dân tộc được huy động trong khuôn khổ sự kiện tham dự Trình diễn Cồng Chiêng Tây Nguyên của dân tộc JRai, tỉnh Gia Lai.
16h00 – 17h00: Chương trình giao lưu đoàn kết các dân tộc tham gia trong khuôn khổ sự kiện và đại biểu dân tộc có uy tín tham dự Tọa đàm.
|
– Không gian dân tộc Lự, Làng I.
– Không gian nhà Gia Rai, Làng II
– Quảng trường làng II
|
19h00 – 21h00
|
Chương trình ca múa nhạc do các nghệ sĩ Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam biểu diễn.
|
Quảng trường khu các làng dân tộc II.
|
Ngày 20/11/2013 (Thứ Tư)
|
||
08h30 – 09h00
|
– Khai mạc Không gian văn hóa Chợ nổi Nam Bộ và Chợ vùng cao phía Bắc
(Hoạt động chợ tổ chức từ ngày 20 – 24/11/2013,
từ 09h00 – 17h00 hàng ngày)
|
– Khu vực Chợ vùng cao phía Bắc làng I và hồ đối diện không gian Chợ vùng cao
|
14h00 – 15h30
15h30 – 17h00
|
Lễ mừng nhà mớivà lễ hội Arieuping (dân tộc Tà Ôi, Quảng Trị);
Nghi lễ Tết Xíp Xí (dân tộc Thái, Sơn La)
|
Nhà dân tộc Tà Ôi, Làng dân tộc II;
Nhà dân tộc Thái, Làng dân tộc I.
|
9h00 -11h00
|
Không gian giới thiệu Diều và thả Diều
|
Trục trung tâm khu vực Cổng A, Làng VHDL các dân tộc VN
|
Cả ngày
|
Tiếp tục Triển lãm giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc, Triển lãm Di sản Văn hóa Diều truyền thống Việt Nam, Triển lãm, giới thiệu làng nghề dân gian thủ công truyền thống và Ẩm thực dân tộc theo vùng miền
|
Khu nhà triển lãm làng III và quảng trường làng III
|
Ngày 21/11/2013 (thứ Năm)
|
||
09h00 – 11h00
|
Tái hiện Hội đua bò Bảy Núi (lần 1)
|
Khu vực trục trung tâm cổng A
|
09h00 – 11h00
|
– Chương trình nghệ thuật, đờn ca tài tử, cải lương trong không gian Chợ nổi Nam Bộ
|
– Khu vực tổ chức chợ nổi Nam Bộ
|
14h00 – 17h00
|
Lễ hội Nàng Hai (dân tộc Tày, Cao Bằng) và Lễ hội Om đin Om đang (Mùa măng mọc,dân tộc Khơ Mú, Sơn La).
|
Không gian nhà dân tộc Tày, Khơ Mú, Làng dân tộc I
|
15h00 -17h00
|
Không gian giới thiệu Diều và thả Diều
|
Trục trung tâm khu vực Cổng A, Làng VHDL các dân tộc VN
|
Cả ngày
|
– Tiếp tục Triển lãm giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc và Triển lãm Di sản Văn hóa Diều truyền thống Việt Nam. Triển lãm, giới thiệu làng nghề dân gian thủ công truyền thống và Ẩm thực dân tộc theo vùng miền
– Tiếp tục hoạt động Chợ nổi Nam Bộ và Chợ vùng cao phía Bắc
|
Khu nhà triển lãm làng III và quảng trường làng III
|
Ngày 22/11/2013 (Thứ Sáu)
|
||
09h00 – 12h00
14h00 – 14h45
|
– Hội thảo“Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay”
– Đoàn đại biểu Hội thảo tham quan Triển lãm, giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc và Triển lãm Di sản Văn hóa Diều truyền thống Việt Nam, Tháp Chăm, Chùa Khmer; tham quan Trại Sáng tác Điêu khắc Tây Nguyên.
|
Nhà Công vụ, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
– Tại không gian triển lãm, tháp Chăm, chùa Khmer, làng II
|
09h00 – 11h00
|
Nghi thức đón dâu trong lễ cưới dân tộc Mông (Hà Giang)
|
Không gian nhà người Mông, làng dân tộc I
|
14h00 -16h00
|
Không gian giới thiệu Diều và thả Diều
|
Trục trung tâm khu vực Cổng A, Làng VHDL các dân tộc VN
|
15h00 – 18h00
|
Dự kiến tái hiện Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
|
Quảng trường làng II, Sân khấu nổi
|
19h00 – 20h30
|
Chương trình nghệ thuật dân tộc, xiếc, tạp kỹ và giao lưu văn hóa các dân tộc được huy động trong khuôn khổ sự kiện
|
Quảng trường làng II
|
Cả ngày
|
– Tiếp tục Triển lãm giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc và Triển lãm Di sản Văn hóa Diều truyền thống Việt Nam. Triển lãm, giới thiệu làng nghề dân gian thủ công truyền thống và Ẩm thực dân tộc theo vùng miền
– Tiếp tục hoạt động Chợ nổi Nam Bộ và Chợ vùng cao phía Bắc
|
Khu nhà triển lãm làng III và quảng trường làng III
|
Ngày 23/11/2013 (Thứ Bảy)
|
||
09h00 – 11h30
|
Khánh thành quần thể chùa Khmer
|
Làng III, Khu các làng dân tộc
|
9h00 -11h00
|
Không gian giới thiệu Diều và thả Diều
|
Trục trung tâm khu vực Cổng A, Làng VHDL các dân tộc VN
|
14h00 – 16h00
|
Tái hiện Hội đua bò Bảy Núi (lần 2)
|
Khu vực trục trung tâm cổng A
|
19h00 – 21h00
|
Tái hiện Lễ hộiOk Om Bok
|
Làng III, Khu các làng dân tộc
|
Cả ngày
|
– Tiếp tục Triển lãm giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc và Triển lãm Di sản Văn hóa Diều truyền thống Việt Nam
– Tiếp tục Chợ nổi Nam Bộ và Chợ vùng cao phía Bắc
– Tiếp tục triển lãm Làng nghề truyền thống và giới thiệu ẩm thực dân dân tộc
|
|
Ngày 24/11/2013 (Chủ Nhật)
|
||
08h00 – 11h00
|
– Bế mạc Trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên; khai trương vườn Tượng Tây Nguyên.
– Tiếp tục Chợ vùng cao, Chợ nổi, Triển lãm Làng nghề truyền thống và giới thiệu ẩm thực dân dân tộc
|
– Không gian đối diện làng dân tộc BaNa, Khu làng II;
– Khu vực chợ nổi; Chợ vùng cao làng I
|
9h00 -11h00
|
Không gian giới thiệu Diều và thả Diều
|
Trục trung tâm khu vực Cổng A, Làng VHDL các dân tộc VN
|
11h00 – 11h30
|
Kết thúc Chợ vùng cao, Chợ nổi, Triển lãm và các hoạt động khác.
|
Tại các không gian tổ chức
|
14h00 – 15h00
|
Gặp mặt, chia tay các đoàn địa phương
|
Nhà Công vụ
|
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực hiện
1.1. Tháng 8, 9/2013:
Thực hiện các công việc sau:
– Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức các đoàn đi khảo sát, làm việc tại các địa phương và thống nhất Kế hoạch tổng thể các kế hoạch chi tiết các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện;
– Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức.
– Hoàn tất các văn bản pháp lý, trình Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.
– Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với đơn vị đầu mối của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; Cục Văn hóa cơ sở, Vụ Văn hóa dân tộc, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, các địa phương liên quan xây dựng Kế hoạch tổng thể các hoạt động trình Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.
– Ban Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, đơn vị có liên quan để xây dựng các kế hoạch chi tiết cho từng nội dung hoạt động, trình Ban Tổ chức phê duyệt, làm cơ sở tổ chức thực hiện.
– Xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.2. Tháng 10/2013
– Họp Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức để thống nhất Kế hoạch tổng thể;
– Các đơn vị theo chức năng được phân công hoàn thiện kế hoạch chi tiết, kịch bản chi tiết các hoạt động của sự kiện.
– Tổ chức họp báo (Dự kiến tuần IV, tháng 10/2013);
– Lập danh sách khách mời, chuẩn bị Giấy mời.
– Triển khai các công việc theo kế hoạch, tập trung công tác chuẩn bị quảng bá, thông tin, tài trợ, hậu cần, lễ tân, an ninh trật tự.
1.3. Từ 01/11/2013 – 17/11/2013
– Các đơn vị, cá nhân triển khai thực hiện Kế hoạch chi tiết, kịch bản chi tiết theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
– Từ ngày 10-15/11/2013: Kiểm tra, rà soát, hoàn chỉnh các công tác chuẩn bị, kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện có liên quan để tổ chức các hoạt động.
– Đón tiếp đồng bào các dân tộc, nghệ nhân các đoàn của các địa phương về tham gia các hoạt động.
– Từ ngày 15-17/11/2013:
+ Tổng kiểm tra công tác chuẩn bị.
+ Tổng duyệt các kịch bản chương trình.
2. Phân công trách nhiệm
2.1. Ban Chỉ đạo: Chỉ đạo toàn diện nội dung, chương trình các hoạt động của Tuần lễ.
2.2. Ban Tổ chức: Xây dựng chương trình, kế hoạch, dự toán; thành lập các tiểu ban và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan.
2.3. Các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a. Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam:
– Là cơ quan thường trực của Ban Tổ chức, điều hành phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức các hoạt động theo kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết được phê duyệt.
– Chuẩn bị các điều kiện mặt bằng, địa điểm, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động theo Kế hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Xây dựng và triển khai kế hoạch quảng bá, thu hút tài trợ, kế hoạch phối hợp với địa phương, dân tộc.
– Xây dựng dự toán và thanh quyết toán chi phí theo đúng quy định của pháp luật.
b. Văn phòng Bộ:
– Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ mời đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…;
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo theo kế hoạch được phê duyệt.
c.Vụ Văn hóa Dân tộc:
– Dự thảo các bài phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại chương trình Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam”.
– Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức xây dựng kế hoạch tổ chức và dự toán kinh phí hội thảo: “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay” kết hợp triển lãm, trưng bày giới thiệu trang phục các dân tộc Việt Nam. Chịu trách nhiệm mời đại biểu, chuyên gia,… và huy động các thành phần dân tộc tham gia Hội thảo.
– Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động.
d. Vụ Thi đua – Khen thưởng:
Phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để tổ chức khen thưởng trong nội dung Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị số 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng chính phủ về xây dựng, thực hiện hướng ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư”.
e. Cục Văn hóa cơ sở:
– Phối hợp với Ban Tổ chức và Văn phòngBan Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tổ chức Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị số 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng chính phủ về xây dựng, thực hiện hướng ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư”.
– Phối hợp với Văn phòngBan Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để lựa chọn khoảng 60 đại biểu là người uy tín trong cộng đồng các dân tộc tham dự Hội nghị toàn quốc khu vực phía Bắc ngày 18/11 tham dự chương trình tọa đàm “Phát huy vai trò người uy tín trong cộng đồng các dân tộc Việt nam đối với việc xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc” và chương trình giao lưu đoàn kết các dân tộc diễn ra trong ngày 19/11.
f.Cục Hợp tác quốc tế:
– Chủ trì mời khách quốc tế tham dự các hoạt động.
– Phối hợp đón tiếp khách quốc tế tham dự các nội dung hoạt động.
g. Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Di sản văn hóa:
– Tham gia Ban Tổ chức các hoạt động.
– Tham mưu, góp ý cho nội dung các hoạt động có liên quan.
h. Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam:
– Làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức Triển lãm văn hóa truyền thống các dân tộc tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong các ngày từ 19-24/11/2013. Xây dựng kế hoạch chi tiết và dự toán kinh phí để Ban Tổ chức phê duyệt.
– Phối hợp với Vụ Văn hóa Dân tộc tổ chức trưng bày giới thiệu trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam tại Tiển lãm giới thiệu văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam từ 19 – 24/11/2013.
i. Các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp tham gia các hoạt động tổ chức biểu diễn theo chương trình thống nhất với Ban Tổ chức.
2.4. Đề nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
– Phối hợp mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự các hoạt động của sự kiện theo Kế hoạch chi tiết.
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Phát huy vai trò người uy tín trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đối với việc xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
– Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam và các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức Chương trình Giao lưu đoàn kết các dân tộc Việt Nam vào ngày 19/11/2013.
– Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động khác có liên quan.
2.5. Đề nghị Bộ Nội vụ: Quan tâm, chỉ đạo Ban Tôn giáo Chính phủ tham gia Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và các nội dung hoạt động có liên quan đến việc mời các chức sắc tôn giáo tại Việt Nam tham dự các chương trình theo kế hoạch chi tiết của Ban Tổ chức.
2.6. Đề nghị Hội Di sản Văn hóa Việt Nam:
– Chủ trì tổ chức các hoạt động giới thiệu Di sản Văn hóa Diều truyền thống Việt Nam” trong thời gian từ ngày 19/11/2013 – 24/11/2013, bao gồm triển lãm diều truyền thống và tổ chức không gian thả Diều.
– Hội Di sản Văn hóa Việt Nam chịu trách nhiệm huy động xã hội hóa toàn bộ kinh phí tổ chức.
– Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam chịu trách nhiệm về địa điểm, không gian tổ chức.
2.7. Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:
– Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chủ trì hoạt động Triển lãm làng nghề truyền thống và giới thiệu ẩm thực dân tộc teo vùng miền, chịu trách nhiệm kinh phí cho hoạt động này. Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam chịu trách nhiệm về địa điểm, không gian tổ chức.
– Thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác quảng bá trực quan, tuyên truyền cho Tuần lễ thuộc thẩm quyền của Sở VHTTDL Hà Nội.
– Chỉ đạo Ủy ban Nhân dân Thị xã Sơn Tây, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì, Ủy ban Nhân dân huyện Thạch Thất phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức để triển khai kế hoạch liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, y tế, và tuyên truyền quảng bá các nội dung hoạt động của sự kiện.
– Phối hợp tổ chức các hoạt động của Sự kiện.
2.8. Đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố có liên quan:
– Tạo điều kiện cho các cán bộ được cử là thành viên tham gia Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức tham gia đầy đủ các nội dung tổ chức hoạt động theo lịch của Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức.
– Quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện về hỗ trợ kinh phí, đồng thời chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được phê duyệt.
2.9. Đề nghị Cục A83 – Bộ Công An: Phối hợp với Ban Tổ chức về công tác đảm bảo an ninh chính rtị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian chuẩn bị và tổ chức các hoạt động của Tuần lễ.
2.10. Đề nghị Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư:
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị số 24/1998/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng chính phủ về xây dựng, thực hiện hướng ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư”, khu vực phía Bắc. Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Thi đua-Khen thưởng) tổ chức khen thưởng đồng thời tổ chức trưng bày ảnh toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
–Lựa chọn khoảng 60 đại biểu là người uy tín trong cộng đồng các dân tộc tham dự Hội nghị toàn quốc khu vực phía Bắc ngày 18/11 tham dự chương trình tọa đàm “Phát huy vai trò người uy tín trong cộng đồng các dân tộc Việt nam đối với việc xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc” và chương trình giao lưu đoàn kết các dân tộc diễn ra trong ngày 19/11.
3. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí tổ chức thực hiện các hoạt động của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” gồm các nguồn:
– Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan để tổ chức các hoạt động theo nhiệm vụ được xác định trong kế hoạch được phê duyệt.
– Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp năm 2013 và kinh phí của các địa phương, đơn vị có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong kế hoạch được phê duyệt.
– Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp năm 2013 cho Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
– Kinh phí xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Hồ Anh Tuấn
|
Reviews
There are no reviews yet.