Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 34/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 34/2008/QĐ-TTg NGÀY 03 THÁNG 03 NĂM 2008

VỀ VIỆC THÀNH LẬP ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập, vị trí và chức năng Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
1 Thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
2. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia.
3. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (sau đây gọi tắt là Ủy ban) là cơ quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại; được bố trí biên chế hành chính chuyên trách; kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Văn phòng Chính phủ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban
1. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc ban hành các quy định trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).
2. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, định hướng phát triển thị trường tài chính; kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước về cơ chế giám sát, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát thị trường tài chính.
3. Điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành; giám sát chung thị trường tài chính và việc chấp hành các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
4. Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
5. Phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng và nguy cơ rủi do đối với thị trường tài chính quốc gia; thiết lập cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý và cung cấp các thông tin về thị trường tài chính quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Kiến nghị với các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện trong hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.
7. Được yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức hoạt động trọng lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm cung cấp định kỳ và đột xuất các thông tin liên quan về tài chính – ngân hàng; được trưng tập các cán bộ của các Bộ, ngành khi cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban
1. Ủy ban có Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch.
Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Các Phó Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban.
2. Bộ máy giúp việc của Ủy ban:
a) Văn phòng;
b) Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát;
c) Ban Giám sát tổng hợp;
d) Ban Giám sát các tập đoàn tài chính;
đ) Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban và quy định chế độ tài chính, tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Ủy ban.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 34/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 34/2008/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 03/03/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 34/2008/QĐ-TTg NGÀY 03 THÁNG 03 NĂM 2008

VỀ VIỆC THÀNH LẬP ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập, vị trí và chức năng Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
1 Thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
2. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia.
3. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (sau đây gọi tắt là Ủy ban) là cơ quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại; được bố trí biên chế hành chính chuyên trách; kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Văn phòng Chính phủ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban
1. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc ban hành các quy định trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).
2. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, định hướng phát triển thị trường tài chính; kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước về cơ chế giám sát, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát thị trường tài chính.
3. Điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành; giám sát chung thị trường tài chính và việc chấp hành các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
4. Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
5. Phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng và nguy cơ rủi do đối với thị trường tài chính quốc gia; thiết lập cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý và cung cấp các thông tin về thị trường tài chính quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Kiến nghị với các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện trong hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.
7. Được yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức hoạt động trọng lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm cung cấp định kỳ và đột xuất các thông tin liên quan về tài chính – ngân hàng; được trưng tập các cán bộ của các Bộ, ngành khi cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban
1. Ủy ban có Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch.
Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Các Phó Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban.
2. Bộ máy giúp việc của Ủy ban:
a) Văn phòng;
b) Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát;
c) Ban Giám sát tổng hợp;
d) Ban Giám sát các tập đoàn tài chính;
đ) Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban và quy định chế độ tài chính, tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Ủy ban.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 34/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia”